1
LƯƠNG VĂN CẢNH
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
DỰ TOÁN XÂY DỰNG
(Soạn thảo theo chương trình
kỹ sư đònh giá xây dựng của Bộ Xây
dựng & thực hành với
phần mềm Dựtoán Deluxe)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Phương pháp tính dự tốn cơng trình xây dựng- Dự tốn Deluxe
2
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
3
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 4
PHẦN 1: TÌM HIỂU CƠ SỞ LÝ THUYẾT LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ... 5
1. Các cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán............................................................................ 5
1.1 Cơ sở dữ liệu 1: khối lượng của công việc .............................................................................. 5
1.2 Cơ sỏ dữ liệu 2: định mức công việc ..................................................................................... 10
1.3 Cơ sở dữ liệu 3: đơn giá hao phí vật liệu-nhân công-ca máy ................................................ 19
2. Hệ thống giá xây dựng công trình ......................................................................................... 23
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN .................................................................. 26
1. Bảng chi tiết khối lượng: ....................................................................................................... 27
2. Bảng đơn giá xây dựng: ......................................................................................................... 28
3. Bảng giá xây dựng tổng hợp: ................................................................................................. 32
7. Hướng dẫn chung về chương trình Dự toán Deluxe .............................................................. 62
8. Toolbar của chương trình....................................................................................................... 65
9. Menu hệ thống ....................................................................................................................... 65
9.1 Tạo mới dự tóan ..................................................................................................................... 66
9.2 Mở dự tóan cũ ........................................................................................................................ 67
9.3 Lưu dự toán với tên khác ....................................................................................................... 67
9.4 Đăng ký bảng quyền sử dụng ................................................................................................ 68
9.5 Tự động lưu trữ dữ liệu .......................................................................................................... 68
9.6 Load font Vietnamese ............................................................................................................ 68
9.7 Restore font Windows ........................................................................................................... 69
9.8 Dừng chương trình ................................................................................................................. 69
10. Menu tính dự toán .................................................................................................................. 69
11. Nhập liệu cho dự toán ............................................................................................................ 69
11.1 Trang 1: thông tin dự tóan ..................................................................................................... 71
11.2 Trang 2: khối lượng công việc và đơn giá chi tiết ................................................................. 73
11.3 Trang 3: bảng tổng hợp vật liệu và đơn giá đến hiện trường ................................................. 85
11.4 Trang 4: bảng tổng hợp chi phí xây dựng .............................................................................. 88
11.5 Trang 5: bảng tổng hợp chi phí thiết bị.................................................................................. 90
11.6 Trang 6: bảng tổng hợp chi phí tư vấn ................................................................................... 91
11.7 Trang 7: bảng tổng hợp chi phí khác ..................................................................................... 92
11.8 Trang 8: bảng tổng hợp dự toán ............................................................................................. 92
11.9 Trang 8: bảng tổng hợp dự án ................................................................................................ 94
11.10 Nối dự toán khác với dự toán đang chọn ............................................................................... 95
11.11 Xuất (export) dự toán ra file Excel ........................................................................................ 96
11.12 Nhập (import) bảng khối lượng công việc từ file Excel mẫu ................................................ 97
11.13 Tiến độ công trình .................................................................................................................. 98
11.14 Tra công việc theo mục lục .................................................................................................. 104
12. Menu in dự toán ................................................................................................................... 105
12.1 In dự toán ............................................................................................................................. 105
12.2 Sửa các biểu mẫu in ............................................................................................................. 107
13. Tiện ích ................................................................................................................................ 108
13.1 Cập nhật giá vật tư, nhân công, ca máy ............................................................................... 109
13.2 Sửa bảng tổng hợp chi phí xây dựng mẫu ........................................................................... 109
13.3 Tra, chỉnh sửa định mức ...................................................................................................... 110
13.4 Tạo định mức mới từ mã hiệu định mức có sẵn .................................................................. 112
13.5 Chuyển dự tóan phiên bản cũ sang dự toán 2009 ................................................................ 113
13.6 Thay đổi Password ............................................................................................................... 113
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
4
LỜI MỞ ĐẦU
Các bộ đơn các giá tỉnh hiện nay gây khó khăn trong quản lý đầu tư xây dựng công trình và cho
các nhà thầu nước ngòai khi vào Việt nam đầu tư, đồng thời không phù hợp với thông lệ quốc tế
khi tính dự toán. Do đó, trong năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 112/2009/NĐ-CP và
Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn cách tính dự toán mới, đồng thời công bố các bộ định mức
xây dựng công trình áp dụng chung cả nước.
Kể từ 01/01/09, các công việc liên quan đến giá trong công trình xây dựng do “kỹ sư định giá”
thực hiện. Trong đó, việc lập dự toán dự toán là một trong những công việc của kỹ sư định giá và
việc lập dự toán phải theo hướng dẫn của các Nghị định và Thông tư nêu trên.
Để nhanh chóng phục vụ cho những người học phương pháp lập dự toán, tác gỉa đã biên soạn lại
tài liệu hướng dẫn phương pháp tính dự toán theo Thông tư 04/2010/TT-BXD và ứng dụng thực
hành với phần mềm Dự toán Deluxe. Với phương pháp tính dự toán mới, việc tính dự toán dễ hơn,
phù hợp thực tế hơn và quan trọng là giá dự toán công trình phản ánh chính xác hơn. Với phương
pháp tính toán dự toán mới này, cả nước sử dụng chung cách tính dự toán với các bộ định mức và
mà không cần quan tâm đến bộ đơn giá của các tỉnh thành nữa.
Trong lĩnh vực áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực dự toán xây dựng công trình, có một số
phần mềm tính dự toán được ứng dụng trong thực tiễn. Trong số các phần mềm ứng dụng này,
đáng quan tâm hơn cả là phần mềm Dự toán Deluxe phiên bản 2009, vì nó đáp ứng được các yêu
cầu người lập dự toán bởi các tính năng mềm dẻo, cập nhật thông tin mới, và phù hợp với
04/2010/TT-BXD và 18/2008/TT-BXD.
