Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học mô HÌNH tổ CHỨC CHÍNH QUYỀN THỜI kỳ PHONG KIẾN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.29 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
THỜI KỲ PHONG KIẾN

Chủ trì đề tài: THS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Cố vấn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
Phó chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

Hà nội, tháng 12/2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: THS. NGUYỄN MINH TUẤN
CỐ VẤN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ
*****

Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản cấp ĐHQGHN
(Mã số CB.04.27):

MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
THỜI KỲ PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM
--------------------------

THE MODEL OF ORGANIZING AUTHORITIES
IN FEUDAL PERIOD IN VIETNAM

Hà Nội – 2005



Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản cấp ĐHQGHN
(Mã số CB.04.27):
2


MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
THỜI KỲ PHONG KIẾN Ở VIỆT NAM
--------------------Chủ trì đề tài: ThS Nguyễn Minh Tuấn
Cố vấn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế

PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN:
PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế & ThS Nguyễn Minh Tuấn
Báo cáo tổng quan đề tài, Mục lục, Kết luận chung và danh mục tài liệu
tham khảo
ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV, Phần VI
CN. Nguyễn Cửu Đức Bình
Phần V

MỤC LỤC
ĐỀ TÀI::
“Mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam”
Trang
Phân công biên soạn
A. BÁO CÁO TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

3



I. Đặt vấn đề
II. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phần 1
Mô hình thời kỳ Ngô - Đinh – Tiền Lê
(Từ 938 đến đầu thế kỷ XI) Mô hình chính quyền quân sự
1.1. Xây dựng mô hình chính quyền quân sự thời kỳ Ngô - Đinh
- Tiền Lê (từ năm 938 đến đầu thế kỷ XI) - một nhu cầu tất
yếu.
1.2. Mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ Ngô - Đinh - Tiền Lê
1.2.1. Tổ chức chính quyền ở trung ương
1.2.2. Tổ chức chính quyền ở địa phương
Phần 2
Mô hình thời kỳ Lý – Trần – Hồ
(Từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV) Mô hình chính quyền tập quyền thân dân
2.1. Vài nét về thời kỳ Lý - Trần - Hồ (Từ thế kỷ XI đến đầu thế
kỷ XV)
2.2. Mô hình tổ chức chính quyền thời Lý – Trần – Hồ: mô hình
tập quyền thân dân
2.2.1. Mô hình chính quyền thời Lý
2.2.1.1. Tổ chức chính quyền thời Lý ở trung ương
2.2.1.2. Tổ chức chính quyền địa phương thời Lý
2.2.2. Nhà Trần (từ 1225 – 1400)
2.2.2.1. Tổ chức chính quyền thời Trần ở trung ương
2.2.2.2. Tổ chức chính quyền thời Trần ở địa phương

4



Phần 3
Thời Lê
(Thế kỷ XV)
Mô hình chính quyền tập quyền quan liêu
3.1. Đặc điểm của Triều Lê
3.2. Mô hình tổ chức chính quyền thời Lê - mô hình tập quyền
quan liêu:
3.2.1. Tổ chức chính quyền ở trung ương
3.2.2. Tổ chức chính quyền ở địa phương
Phần 4
Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh
(từ 1600 đến 1786)
Mô hình chính quyền lưỡng đầu ở miền Bắc
4.1. Tổ chức chính quyền ở trung ương
4.2. Tổ chức chính quyền ở địa phương thời Vua Lê - Chúa
Trịnh
Phần 5
Thời Nguyễn (từ năm đầu thế kỷ XIX đến năm 1858) Mô hình tập quyền chuyên chế
5.1. Tổ chức chính quyền ở trung ương
5.2. Tổ chức chính quyền ở địa phương
Phần 6
Nhận xét về mô hình tổ chức chính quyền
Việt Nam thời kỳ phong kiến
6.1. Nhận xét về sự phát triển của nhà nước phong kiến ở một số
5


lĩnh vực
6.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Việt Nam
C. KẾT LUẬN CHUNG

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phần thứ nhất

BÁO CÁO TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

6


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài.
- Lý do chọn đề tài:
Hiện nay có khá nhiều những công trình nghiên cứu đề cập đến cách
thức tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ phong kiến ở Việt Nam nhưng phần
lớn là tập trung vào mô tả theo lịch đại, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khái quát hoá thành các mô hình tổ chức
chính quyền. Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở
Việt Nam bằng phương pháp liên ngành, đặc biệt là dưới góc độ lý luận –
lịch sử nhà nước và pháp luật là một cách tiếp cận mới. Kết quả mà đề tài
đem lại phục vụ trực tiếp cho môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam được giảng dạy ở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội.

