Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.04 KB, 71 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

Câu 2: (2 điểm)

Môn: Ngữ văn 9
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nói nặng lời làm chi

(Ca dao)
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
b- Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của em về
việc thực hiện phương châm hội thoại (được đề cập ở câu ca dao trên) trong cuộc
sống.
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong các câu sau:
a- Một mình con đóng cả ba vai chèo (Trần Đăng Khoa)
b- Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá (Chính Hữu).
Câu 3: (3 điểm ) :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Ngữ văn 9, tập 1)
a- Hai câu thơ trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật (theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu
thơ là gì?
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ.
Câu 4: (4 điểm) Từ bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương( Nguyễn Dữ ) hãy viết một bài văn bàn về niềm tin trong cuộc sống.
-----Hết-----


HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10

Môn: Ngữ văn 9


Câu 1: ( 2 điểm )
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại: Lịch sự -> 0.5 điểm
b* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn bàn về việc thực hiện phương châm lịch sự trong cuộc
sống.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ; lời văn trong sáng, biểu cảm; dùng từ đặt câu chính
xác…
* Yêu cầu về kiến thức: HS được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai
bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
- Tầm quan trọng của việc giao tiếp
- Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác; khiêm tốn, quan tâm tới người
khác; không tự đề cao cái tôi cá nhân; không làm phương hại đến thể diện của người
khác...
- Bàn luận ngắn gọn vấn đề.
* Cách cho điểm:
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên ->0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 2: ( 1 điểm ) Phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong
a- Hoán dụ-> 0.5 điểm
b- Ẩn dụ -> 0.5 điểm.
Câu 3: (3 điểm )
a- Hai câu thơ trích trong văn bản : Cảnh ngày xuân -> 0.25 điểm.
- Tác giả: Nguyễn Du -> 0.25 điểm .
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật ( theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu
thơ là : Chấm phá, sử dụng hình ảnh ước lệ -> 0.5 điểm
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ:
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ. Bố cục chặt chẽ, lời văn trong sáng,

diễn đạt trôi chảy.
* Yêu cầu về kiến thức: Biết đặt câu thơ trong tổng thể toàn văn bản để cảm
nhận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, hai câu thơ.
- Từ những tín hiệu nghệ thuật : ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, cách
dùng từ… làm nổi bật:


+ Khung cảnh sáng xuân khoáng đạt, thoáng đãng, ấm áp…
+ Cảnh mùa xuân tươi mới, trong trẻo, tinh không, ngập tràn sức sống.
+ Tình người rạo rực, xống xang…
- Tâm hồn tác giả.
* Cách cho điểm:
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 2 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên -> 1 điểm
- Diễn nôm thơ
-> 0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 4 : ( 4 điểm ).
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, biểu cảm; diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu về kiến thức:
HS được tự do lập luận theo các cách khác nhau, miễn là hợp lý. Sau đây là
một số gợi ý về kiến thức:
- Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của gia đình đánh mất niềm tin -> 0.5 điểm.
- Bàn về niềm tin trong cuộc sống-> 3.5 điểm:
+ Trình bày cách hiểu của mình về niềm tin-> 0.5 điểm
+ Ý nghĩa, vai trò của niềm tin trong cuộc sống-> 1 điểm

+ Bàn luận mở rộng vấn đề. -> 1.5 điểm
+ Liên hệ bản thân.-> 0.5 điểm
………….Hết…………..
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC 2015-2016
Ngày thi: 28/05/2016
Thời gian: 120 phút
I. PHẦN I: (6 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng
hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít
lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán
nước để nhục nhã thế này.”
(Làng – Kim
Lân)
1. Nhân vật “ông lão” được nói đến trong đoạn văn trên là ai? Đoạn văn diễn tả tâm
trạng gì của nhân vật “ông lão”? Tâm trạng ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào?
2. Nếu thay các dấu chấm hỏi và dấu ba chấm có trong đoạn văn bằng dấu chấm thì
có ảnh hưởng đến việc bộc lộ tâm trạng nhân vật “ông lão” không? Vì sao?


3. Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?”có được dùng để hỏi
không? Đó là lời của nhân vật “ông lão” hay lời của người dẫn truyện? Từ “ư” trong
câu văn có phải là thành phần biệt lập không?
4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp để làm rõ tâm
trạng của nhân vật “ông lão” đã được xác định ở câu hỏi 1, trong đoạn văn có sử
dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch dưới câu bị động và trợ từ đó).
5. Nếu không xét đến câu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi
làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Thì đoạn văn trên sử dụng

hình thức ngôn ngữ nào là chủ yếu? Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có đoạn
thơ đã sử dụng hình thức ngôn ngữ này. Hãy ghi lại những câu thơ đó? Và cho biết
đó là bài thơ nào? Của ai?
I. PHẦN II: (4 điểm)
Một nhà thơ đã viết mở đầu bài thơ của mình như sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chỉ!”…
1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì
đặc biệt?
2. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”? Từ “Súng”,
“đầu” được tác giả nhắc lại ở một câu thơ khác. Đó là câu thơ nào? Chép lại chính
xác câu thơ đó và cho biết cách sử dụng từ “Súng”, “đầu” trong hai câu thơ này có
gì đặc biệt?
3. Từ đoạn thơ trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết văn bản nghị luận xã hội (không
quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa tình yêu thương của tuổi
trẻ hiện nay.
-----------Hết---------

ĐÁP ÁN:
I. PHẦN I:
1. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Ông Hai (Hai Thu)
- Tâm trạng: Dằn vặt, đau đớn, tủi nhục..của kẻ bán nước theo Tây.
- Hoàn cảnh ông Hai trở về nhà sau khi nghe tin làn CD theo giặc.
2. Có ảnh hưởng đến việc bộc lộ tâm trạng nhân vật “ông lão” . Bởi đó là những câu trần thuật

bình thường không diễn tả được tâm trạng rối bời, đau đớn, hụt hẫng, dằn vặt, tủi nhục,căm giận…
(0,5 điểm)
3. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Không được dùng để hỏi.
- Đó là lời của nhân vật “ông lão.
- Từ “ư” trong câu văn không phải là thành phần biệt lập. Đó là tình thái từ nghi vấn.
4. Viết đoạn:


- Hình thức: Đúng thể thức đoạn văn theo yêu cầu. (0,5 điểm)
- Nội dung: (2,0 điểm)
+ Ông Hai yêu quý, tự hào về cái làng của mình đến vậy mà giờ đây lại nghe tin làng theo giặc
khiến ông không khỏi dằn vặt, cảm thấy nhục nhã. Ông nhục nhã bởi ông thấy mình như là kẻ bán
nước...ông nghĩ đến thân phận những đứa con của ông phải chịu tiếng là kẻ theo giặc, bị người ta
khing thường…
+ Càng nghĩ ông càng cảm thấy nhục nhã và đau đớn vô cùng (ông chửi một cách vu vơ nhưng có
ám chỉ).
- Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một câu ghép và một trợ từ (gạch dưới câu bị động,
câu ghép và trợ từ đó). (0,5 điểm)
5.
- Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ chủ yếu là độc thoại nội tâm. (0,25 điểm)
- Ghi đúng đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tác giả- bài thơ (0,25 điểm)