Tác giả rất mong sự ủng hộ sử dụng của mọi người, bên cạnh đó mong nhận được các góp ý để tài
liệu hướng dẫn phương pháp tính dự toán công trình và chương trình Dự toán Deluxe ngày một
hoàn thiện hơn.
Hy vọng quyển tài liệu hướng dẫn phương pháp lập dự toán công trình xây dựng cùng với chương
trình Dự toán Deluxe sẽ mang đến cho người dùng nhiều hữu ích khi sử dụng. Mọi đóng góp hoặc
thắc mắc xin các Bạn hãy gởi về cho tác gỉa, địa chỉ mail hoặc số
091.380.3800
Trân trọng kính chào !
Tác gỉa
Lương văn Cảnh
(MBA & Civil Engineer)
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
5
PHẦN 1: TÌM HIỂU CƠ SỞ LÝ THUYẾT LẬP
DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Hiện nay, lập dự toán là một trong các phương pháp tính để lập kế hoạch vốn, dự trù ngân sách
cho các dự án xây dựng công trình dựa vào các đơn giá các thành phần hao phí và bộ định mức của
các Bộ. Như vậy, việc nắm vững phương pháp tính dự toán là một điều rất quan trọng trong công
tác quản lý chi phí của một dự án.
1.
Các cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán
Có tất cả 03 cơ sở dữ liệu quan trọng để lập dự toán:
Danh mục khối lượng công việc (tính toán từ bản vẽ và thuyết minh thiết kế)
Danh mục định mức công việc (các bộ định mức do Bộ xây dựng và các Bộ khác công bố).
Danh mục đơn giá các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công.
Từ 03 dữ liệu cơ sở này, chúng ta có thể lập được một dự toán.
1.1
Cơ sở dữ liệu 1: khối lượng của công việc
Khối lượng công việc được tính từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công của công trình
kết hợp với thuyết minh thiết kế. Đôi khi một vài khối lượng cần kinh nghiệm của người lập dự
toán suy luận ra mặc dù bản vẽ không thể hiện. Liên quan đến việc tính khối lượng dự toán, cần
tham khảo công văn số 737/BXD-VP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc công
bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là cơ sở cho việc xác định chi
phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác
xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích
thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu
chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Khối lượng đo bóc công trình, hạng mục công trình khi lập tổng mức đầu tư, xác định khối lượng
mời thầu khi lựa chọn tổng thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay còn có thể được đo bóc theo bộ
phận kết cấu, diện tích, công suất, công năng sử dụng... và phải được mô tả đầy đủ về tính chất,
đặc điểm và vật liệu sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định chi phí của công trình, hạng mục công
trình đó.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
6
Đối với một số bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình, hạng mục công trình
không thể đo bóc được khối lượng chính xác, cụ thể thì có thể tạm xác định và ghi chú là “khối
lượng tạm tính” hoặc “khoản tiền tạm tính”. Khối lượng hoặc khoản tiền tạm tính này sẽ được đo
bóc lại khi quyết toán hoặc thực hiện theo quy định cụ thể tại hợp đồng xây dựng.
Đối với các loại công trình xây dựng có tính chất đặc thù hoặc các công tác xây dựng cần đo bóc
nhưng chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp với đặc thù của công trình, công tác xây
dựng thì các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đo bóc khối lượng các công tác xây dựng đó có thể tự
đưa phương pháp đo bóc phù hợp với hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo
công bố này và có thuyết minh cụ thể.
Việc tính khối lượng của công việc là một công việc mất nhiều thời gian nhất trong công việc lập
dự toán, giới chuyên môn còn gọi là “đo bốc khối lượng” cho dự toán. Người đo bốc khối lượng
không những đòi hỏi phải có kinh nghiệm “bốc” mà còn đòi hỏi phải biết đọc bản vẽ kỹ thuật. Ví
dụ: khi đọc bản vẽ, họ phải biết có bao nhiêu cây cột có ký hiệu C1 trong toàn bộ công trình và
kích thước hình học của chúng là bao nhiêu để ghi vào phần diễn giải chi tiết của khối lượng dự
toán.
Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình
công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất,
kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều
kiện để xác định được chi phí xây dựng.
Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng xây dựng đo bóc có thể
phân định theo bộ phận công trình (như phần ngầm (cốt 00 trở xuống), phần nổi (cốt 00 trở lên),
phần hoàn thiện và phần xây dựng khác) hoặc theo hạng mục công trình. Khối lượng xây dựng đo
bóc của bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình được phân thành công tác xây dựng và công
tác lắp đặt.
Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ
hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. Khi tính toán những công
việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất của các chất liệu (gỗ, bê
tông, kim loại...), điều kiện thi công (trên cao, độ sâu, trên cạn, dưới nước...).
Các ký hiệu dùng trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình phải
phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối lượng lấy theo thống kê của thiết
kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có
thống kê đó.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
7
Đơn vị tính: tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối lượng xây dựng sẽ
được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có tính tới sự phù hợp với đơn vị đo của công tác xây
dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình. Đơn vị đo theo thể tích là m3; theo
diện tích là m2; theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn vị ...; theo trọng lượng là tấn,
kg...
Trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng ( Inch, Foot, Square foot… ) thì
phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị tính thông dụng nói trên.
Mã hiệu công tác trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình phải
phù hợp với hệ mã hiệu thống nhất trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình hiện
hành.
Các công việc của xây dựng công trình được chia nhỏ ra thành từng “đầu việc” để tăng tính chính
xác việc tính toán. Ví dụ, để tính giá thành của một khối bê tông sàn nhà, người ta chia ra các “đầu
việc” sau:
Gia công cốt thép: “đầu việc” này lại có thể lại chia nhỏ ra thành gia công cốt thép nhỏ hơn
fi 10 hoặc lớn hơn fi 10.
Đổ bê tông đá 1*2: “đầu việc“ này lại có thể chia nhỏ ra thành bê tông cột, đà, sàn...