7


2. Tình hình nghiên cứu.
+ Về tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời kỳ phong kiến tiếp
cận dưới góc độ lịch sử theo trình tự về thời gian dưới dạng sách chuyên
khảo đã có những công trình như: Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Sử

học, Hà nội, 1964 và Việt Nam Văn hoá Sử cương. Nhà xuất bản văn hoá
thông tin, Hà nội, 2003 của tác giả Đào Duy Anh; Lịch sử Việt Nam tập I
(thời kỳ nguyên thuỷ đến thế kỷ X), Nhà xuất bản Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà nội ,1983 của tập thể tác giả Phan Huy Lê - Trần Quốc
Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh.; Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam,
Tập III, NXB Giáo dục, Hà nội, 1960 của các tác giả Phan Huy Lê, Chu
Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm,; Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, Hà nội, 1960 của tác giả Phan Huy Lê;
Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (Từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX), NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 1968 của tác giả Đinh Gia Trinh.
Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà nội, 1994 của tác giả INSUN YU…
Trong đề tài này, nhóm tác giả đã kế thừa nhiều ý tưởng và lý thuyết
về mô hình tổ chức chính quyền từ bài giảng dành cho Học viên cao học
Khoa Luật - ĐHQGHN của GS.TSKH. Vũ Minh Giang, từ tên gọi các mô
hình đến nhiều nội dung cụ thể. Kế thừa phương pháp tiếp cận liên ngành,
đặc biệt bằng phương pháp tư duy pháp lý, nhóm tác giả cũng đã mở rộng
nghiên cứu, phát triển đề tài này với nhiều nội dung mới.
3. Mục tiêu của đề tài.
+ Chỉ rõ đặc trưng việc tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến, tác
giả không đi sâu nghiên cứu tất cả các triều đại, mà trên cơ sở tìm hiểu cách
8


thức tổ chức chính quyền trung ương và địa phương qua các thời kỳ để khái
quát hoá thành các mô hình tổ chức chính quyền;
+ Tương ứng với từng mô hình tổ chức chính quyền chỉ ra cơ sở của
việc xuất hiện mô hình, ý nghĩa của mỗi mô hình qua từng thời kỳ;
+ Rút ra hệ luận của từng mô hình và ảnh hưởng, cũng như bài học
đối với tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử;
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp liên ngành; phương
pháp so sánh; phương pháp phân tích - tổng hợp.

5. Những kết quả đạt được.
Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội trên đây đã có những
đóng góp nhất định trên các phương diện lập pháp, khoa học và đào tạo như
sau.
5.1. Đóng góp về mặt lập pháp – các kết quả nghiên cứu được công bố
của Đề tài NCKH này ở một chừng mực nhất định là nguồn tư liệu bổ ích và
quý báu cho các nhà làm luật Việt Nam sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
5.2. Đóng góp về mặt khoa học – các kết quả nghiên cứu bao gồm 80
trang A4, đóng bìa cứng, được trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đảm bảo tính
9


khoa học và lôgíc. Tính đến thời điểm nghiệm thu, chủ trì đề tài đã đăng tải
trên các trang sách báo pháp lý 03 công trình khoa học liên quan trực tiếp tới
đề tài:
1) Nguyễn Minh Tuấn. Xây dựng xã hội công dân từ xã hội làng
xã cổ truyền Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 11+ 12/2004
2) Nguyễn Minh Tuấn. Đặc trưng của dân chủ trong chế độ
phong kiến Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 9/2004.
3) Nguyễn Minh Tuấn, Những ảnh hưởng tích cực của Nho
giáo trong Bộ Luật Hồng Đức, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
nội, Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XXI, No3, 2005, tr.38 - 47.
5.3. Đóng góp về mặt đào tạo – các kết quả nghiên cứu của đề tài này

có thể được dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học,
cũng như làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và thực tiễn trong lĩnh vực lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

II.
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước
phong kiến thông qua 5 mô hình: 1. Mô hình chính quyền quân sự thời kỳ
Ngô - Đinh – Tiền Lê (Từ 938 đến đầu thế kỷ XI); 2. Mô hình chính
quyền tập quyền thân dân thời kỳ Lý – Trần – Hồ (Từ thế kỷ XI đến
đầu thế kỷ XV);3: Mô hình chính quyền tập quyền quan liêu Thời Lê
(Thế kỷ XV); 4. Mô hình chính quyền lưỡng đầu Thời kỳ Trịnh –