I. PHẦN II:
1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. (0,5 điểm)
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Năm 1947. Sau thắng lợi chiến dịch VB- Thu Đông của ta…(0,5 điểm)
2. Hiểu về câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. (0,5 điểm)
Cách nói hàm súc giàu hình tượng:
+ Súng bên súng”: Gợi lên trước mắt ta hình ảnh người lính kề vai sát cánh, cùng chung hành động,

cùng chiến đấu đánh giặc để bảo vệ TQ.
+ “Đầu sát bên đầu”: Là hình ảnh hoán dụ diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao, cùng chung
lý tưởng.
- Từ “Súng”, “đầu” được tác giả nhắc lại ở một câu thơ cuối bài thơ. (0,5 điểm)
Cách sử dụng từ “Súng”, “đầu” trong hai câu thơ này đặc biệt: Vừa là hình ảnh thực, vừa là hình
ảnh mang ý nghĩa biểu tượng…; Hai từ này ở câu thơ trong đoạn trích đứng tách riêng nhưng đến
câu thơ cuối bài thơ lại kết hợp lại với nhau tạo nên một từ “đầu súng”, kết hợp với hình ảnh “trăng
treo” khiến người đọc có nhiều liên tưởng thú vị…
3. Văn nghị luận xã hội: (2,0 điểm)
Đây là dạng đề mở nên GV cần linh hoạt khi chấm. Cần nêu được những suy nghĩ chân thành, việc
đã làm của bản thân. Cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy
cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước).
- Những biểu hiện của tình yêu thương: Ở sự đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm, chở che, đùm bọc, sự
dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước, từ suy nghĩ đến cả hành
động
- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu
thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng...
- Mở rộng vấn đề.
- NHận thức và hành động.
Trong bài viết, học sinh cần liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với
truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.
Tùy bài làm HS có sự sáng tạo để cho điểm.

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
Họ và tên :

ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - ĐỀ SỐ 4



Phần I: (4đ)
Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng »
của Kim Lân :
« Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu... »
(Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao « nhìn lũ con », « nước mắt » của ông Hai lại « cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức
ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngôn
ngữ ấy có tác dụng gì ?
Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ
như vậy ?
3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện
ngắn « Làng » của KL và Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
4. Nêu suy nghĩ của em về một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật ông Hai trong tác
phẩm « Làng » của KL ?
Phần II : (6đ)
Đọc kĩ đoạn thơ sau :
« Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trang tình nghĩa... »
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
ấy ?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập

luận diến dịch ; trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép với chủ đề :
Đoạn thơ đã ghi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng
trong quá khứ. (chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép)
3. Cũng trong bài thơ trên có đoạn :
« Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng... »
a. Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào
được dùng theo nghĩa chuyển ?
b. Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của
đoạn thơ trên.

* Đán án.


Câu1(0.5) “Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra”. vì ông thấy
thương cho những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp khi bị coi là Việt gian, ông thấy đau
đớn, tủi hổ cho nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu.
Câu 2(1đ).
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm(0.25)
- Tác dụng: Hiểu rõ nỗi đau đớn, dằn vặt đang diễn ra trong lòng nhân vật ông
Hai(0.25)
- Kể được hai trong số các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn
Dữ.
Lặng lẽ Sa Pa....Kiều ở lầu Ngưng Bích.(mỗi đáp án đúng được 0.25)
Câu 3 (1đ)
- Giống : Sử dụng ngôi kể thứ ba kết hợp giữa tả và kể.(0.5)
- Khác: (0.5)
+ Làng: Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể, làm nổi bật diễn biến nội tâm nhân