Gia công coffa sàn, cốt pha cột, cốt pha dầm, sàn...
Các “đầu việc” này được ký hiệu (mã hóa) bởi một chuỗi ký tự chữ số và được gọi là mã hiệu định
mức công việc. Ví dụ, “AF.22310” là mã hiệu của đầu việc “Bê tông xà dầm,giằng, sàn mái cao
<=4m”.
Trong thực tế, một số đơn vị chia việc tính dự toán ra hai công đoạn: công đoạn “bốc khối lượng”
và công đoạn đánh máy vào chương trình tính dự toán để đỡ mất thời gian cho người có kinh
nghiệm “bốc khối lượng”. Giai đoạn thứ hai chỉ đơn thuần do máy tính xử lý và sau đó phải tinh
chỉnh lại bởi người lập dự toán.
Để tính khối lượng được đầy đủ và không sai sót, cần phải áp dụng các thủ thuật tính như sau:
Đọc tất cả bản vẽ ít nhất một lần trước khi tính khối lượng để có ý tưởng tổng quát các khối
lượng cần tính.
Tính theo trình tự công việc được thi công tại công trường. Kiểm tra các công việc đủ chưa
bằng cách đọc mục lục liệt kê công việc của sách định mức.
Tính lần lượt theo phương trục của bản vẽ: các khối lượng nằm trên trục ñang tính và giữa 2
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
8
trục đang tính.
Khối lượng công việc được tính theo đặc điểm của kết cấu, theo chủng lọai vật liệu, theo cao
độ.
Ngoài ra, để tìm nhanh các kích thước để tính khối lượng của một công việc, người tính cần phải
biết đơn vị tính khối lượng của công việc theo quy định của định mức dự tóan để tìm các kích
thước tính tóan tương ứng.
Bên cạnh đó, cần phải phân loại nhóm bản vẽ để nhanh chóng tìm ra các kích thước nằm trên loại
bản vẽ nào, không phải tốn công sức đọc hết tất cả các bản vẽ. Ví dụ, sau đây là bảng phân loại
nhóm bản vẽ của loại hình công trình dân dụng.
1. Bản vẽ kiến trúc
3. Bản vẽ kết cấu
Tổng mặt bằng
Mặt bằng móng cột
Mặt bằng
Mặt bằng đà sàn
Mặt đứng
Chi tiết đà sàn
Mặt bằng mái
Chi tiết kết cấu khác
Mặt cắt
4. Bản vẽ nước
Sơ đồ Không gian
Chi tiết
Mặt bằng bố trí nước
2. Bản vẽ điện
Sơ đồ nguyên lý điện
Mặt bằng bố trí điện
Sau đây là một số hướng dẫn tính khối lượng của một số công việc thường gặp trong xây dựng.
1.1.1
Hướng dẫn về đo bóc công tác xây dựng cụ thể
1.1.1.1 Công tác đào, đắp:
Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, loại bùn, cấp đất, đá, điều kiện thi
công và biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, đá, cát...),
độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
Khối lượng đào, đắp khi đo bóc phải trừ khối lượng các công trình ngầm (đường ống kỹ thuật,
cống thoát nước...).
1.1.1.2 Công tác xây:
Khối lượng công tác xây được đo bóc, phân loại riêng theo loại vật liệu xây (gạch, đá…), mác vữa
xây, chiều dày khối xây, chiều cao khối xây, theo bộ phận công trình và điều kiện thi công.
Khối lượng xây dựng được đo bóc bao gồm cả các phần nhô ra và các chi tiết khác gắn liền với
khối xây và phải trừ khối lượng các khoảng trống không phải xây trong khối xây, chỗ giao nhau và
phần bê tông chìm trong khối xây.
1.1.1.3 Công tác bê tông:
Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương thức sản xuất bê tông ( bê tông trộn
tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử dụng ( bê tông đá dăm, bê tông at phan, bê
tông chịu nhiệt, bê tông bền sunfat...), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát…), mác xi măng, mác vữa
bê tông, theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, tường, cột ...), theo chiều dày khối bê tông tông, theo
cấu kiện bê tông ( bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công. Đối với một số
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
9
công tác bê tông đặc biệt còn phải được đo bóc, phân loại theo cấu kiện, chiều cao cấu kiện, đường
kính cấu kiện.
Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các phần nhô ra, không trừ các
kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc, các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co
giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông và chỗ giao nhau được tính một lần.
Những yêu cầu đặc biệt về các biện pháp đầm, bảo dưỡng hoặc biện pháp kỹ thuật xử lý đặc biệt
theo thiết kế hoặc tiêu chuẩn quy phạm cần được ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng
công trình, hạng mục công trình.
1.1.1.4 Công tác ván khuôn:
Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo chất liệu sử dụng làm ván khuôn (thép,
gỗ, gỗ dán phủ phin...)
Khối lượng ván khuôn được đo bóc theo bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và bê tông (kể cả các
phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn) và phải trừ các khe co giãn, các lỗ
rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích >1m2 hoặc chỗ giao nhau giữa móng và dầm, cột với
tường, dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, đầu tấm đan ngàm tường...được tính một
lần.
1.1.1.5 Công tác cốt thép:
Khối lượng cốt thép phải được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép thường và thép dự ứng lực,
thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (
móng, cột, tường...) và điều kiện thi công. Một số công tác cốt thép đặc biệt còn phải được đo bóc,
phân loại theo chiều cao cấu kiện.
Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép và khối lượng dây buộc, mối nối
chồng, miếng đệm, con kê, bu lông liên kết ( trường hợp trong bản vẽ thiết kế có thể hiện ).
Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm về nhận dạng khác cần được
ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
1.1.1.6 Công tác cọc:
Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo cọc ( cọc tre, gỗ, bê tông cốt
thép, thép), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc, đường kính, tiết diện), phương pháp nối cọc, độ
sâu đóng cọc, cấp đất đá, điều kiện thi công ( trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ,
nước mặn) và biện pháp thi công ( thủ công, thi công bằng máy).