10


Nguyễn phân tranh (từ 1600 đến 1786); 5. Mô hình tập quyền chuyên
chế Thời Nguyễn (từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1858)
11. Các chuyên đề nghiên cứu dự kiến của đề tài (tên và nội dung chính của
từng chuyên đề):
Chuyên đề 1: Mô hình chính quyền quân sự thời kỳ Ngô - Đinh – Tiền
Lê: (Từ 938 đến đầu thế kỷ XI)
Mô hình chính quyền quân sự là mô hình tổ chức chính quyền đầu
tiên được thiết lập sau hơn một nghìn năm tồn tại dưới sự cai trị của phong
kiến Trung Hoa. Một chính quyền khi còn trong trứng nước như thế sẽ
không thể tồn tại được nếu không chú ý đến vấn đề phòng thủ đất nước.
Bằng việc chỉ ra những điều kiện, tính chất, nội dung của việc tổ chức chính
quyền thời kỳ Ngô - Đinh – Tiền Lê, nhóm tác giả đi đến khẳng định, chỉ ra
tính tất yếu của việc xây dựng mô hình chính quyền quân sự thời kỳ Ngô Đinh - Tiền Lê (từ năm 938 đến đầu thế kỷ XI). Đồng thời bằng phương
pháp nghiên cứu lý luận – lịch sử, trong chuyên đề này nhóm tác giả dự kiến

làm rõ nguyên nhân của việc chuyển đổi từ mô hình chính quyền quân sự
vào đầu thế kỷ XI sang một mô hình mới – mô hình chính quyền tập quyền
thân dân.
Chuyên đề 2: Mô hình chính quyền tập quyền thân dân thời kỳ Lý –
Trần – Hồ (Từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV)
Sau khi nghiên cứu những nét khái quát những đặc điểm chung của
thời kỳ Lý - Trần - Hồ (Từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV) nhằm chỉ ra cơ sở,
tính chất “thân dân” – một tính chất phát triển cao nhất trong thời kỳ phong
kiến ở giai đoạn này, nhóm tác giả sẽ tập trung làm rõ tính chất, đặc trưng cơ
bản của mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ này. Bằng phương pháp
nghiên cứu lý luận – lịch sử, trong chuyên đề này nhóm tác giả sẽ làm
11


rõ sự kế thừa và những phát triển đặc sắc trong việc tổ chức chính
quyền so với giai đoạn trước đó, cũng như nguyên nhân của việc
chuyển đổi từ mô hình chính quyền thân dân vào đầu thế kỷ XI sang
một mô hình mới – mô hình chính quyền tập quyền quan liêu.
Chuyên đề 3: Mô hình chính quyền tập quyền quan liêu Thời Lê
(Thế kỷ XV)
Thời nhà Lê (Thế kỷ XV) được coi là thời kỳ phát triển huy hoàng
nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về
luật pháp, nhóm tác giả sẽ tập trung khai thác, làm rõ tính chất, đặc trưng cơ
bản của mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ này, đồng thời bằng phương
pháp nghiên cứu lý luận – lịch sử, trong chuyên đề này nhóm tác giả sẽ làm
rõ những điểm tiến bộ và những mặt hạn chế khi áp dụng mô hình này, chỉ
ra những hệ quả của việc áp dụng mô hình này vào cuối thế kỷ XV.
Chuyên đề 4: Mô hình chính quyền lưỡng đầu (vua Lê - chúa Trịnh)
(từ 1600 đến 1786);
Một nhà nước đồng thời có 2 người cùng đứng đầu, cùng cai quản đất

nước, chỉ qua biểu hiện bên ngoài của nó đã đủ cho thấy nét độc đáo, lý thú
bậc nhất trong toàn bộ thời kỳ phong kiến. Song sự vận hành của chúng ra
sao, cơ sở cho sự tồn tại của mô hình này, và giá trị lịch sử của nó - liệu mô
hình ấy có những điểm tích cực gì có thể tiếp tục nghiên cứu để vận dụng
trong việc tổ chức chính quyền hiện nay hay không. Thông qua việc trình
bày những nét sơ lược, nhóm tác giả sẽ khai thác và chỉ rõ đặc trưng cơ bản
của từng thiết chế trong mô hình này và phần nào làm sáng tỏ những băn
khoăn kể trên.

