Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.28 KB, 30 trang )

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
SỐ 5
Họ và tên:……………………..

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 – ĐỀ
NĂM HỌC 2015 - 2016
Thời gian: 120 phút

Phần I: (7,0 điểm)
Cho câu thơ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua”
Câu 1: ( 1,5 điểm ): Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.
Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác
bài thơ.
Câu 2: (1,0 điểm) Câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của cách dùng biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 3: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về
tình đồng chí đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9 kì I.
Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính
cách mạng.Cho biết tên tác giả, tác phẩm?
Câu 4: ( 4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập
luận diễn dịch phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình
thành nên tình đồng chí. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú
và phép nối để liên kết.
Phần II: (3,0 điểm)
Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có nói:
“...Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ
đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin
ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không. Nhân dịp Tết,
một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có


cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có
góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy,tháng ấy, không quân ta
hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là
đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu,
ôm cháu mà lắc: “Thế là một –hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng hôm
ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ
cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
(“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành
Long)
Câu 1: (1,0điểm) Qua những lời tâm sự trên, theo em lí do nào khiến anh
thanh niên cảm thấy hạnh phúc.


Câu 2: (2,0 điểm)Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên qua lời tâm sự
trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ và quan niệm của
em về hạnh phúc.
Chúc các em làm bài thi tốt

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
- LẦN..
Họ và tên:……………………..

ĐÁP ÁN THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC 2015 - 2016
Thời gian: 120 phút

Phần I: (7,0 điểm)
Câu 1: ( 1,5 điểm ):
- Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo . ( 0,5đ)
- Đồng chí của Chính Hữu (0,5đ)

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0,5đ)
Câu 2: (1,0 điểm)
* - Cách nói hàm súc,giàu hình tượng vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng
trưng (tả thực tư thế chiến đấu của người lính khi có giặc, tượng trưng chung
hành động chung lí tưởng)
- Nghệ thuật hoán dụ ( “súng” và “đầu”) súng biểu tượng cho nhiệm vụ
chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng
- Điệp từ:“Súng, bên, đầu” tạo âm thanh khỏe , chắc, nhấn mạnh sự gắn
kết, cùng chung lí tưởng,nhiệm vụ.
- Hình ảnh “đầu sát bên đầu” lại diễn tả sự đồng ý, đồng tâm, đồng lòng
của hai con người đó
* Tác dụng: Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí là họ cùng được
giác ngộ nên có chung nhiệm vụ cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất
nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc .
Câu 3: (0,5 điểm)
- Câu thơ: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
Câu 4: ( 4,0 điểm)
- Đảm bảo hình thức (0,5 đ)
- Đáp ứng yêu cầu Tiếng Việt (1đ)
- Nội dung (2đ)
Cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí đồng đội.
+ Chung nguồn gốc, xuất thân, giai cấp


+ Chung nhiệm vụ, lí tưởng, khó khăn, thiếu thốn
Phần II: (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0điểm)
-Hạnh phúc:
+ Lập được thành tích góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta

hạ được máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Với anh thanh niên hạnh
phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước
+ Anh tự hào vì có ông bố tuyệt vời, hai bố con cùng thi đua lập chiến công
góp phần của mình cho đất nước. Niềm vui của anh còn là được sống làm
việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Câu 2: (2,0 điểm)
Đoạn văn:
-Từ niềm hạnh phúc của anh thanh niên
-Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, là niềm sung sướng khi được thỏa mãn
nhu cầu nào đó về vật chất và tinh thần. Có hạnh phúc lớn lao cao cả, có
hạnh phúc giản dị bình thường( dẫn chứng)
-Quan niệm về hạnh phúc: GV chấp nhận những quan niệm khác nhau về
hạnh phúc, miễn là cách lí giải phù hợp đối với học sinh.
Ví dụ: hạnh phúc là được học tập, theo đuổi khát vọng chân chính, được
thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình,
góp phần đem lại lợi ích cho xã hội, hạnh phúc là được sống trong gia đình
yêu thương, ..
Phê phán những người không trân trọng hạnh phúc, chỉ tận hưởng
hạnh phúc một cách ích kỉ.
Hạnh phúc không tự đến con người phải tự tạo ra hạnh phúc cho
bản thân, gia đình, xã hội
Bài học trân trọng hạnh phúc


TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ ÔN TẬP VĂN 9
Đề số 1


Phần 1(7 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Giàn đan thế trận lưới vây giăng
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
( Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời
của bài thơ?
2. Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
3. Dựa vào đoạn thơ trên, viết một đoạn văn ngắn diễn dịch (đánh số thứ tự
từng câu) trong đó có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung và một
phép thế trình bày về khí thế của người lao động và vẻ đẹp của thiên nhiên.
4. Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được
xây dựn trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu
thơ đó, nêu tên tác giả và tác phẩm.
Phần 2(3 điểm) Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có câu:
“Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
1. Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác
đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất
gì của Kiều?
2. Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển
tích đó như thế nào?



HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT GIỮA KÌ I VĂN 9 NĂM HỌC
2015- 2016
Phần 1(7đ):

U
Câu
1

Câu
2

Câu
3

HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU
ĐIỂ
M
- Đoạn thơ trên có trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
0.5đ
- Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm 1958. Sau khi cuộc kháng chiến chống 0.5đ
Pháp kết thúc thắng lợi miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng
Ninh của tác giả.
- Hình ảnh “ Buồm trăng” là ẩn dụ.
0.5đ
- Giải thích: - Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát
rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.
+ Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng

trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, cũ kĩ -> đây là công
việc nhẹ nhàng, lãng mạn.
- Con người và vũ trụ hòa hợp.
- Hình thức:
+ Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, có đánh số thứ tự câu
+ Có sử dụng câu ghép quan hệ bổ sung, phép thế, chỉ rõ

0.5đ

1,5
điểm
0.5đ

0.5đ
- Nội dung: hs cần làm rõ các ý cơ bản sau:
2.5
điểm
+ Thuyền có lái có buồm. Thuyền lướt đi trong dêm không phải bằng sức 1đ
mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát, gió, trăng. Động từ


Câu
4

“lướt” đặc tả vận tốc của đoàn thuyền. Thuyền như lướt đi, như bay lên.
Hình ảnh ẩn dụ” buồm trăng” gợi liên tưởng thú vị. Vào đêm trăng sáng ánh
trăng chiếu xuống mặt nước, vào một lúc nào đó ánh trăng và cánh buồm
chập lại làm một tạo thành hình ảnh buồm đẫm ánh trăng.
+ Chủ nhân của con thuyền- người đánh cá cũng trở nên lồng lộng giữa

biển trời trong tư thế làm chủ. Biển thu hẹp để con người “ra đậu dặm xa”, “
dò bụng biển” tìm tòi khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa đánh cá.
Công việc đánh cá được so sánh với công việc đánh trận.
+ Qua đó cho thấy khí thế lao động khẩn trương, hình ảnh con người và
thiên nhiên hòa nhập làm một. Tất cả được cảm nhận bằng hồn thơ lãng mạn
của tác giả.
- Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sỏ quan sát đó là: “ Đầu súng
trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
Phần 2(3đ):
Câu 1
- Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của
Kiều với cha, mẹ.
- Chép chính xác:
“ Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
- Qua đó cho thấy Kiều là người hiếu thảo,
vị tha
Câu 2
- Các điển tích: Sân Lai, gốc tử
- Ý nghĩa: + Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử,
đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.( Theo
Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở
thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà
còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để
mua vui cho cha mẹ).
+ Gốc tử: gốc cây tử( cây thị),
chỉ cha mẹ đã già rồi.


0.25đ
0.5đ

0.5đ
0.5đ
0.75đ

0.75đ



0.5đ

0,5đ
0.5đ


TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ ÔN TẬP VĂN 9 - ĐỀ SỐ 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)

PHẦN I: (3 điểm)
Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
1.Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm?
2. Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên.
3. Từ “chông chênh” trong câu thơ gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh
sống và chiến đấu của nhân vật trữ tình?

4. Hãy kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của
khổ thơ vừa chép và nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp
tu từ ấy.
PHẦN II: (7 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với
những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy
nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn
cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có
những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có
sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng ”.
(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn
9,
tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang
186)
1. “Người con trai” mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhắc tới trong đoạn
văn là nhân vật nào? Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong tác
phẩm?1,0
2. “Lặng lẽ SaPa” là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Hãy chỉ ra các chi tiết
tạo nên chất trữ tình của tác phẩm
.1,0
3.Tại sao “người con trai ấy” lại khiến nhà họa sĩ cảm thấy “nhọc quá”, qua
đó em hiểu thêm gì về nhân vật họa sĩ?1,0
4. Viêt một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) theo phép lập luận tổng – phân
– hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm.
Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán (gạch dưới từ ngữ thực
hiện phép nối và câu cảm thán).