Các thông tin liên quan đến công tác đóng cọc như các yêu cầu cần thiết khi đóng cọc cần được
ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Đối với cọc khoan nhồi, kết cấu cọc Barrete, việc đo bóc khối lượng công tác bê tông, cốt thép cọc
như hướng dẫn về khối lượng công tác bê tông và cốt thép nói trên.
1.1.1.7 Công tác khoan
Khối lượng công tác khoan phải được đo bóc, phân loại theo đường kính lỗ khoan, chiều sâu
khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ,
nước mặn ), cấp đất, đá; phương pháp khoan ( khoan thẳng, khoan xiên) và thiết bị khoan ( khoan
xoay , khoan guồng xoắn, khoan lắc…), kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan ( ống vách,
bentonit...).
Các thông tin về công tác khoan như số lượng và chiều sâu khoan và các yêu cầu cần thiết khi tiến
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
10
hành khoan...cần được ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công
trình.
1.1.1.8 Công tác làm đường
Khối lượng công tác làm đường phải được đo bóc, phân loại theo loại đường (bê tông xi măng, bê
tông át phan, láng nhựa, cấp phối...), theo trình tự của kết cấu (nền, móng, mặt đường), chiều dày
của từng lớp, theo biện pháp thi công.
Khối lượng làm đường khi đo bóc phải trừ các khối lượng lỗ trống trên mặt đường (hố ga, hố
thăm) và các chỗ giao nhau.
Các thông tin về công tác làm đường như cấp kỹ thuật của đường, mặt cắt ngang đường, lề đường,
vỉa hè, dải phân cách, lan can phòng hộ, sơn kẻ, diện tích trồng cỏ, biển báo hiệu...cần được ghi rõ
trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Các công tác xây, bê tông, cốt thép…thuộc công tác làm đường, khi đo bóc như hướng dẫn về đo
bóc khối lượng công tác xây, công tác bê tông và công tác cốt thép nói trên.
1.1.1.9 Công tác kết cấu thép
Khối lượng kết cấu thép phải được đo bóc, phân loại theo chủng loại thép, đặc tính kỹ thuật của
thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu lông...), các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia
công, lắp dựng, biện pháp gia công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết
cấu thép …).
Khối lượng kết cấu thép được đo bóc theo khối lượng các thanh thép, các tấm thép tạo thành. Khối
lượng kết cấu thép bao gồm cả mối nối chồng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng
cắt xiên, cắt vát các đầu hoặc các khối lượng khoét bỏ để tạo ra các rãnh, lỗ cũng như khối lượng
hàn, bu lông, đai ốc, con kê và các lớp mạ bảo vệ.
1.1.1.10 Công tác hoàn thiện
Khối lượng công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo công việc cần hoàn thiện (trát, láng,
ốp, lát, sơn...), theo chủng loại vật liệu sử dụng hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, gỗ, đá...), theo chi
tiết bộ phận kết cấu (dầm, cột, tường, trụ ...), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
Khối lượng công tác hoàn thiện khi đo bóc phải trừ đi khối lượng các lỗ rỗng, khoảng trống không
phải hoàn thiện trên diện tích phần hoàn thiện (nếu có) và các chỗ giao nhau được tính một lần.
Các thông tin về đặc tính kỹ thuật của vật liệu cần được ghi rõ trong Bảng tính toán, đo bóc khối
lượng công trình, hạng mục công trình.
1.1.1.11 Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình.
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ
... được đo bóc, phân loại theo từng loại vật tư, phụ kiện của hệ thống kỹ thuật công trình theo thiết
kế sơ đồ của hệ thống, có tính đến các điểm cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu...
1.1.1.12 Công tác lắp đặt thiết bị công trình.
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình được đo bóc, phân loại theo loại thiết bị, tổ hợp, hệ thống
thiết bị cần lắp đặt, biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt)....
Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình phải bao gồm tất cả các phụ kiện để hoàn thiện tại chỗ các
thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị.
1.2
Cơ sỏ dữ liệu 2: định mức công việc
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
11
Định mức công việc có thể hiểu một cách đơn giản là cần bao nhiêu hao phí về vật liệu, nhân
công, máy thi công cho một đơn vị công việc.
Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
1.2.1
Định mức kinh tế-kỹ thuật
Đối với định mức kinh tế kỹ thuật luôn bao gồm 3 thành phần hao phí là vật liệu, nhân công và
máy-thiết bị thi công. Định mức kinh tế-kỹ thuật tiếp tục chia làm 2 loại sau:
1. Định mức cơ sở: là định mức được xác định từ việc nghiên cứu công nghệ hoặc xác
định từ việc ứng- khoa học kỹ thuật. Định mức cơ sở phân ra thành 3 thành phần hao
phí:
Định mức vật tư: mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành một đơn vị khối lượng
công tác xây dựng hoặc 1 loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật, tiêu chuẩn XD. Định mức vật tư được lập trên cơ sở các quy chuẩn xây dựng,
quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng
Định mức lao động: : hao phí lao động trực tiếp của cấp bậc thợ để thực hiện từng công
việc cụ thể của công tác xây dựng, dựng đặt,... trong điều kiện làm việc bình thường
không kể đến các yếu tố ảnh hưởng của thực tế tại công trường
Định mức năng suất máy thi công: số lượng sản phẩm do máy, thiết bị chính thi công
hoàn thành trong một đơn vị thời gian (giờ máy, ca máy ...)
Loại định mức này dùng để làm cơ sở xây dựng định mức dự toán mới hoặc điều chỉnh
định mức dự toán đã công bố để áp dụng cho một công trình cụ thể. Ví dụ như công văn
1784/BXD-VP ngày 16/08/07 của Bộ Xây Dựng công bố định mức vật tư trong xây dựng.
2. Định mức kinh tế kỹ thuật (định mức dự toán): dùng để lập dự toán xây dựng công
trình. Bộ Xây dựng công bố hầu hết các định mức dự toán trong xây dựng và các Bộ
khác công bố phần định mức xây dựng chuyên ngành. UBND các tỉnh công bố các định
mức dự toán cho các công việc xây dựng đặc thù của từng tỉnh. Định mức dự toán là cơ
sở để lập đơn giá xây dựng công trình. Tương tự như định mức cơ sở, có 3 thành phần
hao phí.
