Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ GIẢI PHÁP tài CHÍNH THÚC đẩy PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG điều KIỆN CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.15 KB, 168 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự
tác động của khoa học - công nghệ (KH-CN), nền nông nghiệp Việt Nam đã
có những bước phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm nông nghiệp tăng lên vượt bậc
về số lượng, chất lượng và phong phú về chủng loại. Do đó, phát triển công
nghệ sau thu hoạch (CNSTH) để tương xứng với một nền nông nghiệp hàng
hóa ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết. CNSTH không
những là biện pháp cấp bách góp phần làm giảm tổn thất đối với nông sản sau
thu hoạch, mà còn là một trong những nội dung cốt lõi của quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được vai trò của CNSTH đối với
quá trình phát triển của nông nghiệp và đất nước, Nhà nước đã đề ra nhiều
giải pháp nhằm thúc đẩy CNSTH phát triển, song kết quả đạt được vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Cho đến nay, CNSTH vẫn là một
vấn đề nổi cộm nhất trong nông nghiệp nước ta. CNSTH Việt Nam còn lạc
hậu về trình độ và nhỏ bé về quy mô, nên chưa phát huy tốt vai trò là động lực
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về
CNSTH của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình và
đề tài nghiên cứu trên chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật và một
phần khía cạnh kinh tế của CNSTH. Hiện nay, chưa có một công trình
nghiên cứu nào đề cập tới tác động của tài chính đến CNSTH một cách
toàn diện và có hệ thống. Trước những bức xúc cả về lý luận và thực tế, tác
giả đã chọn đề tài: "Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghệ
sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam" cho luận án của mình.



2

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận liên quan đến CNSTH,
làm rõ vai trò của tài chính đối với việc phát triển CNSTH ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với
CNSTH ở nước ta, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước. Trên cơ
sở đó tìm ra các giải pháp tài chính phù hợp để nhanh chóng đưa CNSTH của
Việt Nam tiến kịp với CNSTH của các nước tiên tiến trên thế giới.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các giải pháp tài chính
chủ yếu bao gồm chi ngân sách nhà nước (NSNN), thuế, tín dụng tác động
đến sự phát triển của CNSTH.
Phạm vi nghiên cứu: CNSTH là một vấn đề có liên quan đến cả khía
cạnh kinh tế và khía cạnh kỹ thuật. Trên giác độ kinh tế, luận án không đề cập
đến khía cạnh kỹ thuật của CNSTH mà chỉ tập trung vào nghiên cứu các giải
pháp tài chính chủ yếu là chi NSNN, tín dụng và thuế có ảnh hưởng đến sự
phát triển của CNSTH từ năm 1990 trở lại đây. Mặt khác, do tính chất phức tạp
của đề tài nên tác giả chủ yếu đi sâu phân tích một số khâu trong hệ thống sau
thu hoạch (STH) như khâu sơ chế, bảo quản và chế biến. Đồng thời, chọn
nghiên cứu CNSTH đối với hai loại nông sản chủ yếu là thóc gạo và rau quả.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, phương
pháp thống kê và phương pháp tiếp cận hệ thống (không nghiên cứu các bộ
phận riêng lẻ mà đặt chúng trong mối quan hệ với các bộ phận khác để nghiên
cứu).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học



3

Luận án đã khái quát hóa, hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề về
lý luận có liên quan đến hoạt động STH, CNSTH, đặc điểm của CNSTH và
các nhân tố tác động đến CNSTH. Đặc biệt, luận án đã đi sâu phân tích và chỉ
rõ tính hệ thống trong việc nghiên cứu CNSTH. Đồng thời chỉ rõ mối quan hệ
biện chứng giữa tài chính với sự phát triển của CNSTH. Đây là cơ sở lý luận
quan trọng cho việc tìm ra tính quy luật của sự phát triển CNSTH.
Luận án đã đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình CNSTH
ở Việt Nam và việc sử dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển
CNSTH. Với các số liệu phong phú và đáng tin cậy, luận án đã phân tích và
đánh giá một cách khách quan những mặt đã đạt được và những tồn tại cần
khắc phục. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính để tác động một cách
có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển CNSTH ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có ý nghĩa thực tiễn cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa,
nhất là nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên hết sức cấp thiết. Với
những đề xuất có tính khả thi, luận án đã góp phần vào việc hoàn thiện các
giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển CNSTH nhằm đẩy nhanh quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Công nghệ sau thu hoạch và vai trò của các công cụ tài
chính đối với công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Chương 2: Tác động của các giải pháp tài chính đối với công nghệ sau
thu hoạch ở Việt Nam.



4

Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển
công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam.


5

Chương 1
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG
ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

1.1.1. Hệ thống sau thu hoạch
1.1.1.1. Giai đoạn sau thu hoạch - giai đoạn tất yếu của dây chuyền
cung ứng nông sản
Dây chuyền cung ứng nông sản bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn
trước thu hoạch và giai đoạn sau thu hoạch.
- Giai đoạn trước thu hoạch: Là giai đoạn sản phẩm đang trong quá
trình sinh trưởng hay trước khi quá trình thu hoạch sản phẩm bắt đầu. Đây
chính là giai đoạn sản xuất. Giai đoạn này có vai trò quyết định đến năng suất
và chất lượng của nông sản thô - nguyên liệu đầu vào cho CNSTH. Trong giai
đoạn trước thu hoạch, cây trồng hoặc vật nuôi phải trải qua một thời kỳ biến
đổi sâu sắc về chất và lượng. Sự biến đổi đó không những ảnh hưởng đến chất
lượng của nông sản mà còn tác động trực tiếp đến các hoạt động STH. Đây
chính là giai đoạn cận thu hoạch - một giai đoạn tiếp nối từ giai đoạn trước

thu hoạch sang giai đoạn STH. Nhìn chung, giai đoạn trước thu hoạch tương
đối rõ ràng và thuật ngữ "trước thu hoạch" thường có sự thống nhất cao về
mặt nhận thức.
- Giai đoạn sau thu hoạch: Hiện nay thuật ngữ STH vẫn còn là vấn
đề đang được tranh cãi vì rất khó xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết
thúc của giai đoạn STH.
+ Thời điểm bắt đầu của giai đoạn STH
"Thu hoạch là một hoạt động có chủ đích để phân tách sản phẩm của
cây trồng ra khỏi phần thân cây hoặc ra khỏi đất" [58, tr. 1].