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
HUYỆN THANH OAI

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN
LỚP 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)

PHẦN I: (3 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Tác phẩm: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tác giả: Phạm Tiến Duật
Sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
Câu 2: (0,5 điểm)
Chép chính xác khổ thơ
Câu 3: (0,5 điểm)
Từ láy “chông chênh” diễn tả trạng thái đu đưa không vững chắc, gợi ra con
đường gập gềnh khó đi; thể hiện gian khổ, khó khăn, nguy hiểm trên con
đường ra trận của những người lính lái xe.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ.
- Tác dụng: Diễn tả khó khăn chồng chất song với nhịp sống thường
nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận với
tinh thần lạcquan, chứa chan hi vọng.
Phần II : (7 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- “Người con trai” mà nhà văn nhắc tới là nhân vật anh thanh niên
- Nhận xét về cách đặt tên nhân vật:
+ Các nhân vật trong truyện đều đều không có tên riêng mà được gọi
theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ Cách đặt tên như vậy là nhà văn muốn người đọc liên tưởng đến

những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ
mà là số đông. Điều này làm tăng tính khái quát chủ đề câu chuyện.
Câu 2: (1,0 điểm)
Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” được toát lên từ những chi tiết:
- Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như một bức tranh.
- Cuộc sống, tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật
trong sáng, đẹp đẽ.
- Chất thơ của truyện còn đi liền với chất họa. Truyện như một bức
tranh đẹp, những bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gạp gỡ giưa ba
nhân vật và bức chân dung ký họa về nhân vật chính – anh thanh niên.

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,5

1,0


Câu 3: (1,0 điểm)
- “Người con trai ấy” khiến nhà họa sĩ cảm thấy “nhọc quá” vì ông
được gặp con người ngoài đời, chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi
tìm, ông chấp nhận thử thách của quá trình sáng tác, ông muốn thể hiện

để mọi người cảm nhận được những vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên
trong nét phác họa của mình
- Qua đó, người đọc nhận thấy ở người họa sĩ một trái tim nghệ
thuật, một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến bằng tình
yêu nghề nghiệp.
Câu 4: (4 điểm)
- Trình bày đúng đoạn văn tổng - phân - hợp ( đảm bảo đúng hình thức đoạn
văn, viết chính xác vị trí và nội dung câu chủ đề)
- Phần khai triển đoạn khoảng 10 đến 11 câu với đầy đủ dẫn chứng đảm bảo
các ý cơ bản sau:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt.
+ Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc.
+ Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự, khiêm tốn.
+ Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, luôn tìm cách học hỏi,
nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống.
- Có sử phép nối, gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép nối .
- Sử dụng câu cảm thán, gạch chân chính xác dưới câu cảm thán.
Lưu ý: Phần khai triển đoạn
- Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa
chặt chẽ: cho 1,5 điểm.
- Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát,
còn mắc lỗi về câu, lỗi chính tả: cho 1,0 điểm.
- Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn: trừ 0,5 điểm

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - ĐỀ SỐ 4

1,0


1,0
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


Họ và tên :
Phần I: (4đ)
Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng » của
Kim Lân :
« Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy
tuổi đầu... »
(Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao « nhìn lũ con », « nước mắt » của ông Hai lại « cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức ngôn
ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy có
tác dụng gì ?
Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ như
vậy ?
3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn
« Làng » của KL và Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
4. Nêu suy nghĩ của em về một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật ông Hai trong tác
phẩm « Làng » của KL ?
Phần II : (6đ)
Đọc kĩ đoạn thơ sau :

« Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trang tình nghĩa... »
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
ấy ?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận
diến dịch ; trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép với chủ đề : Đoạn thơ
đã ghi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá
khứ. (chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép)
3. Cũng trong bài thơ trên có đoạn :
« Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng... »
a. Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào được
dùng theo nghĩa chuyển ?
b. Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của đoạn
thơ trên.


* Đán án.
Câu1(0.5)
“Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra”. vì ông thấy thương
cho những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp khi bị coi là Việt gian, ông thấy đau đớn, tủi hổ
cho nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu.

Câu 2(1đ).
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm(0.25)
- Tác dụng: Hiểu rõ nỗi đau đớn, dằn vặt đang diễn ra trong lòng nhân vật ông Hai(0.25)
- Kể được hai trong số các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.
Lặng lẽ Sa Pa....Kiều ở lầu Ngưng Bích.(mỗi đáp án đúng được 0.25)
Câu 3 (1đ)
- Giống : Sử dụng ngôi kể thứ ba kết hợp giữa tả và kể.(0.5)
- Khác: (0.5)
+ Làng: Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể, làm nổi bật diễn biến nội tâm nhân vật
chính.
+ LLSP: Xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ để làm nổi bật nhân vật chính.
Câu 4.(1.5).
- HS có thể chọn một trong số những đặc điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai (tình yêu
làng hoà quyện trong tình yêu nước, tình yêu và niềm tự hào về làng chợ Dầu
hoặc những nét mới mẻ trong tình cảm đối với làng quê ở người nông dân...) để
bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình.(1)
- HS có thể trình bày với hình thức đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ.
(0.5)
Phần II(6đ)
Câu 1(0.75)
- Tên TP Ánh trăng (0.25)- TG Nguyễn Duy(0.25)
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1978, sau khi chiến tranh kết thúc ba năm miền Nam hoàn
toàn giải phóng.
Câu 2(4đ)
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch(đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính
xác vị tríc và nội dung cấu chủ đề)(1đ).
- Phần khai triển đoạn khoảng 10-11 câu ( có đáng dấu số thứ tự các câu)(2đ)
Đảm bảo các ý chính sau và đầy đủ dẫn chứng.
+ Những câu văn ngắn với giọng kể thủ thỉ tâm tình, “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh” đã
gợi một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành.

+ Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “ với đồng, với sông, với
bể, ở rừng” (NT: Liệt kê)
+ Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư, hồn
nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với trăng là tri kỉ, là tình
nghĩa (NT so sáng, nhân hoá).
+ Với sự gắn bó tình nghĩa ấy, nhà thơ đã từng tâm niệm không bao giờ quên nhưng
từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển tron câu chuyện của nhà
thơ.
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp, chỉ rõ lời dẫn TT đó(0.5)
- Sử dụng câu ghép.
* Lưu ý: Phần triển khai đoạn:
- Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ:(1.5)


- Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát...(1đ)
- Viết quá 13 câu hoặc ngắn hơn 9 câu trừ 0.5đ
Câu 3 (1.25)
a. Từ mặt thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc (mặt người).(0.25)
Từ mặt thứ hai dùng theo nghĩa chuyển(mặt trăng)(0.25)
b. Tên các biện pháp NT: Điệp từ, so sánh, liệt kê kết hợp với từ láy và cặp câu đối
xứng.(0.5)
- Nội dung: Những kỉ niệm quá khứ chợt ùa về khiến nhà thơ rưng rưnng xúc
động(0.25)

®Ò thi thö vµo líp 10 THPT – ĐỀ SỐ 7


Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Cõu 1: (1,5 im)
Cho đoạn trích sau:
Chao ụi, bt gp mt con ngi nh anh ta l mt c hi hón hu cho sỏng tỏc,
nhng hon thnh sỏng tỏc cũn l mt chng ng di. Mc dự vy, ụng ó chp
nhn s th thỏch.
a. Những câu văn trên đợc trớch từ tác phẩm nào v của ai?
b. Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách
trần thuật đó góp phần nh thế nào để tạo nên sự thành công của truyện?
c. Xác định thành phần biệt lập v phép liên kết câu trong đoạn trích trờn?
Câu 2: (1,5 điểm)
Trong đoạn văn dới đây tác giả sử dụng những hình thức ngôn ngữ gỡ
để thể hiện nội tâm nhân vật? Chỉ ra những câu văn đợc viết theo hình
thức ngôn ngữ đó và nêu tác dụng?
Nhỡn l con, ti thõn, nc mt ụng lóo c gin ra. Chỳng nú cng l tr con lng
Vit gian y ? Chỳng nú cng b ngi ta r rỳng ht hi y ? Khn nn,
bng y tui uễng lóo nm cht hai bn tay m rớt lờn:
- Chỳng bay n ming cm hay ming gỡ vo mm m i lm cỏi ging Vit gian
bỏn nc nhc nhó th ny.
(Trớch Lng - Kim Lân)
Cõu 3: (2 im)
Khụng cú kh nng t hc, chỳng ta s khụng tin xa c trờn con
ng hc vn v s nghip ca mỡnh.
Coi cõu trờn l cõu ch hóy vit tip on vn khong 10-15 cõu lm rừ cho cõu
ch trờn theo cỏch lp lun Tng hp - Phõn tớch - Tng hp.
Cõu 4: (5 im)
Cm nhn ca em v on th sau:
Thuyn ta lỏi giú vi bum trng
Lt gia mõy cao vi bin bng,
Ra u dm xa dũ bng bin,
Dn an th trn li võy ging.

Cỏ nh cỏ chim cựng cỏ ộ,
Cỏ song lp lỏnh uc en hng,
Cỏi uụi em quy trng vng chúe.
ờm th: sao lựa nc H Long.
Ta hỏt bi ca gi cỏ vo,
Gừ thuyn ó cú nhp trng cao.
Bin cho ta cỏ nh lũng m
Nuụi ln i ta t thu no.


(Trớch on thuyn ỏnh cỏ- Huy Cn)
Ht.