12


Chuyên đề 5: Mô hình tập quyền chuyên chế Thời Nguyễn (từ
năm đầu thế kỷ XIX đến năm 1858):
Nội dung chủ yếu của chương này là chỉ ra những đặc trưng của một
mô hình phát triển cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam về tính chất
“chuyên chế”. Lâu nay có rất nhiều quan điểm cho rằng đã là kiểu nhà nước
phong kiến tất cả đều có hình thức nhà nước là quân chủ chuyên chế, nhưng
theo nhóm tác giả thì phải thực sự bắt đầu từ thời kỳ đầu nhà Nguyễn, lúc ấy
xã hội Việt Nam mới thực sự bước vào thời kỳ chuyên chế thực sự. Với
những qui định được triều đình đặt ra như không lập hoàng hậu, không lập
trạng nguyên, không lập tể tướng, không phong vương…cùng với cách cai
trị tập trung khiến cho tính chất tập quyền đã được đẩy lên có thể nói là cao
nhất trong suốt thời kỳ phong kiến. Nhưng liệu mô hình tập quyền chuyên
chế có phải chỉ chứa đựng tính chất tập quyền mà lâu nay được nhiều nhà
nghiên cứu nhận xét là phản tiến bộ hay không. Theo nhóm tác giả trong mô
hình tập quyền chuyên chế còn có khá nhiều những nét độc đáo, tiến bộ, và
cả sự kế thừa mà xét về thời điểm có thể nói những qui định ấy cũng không
xa so với thời điểm hiện tại, và chắc chắn còn nhiều điểm đáng phải kế thừa
cho việc xây dựng chính quyền hiện nay.

Chuyên đề 6: Nhận xét về mô hình tổ chức chính quyền Việt Nam
thời kỳ phong kiến
Qua việc tổng kết của cả 5 mô hình, nhóm tác giả rút ra những
đặc điểm cơ bản nhất, và không chỉ dừng lại ở những nhận xét nhóm tác
giả phần nào cũng cố gắng chỉ ra những đặc điểm tích cực nổi trội làm
nên những nét đặc thù về mô hình tổ chức chính quyền Việt Nam thời
kỳ phong kiến cũng như những hệ luận, những di căn, những tồn tại mà
chúng ta phải dám đối diện, dám nhìn thẳng để không mắc sai lầm từ
cách thức tổ chức đến việc thực hiện, từ lối tư duy đến lúc chúng được
13


hoá thân thành qui định của pháp luật, thành cơ chế và con người, hay
thành những công việc rất cụ thể - những công việc tưởng như đâu đó
xa lắm, cũ lắm nhưng hình như lại đang lội ngược dòng, như đang lặp
lại từ chính trong tư duy và trong cách vận hành các thiết chế nhà nước.

Phần thứ hai
14


NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Phần 1

THỜI KỲ NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
(TỪ 939 ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XI):

MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN QUÂN SỰ


15


[1.1]. Xây dựng mô hình chính quyền quân sự thời kỳ Ngô - Đinh
– Tiền Lê (từ 939 đến đầu thế kỷ XI) – một nhu cầu tất yếu:
Sau khi đánh bại quân nam Hán, Ngô Quyền 1 xưng Vương, đóng đô ở
Cổ Loa, như lời sử cũ để tỏ ý nối tiếp quốc thống xưa của An Dương Vương
và bắt đầu xây dựng một chính quyền trung ương độc lập. Vốn có một thời
gian dài lãnh thổ Việt Nam nằm trong An nam đô hộ phủ vốn là một bộ phận
của chính quyền cai trị Trung Hoa, nay được tách ra thành một quốc gia độc
lập, việc xây dựng một mô hình cho phù hợp là một vấn đề rất khó khăn.
Chính quyền mới phải đứng trước bài toán giải quyết cho được vấn đề
mối quan hệ giữa Phân tán và tập quyền 2. Trong thời kỷ cai trị phong kiến

Các đời vua Triều Ngô (938 - 965) bao gồm: 1. Tiền Ngô Vương (938 – 944); Dương Bình Vương
(945 - 950); Hậu Ngô Vương (951 - 965)
2
Lưu ý yếu tố phân tán là bản chất của kinh tế tiểu nông
1