6

Sau thu hoạch là sau khi tách sản phẩm khỏi môi trường hoặc nơi sản
xuất. Vậy, STH có nghĩa là khi công việc thu hoạch đã được hoàn thành (sau
khi thu hoạch xong). Nhưng theo cách hiểu phổ biến ở hầu hết các nước thì
STH bao gồm cả hoạt động thu hoạch và thời điểm bắt đầu của STH được
tính từ khi hoạt động thu hoạch bắt đầu.
+ Thời điểm kết thúc của giai đoạn STH
Trong các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay, có rất nhiều cách hiểu
về thời điểm kết thúc của giai đoạn STH.
Có quan điểm cho rằng, STH chỉ là quá trình đảm bảo cho sản phẩm
vẫn còn tươi sau khi thu hoạch như lựa chọn, phân loại, bảo quản, sơ chế, đóng
gói sản phẩm. Quan điểm này mới chỉ tính đến một khía cạnh của khâu bảo
quản trong hoạt động STH. Đó là giữ cho sản phẩm tươi nguyên. Cách hiểu
này làm thu hẹp phạm vi của hoạt động STH.
Theo khái niệm nêu trong từ điển Newcollegiate của Webster từ "sau
thu hoạch" có nghĩa là "có liên quan đến, xảy ra hoặc được sử dụng trong
thời kỳ sau khi thu hoạch" [63, tr. 1]. Khái niệm này còn mang tính chất chung
chung và chưa phân định được rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn

STH.
Khái niệm do Bourne đưa ra năm 1977, được viện Hàn lâm khoa học
quốc gia Mỹ sửa đổi năm 1978 và được FAO chấp nhận: "Giai đoạn sau thu
hoạch bắt đầu từ lúc sản phẩm có thể ăn được tách rời khỏi cây trồng đã sản sinh
ra sản phẩm đó do hành động có chủ tâm của con người và kết thúc khi sản
phẩm được đưa vào quá trình chế biến cho bữa ăn của người tiêu dùng" [60,
tr. 5].
Khái niệm này đã nêu tương đối rõ ràng về thời điểm bắt đầu và kết
thúc của giai đoạn STH. Song nông sản không phải chỉ sử dụng cho con
người mà còn có thể sử dụng cho vật nuôi. Vì vậy, có thể hiểu khái niệm
STH như sau: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn sau thu hoạch được tính từ


7

khi tách sản phẩm khỏi cây trồng và kết thúc khi sản phẩm được đưa vào
chế biến cho tiêu dùng.
Như vậy, giai đoạn STH bao gồm nhiều khâu và được chỉ ra một cách
chi tiết trong sơ đồ 1.1:
Sản

Thu



Bảo

Chế

Vận


xuất

hoạch

chế

quản

biến

chuyển

Marketing

Tiêu
dùng

Giai đoạn sau thu hoạch
Sơ đồ 1.1: Dây chuyền cung ứng nông sản
Các khâu trong giai đoạn STH có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Trình tự của các khâu trong hệ thống STH có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu
cầu của sản phẩm hoặc yêu cầu của người tiêu dùng. Để thấy được bức tranh
toàn cảnh về giai đoạn STH cần phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống STH.
1.1.1.2. Hệ thống sau thu hoạch
Hệ thống STH là tập hợp của các hoạt động, các chủ thể, các giải pháp,
các sản phẩm và thị trường cũng như mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận,
các khâu có liên quan đến các hoạt động STH.
Hệ thống STH rất phức tạp, bao gồm:
- Nhiều khâu khác nhau: Thu hoạch, sơ chế (đập, phơi sấy, làm sạch,

phân loại), bảo quản, chế biến (bao gồm cả kiểm soát và quản lý chất lượng),
vận chuyển và tiếp thị.
- Nhiều chủ thể kinh tế tham gia: nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh
nghiệp và Nhà nước.
- Nhiều địa điểm khác nhau: Trên đồng ruộng, nhà nông dân, kho
tàng, cửa hàng, cơ sở bảo quản, nhà máy chế biến…
- Nhiều loại hình công nghệ: Công nghệ sinh học, công nghệ hóa học,
công nghệ vật lý...


8

- Nhiều chính sách liên quan: chính sách kinh tế (chính sách giá cả,
chính sách thị trường…) và chính sách tài chính (chính sách thuế, chính sách
đầu tư, chính sách tín dụng…) có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển
của hệ thống STH.
Ngoài ra, hệ thống STH còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
và nhiều thời gian khác nhau. Điều này cho thấy tính chất hết sức phức tạp
của hệ thống STH (phụ lục 1). Tính hệ thống của hoạt động STH cho thấy nếu
các khâu phát triển không đồng bộ, không cân đối sẽ dẫn đến sử dụng nguồn
lực kém hiệu quả, tác động xấu đến các khâu khác trong hệ thống và kìm hãm
sự phát triển của toàn bộ hệ thống STH.
Trong hệ thống STH, tổn thất có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào. Vì vậy,
cần phải nghiên cứu kỹ các loại tổn thất để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời
và đạt hiệu quả.
1.1.1.3. Tổn thất sau thu hoạch
Ở giai đoạn trước thu hoạch, mọi người đều dễ dàng nhận biết hiện
tượng mất mùa ngoài đồng và đã đề ra được những biện pháp phòng chống có
hiệu quả. Trong khi đó, ở giai đoạn STH chúng ta thường bỏ qua hiện tượng
"mất mùa trong nhà". Đó chính là tổn thất STH.