vật chính.
+ LLSP: Xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ để làm nổi bật nhân vật chính.
Câu 4.(1.5).
- HS có thể chọn một trong số những đặc điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai (tình
yêu làng hoà quyện trong tình yêu nước, tình yêu và niềm tự hào về làng chợ
Dầu hoặc những nét mới mẻ trong tình cảm đối với làng quê ở người nông
dân...) để bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình.(1)
- HS có thể trình bày với hình thức đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ.
(0.5)
Phần II(6đ)
Câu 1(0.75)
- Tên TP Ánh trăng (0.25)- TG Nguyễn Duy(0.25)
- Hoàn cảnh ra đời: năm 1978, sau khi chiến tranh kết thúc ba năm miền Nam
hoàn toàn giải phóng.
Câu 2(4đ)
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch(đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết
chính xác vị tríc và nội dung cấu chủ đề)(1đ).
- Phần khai triển đoạn khoảng 10-11 câu ( có đáng dấu số thứ tự các câu)(2đ)
Đảm bảo các ý chính sau và đầy đủ dẫn chứng.
+ Những câu văn ngắn với giọng kể thủ thỉ tâm tình, “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”
đã gợi một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành.
+ Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “ với đồng, với sông,
với bể, ở rừng” (NT: Liệt kê)
+ Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư,
hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với trăng là tri kỉ, là
tình nghĩa (NT so sáng, nhân hoá).
+ Với sự gắn bó tình nghĩa ấy, nhà thơ đã từng tâm niệm không bao giờ quên
nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển tron câu
chuyện của nhà thơ.
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp, chỉ rõ lời dẫn TT đó(0.5)

- Sử dụng câu ghép.
* Lưu ý: Phần triển khai đoạn:
- Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ:(1.5)


- Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát...(1đ)
- Viết quá 13 câu hoặc ngắn hơn 9 câu trừ 0.5đ
Câu 3 (1.25)
a. Từ mặt thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc (mặt người).(0.25)
Từ mặt thứ hai dùng theo nghĩa chuyển(mặt trăng)(0.25)
b. Tên các biện pháp NT: Điệp từ, so sánh, liệt kê kết hợp với từ láy và cặp câu đối
xứng.(0.5)
- Nội dung: Những kỉ niệm quá khứ chợt ùa về khiến nhà thơ rưng rưnng xúc
động(0.25)

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - ĐỀ SỐ 4
Họ và tên :
Phần I: (4đ)
Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng »
của Kim Lân :
« Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu... »
(Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao « nhìn lũ con », « nước mắt » của ông Hai lại « cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức
ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngôn
ngữ ấy có tác dụng gì ?
Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ

như vậy ?
3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện
ngắn « Làng » của KL và Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
4. Nêu suy nghĩ của em về một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật ông Hai trong tác
phẩm « Làng » của KL ?
Phần II : (6đ)
Đọc kĩ đoạn thơ sau :
« Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trang tình nghĩa... »
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
ấy ?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập
luận diến dịch ; trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép với chủ đề :
Đoạn thơ đã ghi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng
trong quá khứ. (chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép)


3. Cũng trong bài thơ trên có đoạn :
« Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng... »
c. Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào
được dùng theo nghĩa chuyển ?

d. Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của
đoạn thơ trên.

* Đán án.
Câu1(0.5) “Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra”. vì ông thấy
thương cho những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp khi bị coi là Việt gian, ông thấy đau
đớn, tủi hổ cho nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu.
Câu 2(1đ).
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm(0.25)
- Tác dụng: Hiểu rõ nỗi đau đớn, dằn vặt đang diễn ra trong lòng nhân vật ông
Hai(0.25)
- Kể được hai trong số các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn
Dữ.
Lặng lẽ Sa Pa....Kiều ở lầu Ngưng Bích.(mỗi đáp án đúng được 0.25)
Câu 3 (1đ)
- Giống : Sử dụng ngôi kể thứ ba kết hợp giữa tả và kể.(0.5)
- Khác: (0.5)
+ Làng: Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể, làm nổi bật diễn biến nội tâm nhân
vật chính.
+ LLSP: Xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ để làm nổi bật nhân vật chính.
Câu 4.(1.5).
- HS có thể chọn một trong số những đặc điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai (tình
yêu làng hoà quyện trong tình yêu nước, tình yêu và niềm tự hào về làng chợ
Dầu hoặc những nét mới mẻ trong tình cảm đối với làng quê ở người nông
dân...) để bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình.(1)
- HS có thể trình bày với hình thức đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ.
(0.5)
Phần II(6đ)
Câu 1(0.75)
- Tên TP Ánh trăng (0.25)- TG Nguyễn Duy(0.25)

- Hoàn cảnh ra đời: năm 1978, sau khi chiến tranh kết thúc ba năm miền Nam
hoàn toàn giải phóng.
Câu 2(4đ)
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch(đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết
chính xác vị tríc và nội dung cấu chủ đề)(1đ).
- Phần khai triển đoạn khoảng 10-11 câu ( có đáng dấu số thứ tự các câu)(2đ)
Đảm bảo các ý chính sau và đầy đủ dẫn chứng.