16


phương Bắc tính tự trị địa phương là rất cao, luôn trong thế bùng phát, nguy
cơ phân tán quyền, không ai chịu ai là khó tránh khỏi.
Từ năm 938 - 944 khi Ngô Quyền mất, em vợ của Ngô Quyền là
Dương Tam Kha cướp ngôi vua, một số quan lại, tướng sĩ của Ngô quyền
không chịu, nổi lên chống lại Dương Tam Kha; mỗi người cầm quân chiếm
giữ một địa phương, lạp thành giang sơn riêng, gây nên tình trạng cát cứ loạn 12 sứ quân. Điều này thể hiện sự thắng thế của tính tiểu nông vốn vẫn
tiềm ẩn.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng cát cứ nảy sinh và tồn tại là do vừa
thoát thai khỏi thời kỳ Bắc thuộc, xã hội thế kỉ X tồn tại nhiều nét của cơ cấu
hạ tầng của thời kì trước. Trong khi đó tư tưởng cục bộ địa phương từ thời
Hùng Vương - An Dương Vương vẫn còn bảo lưu mạnh mẽ. Hơn nữa tầng
lớp hào trưởng địa phương được hình thành từ thời Bắc thuộc, họ cũng đồng
thời là những người đứng đầu trong các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc,
do vậy khi chính quyền mạnh thì họ thần phục, nhưng khi chính quyền suy
yếu thì họ nổi dậy và tiến hành cát cứ. Năm 967, xuất hiện một vị thủ lĩnh tài
ba tên là Đinh Bộ Lĩnh3 thống nhất đất nước, lập nên 1 quốc gia thống nhất
có tên là Đại Cồ Việt. Như vậy nếu tính về mặt thời gian thì tình trạng (xu
hướng) cát cứ4 tồn trại rất ngắn, vì nó không có cơ sở kinh tế - xã hội để duy
trì. Nguyên nhân cơ bản là nhu cầu đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, và nhu
cầu xây dựng, quản lí các công trình trị thuỷ luôn thắng thế. Chính từ nhận
thức đó ta sẽ thấy ngay từ đầu tính đại diện của nhà nước đã nổi trội, giống
như một hằng số không chỉ khi xuất hiện nhà nước, mà còn cả khi nhà nước
Các đời vua Triều Đinh (968 - 980) bao gồm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 980); Đinh Phế Đế (980).
Tác giả cũng đồng tình với quan điểm cho rằng đây chỉ là thời điểm có những biểu hiện ban đầu của
xu hướng cát cứ chứ chưa thể kết luận rằng đây là một mô hình chính quyền phong kiến cát cứ như ở
Tây Âu thế kỉ IX - X.
3
4

17


đó tồn tại và chính nó cũng qui định chức năng của nhà nước đồng thời giúp
lí giải vì sao xu hướng tập quyền luôn thắng thế.
Muốn xây dựng một chính quyền đủ mạnh không còn cách nào khác
là phải giải quyết được mối quan hệ giữa tập quyền và phân tán, và vì vậy
việc xây dựng một mô hình tổ chức chính quyền mới – mô hình chính

quyền quân sự5 là một giải pháp hợp lý và tất yếu, có tính lịch sử, nhằm tập
trung tối đa quyền lực cho việc xây dựng chính quyền quân sự tập trung
thống nhất.
Triều Đinh tồn tại không bao lâu, năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám
hại, sau đó nhiều vụ xung đột trong nước xảy ra, bên ngoài nạn ngoại xâm
luôn uy hiếp. Trong điều kiện đó, quân sĩ và một số quan lại đã suy tôn Lê
Hoàn – một người có uy tín trong triều, đang giữ chức Thập đạo tướng quân
làm vua, mở đầu cho triều Tiền Lê6. Ông nhanh chóng tổ chức lực lượng tiến
hành kháng chiến chống Tống, khôi phục và củng cố chính quyền quân sự
của triều Đinh.
[1.2]. Mô hình tổ chức chính quyền thời kỳ Ngô - Đinh - Tiền Lê:
1.2.1. Tổ chức chính quyền ở Trung ương:
Trong giai đoạn phôi thai của nhà nước phong kiến, khi cuộc đấu
tranh vũ trang giữa các lực lượng cát cứ với nhau và giữa chính quyền trung
ương với các lực lượng cát cứ địa phương diễn ra mạnh mẽ, thì tổ chức của
bộ máy Nhà nước do triều đình trung ương điều khiển có tính chất nặng về
quân sự. Lực lượng quân đội đã được các vua Ngô, Đinh, Tiền Lê đặc biệt
Giai đoạn này thể hiện khá rõ sự thắng thế của xây dựng một chính quyền mạnh (chính quyền Trung
ương tập quyền)
6
Các triều vua thời Tiền Lê (980 – 1009) gồm: 1. Lê Hoàn (980 – 1005); 2. Lê Trung Tông (1005); Lê
Ngoạ Triều (1005 – 1009)
5

18


quan tâm xây dựng. Thực chất việc xây dựng mô hình chính quyền quân sự
là một sứ mệnh lịch sử, một chính quyền mới giành được độc lập còn trong
trứng nước, còn trăm bề khó khăn làm thế nào để tồn tại trước một đế chế