Tổn thất (Loss) là "bất kỳ sự suy giảm nào về giá trị có thể sử dụng
được, khả năng có thể ăn được, về tính ích dụng và sự bổ dưỡng hoặc về chất
lượng của nông sản dẫn đến nông sản không thể tiêu thụ được" [39, tr. 15].
Tổn thất STH là tổng tổn thất xảy ra trong tất cả các khâu của hệ
thống STH. Tổn thất STH có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
- Theo tính chất của tổn thất:
+ Tổn thất về số lượng (Weight loss): Là sự suy giảm khối lượng của
sản phẩm trong toàn bộ hệ thống STH. Tuy nhiên, một số trường hợp giảm
khối lượng không nhất thiết là bị tổn thất. Ví dụ: hiện tượng bốc hơi nước,
hiện tượng hô hấp trong phạm vi cho phép được coi là sự hao hụt quy luật.


9

+ Tổn thất về chất lượng (Quality loss): Là sự suy giảm chất lượng
của sản phẩm xảy ra trong quá trình STH hoặc do những biến đổi hóa sinh,
tác động của vi sinh vật hoặc côn trùng, chuột và sự xây xát cơ học... Tổn thất
về chất lượng được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu dinh dưỡng (hàm
lượng vitamin, khoáng, đường...); chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm (các độc
tố, hóa chất có hại, các vi khuẩn gây bệnh…); chỉ tiêu cảm quan (hình thức
bên ngoài, màu sắc, mùi vị...).
+ Tổn thất kinh tế (Economic loss): Là tổng tổn thất về số lượng và
chất lượng được tính thành tiền hoặc tính bằng tỷ lệ % của giá trị nông sản
thu hoạch được.
+ Tổn thất xã hội (Social loss): Là những tổn thất về vấn đề xã hội
như môi trường sinh thái, công ăn việc làm, an ninh lương thực...
- Theo nguyên nhân gây ra tổn thất:
+ Tổn thất do các nguyên nhân từ bên trong nông sản:
Sự hô hấp của nông sản: Sau khi thu hoạch, hầu hết các nông sản vẫn
tiếp tục quá trình hô hấp. Quá trình này của nông sản phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như nhiệt độ, sự thông thoáng của môi trường bảo quản, thủy phần và đặc
tính của mỗi loại nông sản.
Quá trình chín sau thu hoạch: Là quá trình chuyển hóa các chất để nông
sản đạt đến độ chín có chất lượng cao nhất. Quá trình này là cần thiết song
nếu không kiểm soát được, quá trình chín sẽ gây ra tổn thất cho nông sản.
Sự nẩy mầm: Nếu nông sản không phải dùng để làm giống thì sự nẩy
mầm sẽ làm cho các chất dự trữ trong nông sản bị phân giải, làm giảm chất
lượng của nông sản.
Sự mất nước: Khi nhiệt độ của không khí cao và độ ẩm của không khí
thấp, nông sản thường bị mất nước dẫn đến giảm cả khối lượng và chất lượng
của nông sản.
+ Tổn thất do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào nông sản


10



Môi trường:

Nhiệt độ của không khí: Nhiệt độ càng cao và thời gian bảo quản càng
dài thì tổn thất càng lớn, vì hầu hết các yếu tố làm giảm chất lượng xảy ra với
tốc độ cao khi nhiệt độ tăng.
Độ ẩm của không khí: Có sự di chuyển của hơi nước giữa nông sản và
môi trường xung quanh theo hướng cân bằng. Nếu nông sản có độ ẩm cao nó
sẽ giảm độ ẩm vào không khí và ngược lại, gây ra tổn thất cho nông sản.


Sinh vật hại: Bao gồm bốn nhóm chính là vi sinh vật (nấm, mốc, vi


khuẩn); côn trùng, sâu bọ; loại gặm nhấm và chim, dơi… Các sinh vật hại gây
tổn thất cho nông sản dưới các hình thức như: ăn hại làm giảm trọng lượng
nông sản; làm nhiễm bẩn nông sản do các chất thải của chúng và đưa vào
nông sản nhiều độc tố, mầm gây bệnh...


Tác động của con người: Tổn thất do con người gây ra bao gồm: thu

hoạch không đúng kỹ thuật (đổ vỡ, rơi rụng…); thiếu kỹ năng đóng gói và xử
lý nông sản; thiếu các phương tiện phục vụ cho quá trình vận chuyển, bảo
quản, chế biến nông sản (contener và kho tàng, kho lạnh, máy sấy...); không
phù hợp về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý...
Tổn thất STH ở các nước, các vùng khác nhau chênh lệch nhau rất
lớn. Mức độ tổn thất STH ở những nước chậm phát triển thường cao hơn
nhiều so với các nước phát triển. Các nước ở vùng ôn đới hoặc lạnh có tổn
thất STH nhỏ hơn các nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
1.1.2. Công nghệ sau thu hoạch
1.1.2.1. Công nghệ
Công nghệ được hiểu là hệ thống các công cụ, các phương tiện và các
giải pháp nhằm biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho
nhu cầu của con người [54].
Công nghệ bao gồm bốn thành phần chủ yếu sau:


11

- Phần kỹ thuật: Bao gồm máy móc, thiết bị. Nó giúp cho việc tăng
năng lực cơ bắp và tăng trí lực của con người. Phần kỹ thuật được coi là
"xương sống" của hoạt động chuyển đổi nguồn lực.
- Phần con người: Bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển

và quản lý dây chuyền thiết bị.
- Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, bản thuyết minh, tài liệu chỉ dẫn, bí
quyết (Know how)…
- Phần tổ chức quản lý: Bao gồm việc điều phối, quản lý, tiếp thị… có
liên quan đến nhiệm vụ liên kết các thành phần trên.
Các thành phần của công nghệ có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với
nhau và được thể hiện qua sơ đồ 1.2.