Mức hao phí vật liệu: là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc
các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
12
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Mức hao phí lao động: là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và
phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác
xây dựng
Mức hao phí máy thi công: là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và
phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
1.2.2
Định mức tỷ lệ
Dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm : tư
vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế
tính trước và một số công việc, chi phí khác.
Các bộ định mức đã được Bộ Xây Dựng công bố bao gồm:
•
Công văn 1751/BXD-VP, ngày 14-08-07 hoặc 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009
công bố định mức tỉ lệ phần trăm để tính chi phí quản lý dự án , lập dự án, thiết kế, thẩm
tra thiết kế-dự tóan, đánh giá - lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công – lắp đặt.
•
Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức Phần xây dựng (thay QĐ
24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005).
•
Công văn 1777/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức -Phần lắp đặt (thay QĐ
33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005).
•
Công văn 1778/BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức -Phần dự tóan sửa chữa công
trình.
•
Công văn 1779/BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức Phần khảo sát xây dựng (QĐ
28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 có điều chỉnh). Xem TT 12/2008/TT-BXD
•
Công văn 1784/BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức vật tư trong xây dựng.
Trình tự xác định và áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình đã công bố như sau:
1. Lập danh mục định mức dự toán xây dựng các công tác xây dựng công trình phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
2. Rà soát, đối chiếu các yêu cầu, điều kiện nói trên giữa danh mục với hệ thống thông tin
định mức dự toán xây dựng đã có để:
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
13
•
Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có.
•
Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có.
•
Lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức.
Thứ tự ưu tiên để áp dụng hệ thống thông tin định mức dự toán xây dựng như sau:
1. Ưu tiên áp dụng hệ thống định mức dự toán hiện hữu đang được công bố sử dụng. Trong các
bộ định mức dự toán hiện hữu lại ưu tiên áp dụng các bộ định định mức dự toán của Bộ Xây
Dựng công bố, kế đến là các bộ định mức dự toán chuyên ngành. Ví dụ: Công việc xây tường
gạch ống có cùng điều kiện, biện pháp thi công và thông số kỹ thuật đã công bố bởi Bộ Xây
Dựng và Bộ Công Thương thì phải ưu tiên áp dụng định mức dự toán của Bộ Xây Dựng.
2. Khi tìm công việc để xác định định mức dự toán không có trong các bộ định mức hiện hành thì
được phép sử dụng định mức của công việc đó ở các bộ định mức củ hơn hoặc lập mới định
mức của công việc đó.
Với một công trình cụ thể, các định mức mới bổ sung hoặc chỉnh sửa lại cho công trình đó có thể
do một tổ chức tư vấn chi phí hoặc kỹ sư định giá có chức năng đảm nhiệm.
1.2.3
Phương pháp xây dựng định mức mới.
Định mức xây dựng mới của công trình được xây dựng theo trình tự sau:
Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có
trong danh mục định mức xây dựng được công bố
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng
và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu của công tác hoặc kết cấu.
Bước 2. Xác định thành phần công việc
Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo
thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với
điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác hoặc kết cấu.
Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
* Các phương pháp tính toán:
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong các
phương pháp sau:
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
14
+ Phương pháp 1. Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc
định mức sử dụng vật tư được công bố.
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp
với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao động được công
bố.
- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền
hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của
các máy thi công trong dây chuyền.
+ Phương pháp 2. Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số
liệu tổng hợp, thống kê như sau:
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công
tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ các
công trình tương tự.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp
vụ.
+ Phương pháp 3. Tính toán theo khảo sát thực tế
Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của công
trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ...) và tham khảo
định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế, quy
phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản xuất
và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và
hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền, tham khảo các quy định về
năng suất kỹ thuật của máy.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
15
1.2.3.1 Tính toán định mức hao phí về vật liệu
Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu
xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công, gồm:
- Vật liệu chủ yếu (chính): như cát, đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép,.... trong công tác bê tông, xây,
cốt thép, sản xuất kết cấu,... là những loại vật liệu có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một
đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông
thường.
- Vật liệu khác (phụ): như xà phòng, dầu nhờn, giẻ lau,... là những loại vật liệu có giá trị nhỏ, khó
định lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ
phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu chính.
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công bố hoặc tính toán
theo một trong ba phương pháp nêu trên.
Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức xây dựng là:
VL = QV x Khh + QV LC x KLC x Ktđ
Trong đó:
- QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức (trừ vật liệu luân
chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;
Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu được xác định từ tiêu
chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ
tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn của công trình,...
Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ
thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được công bố hoặc tính toán đối với
trường hợp chưa có trong định mức vật tư.
- QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...) sử dụng cho từng
thành phần công việc trong định mức được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;
- Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
Khh = 1 + Ht/c
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
16
Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định mức vật tư được công
bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự, hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên
gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong định mức.
Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành phẩm (vữa xây, vữa bê
tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).
- KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định trong định mức sử dụng
vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC=1. Đối với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1.
Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được xác định theo công thức sau:
h x (n -1) + 2
KLC =
2n
Trong đó:
- h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi;
- n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);
- Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản ánh việc huy động
không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ.
Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây
chống,...
Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số này cho phù hợp
với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo
kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.
Tính toán hao phí vật liệu khác
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các
loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo
số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.
Tính toán hao phí vật liệu khác
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các
loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc, theo
số liệu kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức trong công trình tương tự.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
17
1.2.3.2 Tính toán định mức hao phí về lao động
Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định mức lao
động cơ sở (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên.
- Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.
- Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công. Mức hao phí lao
động được xác định theo công thức tổng quát:
NC = (tgđm x Kcđđ) x 1/8
Trong đó:
- tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng cho một đơn
vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể;
- Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức lao động cơ sở (thi công) chuyển sang định mức xây dựng hoặc
lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà đưa ra các hệ số
khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ
1,05 1,3.