BIU IM CHM THI TH THPT
Cõu 1: (1,5 im)
a. 0,5
- Tỏc phm Lng l Sa Pa - Nguyn Thnh Long
b. 0,5
Nh vn trn thut cõu chuyn theo im nhỡn ca ụng ha s
Tỏc dng: Chõn dung ca nhõn vt chớnh l anh thanh niờn c hin lờn mt cỏch khỏch quan,
chõn thc qua s cm nhn tinh t ca mt ngi tng tri, cú con mt ngh thut. ng thi gúp
phn lm rừ ch cõu chuyn: Ca ngi nhng con ngi lao ng õm thm, lng l cng hin ht
sc mỡnh cho cụng cuc xõy dng t nc.
c.0,5
- Thnh phn bit lp: Chao ụi
- Phộp liờn kt cõu: Mc dự vy
Cõu 2: (1,5 im)
on vn s dng hỡnh thc ngụn ng:
- c thoi ni tõm: Chỳng nú cng l tr con lng Vit gian y ? Chỳng nú cng b ngi ta r
rỳng ht hi y ? Khn nn, bng y tui u(0,5 )

- c thoi: - Chỳng bay n ming cm hay ming gỡ vo mm m i lm cỏi ging Vit
gian bỏn nc nhc nhó th ny.(0,5 )
- Tỏc dng: Những câu độc thoại và độc thoại nội tâm đã thể hiện tâm trạng buồn tủi,
dằn vặt, đau đớn, căm giận của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian
(0,5 )
Cõu 3: (2 im)
*V hỡnh thc:
- Vit on vn
- Cỏch lp lun : Tng - Phõn - Hp:
*V ni dung: Cn lm rừ c tỏc dng ca kh nng t hc.
- T hc l vic rt quan trng trờn con ng hc vn v s nghip ca mi ngi
- T hc giỳp con ngi tớch ly, m mang kin thc, tit kim thi gian
- T hc l chỡa khúa ca s thnh cụng
->Vỡ vy nu ko t hc chỳng ta s ko thu c kt qu tt trờn con ng hc vn v s nghip
Cõu 4: (5 im)
*Yờu cu v k nng
- Hc sinh hiu ỳng yờu cu ca bi; b cc ba phn rừ rng; lp lun cht ch, mch lc;
khụng mc cỏc li chớnh t, dựng t, ng phỏp; khuyn khớch cỏc bi vit sỏng to.
*Yờu cu v kin thc


- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm vững tác phẩm. Bài viết phải
làm nổi bật được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Cụ thể cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
+Về giá trị nội dung:
- Vẻ đẹp của con người:
Chủ động, khỏe khoắn, đầy hứng khởi thông qua không khí lao động, hoạt động đánh bắt cá khẩn
trương, sôi nổi.
Tư thế, tầm vóc lớn lao, sánh ngang cùng vũ trụ
Tình yêu, lòng biết ơn biển cả

- Vẻ giàu đẹp của thiên nhiên:
Không gian bao la, rộng mở, vừa kì vĩ vừa nên thơ với hình ảnh biển, trăng, sao, mây, gió
Màu sắc rực rỡ, lộng lẫy như một bức tranh sơn mài; Sự giàu có phong phú của các loài cá trên
biển
- Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên hài hòa, hô ứng nhau tạo thành vẻ đẹp vừa tráng lệ vừa
gần gũi với con người, làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng
CNXH.
+Về giá trị nghệ thuật
- Nét nổi bật là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Đặc biệt bút pháp lãng mạn với
cảm hứng say sưa, bay bổng cùng các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ
trụ, thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ.
- Sáng tạo những hình ảnh thơ đẹp: vừa kì vĩ vừa lung linh, huyền ảo, được tạo nên bởi trí tưởng
tượng bay bổng và liên tưởng phong phú bất ngờ.
- Âm hưởng, giọng điệu trong đoạn thơ sôi nổi, khỏe khoắn, nhịp thơ biến hóa linh hoạt…
* Trên đây chỉ là những gợi ý chấm bài, gv tùy theo bài làm của hs để cho điểm phù hợp
*Khuyến khích các bài viết sáng tạo.


TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 - ĐỀ SỐ 2

Họ và tên:……………………………….

NĂM HỌC : 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)

Phần I: (4,0 điểm)

Cảm hứng vũ trụ là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận. Khổ
thơ đầu bài “ Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện điều đó.
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ đó.
Câu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của
khổ thơ vừa chép.
Câu 3: Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng
liêng, “ Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận
lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” (theo Thanh
Bình- VNE ngày 24/5/2014)
Qua câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng hình ảnh những
người ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bám biển, bằng một đoạn văn ngắn
khoảng nửa trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hòa bình
thế giới.
Phần II: (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“... Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm
mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy,
anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong
giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa
cho tôi và nhìn một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết
rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề
của tác phẩm?
Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế
nào để tạo nên thành công của tác phẩm?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Tôi không đủ lời lẽ để tả

lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại
đôi mắt của anh.


Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận
quy nạp, nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật “anh Sáu” trong
đoạn văn có sử dụng một câu có khởi ngữ và một phép thế.
Câu 5: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học
trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Chúc các em thi tốt!