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành phần của công nghệ
Nguồn: Hồ Xuân Phương (1996), Đầu tư phát triển sự nghiệp khoa
học - công nghệ của đất nước, tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Viện Nghiên cứu Tài chính, Hà Nội.
Các hoạt động chủ yếu của KH-CN bao gồm:


12

- Nghiên cứu cơ bản: Là hoạt động tư duy sáng tạo của con người
nhằm phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xã
hội. Kết quả của nghiên cứu cơ bản thường mang tính lý thuyết và chưa áp
dụng được vào thực tế.
- Nghiên cứu ứng dụng: Là sử dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản để
tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới.
- Phát triển công nghệ: Là sử dụng kết quả của nghiên cứu ứng dụng
nhằm hoàn thiện công nghệ hoặc sản phẩm mới. Phát triển công nghệ gồm:
triển khai thực nghiệm (ứng dụng kết quả nghiên cứu để tạo ra công nghệ
hoặc sản phẩm mới) và sản xuất thử nghiệm (ứng dụng kết quả triển khai
thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ, sản
phẩm mới).
- Phổ biến và nhân rộng: Là một số hoạt động về dịch vụ KH-CN như

thông tin, tư vấn, đào tạo, phổ biến, ứng dụng, chuyển giao công nghệ [28, tr. 19-20].
Các hoạt động trên có quan hệ chặt chẽ và đan xen lẫn nhau trong quá trình
phát triển của KH-CN.
1.1.2.2. Công nghệ sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạch là các giải pháp nhằm giải quyết
các vấn đề thuộc các hoạt động thu hoạch, các hoạt động trước bảo
quản (đập, phơi sấy, làm sạch, phân loại, thu mua, vận chuyển), các
hoạt động trong quá trình bảo quản, chế biến, hoạt động kiểm tra
quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông sản cũng như các hoạt
động mang tính chất kinh tế và xã hội của giai đoạn sau thu hoạch
[9, tr. 60].
Như vậy, CNSTH bao gồm các công nghệ gắn liền với các khâu của
hệ thống STH. Đó là một từ ghép của hai mảng gắn kết chặt chẽ với nhau là
công nghệ và STH. Là công nghệ nên CNSTH cũng bao gồm bốn bộ phận cấu


13

thành là kỹ thuật, con người, thông tin và quản lý. Thuộc hệ thống STH nên
CNSTH gắn chặt chẽ với nông nghiệp và việc cung ứng nông sản.
Trong dây chuyền cung ứng nông sản, tương ứng với hai giai đoạn
trước thu hoạch và sau thu hoạch là công nghệ trước thu hoạch và công
nghệ sau thu hoạch. Vì mỗi loại nông sản có những hoạt động STH khác
nhau nên CNSTH cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại nông sản và đặc
điểm cụ thể của từng nước, từng vùng. Song nhìn chung, CNSTH bao gồm
các công nghệ sau:
Công nghệ
thu hoạch

Công


Công

nghệ

nghệ

trước

sau

thu

thu

hoạch

hoạch

Công nghệ
sơ chế
Công nghệ
bảo quản
Công nghệ
chế biến
Công nghệ
vận chuyển
Công nghệ
tiếp thị


Giai đoạn
trước thu
hoạch

Giai đoạn sau thu hoạch

Nông sản phẩm
cho tiêu dùng

Sơ đồ 1.3: Giai đoạn sau thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch
trước

CNSTH có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thuộc hệ thống STH. Mục
thu

đích của CNSTH là giảm tổn thất STH, tăng chất lượng, tăng giá trị nông sản
và đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, CNSTH còn liên quan đến nhiều vấn đề
hoạch


14

như: an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm
nghèo, tăng trưởng kinh tế và góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội.
Để chuyển giao CNSTH một cách có hiệu quả cần phải áp dụng mô
hình lấy người tiếp nhận công nghệ làm trung tâm. Mô hình này phản ánh
mối quan hệ khép kín hai chiều. Người tiếp nhận công nghệ cũng đồng thời là
người đề xuất công nghệ. Các nhà khoa học cùng với người tiếp nhận công
nghệ sẽ tham gia vào việc xác định và đưa ra các CNSTH khả thi cho vấn đề
phát sinh. Nếu cần phải có sự thay đổi trong hệ thống các quy định hiện hành

thì các nhà kỹ thuật, nhà kinh tế, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách
cùng phối hợp để lựa chọn CNSTH tốt nhất áp dụng trong thực tế. Sau đó,
CNSTH được kiểm nghiệm để tiếp tục hoàn thiện khi điều kiện thực tế có sự
thay đổi. Sau khi đưa CNSTH vào ứng dụng, cần xem xét sự phản hồi của
những người tiếp nhận công nghệ để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế
của từng địa phương và triển khai áp dụng rộng rãi.
4. Đánh giá của người
tiếp nhận CNSTH và
triển khai áp dụng rộng
rãi

- Người tiếp nhận
CNSTH
- Vấn đề phát sinh

- Người tiếp nhận và các
nhà nghiên cứu CNSTH
- Kiến thức và vấn đề cần
giải quyết

CNSTH phù hợp nhất cho
vấn đề phát sinh

3. Áp dụng và kiểm
nghiệm CNSTH

1. - Phán đoán của các
nhà nghiên cứu
- Người tiếp nhận
CNSTH phân tích tình

huống

Các CNSTH khả thi
cho vấn đề phát sinh

2. Tìm kiếm CNSTH phù
hợp: Nhóm nghiên cứu
gồm người tiếp nhận công
nghệ và các nhà khoa học
của các lĩnh vực liên quan

Sơ đồ 1.4: Mô hình lấy người tiếp nhận công nghệ làm trung tâm
Nguồn: Regional workshop on farm storage, p. 64-65.
Với mô hình này, việc chuyển giao và áp dụng công nghệ bắt đầu và
kết thúc với những người sẽ sử dụng công nghệ đó. Những người đầu tư công