- 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.
1.2.3.3 Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng
Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ sở định
mức năng suất máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên.
Đơn vị tính của định mức năng suất máy thi công là giờ máy, ca máy,...
Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:
M
1
x Kcđđ x Kcs
Q CM
Trong đó :
- QCM: Định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong ba phương pháp
trên.
- Kcđđ: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức năng suất máy thi công chuyển sang định mức xây dựng hoặc
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
18
lấy theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà phân ra các hệ số
khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ
1,05 1,3.
- Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy
trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các bước
công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất.
Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác
Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi
phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc
theo kinh nghiệm của chuyên giá hoặc định mức trong công trình tương tự.
1.2.4
Lập và quản lý định mức xây dựng
Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng, xây dựng và công bố định mức xây
dựng. Căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng, các Bộ, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các công trình, công
việc đặc thù của ngành, địa phương.
Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù
hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư, nhà
thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình.
Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố
thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương
pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng định mức cho công tác trên
hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình khác.
Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay
điều chỉnh các định mức xây dựng quy định. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính
xác của các định mức xây dựng này.
Thông thường trong thực tế, để xác định định mức của một công việc, người ta ra hiện trường để
khảo sát thực tế việc thực hiện công việc đó. Qua việc ghi chép lại các vật liệu, nhân công, ca máy
cần cho công việc đó, sau đấy người ta lấy trung bình cộng của các lần khảo sát và đây là kết quả
định mức hao phí. Tất cả các công việc của xây dựng công trình được tổng hợp thành quyển sách
định mức (tương tự như quyển sách tự điển) để mọi người dựa trên cơ sở đó xác định hao phí của
một công việc.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
19
1.2.5
Cách xác định thành phần và khối lượng hao phí của một công việc đã có định mức
Trong bộ định mức dự toán 1776/BXD-VP của Bộ Xây Dựng, ta ìm được mã hiệu định mức công
việc AF.11210 là việc để thực hiện việc đổ 1m3 bê tông móng như sau:
Mã
hiệu
Công tác
xây lắp
AF.11210 Bê tông móng
Thành phần
hao phí
Vật liệu
Vữa
Gỗ ván cầu công tác
Đinh
Đinh đỉa
Vật liệu khác
Nhân công 3/7
Máy thi công
Máy trộn 250l
Máy đầm dùi 1,5KW
Đơn
vị
Chiều rộng (cm)
250
m3
m3
kg
cái
%
công
1,025
1,0
1,64
ca
ca
0,095
0,089
Như vậy, khi tính khối lượng hao phí của 20m3 bê tông loại trên ta chỉ cần lấy định mức dự toán
trên và nhân với 20. Ta có kết quả sau:
Mã
hiệu
Công tác
xây lắp
Thành phần
hao phí
Vật liệu
AF.11210 Bê tông Vữa
móng
Gỗ ván cầu công tác
Đinh
Đinh đỉa
Vật liệu khác
Nhân công 3/7
Máy thi công
Máy trộn 250l
Máy đầm dùi 1,5KW
1.3
Đơn
vị
Chiều rộng (cm)
m3
m3
kg
cái
%
công
1,025
1,0
1,64
20,050
20,0
32,80
ca
ca
0,095
0,089
1,90
1,78
250
Khối lượng
cần cho 20m3
Cơ sở dữ liệu 3: đơn giá hao phí vật liệu-nhân công-ca máy
1. Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu
sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị
trường do tổ chức có chức năng cung cấp, hóa đơn tài chính, báo giá của nhà sản xuất, thông
tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất
lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây
dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
20
2. Giá nhânn công xây dựng được xác định thheo mặt bằn
ng thị trườn
ng lao độngg phổ biến của
c từng
khu vực,, tỉnh theo từ
ừng ngành nghề cần sử
ử dụng. Khii tính dự tóaan cho vốn nhà nước, giá
g nhân
công xâyy dựng đượcc tính toán căn cứ theoo mức tiền lương
l
tối th
hiểu được cơơ quan nhà nước có
thẩm quyyền công bốố và các kh
hoản phụ cấấp lương; khả
k năng ng
guồn vốn, kh
khả năng ch
hi trả của
chủ đầu tư và các yêu
y cầu khác. Giá nhâân công xây
y dựng đượ
ợc xác địnhh theo mặt bằng thị
ừng khu vự
ực, tỉnh theo từng ngành
h nghề cần ssử dụng.
trường laao động phổổ biến của từ
Hiện nay, đối với đơ
ơn giá nhân
n công và cca máy, ta chọn
c
lấy một trong bảảng lương được
đ
xây
dựng vớii mức lươnng tối thiểu
u mới nhất hoặc 144.000đ/tháng, hoặc 2100.000đ/tháng
g , hoặc
290.000đ//tháng, hoặặc 800.000đ
đ/tháng hoặcc mức lươn
ng tối thiểu khác để tínnh tóan. Chú
ú ý chọn
nhóm nhâân công choo đúng, thôn
ng thường đđối với xây
y dựng dân dụng chọn nhân công nhóm 1.
Hệ số trư
ượt giá nhânn công và caa máy1 có thhể nhân cùn
ng lúc với đơn
đ giá nhânn công-ca máy
m (nếu
sử dụng nnhiều loại bảng lương) hoặc nhân ở bảng tổng
g hợp chi ph
hí xây dựngg (nếu sử dụ
ụng cùng
một loại bbảng lương)). Chương trình
t
dự tóann Deluxe 20
009 có hỗ trrợ tính tự độộng đơn giáá ca máy
và đơn giá nhân côngg theo thời điểm
đ
lập dự
ự toán, xem
m file Excel giacamay.x
g
xls có đính kèm
k theo
009.
chương trrình dự tóann Deluxe 20
Theo quyy định nhàà nước, ta có cách ccách tính đơn
đ
giá côn
ng theo mứức lương tối
t thiểu
350.000đ//tháng như bảng sau. Tùy
T vùng vàà địa phươn
ng, mức lươn
ng tối thiểuu và phụ cấp
p ổn định
sản xuất, phụ cấp thuu hút , phụ cấp khu vự
ực sẽ thay đổi
đ khác nhaau. Riêng pphụ cấp ổn định sản
xuất, TPH
HCM và Hàà Nội bằng 0,
0 các tỉnh đđồng bằng 10%,
1
các tỉn
nh cao nguyyên 15% và các tỉnh
miền núi, hải đảo biêên giới là 20
0%.