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
Họ và tên:……………………………….

ĐỀ THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC : 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần I: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 đ) Chép chính xác khổ thơ đầu như sgk Ngữ văn 9
( Nếu HS không ghi tên bài thơ và tác giả hoặc sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm)
Câu 2: (1,0 đ)
* (0,5 đ)
- Nhân hóa “ mặt trời xuống” và so sánh “ như hòn lửa”. Tạo hình ảnh thơ mới lạ, độc
đáo. Mặt trời vốn cao xa vời vợi bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc khi được so sánh như hòn
lửa. Hình ảnh thơ gợi một không gian buổi chiều hoàng hôn tráng lệ, rực rỡ. Mặt trời như khối
cầu lửa đỏ rực đang từ từ xuống biển nhuốm đỏ không gian mặt nước tạo nên một hình ảnh
đẹp lung linh, huyển ảo của biển chiều.
* (0,5 đ)
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “ sóng cài then”, “đêm sập cửa” đã biến cả vũ trụ bao la,

rộng lớn trở thành một ngôi nhà chung với màn đêm là tấm cửa khổng lồ, những con sóng là
then cài.
Câu 3: (2,0 đ) GV chấm linh hoạt cần đảm bảo hình thức và nội dung
- Suy nghĩ bản thân về hòa bình (1đ)
- Liên hệ bản thân (1đ)
Gợi ý:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, biển đảo
- Biểu hiện của bảo vệ hòa bình: giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng
đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột...duy trì hòa bình
- Hành động bảo vệ hòa bình: tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người, quốc
gia-quốc gia...không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mù da
- Quan điểm Việt Nam là tôn trọng hòa bình...
- Liên hệ bản thân: ngắn gọn
Phần II: (6,0 điểm)


Câu 1: (1,5 đ)
* Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
* Nhan đề:
- Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của người cha dành cho con
- Cầu nối tình phụ tử thiêng liêng
- minh chứng tình cha con
Câu 2: (0,5 đ)
- Người kể chuyện ở đây là “Tôi”- Bác Ba- người bạn chiến đấu của ông Sáu, người
chứng kiến toàn bộ câu chuyện
- Cách chọn vai kể ấy tạo giọng thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi, bày tỏ
được cảm xúc trực tiếp...chuyện đáng tin, người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.
Câu 3: (0,5đ)
Câu ghép:
Câu 4: (3đ)

- Hình thức -0,5đ
- Nội dung- 1,5đ
- Tiếng Việt- 1
Gợi ý: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Hoàn cảnh xa cách và cuộc gặp gỡ
+Trong 3 ngày nghỉ phép...
+ Ông Sáu làm cây lược ngà bằng tất cả tình yêu thương, nhớ mong, ân hận...đề
chữ “ Yêu nhớ- tặng Thu của ba”...trước khi hy sinh nhờ trao hộ con-Tình phụ tử da diết
+ Đánh giá tình cha con
Câu 5: (0,5đ)
- Đồng chí- Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật


PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 4
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng,
giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni
lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu,
anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như
đứa trẻ được quà.
a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b. Nhân vật tôi và anh được nói đến trong đoạn trích là ai?

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm và cho biết đó là kiểu câu
gì xét về mặt cấu tạo ngữ pháp?
d. Câu văn Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà diễn tả điều gì? Dựa vào
những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy lí giải vì sao mặt anh hớn hở như vậy?
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Ghi lại chính xác bốn câu thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không
kính của Phạm Tiến Duật.
b. Trong đoạn thơ, Phạm Tiến Duật nhiều lần sử dụng điệp ngữ không có. Viết
một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) phân tích tác dụng của việc sử dụng
những điệp ngữ ấy.
Câu 3. (5,0 điểm)
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải , SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt
Nam 2011)
Cảm nhận của em về khổ thơ trên. Từ đó so sánh với khát vọng sống mà
nhà thơ Tố Hữu gửi gắm qua những câu thơ sau:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”


( Trích “Một khúc ca xuân” - Tố Hữu)
-------Hết------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN


HD CHẤM KHẢO SÁT LỚP 9 – LẦN 4
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ văn

I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn
nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm;
khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ
văn học và tính sáng tạo.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II.YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
2,0
a Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
0,5
b Nhân vật tôi là bác Ba và anh là ông Sáu.
0,5
c - Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm:
0,25
Tôi / hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa
C1
V1
phụ chú
rừng, giọt mưa / còn đọng trên lá, rừng / sáng lấp lánh.