Trung Hoa hùng cường quả là việc không đơn giản. Chúng tôi cho rằng, ở
thời điểm lịch sử ấy việc xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh không
những cần thiết để đối phó với nạn ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập quốc gia
mới giành được mà còn cần thiết cho việc đấu tranh nội bộ chống lại các hào
trưởng cát cứ. Vậy nên việc tổ chức chính quyền quân sự không đơn giản chỉ
là để gìn giữ độc lập chủ quyền, mà quan trọng không kém là để giải quyết
nguy cơ phân tán (bản chất của tính tiểu nông vốn vẫn tiềm ẩn) với yêu cầu
tập quyền.
Về tổ chức nhà nước, thời Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn - võ,
qui định các nghi lễ trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.
Đến thời nhà Đinh, Đinh Bộ lĩnh xưng Đế 7, chọn Hoa Lư8 làm căn cứ quân
sự.
Nhà Đinh chia cả nước làm 10 đạo. Năm 974, Đinh Tiên Hoàng tổ
chức lại quân đội trong cả nước, gồm 10 đạo, mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10
lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Tổng chỉ huy quân đội
là Thập đạo tướng quân điện tiền chỉ huy sứ9.
Có hai vấn đề đặt ra:

Người xưng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Lý Bôn, xưng Lý Nam Đế năm Tân Dậu (541)
Hoa Lư là vùng đất xung quanh bao bọc là núi thuận lợi cho xây dựng một chính quyền quân sự đủ
mạnh
9
Năm 971, Đinh Tiên Hoàng cho Lê Hoàn chức võ tướng Thập đạo tướng quân. Chức này là Tổng chỉ
huy quân đội đương thời. Năm 947 mới định 10 đạo gồm cả thảy một triệu quân. Vào thời Lý, các vệ
quân giao cho Tướng quân chỉ huy ví như Uy vệ tướng quân, Kiêu vệ tướng quân, Định Thắng tướng
quân. Thời Trần các võ quan cũng có chức Thân vệ tướng quân. (Xem : Vũ Văn Ninh, Từ điển chức
quan, Nhà xuất bản thanh niên, 2002, tr.661)
7
8


19


Thứ nhất, với số liệu trên cho ta thấy, tổng số quân đội thời kì này lên
đến 1.000.000 người. Nhưng liệu sự thật có phải tổng số quân ở thời kì đó
đã đạt được con số khổng lồ như vậy trên tổng dân số Đại Việt mới có
khoảng 3.000.000 dân?. Với tư liệu sử sách quá ít ỏi, chưa cho phép ta
khẳng định một cách xác đáng, nghiêm túc về vấn đề này, nhưng phần nào
cũng giúp ta nhận diện rằng đây là thời kì quân đội được chú trọng xây
dựng và phát triển cả về số lượng và chế độ luyện tập.
Thứ hai, cả nước chia thành 10 đạo, trong 10 đạo ấy liệu có bao gồm
những người thường dân khác hay không? Tại sao 10 đạo lại tương ứng với
1 triệu người. Vậy những người thường dân khác nằm trong bộ phận nào?
hoà nhập hay tách riêng? qui chế pháp lí gì riêng cho thường dân không? Tất
cả vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp, chỉ biết rằng bằng tư duy lí
luận - lịch sử ta có thể khẳng định rằng việc phân chia thành các đạo, 10 đạo
tương ứng 1 triệu quân chứng tỏ tính chất của nó không giản đơn là đơn vị
hành chính mà thực chất đạo là một đơn vị tổ chức quân sự.
Quan lại trong triều có các chức thái sư, quân sư, đại tổng quản. Dưới
tổng quản có thái uý, đô hộ phủ sĩ sư, thập đạo tướng quân. Về ban văn có
Nguyễn Bặc được phong Định Quốc Công đứng đầu triều, Lưu Cơ giữ chức
Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án, Thái sư Hồng Hiến, Sứ quan Trịnh Tú. Về
ban võ có Lê Hoàn giữ chức Thập đạo tướng quân đứng đầu quân đội, Thân
vệ tướng quân Phạm Bạch Hổ cầm quân trong kinh thành, Ngoại giáp Đinh
Điền cầm quân ngoài, Vệ uý Phạm Hạp. Về sau, năm 1002, Lê Hoàn đổi 10
đạo làm Lộ, Phủ, Châu. Thời Lê Hoàn, ở một số vùng trọng yếu, nhà vua cử
các con đến trấn trị, có quân đội để kịp thời trấn áp các cuộc nổi dậy, chống
đối.