15

nghệ sẽ tránh được rủi ro đầu tư vào CNSTH không thích hợp. Xác định theo
cách này, CNSTH tạo ra sẽ áp dụng được vào thực tế và đem lại lợi ích cho
tất cả những người liên quan đến hoạt động STH.
1.1.3. Tính tất yếu của công nghệ sau thu hoạch
Một là: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Khác với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính mùa
vụ rất cao. Do tính thời vụ nên đến vụ thu hoạch, cung lớn hơn cầu về nông
sản rất nhiều. Để kéo dài thời gian cung ứng của nông sản nhằm hạn chế tính
mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nông sản phải được xử lý bằng CNSTH.
Hơn nữa, một số nông sản không thể sử dụng trực tiếp được mà phải
thông qua khâu chế biến như cà phê hạt phải phơi, sấy, rang, xay mới sử dụng

được. Mủ cao su tươi phải chế biến thành các sản phẩm mới tiêu thụ được
trên thị trường. Vì vậy, cần phải có công nghệ chế biến để chuyển nông sản
thô thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu
dùng.
Ngoài ra, sản phẩm của nông nghiệp vừa là sản phẩm thiết yếu cho con
người (lương thực, thực phẩm), vừa là đầu vào (giống cây) cho chu kỳ sản
xuất tiếp theo hoặc đầu vào (nguyên liệu) cho công nghiệp chế biến. Vì vậy,
phải có một giai đoạn kế tiếp từ vụ này sang vụ sau trong quá trình tái sản
xuất. Trong giai đoạn này, việc bảo quản sản phẩm STH là một tất yếu khách
quan.
Hai là: Do đặc tính tự nhiên của sản phẩm nông nghiệp dễ dẫn đến
tổn thất sau thu hoạch cao
Sản phẩm nông nghiệp có đặc tính tự nhiên là tươi sống, có hàm
lượng nước cao. Với sự tác động của môi trường xung quanh như độ ẩm và
nhiệt độ cao, nông sản rất dễ bị tổn thất nếu không có công nghệ bảo quản
hoặc chế biến phù hợp.


16

Theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm trung bình thiệt hại của
thế giới về lương thực chiếm từ 15 - 20% tổng giá trị sản lượng. Tương đương
với 130 tỉ USD, đủ nuôi sống được 200 triệu người trong một năm [48, tr. 6-7].
Đối với nước ta, tổn thất STH cũng rất lớn. Tính trung bình đối với
lương thực tổn thất STH là 12%, cây có củ là 20%, rau quả từ 20 - 40% [27,
tr. 233].
Tổn thất về chất lượng nông sản do nấm mốc, vi sinh vật phá hoại
cũng là mối quan tâm rất lớn cho xã hội. Loại tổn thất này không những làm
giảm giá trị nông sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người và vật nuôi. Theo nghiên cứu của một chuyên gia người Úc, thiệt hại do

việc nhiễm độc tố nấm Aflatoxin đối với ngô, lạc ở ba nước: Inđônêsia, Thái
Lan và Philippin là 476,8 triệu AU $ cho cả người, vật nuôi (phụ lục 2).
Trong đó, tổn thất ảnh hưởng đến sức khỏe con người là 176,5 triệu AU $ [16,
tr. 5]. Vì vậy, phát triển CNSTH trở nên một yêu cầu hết sức bức xúc nhằm
nhanh chóng khắc phục tình trạng "mất mùa trong nhà" và sử dụng nguồn lực
có hiệu quả trong toàn bộ dây chuyền cung ứng nông sản.
Ba là: Do nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng và xã hội
Nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội rất phong phú và ngày càng
phức tạp. Hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng đối với nông sản là:
- Đảm bảo các tiêu chuẩn thương phẩm như độ tươi nguyên, chất dinh
dưỡng, chất lượng và thuận tiện cho bữa ăn như thực phẩm chế biến nhanh.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe như vệ sinh, an toàn thực phẩm
và nông sản sạch.
- Đảm bảo phòng ngừa bệnh tật, chữa bệnh, và kéo dài tuổi thọ như
thực phẩm thuốc chữa bệnh.
- Đảm bảo sự phát triển toàn diện và giúp cho con người thông minh
hơn như thực phẩm chức năng.


17

Để đáp ứng được các yêu cầu trên phải áp dụng CNSTH, đặc biệt là
công nghệ chế biến. Công nghệ chế biến có khả năng biến đổi một loại
nguyên liệu nông sản thành nhiều loại hàng hóa theo ý muốn. Hơn nữa,
CNSTH còn cho phép sản xuất ra các sản phẩm mới mà nông sản nguyên
liệu bị hạn chế.
Đối với Việt Nam, yêu cầu phát triển CNSTH càng trở nên cấp thiết
hơn vì Việt Nam đang chuyển dần từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp
sang một nền nông nghiệp hàng hóa. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, số
lượng nông sản dư thừa không đáng kể nên vấn đề CNSTH ít được đặt ra.