Cấp
bậc
1
Hệ số
lương
ơng
Luơ
cơ bản
b
(thánng)
HSL
Lx
LTT
T=
350.0000
Các phụ cấp
Lưu
động
20%
LTT
CP
C
Khu Độc Lương
kh
hoán
vực( hại
phụ
TT
T
0% 0% (12%
4%
4
LTT LTT LCB)
LC
CB
Không
g
ổn định
h
SX 0%
%
LCB
Tra
T bảng của Thôông tư 03/2009/T
TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 20009 và Thông tư 07/2006/TT-BXD
0
D
Phương ph
háp tính dự toán công trình xây dự
ựng- Dự toán Delluxe
T
Tổng
Lươơng +
ng
Tổn
Thu phụụ cấp Lươn
ng +
hút
thháng
phụ cấp
c
0%
((26
ngàày
LCB nggày)
21
20%
4,0
2,710
948.500 70.000
0%
0
0%
0
12%
4%
113.82
37.940
0
0%
0%
0
0
1.170.26
0
Nhân công được chia thành các nhóm sau:
Nhóm I:
Mộc ,nề, sắt
Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường
Sơn vôi và lắp cắt kính
Bê tông
Duy tu bảo dưỡng đường băng sân bay
Sửa chữa cơ khí tại hiện trường
Nhóm II:
Vận hành các loại máy xây dựng
Khảo sát đo đạc xây dựng
Lắp đặt máy móc, thiết bị đường ống
Bảo dưỡng máy thi công
Xây dựng đường giao thông
Lắp đặt tuabin có công suất <25MW
Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt
Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa
Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt, đường bộ
Kéo phà, lắp cầu phao thủ công
Nhóm III:
Xây lắp đường dây điện cao thế
Xây lắp thiết bị trạm biến áp
Xây lắp cầu
Xây lắp công trình thuỷ
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
45.010
22
Xây lắp đường băng sân bay
Cơng nhân địa vật lý
Lắp đặt tuabin có cơng suất >25MW
Xây nắp cơng trình ngầm
Xây dựng cơng trình thuỷ điện, cơng trình đầu mối thuỷ lợi
Đại tu, làm mới đường sắt
3. Giá máy-thiết bị xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng
khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng. Khi tính dự tóan cho vốn nhà nước, giá ca
máy và thiết bị thi cơng được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn và cơng
bố.
Trường hợp cần tính đơn giá ca máy theo thời điểm có kể đến yếu đầu vào xăng dầu và
nhân cơng, ta tính theo Thơng tư 06/2010/TT-BXD về hướng dẫn phương pháp xác định
giá ca máy và thiết bị thi cơng xây dựng cơng trình. Cụ thể như sau:
Chi phí ca máy= Chi phí khấu hao+ Chi phí sửa chữa+ Chi phí nhiên liệu_ năng lượng+
Chi phí tiền lương+ Chi phí khác
C CM C KH CSC C NL C TL C CPK
C kh
(Nguyên giá - Giá trò thu hồi) * Đònh mức khấu hao
Số ca năm
C sc
Nguyên
giá * Đònh mức sửa chữa năm
Số ca năm
C nl C nlc C nlp ĐM NL_NL * Giá NL_NL * (1 k nlp )
C tl
Tiền lương cấp bậc Các khỏan lương và phụ cấp
Số công một tháng
C cpk
Nguyên
giá * Đònh mức chi phí khác năm
Số ca năm
Các thơng số trong cơng thức trên ta tra bảng phụ lục của Thơng tư 06/2010/TT-BXD.
Ví dụ: tính giá ca máy máy đào một gầu, bánh xích -dung tích gầu 0,22 m3 với các thơng
số đầu vào năm 2005.
Phương pháp tính dự tốn cơng trình xây dựng- Dự tốn Deluxe
23
GIÁ NHIÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG (TRƯỚC VAT)
Lương tối thiểu (LTT): 350.000đ/tháng
CÁC KHOẢN PHỤ CẤP
ST
Loại phụ cấp
Tỷ lệ ST Loại nhiên liệu, năng
ĐVT Đơn giá
T
T
lượng
(đ)
1 Phụ cấp lưu động (20%LTT)
20% 1 Xăng
lít
8.318,18
2 Phụ cấp khu vực (0%LTT)
0% 2 Dầu Diezel
lít
6.636,36
3 Phụ cấp thu hút (0%LTT)
3 Điện
kw
895,00
4 Độc hại (0%LTT)
4 Ma rút
lít
6.636,36
5 Lương phụ (12%LCB)
12%
6 Chi phí khoán trực tiếp 4%
(4%LCB)
7 Không ốn định sản xuất 0%
(0%LCB)
Định mức khấu hao, sửa chữa, chi phí khác năm, nhiên liệu, tiền l-uơng
Số
TT
Loại máy và
thiết bị
A
C
Máy đào một
gầu, bánh xích dung tích gầu:
0,22 m3
1
2.