20



Hình 1: Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Đinh
Hoàng đế

Bộ máy quan lại
(trong đó chỉ huy quân sự là thập đạo tướng quân
điện tiền chỉ huy sứ

12 Đạo/ Lộ

Giáp



Từ mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đến các biện pháp quản lý xã
hội thời kỳ này còn mang đậm mầu sắc quân sự, hệ tư tưởng Nho gia chưa
có dấu ấn trong tổ chức bộ máy nhà nước, thực chất bộ máy nhà nước còn
mang bóng dáng của một bộ máy tự quản của làng xã được mở rộng trong
phạm vi cả nước.
Dưới triều Tiền Lê, Lê Hoàn và các vua tiếp sau củng cố và tăng
cường thêm quân đội thường trực, đặt ngạch thân binh, tuyển lính túc vệ
đóng ở kinh thành. Các chức quan cao cấp chỉ huy quân đội được đặt ra như
Thái uý, Khu mật sứ. Ngoài quân đội của nhà vua còn có quân đội do các
Vương hầu, quý tộc chiêu mộ và điều khiển ở điền trang, thái ấp, mà vua có
thể điều động khi cần đến.

21



Trong triều đình Ngô - Đinh - Tiền Lê, các vị vua đã tiến hành phong
tước, mà trước hết là một số người trong hoàng tộc, điển hình nhất đó là
tước vương. Thời kì này trật tự lễ nghi trong triều đình đã bước đầu được
định hình, các vị vua khi mới lên ngôi đều đã chế định triều nghi, phẩm
phục.
Mỗi nhà nước phải có bệ đỡ về tư tưởng, nhà Đinh và Nhà Lê không
muốn dập khuôn theo mô hình Nho Giáo, đã chọn Phật giáo nhằm tranh thủ
nhân tâm. Điều đáng tiếc là Phật giáo lại quá xa lạ với luật pháp nhà Đinh, vì
vậy đã tạo ra một sự phản kháng hết sức gay gắt trong thời gian này.
Về tình hình pháp luật, cho đến nay chưa có một công trình nào có đủ
căn cứ khoa học để khẳng định rằng thời kì này đã có luật pháp thành văn,
mặc dù trong sử sách đôi chỗ cũng chép lại những hiện tượng như vua "định
luật lệ", "xuống chiếu", "chế định triều nghi phẩm phục"....Đặt vào hoàn
cảnh lúc bấy giờ thì việc quan trọng của các vương triều Ngô - Đinh - Tiền
Lê phải tập trung bảo vệ chủ quyền, vì vậy việc chưa có điều kiện quan tâm
nhiều đến việc xây dựng pháp luật cũng là điều dễ hiểu.
Nghiên cứu về lịch sử thời kì này có 10 tội gọi là thập ác là hình thức
tàn ác nhất với mục đích là để xây dựng một chính quyền Trung ương đủ
mạnh10, khá nhiều tác giả đánh giá rằng đây là thời kì luật pháp rất hà khắc
và tàn bạo11. Chúng tôi cho rằng điều đó đúng, nhưng không hoàn toàn như
vậy. Nếu đặt vào thời điểm thế kỉ X, ta sẽ thấy nhiều quốc gia trong thời kì
này cũng không thiếu những hình phạt vô cùng tàn bạo, dã man. Với một đất
nước vừa mới giành được độc lập, các thế lực chống đối thường xuyên
Đòi hỏi khách quan phải xây dựng một chính quyền Trung ương đủ mạnh đó là đến thế kỷ 10, Chăm
pa đã là một quốc gia hùng mạnh và cường thịnh, giao tiếp thường xuyên với họ là Nhà Tống. Tuy
nhiên ta cũng thấy rằng để xây dựng một hệ thống quân sự như vậy là vô cùng tốn kém vì vậy việc
nảy sinh mâu thuẫn giữa mối quan hệ giữa nước với làng là không thể tránh khỏi.
11
Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đã hạ lệnh "đặt vạc dầu ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, kẻ nào trái
phép phải chịu tội bỏ vạc dầu cho hổ ăn"

10

22


chống đối, nên việc qui định các biện pháp khắc nghiệt để thị uy, trừng trị
những kẻ chống đối, chứ tuyệt nhiên không phải những hình phạt này được
áp dụng đối với toàn dân. Bên cạnh hình thức quan phương (qui định của
nhà nước), nếu xét một cách công bằng các yếu tố phi quan phương (đặc
biệt là tập quán, lệ làng) lúc bấy giờ mới thực sự giữ một tỉ trọng lớn và là
công cụ đặc biệt điều chỉnh hành vi con người.