Song với nền nông nghiệp hàng hóa, khối lượng nông sản tạo ra rất lớn,
nếu không được bảo quản, sơ chế kịp thời tổn thất sẽ rất cao. Bên cạnh đó,
sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN đã làm thay đổi cơ bản mức độ và bản
chất của cạnh tranh trên thế giới. Việt Nam ngày càng mất dần lợi thế so
sánh truyền thống như lao động giản đơn và tài nguyên thiên nhiên. Điều
này đã đặt Việt Nam trước những thử thách to lớn trong cuộc chiến không
cân sức với các nước kinh tế phát triển. Vì vậy, để có thể đứng vững trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt này, Việt Nam phải nhanh chóng phát triển
CNSTH.
1.1.4. Đặc điểm của công nghệ sau thu hoạch
CNSTH là công nghệ của các khâu STH nên nó vừa mang những đặc
điểm chung của KH-CN vừa mang những đặc điểm riêng gắn với sản xuất và
tiêu thụ nông sản.
1.1.4.1. Đặc điểm chung
- Hoạt động của KH-CN mang tính rủi ro cao.
Hoạt động KH-CN là quá trình đi tìm những cái mới nên rất khó dự đoán
được kết quả nghiên cứu. Xác suất thất bại của hoạt động nghiên cứu KH-CN
tương đối cao. Theo số liệu của tổ chức UNESCO thì tỷ lệ thành công hay thất
bại đối với hoạt động KH-CN như sau:


18

Bảng 1.1: Tỷ lệ thành công và thất bại của hoạt động khoa học - công nghệ
Tỷ lệ thành công
(%)

Tỷ lệ thất bại (%)

Nghiên cứu cấu thành tâm lý


20

80

Nghiên cứu cơ bản

25

75

Nghiên cứu ứng dụng

40

60

Nghiên cứu triển khai thử nghiệm

60

40

Cải tiến và cải tạo kỹ thuật

90

10

Hoạt động KH-CN


Nguồn: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1997), Chuyên đề
quản lý KH-CN, Hà Nội, tr. 3.
Đặc điểm này làm cho tư nhân ít muốn đầu tư vào lĩnh vực KH-CN.
- Sản phẩm của KH-CN đòi hỏi phải đầu tư một nguồn lực lớn với
thời gian dài.
Để có được một công nghệ mới cần có các trang thiết bị hiện đại và
tiến hành trong một thời gian dài với nguồn nhân lực có trình độ cao. Những
khoản đầu tư lớn này tư nhân thường khó có khả năng đảm nhiệm được.
- Sản phẩm của KH-CN mang nặng tính chất của hàng hóa công cộng.
Hàng hóa công cộng có hai đặc tính là không cạnh tranh và không loại trừ.
Tính không cạnh tranh được thể hiện thông qua việc người này tiêu
dùng không ảnh hưởng đến tiêu dùng của người khác.
Tính không loại trừ được thể hiện thông qua việc rất khó hoặc không
thể loại trừ người tiêu dùng được hưởng những thành quả mà KH-CN đã tạo
ra. Vì không loại trừ được người tiêu dùng ra khỏi việc sử dụng các thành
quả đó nên rất khó buộc họ phải trả tiền cho việc tiêu dùng. Kết quả là xuất
hiện tình trạng "người ăn theo". Đó là những người tiêu dùng các hàng hóa
phải tốn kém mới tạo ra mà không phải trả tiền cho các hàng hóa đó. Các
nghiên cứu STH mang nặng tính chất của hàng hóa công cộng có nghĩa là


19

khu vực tư nhân sẽ không cung cấp đủ loại hàng hóa này vì rất khó thu hồi
được vốn bỏ ra. Do đó, đối với lĩnh vực KH-CN, hơn bao giờ hết, vai trò của
Nhà nước rất quan trọng.
1.4.1.2. Đặc điểm riêng
Ngoài những đặc điểm chung, CNSTH còn có một số nét đặc thù sau:
Thứ nhất: CNSTH không làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra.

Các công nghệ trước thu hoạch đều nhằm mục đích tăng năng suất lao
động để tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra. CNSTH khác với các loại công
nghệ khác là không có khả năng làm tăng lượng nông sản cao hơn so với số
nông sản đã tạo ra. Áp dụng CNSTH không làm tăng số lượng mà chỉ nhằm
giữ gìn số lượng nông sản đã tạo ra. Vì vậy, khó nhìn thấy một cách rõ ràng
kết quả của việc áp dụng CNSTH trong toàn bộ hệ thống STH.
Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp, khâu sản xuất và khâu tiêu
thụ gắn kết chặt chẽ với nhau nên khó có thể bóc tách kết quả một cách cụ
thể cho từng khâu. Do hiệu quả kinh tế của việc áp dụng CNSTH không
được nhìn thấy một cách rõ ràng trong từng khâu cũng như trong toàn bộ
hệ thống STH nên nhiều cấp, nhiều ngành và người dân chưa có sự quan
tâm đúng mức đến đầu tư phát triển CNSTH. Từ đặc điểm này cho thấy,
muốn phát triển CNSTH cần phải làm cho mọi người nhận thức rõ được
tầm quan trọng của CNSTH. Từ đó có các chính sách đầu tư thỏa đáng đối
với CNSTH.
Thứ hai: CNSTH bao gồm nhiều loại hình công nghệ khác nhau và rất
đa dạng.
CNSTH không phải là một công nghệ riêng biệt mà là một tập hợp các
công nghệ kết hợp với nhau như công nghệ sinh học, công nghệ vật lý, công
nghệ hóa học... Từ đặc điểm này cho thấy:
- CNSTH được hình thành cho tất cả các quy mô nhỏ, vừa, lớn. Do đó
đầu tư vào CNSTH có thể theo nhiều mức khác nhau từ nhỏ đến lớn.


