Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

tài liệu hóa cấu tạo nguyên tử (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.48 KB, 2 trang )

Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) />
HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ
HOÁ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Phần I)
Câu 1. Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,5. Số nguyên tử 65Cu có
trong 16 gam CuSO4 khan là (Cho: O = 16; S = 32)
A. 4,531.1022 nguyên tử

B. 1,506.1022 nguyên tử

C. 1,510.1022 nguyên tử

D. 4,517.1022 nguyên tử.

Câu 2. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành
phần % khối lượng của 63Cu trong CuCl2 là (Cho: Cl = 35,5)
A. 12,64%.

B. 26,77%.

C. 27,00%.

D. 34,19%.

Câu 3. Trong mạng tinh thể lập phương tâm khối, các nguyên tử tiếp xúc nhau ở mặt chéo (hình vẽ). % chiếm
a

chỗ của nguyên tử kim loại trong loại mạng này là
A. 68%.

a


B. 72%.
C. 74%.
D. 76%.

LËp ph ¬ng t©m khèi
o

Câu 4. Nguyên tử Al có bán kính 1,43 A và có khối lượng mol là 27. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu
(biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống) ?
A. 2,6 g/cm3

B. 2,7 g/cm3

C. 2,8 g/cm3

D. 2,9 g/cm3

Câu 5. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là
các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng mol nguyên tử của Fe là 55,85 và ở 20oC khối lượng riêng của
Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là:
A. 1,44.108 cm.

B. 1,97.108 cm.

C. 1,29.108 cm.

D. 1,78.108 cm.

Câu 6. X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kỳ, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của hai nguyên
tử tương ứng là 25 (ZX < ZY). So sánh tính kim loại và bán kính nguyên tử của X và Y ta có:

A. Tính kim loại của X < Y; rX > rY

B. Tính kim loại của X > Y ; rX > rY

C. Tính kim loại của X > Y ; rX < rY

D. Tính kim loại của X < Y ; rX < rY

Câu 7. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều
hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y
là đúng ?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
C. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Tham gia trọn vẹn khoá VIP – LTĐH 2015 môn HOÁ tại www.moon.vn để đạt điểm cao nhất trong kì thi TSĐH !


Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) />
Câu 8. X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, ở hai nhóm A liên tiếp nhau. Tổng số đơn vị điện tích hạt
nhân của hai nguyên tử tương ứng là 51 (ZX < ZY). Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Ở trạng thái cơ bản, số electron độc thân của X nhiều hơn Y.
B. Một trong những điểm đặc biệt của Y là có khả năng nhiễm từ.
C. Oxit cao nhất của X là X2O7.
D. X là nguyên tố khối s, Y là nguyên tố khối p.
Câu 9. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Trong hợp chất khí của nó với hiđro, R chiếm
75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc thân.
B. Phân tử RO2 là phân tử phân cực.
C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hiđro.

D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 10. Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 11 :
4. Khối lượng mol nguyên tử của R là:
A. 32
B. 12
C. 28
D. 19
18
Câu 11. X là nguyên tố hóa học có số điện tích hạt nhân là 1,76.10 (C). Y là nguyên tố có số electron lớp
ngoài cùng bằng 7. Hợp chất tạo bởi X, Y có công thức và liên kết hóa học là:
A. X2Y, liên kết cộng hóa trị.
B. XY2, liên kết cho – nhận.
C. XY, liên kết cộng hóa trị.
D. XY, liên kết ion.
Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 11. Điện tích hạt nhân của nguyên
tử nguyên tố Y là +14,418.1019C (cu-lông). Liên kết giữa X và Y thuộc loại liên kết
A. cho - nhận.
B. ion.
C. kim loại.
D. cộng hóa trị có cực.
Câu 13. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MXn có tổng số
hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MXn thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị phân cực
B. ion
C. cho nhận
D. cộng hóa trị không phân cực
Câu 14. Cho các phân tử sau: HCl; NH4Cl, NaCl, K2SO4, NaNO3, CO, CO2, H2CO3, HNO3, HNO2, H2SO3. Để
đảm bảo quy tắc bát tử cho mỗi nguyên tử trong phân tử, số phân tử có liên kết cho nhận và số phân tử có liên
kết ion lần lượt là
A. 6 và 6.

B. 6 và 4.
C. 5 và 3.
D. 4 và 4.
Câu 15. Cho các nhận xét sau:
(1) Liên kết giữa kim loại và phi kim là liên kết ion.
(2) Trong phân tử NH4NO3 chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
(3) Tổng số electron độc thân trong nguyên tử Cr (Z = 24) là 6.
(4) Tính axit của HF mạnh hơn HI, nhưng tính khử thì HI mạnh hơn HF.
(5) Tổng số nguyên tố mà nguyên tử của nó có tổng electron ở phân lớp s bằng 8 là 15 nguyên tố.
(6) Trong lớp L có tối đa 18 electron.
Số nhận xét đúng là:
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: Moon.vn
Tham gia trọn vẹn khoá VIP – LTĐH 2015 môn HOÁ tại www.moon.vn để đạt điểm cao nhất trong kì thi TSĐH !



×