[1.2.2] Về tổ chức chính quyền địa phương:
Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (năm 939),
bước đầu xác lập nhà nước trung ương tập quyền ở nước ta. Tuy nhiên,
chính quyền địa phương Triều Ngô chưa có gì thay đổi, việc phân chia đơn
vị hành chính lãnh thổ vẫn được giữ nguyên như thời họ Khúc, chính quyền
địa phương gồm các cấp: lộ - phủ - châu - giáp - xã.
Đến Triều Đinh, nước ta được chia làm 10 đạo. Dưới cấp đạo là giáp,
xã. Các cấp phủ, châu đã bị xoá bỏ (tuy nhiên, ở những vùng xa xôi mà triều
đình chưa trực tiếp với tới được thì vẫn để đơn vị châu như trước đây). Ở các
đạo, lộ, phủ có các chức Quản giáp, Trấn tướng, thứ sử các châu.
Đến năm 1002, nhà Tiền Lê khôi phục lại phủ, châu cùng với việc đổi
đạo thành lộ. Đứng đầu các lộ là An phủ sứ, đứng đầu các phủ là Tri phủ và
đứng đầu các châu là Tri châu. Các quan lại địa phương ngoài quyền hành
chính còn có cả quyền tư pháp.12 Về cấp cơ sở và tổ chức quản lý của cấp
này không được sử sách chép đến nhưng có lẽ, cấp giáp và cấp xã có từ thời
họ Khúc vẫn được giữ nguyên.
Hình 2: So sánh mô hình tổ chức chính quyền địa phương thời Ngô Đinh - Tiền Lê
Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà nội, 1999, tr. 46
12

23


Ngô

Đinh

Tiền Lê

Châu

Lộ

Đạo

Lộ

Huyện

Phủ

Phủ

Hươn
g

Châu


Châu



Giáp

Thời thuộc
Đường

Giáp

Hươn
g



Năm 1009 Lý Công Uẩn lúc bấy giờ là thập đạo tướng quân thập tiền
chỉ huy sứ. Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, quần thần tôn Lý Công Uẩn lên
ngôi vua, lúc này mối quan hệ làng - nước chuyển sang một mô hình mới:
mô hình chính quyền thân dân.
Tóm lại, về tổ chức chính quyền địa phương, Thời Ngô - Đinh - Tiền
Lê đã thực sự tồn tại bộ máy quản lý chính quyền địa phương các cấp. Ở
nông thôn tuy có những thay đổi khác nhau nhưng trên đại thể vẫn duy trì
cấp giáp và cấp xã đã được khẳng định và chính thống từ thời họ Khúc. Tuy
nhiên, có thể khẳng định rằng, chính quyền trung ương vẫn chưa với tay
quản lý được tất cả các vùng của đất nước. Các vùng thượng du, các vùng
hẻo lánh, một số vùng đồng bằng xa xôi vẫn nằm ngoài phạm vi kiểm soát

24



của triều đình và vẫn do các thủ lĩnh địa phương quản lý theo truyền thống
tự quản của tổ chức công xã nông thôn xa xưa.
Nhìn một cách tổng thể, mô hình chính quyền quân sự thời Ngô Đinh - Tiền Lê nổi lên 3 mâu thuẫn cơ bản:
Thứ nhất, nhìn dưới góc độ cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế - xã hội ta
có thể thấy một đất nước mới trải qua 1000 năm Bắc thuộc, mới giành được
độc lập, điều kiện kinh tế còn đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó mô
hình cai trị thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là mô hình tập quyền quân sự, quân
đội lên đến 1 triệu người, xây dựng như vậy tự thân nó đã chứa đựng mâu
thuẫn. Một mô hình như vậy sẽ không có điều kiện duy trì vì kiến trúc
thượng tầng được xây dựng không phù hợp với cơ sở hạ tầng, với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, về địa thế, Hoa Lư là một vùng hiểm yếu có núi vây quanh,
xung quanh là thung lũng, không thể có điều kiện để mở rộng giao thương,
phát triển kinh tế, văn hoá. Tại thời điểm xây dựng mô hình chính quyền
quân sự, địa thế của Hoa Lư rất phù hợp, vì nó là địa thế tốt cho việc phòng
thủ và tập luyện; nhưng nếu tính lâu dài thì Hoa Lư không có điều kiện để
mở rộng, phát triển kinh tế.
Thứ ba, Muốn xây dựng một chính quyền nhất thiết phải có một bệ đỡ
tư tưởng. Đây là một trong ba yếu tố cốt tử cùng với kinh tế, chính trị duy
trì trật tự của một chính quyền, đồng thời cũng thể hiện rõ nhất sự thống trị
của giai cấp. Bệ đỡ tư tưởng thời kỳ này là Phật giáo, hay nói cách khác Phật
giáo được lựa chọn làm quốc giáo, tuy vậy Phật giáo lại mâu thuẫn với chính
sách quân sự hà khắc của thời kỳ này. Để quản lý một đội quân lên tới 1
triệu người cần phải có kỉ luật nhưng với những qui định về tội thập ác, với

25



×