20

- CNSTH phải phù hợp với từng nông sản cũng như điều kiện cụ thể của
từng thị trường. Do tính đa dạng của nguồn nguyên liệu và nhu cầu nhiều vẻ của
các thị trường nên CNSTH cũng mang tính chất đa dạng và phong phú. Vì
vậy, không thể có một CNSTH chung cho tất cả các loại nông sản. Thậm chí,

không thể áp dụng cùng một CNSTH cho một loại nông sản ở các điều kiện
khác nhau. Từ đặc điểm này cho thấy các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho
CNSTH cũng phải linh hoạt theo yêu cầu của từng loại nông sản và từng thị
trường.
- CNSTH rất đa dạng và phong phú. Nó có thể bao gồm từ những công
nghệ cổ truyền rất đơn giản đến những công nghệ tiên tiến hiện đại. Vì vậy, có
thể phát triển CNSTH tuần tự từ đơn giản đến hiện đại, đồng thời có thể phát
triển theo hướng đi tắt đón đầu thẳng đến các công nghệ hiện đại. Với đặc điểm
này, đầu tư cho CNSTH có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với
các công nghệ đơn giản, cổ truyền yêu cầu vốn thấp, vốn đầu tư có thể huy
động từ nông dân, nội bộ ngành nông nghiệp và các ngành khác. Đối với các
công nghệ hiện đại cần nhiều vốn, phải có sự đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ
của các nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, các chính sách tài chính đối với
CNSTH cũng phải có sự phân cấp rõ ràng về chủ thể đầu tư để giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách và huy động được tối đa nguồn lực của toàn xã hội cho
phát triển CNSTH.
Thứ ba: CNSTH gắn với vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Sản phẩm của CNSTH chủ yếu là lương thực, thực phẩm. Đó là những
hàng hóa đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và sự
trường tồn của nòi giống. Do phải trải qua nhiều khâu từ người sản xuất đầu tiên
đến người chế biến đóng gói, vận chuyển, bảo quản, tiếp thị... nên vấn đề nhiễm
độc nông sản cần phải được chú ý ở tất cả các khâu của hệ thống STH (phụ lục 3).
Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì
đòi hỏi về sản phẩm sạch ngày càng tăng. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh và an


21

toàn thực phẩm còn là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông nghiệp có thể
tham gia vào thương mại quốc tế. Đây còn là một trong những lợi thế để phát

triển xuất khẩu nông sản và thâm nhập vào các thị trường lớn, khó tính. Vì
vậy, chính sách tài chính phải có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích
nâng cao chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Thứ tư: Đầu tư cho CNSTH có rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp.
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, nông nghiệp là ngành
sản xuất sinh học và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Chu kỳ sản
xuất của cây trồng khá phức tạp, có độ dài về mặt thời gian rất khác nhau.
Ngoài ra, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp làm cho sự chu chuyển của
vốn chậm chạp nên phải dự trữ vốn trong một thời gian tương đối dài. Tính
thời vụ trong sản xuất nông nghiệp còn dẫn đến tình trạng hệ số sử dụng
máy móc thiết bị trong các khâu STH thấp, nhất là đối với hai khâu bảo
quản và chế biến nông sản. Để khuyến khích các chủ đầu tư trong và ngoài
nước tăng cường đầu tư vào CNSTH, chính sách thuế và tín dụng cần có sự
ưu đãi thỏa đáng. Đồng thời có sự hỗ trợ và định hướng của vốn NSNN cho
các khâu quan trọng trong hệ thống STH.
Thứ năm: CNSTH liên kết lợi ích của nhiều chủ thể kinh tế.
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào hệ thống STH như nông dân, nhà
khoa học, doanh nghiệp, người tiêu dùng, Nhà nước... Trong đó lợi ích của
các bên có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau thông qua việc phát triển hệ
thống STH.
Áp dụng CNSTH, người nông dân sẽ tăng thêm thu nhập do giá trị,
chất lượng và giá cả của nông sản nguyên liệu được nâng cao. Các doanh
nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ có nguồn nguyên liệu với chất
lượng tốt để tạo ra các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao. Các nhà
khoa học có thêm thu nhập nhờ áp dụng các đề tài nghiên cứu về CNSTH vào
thực tế và cung cấp các các dịch vụ kỹ thuật cho các chủ thể của hệ thống


22


STH. Người tiêu dùng có được các sản phẩm với chất lượng cao và đa dạng
hơn. Nhà nước có thể giảm bớt chi ngân sách hỗ trợ trong trường hợp nông
sản bị "rớt giá" vì khi xử lý qua CNSTH, nông sản có thể được bảo quản lâu
hơn, chất lượng và giá cả cao hơn.
Từ đặc điểm này cho thấy để thúc đẩy sự liên kết trong hệ thống STH,
các chính sách tài chính phải thúc đẩy việc huy động sự đóng góp của tất cả
các chủ thể kinh tế có liên quan. Trên cơ sở đó, gắn kết lợi ích của từng chủ
thể với lợi ích chung của toàn bộ hệ thống STH và của đất nước.
1.1.5. Các nhân tố tác động đến công nghệ sau thu hoạch
CNSTH chịu tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau. Có thể
chia tất cả các nhân tố thành 4 nhóm chủ yếu sau:
1.1.5.1. Nhóm nhân tố liên quan đến đầu vào
Nhóm nhân tố này bao gồm nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực và
nguồn vốn.
Một là: Nguồn lực tự nhiên.
Hiểu theo nghĩa rộng nguồn lực tự nhiên bao gồm cả điều kiện tự nhiên
(thời tiết khí hậu) và tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện tự nhiên: Đầu vào của CNSTH là các loại nông sản. Do
nguyên liệu cung ứng cho CNSTH là những sản phẩm hữu cơ nên phụ thuộc
rất lớn vào tính chất sinh học và điều kiện thời tiết, khí hậu. Khi xảy ra thiên
tai, mất mùa, nguyên liệu nông sản không đủ cung ứng, chất lượng giảm dẫn
đến số ngày hoạt động của CNSTH trong một năm thấp, hiệu quả không cao.
Đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản nếu việc dự trữ, bảo quản
không đáp ứng được yêu cầu sẽ gây ra chậm trễ trong sản xuất hoặc không sử
dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Ngoài ra, sự đa dạng về thời tiết khí
hậu đòi hỏi công nghệ bảo quản và chế biến khác nhau không những đối với
các nông sản khác nhau mà còn khác nhau đối với cùng một loại nông sản.