C2
V2
C3
V3
- Câu ghép.
0,25
d - Câu văn "Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà" diễn tả niềm vui của ông
0,25
Sáu.
- Ông Sáu vui như vậy vì trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã dặn
ông trong tiếng khóc: Ba về ba mua cho con cây lược nghe ba. Nhặt được khúc
0,25
ngà, ông Sáu sẽ tự tay làm cho con cây lược bằng cả tình yêu thương và niềm
mong nhớ con.
2
Về khổ thơ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến 3,0


Duật

3

a - Bốn câu thơ cuối bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật:
1,0
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
- Cách cho điểm: HS chép đúng 1 câu được 0,25 điểm; mắc lỗi chính tả, dấu câu

từ 1 đến 3 lỗi trừ 0,25 điểm; từ 4 đến 6 lỗi trừ 0,5 điểm,...
b - Trong đoạn thơ, Phạm Tiến Duật sử dụng ba lần điệp ngữ không có: không có
0,5
kính, không có đèn, không có mui xe.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự biến dạng, hư hỏng nặng nề của những chiếc xe do bom đạn kẻ
0,5
thù tàn phá. Càng đi sâu vào chiến trường, những chiếc xe càng bị hư hỏng: từ
không có kính trở thành không có đèn, không có mui xe và thùng xe có xước.
+ Đặt trong đoạn thơ, điệp ngữ không có còn tạo nên sự đối sánh đầy hiệu quả
0,5
giữa cái không có (kính, đèn, mui xe,...) và cái có (một trái tim), giữa sự thiếu
thốn khó khăn về điều kiện, phương tiện chiến đấu với tinh thần, ý chí của con
người.
+ Bằng việc sử dụng các điệp ngữ, tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần
0,5
dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, lí tưởng sống cao đẹp và trái tim yêu
nước cháy bỏng của người lính Trường Sơn.
- Cách cho điểm:
+ Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung, hình thức đoạn văn và số câu
quy định thì cho điểm như hướng dẫn.
+ Bài làm đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung nhưng không viết đúng hình thức
đoạn văn chỉ cho tối đa một nửa số điểm của ý b.
+ Các trường hợp khác, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để
cho điểm phù hợp.
Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” so sánh với khổ
5,0
thơ trong “ Một khúc ca xuân” - Tố Hữu.
* Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài
văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc;

không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết
sáng tạo, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Dưới đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần căn cứ vào thực tế bài làm của
thí sinh để cho điểm chính xác, công bằng, tránh cách chấm đếm ý cho điểm,
không phân loại được mức độ bài làm của thí sinh.


a

b

c

Mở bài
- Vài nét về tác giả Thanh Hải
- Về tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ.
- Về đoạn trích
Thân bài
1 Cảm nhận về khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
- Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ;
Niềm khao khát được hòa nhập, được sống có ích, sống cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé, cho cuộc đời chung, cho đất nước là một lẽ tự nhiên như con chim
mang đến tiếng hót, cành hoa, nốt nhạc trầm mang đến vẻ đẹp bình dị, khiêm
nhường nhưng đầy sức gợi tả khi chuyển tải điều tâm niệm tha thiết, chân thành
của tác giả với cuộc đời. Mỗi người phải góp vào cuộc đời chung một nét riêng,
cái phần tinh túy của mình, cho dù là nhỏ bé.
- Cảm nhận về nghệ thuật khổ thơ: Thể thơ năm chữ, mạch cảm xúc dào dạt,
điệp ngữ “ Ta làm”, phép liệt kê: con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm, sử dụng đại
từ “ ta”..tất cả có tác dụng khẳng định, một cách tha thiết và tự hào khát vọng
cống hiến và hòa nhập vào cuộc đời chung ấy…

2 So sánh khổ thơ vừa phân tích với những suy ngẫm của nhà thơ Tố Hữu
qua các câu thơ trong bài thơ “ Một khúc ca xuân”
Thí sinh có thể chọn các vấn đề khác nhau về nội dung, nghệ thuật giữa hai văn
bản thơ để đối chiếu so sánh. Có thể lồng ghép đối chiếu, so sánh trong quá trình
phân tích hoặc viết thành một đoạn so sánh riêng.
- Điểm tương đồng:
Hình ảnh thơ trong hai văn bản và những suy ngẫm của hai tác giả tương tự
nhau. Qua những hình ảnh gợi tả, gợi cảm, hai tác giả đều thể hiện khát vọng
sống, cống hiến phần tốt đẹp, dù là nhỏ bé cho cuộc đời. Hai văn bản đều đánh
động ý thức trách nhiệm của mọi người đối với cuộc đời.
- Điểm khác biệt
Hai văn bản có sự khác nhau về thể thơ,các biện pháp nghệ thuật và giọng điệu
thơ.
3 Đánh giá
Hai khổ thơ đều là ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho đời, cả hai khổ thơ đều
khơi dậy khát vọng sống đẹp trong mỗi chúng ta.
Kết bài
Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
Bài học nhận thức và hành động.
----Hết----

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017

0,5

4,0


1,5

1,0

0,5

0,5

0,5

0,5


ĐỀ CHÍNH THỨC

Khóa ngày 08/6/2016
Môn: Ngữ văn (Chuyên)

SBD………………..