Số
ca
năm
(ca/
năm
)
ĐM
Khấu
hao
(DM
KH)
Hệ số
thu
hồi
khi
thanh
lý
CP
khấu
hao
(CKH)
Sửa
chữa
(CSC
)
CP
Sửa
chữa
(CSC)
Chi
phí
khác
(CCP
K)
CP
khác
(CCK)
Định
mức
tiêu hao
nhiên
liệu,
năng
l-ợng 1
ca
(CNL)
D
E
F
G
H
I
J
K
L
N
260
18%
0,95
270,538
6,04
%
95,559
5%
79,105
32,40 lít
diezel
1,05
Hệ số
nhiên
liệu
phụ
Thàn
h
phần
cấp
CP
bậc
nhiên liệu thợ
(CNL)
điều
khiể
n
máy
(CTL)
O
P
225,757
CP
tiền
lương
(CTL)
Giá ca
máy
(CCM)
Nguyên
giá tính
khấu hao
(tham
khảo)
1000đ
Q
R
S
1x4/7 45,010 715,969
411.345
Hệ thống giá xây dựng công trình
Hệ thống giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng công trình
1. Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm: đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng
hợp được dùng để lập, điều chỉnh chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư, dự toán công trình.
2. Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực
tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây
dựng của công trình xây dựng cụ thể.
3. Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn
thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và là
cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình, giá hợp đồng xây dựng
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chỉ số giá xây dựng bao gồm: chỉ số giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi
phí (bao gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác), chỉ
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
24
số giá xây dựng theo yếu tố chi phí (gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân
công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình) và chỉ số giá loại vật liệu
xây dựng chủ yếu.
Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Đơn giá công việc xây
dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế- kỹ thuật và các đơn giá hao phí (xem trang
19).
Giá xây dựng tổng hợp công việc được tính từ các đơn giá xây dựng công trình nhân với khối
lượng công việc. Ta có thể gộp nhiều giá tổng hợp của các công việc lại với nhau để tạo ra giá
tổng hợp mới nhằm mục đích thuận lợi trong việc báo giá. Ví dụ: để hoàn thiện một tấm sàn của
công trình, ta phải tính giá tổng hợp nhiều công việc như đổ bê tông sàn+lắp dựng coffa sàn+lắp
dựng cốt thép sàn+lát gạch sàn+trát trần+bả mactic trần+sơn trần. Ta cộng các các giá tổng hợp
này lại để hình thành giá tổng hợp mới đó là giá một tấm sàn hoàn thiện.
Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư và dự
toán công trình. Đơn giá xây dựng công trình được phân loại như sau:
1. Theo mức độ chi tiết hoặc tổng hợp của đơn giá:
Đơn giá xây dựng công trình: tính từ chi tiết định mức các thành phần hao phí
nhân cho đơn giá thành phần hao phí tương ứng.
Giá tổng hợp xây dựng công trình: bao gồm giá của một 1 đơn vị công việc (cơ sở
tính từ đơn giá xây dựng gộp lại) hoặc nhiều công việc gộp lại.
2. Theo nội dung chi phí của đơn giá:
Đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ: chỉ bao gồm các thành phần chi phí
trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công.
Đơn giá xây dựng công trình đầy đủ: bao gồm cả chi phí trực tiếp và các thành
phần chi phí như trong dự toán như trực tiếp phía khác,chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế, nhà tạm điều hành… . Như vậy mối quan hệ giữa giá không
đầy đủ và giá đầy đủ là hệ số Kth để phán ánh các chi phí cần phải tính thêm trong
đơn giá chưa đầy đủ.
Để tính hệ số Kth ta dựa vào bảng tổng hợp chi phí xây dựng của Thông tư 04/2010/TT-BXD,
Kth = Chi phí xây dựng sau thuế Gxd/Trực tiếp phí (CPVL+CPNC+CPCM)
Phương pháp tính dự toán công trình xây dựng- Dự toán Deluxe
25
Tronng lĩnh vựcc thầu, ngườ
ời ta dùng đơn giá đầy đủ. Trong
g lĩnh vực vốn nhà nư
ước, người ta
dùngg đơn giá không
k
đầy đủ,
đ sau đó ttính tiếp bảng tổng hợp
p chi phí xâây dựng đểể cho các đơ
ơn
giá kkhông đầy đủ
đ trở thành
h đầy đủ.
Phối hợ
ợp các loại đơn
đ giá nêu trên, ta có ssơ đồ đơn giá
g xây dựng
g công trìnhh sau:
Không đầyy đủ
Đơn giáá xây dựng
Đầy đủ
= kkhông đầy đ
đủ * Kth
Đơ
ơn giá
Không đầyy đủ
Giá tổổng hợp
Đầy đủ
= kkhông đầy đ
đủ * Kth
Theo xuu thế nền kiinh tế thị trư
ường, lộ trìnnh hội nhập
p thế giới, Nhà
N nước chhỉ công bố các
c dữ liệu cơ
c
sở về địịnh mức, cáác các dữ liệệu về giá vàà suất đầu tư
t sẽ do cácc hiệp hội nnghề nghiệp xây dựng và
v
công bốố. Các dữ liệu này man
ng tính chấtt tham khảo
o, không bắtt buộc áp dụụng nếu khô
ông phù hợ
ợp,
có thể đđiều chỉnh để
đ phù hợp với
v điều kiệện thi công thực
t
tế.
Chủ đầuu tư căn cứ phương ph
háp lập đơnn giá xây dự
ựng công trìình, yêu cầuu kỹ thuật, biện
b
pháp thi
t
công cụụ thể của công trình tổ chức lập đơơn giá xây dựng
d
công trình, giá xâây dựng tổng hợp làm cơ
c
sở cho vviệc xác địnnh tổng mứcc đầu tư và ddự toán xây
y dựng công
g trình để quuản lý chi phí
p đầu tư xâây
dựng côông trình. Chủ
C đầu tư xây dựng ccông trình được
đ
thuê tổ
t chức, cá nhân tư vấấn có đủ điềều
kiện nănng lực, kinhh nghiệm th
hực hiện cácc công việc hoặc phần công việc lliên quan tớ
ới việc lập giá
g
xây dựnng công trìnnh. Tổ chức, cá nhân tư
ư vấn phải chịu
c
trách nhiệm
n
trước chủ đầu tư
ư và pháp luuật
trong viiệc bảo đảm
m tính hợp lý
ý, chính xácc của giá xâây dựng công trình do m
mình lập.
Phư
ương pháp tính ddự toán công trình
h xây dựng- Dự to
oán Deluxe