23


- Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai màu mỡ, đa dạng sẽ góp phần vào
việc tăng năng suất cây trồng, tạo ra các nông đặc sản riêng có của từng vùng,
từng nước. Đây là một nguồn nguyên liệu tốt, tạo điều kiện cho CNSTH phát
triển.
Hai là: Nguồn nhân lực.
Chất lượng của nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đối với quá trình
phát triển của CNSTH nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sự tăng
trưởng và phát triển của CNSTH không phải do tổng lượng lao động quyết
định mà chủ yếu do hàm lượng lao động trí tuệ so với lao động giản đơn
chiếm trong tổng lượng lao động quyết định.
Khi phân tích nền kinh tế Đông Á thời kỳ 1969 - 1985, người ta rút ra
kết luận: 60% tốc độ tăng trưởng của các nước này là do sự đóng góp của vốn
vật chất và vốn con người. Trong số 60% đó, vốn vật chất chỉ chiếm từ 35 - 49%
còn lại 51 - 65% là đóng góp của vốn con người [49, tr. 30-31].
Ba là: Nguồn vốn.
Vốn có tác động rất quan trọng đối với việc phát triển CNSTH. Nhu
cầu về vốn để phát triển CNSTH rất lớn, bao gồm cả vốn bằng tiền và vốn
bằng hiện vật (tài sản hoặc cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội). Vốn để
phát triển CNSTH có thể lấy từ các nguồn: vốn NSNN, vốn tín dụng, vốn của
các chủ thể kinh doanh, vốn nhàn rỗi huy động trong dân và vốn nước ngoài.
Trong đó nguồn vốn từ NSNN đóng vai trò quyết định đến cơ cấu và phương
hướng đầu tư cho CNSTH.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đầu ra
Nhóm này bao gồm thị trường đầu ra và phong tục, tập quán của dân
cư từng vùng.
- Thị trường đầu ra


24


CNSTH chịu tác động rất lớn của giá cả trên thị trường. Giá cả các
nông sản đã qua xử lý của CNSTH có tác động mạnh mẽ đến số lượng, chất
lượng, cơ cấu của các loại công nghệ trong hệ thống STH. CNSTH không
thể phát triển được nếu sản phẩm của CNSTH không được thị trường chấp
nhận do giá cả cao hoặc sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người
tiêu dùng.
- Phong tục, tập quán của dân cư từng vùng
Mỗi thị trường tiêu thụ có phong tục, tập quán và thị hiếu tiêu dùng
rất khác nhau. Ví dụ về gạo: Người Nhật ưa thích loại gạo hạt tròn, dẻo, xay
xát thật trắng, tỷ lệ tấm thấp khoảng 5% và yêu cầu về vệ sinh công nghiệp rất
nghiêm ngặt. Người Thái Lan ưa thích loại gạo hạt dài, xay xát kỹ và cơm rời.
Một số nước ở châu Phi như Ghinê, Xuđăng, Cốtđivoa thích gạo hạt dài hoặc
trung bình, tỷ lệ tấm vừa phải từ 10 - 20% [25, tr. 90].
Nếu muốn xuất khẩu hàng nông sản vào Pháp thì tối thiểu các doanh
nghiệp phải áp dụng một số bộ tiêu chuẩn cơ bản bao gồm tiêu chuẩn chất lượng
thực phẩm HACCP; tiêu chuẩn GMP dành cho các nhà máy chế biến; Tiêu
chuẩn PRC; SQF 1000 và SQF 2000 dành cho cả quản lý chất lượng, quá
trình chế biến lẫn nguồn nguyên liệu phụ [9].
Điều này làm cho CNSTH càng thêm phong phú, phức tạp và luôn đòi
hỏi phải có sự đầu tư đổi mới công nghệ để đáp ứng được các yêu cầu khác
nhau của từng thị trường.
1.1.5.3. Nhóm nhân tố liên quan đến các chính sách của Nhà nước
Các chính sách kinh tế hiện hành có tác động rất lớn đến sự phát triển
của CNSTH thông qua việc tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể trong
hệ thống STH. Hệ thống các chính sách có tác động đến CNSTH bao gồm:
chính sách thuế, tín dụng, chi NSNN, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách
lưu thông hàng hóa, chính sách phát triển KH-CN, chính sách giá cả... Các



25

chính sách này phù hợp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy CNSTH phát triển. Ngược lại
sẽ là một lực cản rất lớn đối với sự phát triển của CNSTH.
1.1.5.4. Nhóm nhân tố quốc tế
Trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới hiện nay, các nhân tố
quốc tế có tác động rất lớn đến sự phát triển của CNSTH. Với các hình thức
đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài cùng với viện trợ quốc tế sẽ tạo
cơ hội cho Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới
để đẩy nhanh tốc độ phát triển của CNSTH. Song mở cửa thị trường thế giới
cũng đồng nghĩa với việc đặt CNSTH của Việt Nam trước sự cạnh tranh gay
gắt với CNSTH của các nước tiên tiến trên thế giới.
Qua phân tích có thể thấy rằng, CNSTH chịu tác động tổng hợp của
rất nhiều các nhân tố: từ các nhân tố tự nhiên đến các nhân tố kinh tế - chính
trị - xã hội; từ các nhân tố trong nước đến các nhân tố ngoài nước. Để thúc
đẩy CNSTH phát triển cần phải kết hợp hài hòa và có hiệu quả tác động tổng
hợp của tất cả hệ thống các nhân tố trên.
1.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.2.1. Công nghệ sau thu hoạch thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
CNH, HĐH là một quá trình chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công
là chính sang sử dụng sức lao động kết hợp cùng với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
đã nêu rõ:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn,
gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa,



×