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao

đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 2: (3,0 điểm)
Trong buổi con chia tay với mái trường thân yêu, người mẹ đã nói với con như sau:
“En-ri-cô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con
nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. […] Mai sau con

nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những
lâu đài nguy nga, nhưng con phải luôn luôn nhớ đến nếp nhà trắng tầm thường kia với
cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy
nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào kí ức cho đến lúc tàn hơi thở cũng
như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng cái nhà cũ kĩ mà nơi đấy mẹ đã nghe tiếng
nói ban đầu của con”.
(Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về lời
nhắn nhủ của người mẹ trong đoạn văn trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
Vẻ đẹ p của thiên nhiên và con người trong bà i thơ Đoà n thuyề n đá nh cá của
Huy Cậ n.

………………………….……..Hết ………………………….……..


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn (Chuyên)
(Hướng dẫn và đáp án chấm gồm có 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và
kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến
thức.
- Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập

luận.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu

Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
- Nhan đề tác phẩm được gợi lên từ một hình ảnh xuất hiện thoáng qua trong
kí ức của Phương Định trong lần bất chợt gặp cơn mưa đá, gợi nhớ đến vẻ
đẹp thơ mộng, êm đềm của kí ức tuổi thơ, về thành phố thân yêu.

1
(2,0 đ)

- Là hình ảnh đầy chất thơ gợi lên vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, mơ mộng, nhạy
cảm của Phương Định.
- Gợi sức liên tưởng cho người đọc về vẻ đẹp của những cô gái trong truyện,
họ đẹp như những ngôi sao xa xôi, ẩn hiện, vượt thoát lên những khói lửa đạn
bom để mãi lung linh trên bầu trời…

Điểm

0,5
0,5

1,0
2
(3,0 đ)

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn; bố
cục hợp lý; lập luận, chứng minh thuyết phục; đảm bảo độ dài theo yêu cầu.

b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Rút ra được lời nhắn nhủ của người mẹ đối với con: hãy suốt đời biết ơn
ngôi trường của mình.
- Trình bày những cảm nhận của mình về lời nhắn nhủ của người mẹ:

0,5

+ là lời khẳng định đúng đắn về vai trò của nhà trường.
[Mái trường là nơi dưỡng dục con thành người khỏe mạnh, tử tế và siêng
năng; là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nở...]
+ là lời dạy con tinh tế, sâu sắc.
[Diễn đạt ý bằng những hình ảnh so sánh gần gũi (mái trường được ví như

0,75


người mẹ…); không áp đặt mà bày tỏ sự tin tưởng vào con, khuyến khích
0,75
động viên con (mẹ tin rằng…); …]
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
[Tri ân thầy cô giáo, không quên trường cũ, không quên công lao của những
người nuôi nấng dạy dỗ mình, không quên nguồn cội…]
- Mở rộng, liên hệ thực tiễn:

0,5

[Lời nhắn nhủ của người mẹ gợi nhắc ta nhớ tới đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam…]
Lưu ý: Phần trong […] chỉ mang tính gợi ý, không bắt buộc học sinh diễn

đạt tương tự…

0,5

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý; hình thành và khai triển ý tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

0,5

b. Triển khai các luận điểm cụ thể:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên vừa bao la, bát ngát, hùng vĩ, vừa
huyền ảo thơ mộng; thiên nhiên giàu có, hào phóng; thiên nhiên tràn đầy sức
sống, ấm áp, gần gũi;…

1,0

[Tập trung phân tích: cảnh biển vào đêm, lúc bình minh, những hình ảnh đẹp
lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá …]
- Vẻ đẹp của con người: Con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê
hương, miệt mài, hăng say, hào hứng và chan chứa niềm tin tưởng lạc quan
trong lao động.

1,0


[Tập trung phân tích: cảnh ra khơi, cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, …]

3
(5,0 đ)

- Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Thiên nhiên làm nền cho con
người hiện lên khỏe khoắn, hùng tráng, mang tầm vóc vũ trụ…; con người
coi thiên nhiên như người mẹ vĩ đại nuôi dưỡng mình; con người hòa nhập
với thiên nhiên, vũ trụ.
- Vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động trong bài thơ được tác giả vẽ nên
bằng bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ tráng lệ,
giọng điệu thơ sôi nổi, khỏe khoắn, cách gieo vần linh hoạt…
c. Đánh giá ý nghĩa của vấn đề, liên hệ mở rộng.

1,0


×