+ Những câu văn ngắn với giọng kể thủ thỉ tâm tình, “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh”
đã gợi một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành.
+ Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “ với đồng, với sông,
với bể, ở rừng” (NT: Liệt kê)
+ Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư,
hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với trăng là tri kỉ, là
tình nghĩa (NT so sáng, nhân hoá).
+ Với sự gắn bó tình nghĩa ấy, nhà thơ đã từng tâm niệm không bao giờ quên
nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển tron câu
chuyện của nhà thơ.
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp, chỉ rõ lời dẫn TT đó(0.5)
- Sử dụng câu ghép.
* Lưu ý: Phần triển khai đoạn:
- Nêu được những nét cơ bản nhưng chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ:(1.5)
- Chỉ nêu được ½ số ý, bố cục chưa chặt chẽ, chưa làm rõ ý khái quát...(1đ)
- Viết quá 13 câu hoặc ngắn hơn 9 câu trừ 0.5đ
Câu 3 (1.25)
a. Từ mặt thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc (mặt người).(0.25)
Từ mặt thứ hai dùng theo nghĩa chuyển(mặt trăng)(0.25)
b. Tên các biện pháp NT: Điệp từ, so sánh, liệt kê kết hợp với từ láy và cặp câu đối
xứng.(0.5)

- Nội dung: Những kỉ niệm quá khứ chợt ùa về khiến nhà thơ rưng rưnng xúc
động(0.25)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC01
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”
(Trích “Khoảng trời và hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
(0,5 điểm)
2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp
lên mình ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? (0,5 điểm)


3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học ở lớp 9 cũng là một

“cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào? (0,5 điểm)
4. Tình yêu Tổ quốc của những cô gái mở đường được thể hiện qua những hành
động nào? Viết đoạn văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và
vẻ đẹp của những hành động ấy, qua đó hãy rút ra bài học và nhận thức của bản thân
về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. (1,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
“Mạng xã hội đã trở thành một phần đời sống hiện nay, nhất là với giới trẻ. Rất
nhiều bạn trẻ, ngay cả những học trò tiểu học, cuộc sống đã chìm ngập trong thế giới
ảo. Theo các chuyên gia tâm lý, điều nguy hiểm nhất là các em vào cơn bão hấp dẫn
của mạng xã hội một cách hoàn toàn bị động, không hề được chuẩn bị hành trang để
bảo vệ bản thân.
Các em tưởng rằng ở thế giới đó chỉ mấy là dòng chữ, hình ảnh vô hại mà
không lường được những hậu họa. Đôi khi chỉ một nút Like hay Share tưởng rằng vô
thưởng vô phạt lại dẫn đến hậu họa. Ở đó, các em có thể là nạn nhân hoặc gây hại
cho người khác, dù có thể là vô tình […]”
(Trích “Sống ảo, hậu quả thật”, Thứ Năm, 21/01/2016, nguồn:
/>Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu lên suy nghĩ của em về hiện
tượng “sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ ngày nay.
Câu 3: (4,0 điểm)
Nét độc đáo trong cách cảm nhận và thể hiện mùa xuân thiên nhiên, đất trời và
mùa xuân đất nước của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
--------------MÃ ĐỀ: VC02
Câu 1: (3,0 điểm)

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Ðất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, làm nên những chân
trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Theo Hữu Thỉnh, “Hỏi”)
1. Hãy xác định một biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn hội thoại
trên. Hãy viết câu hỏi của “Tôi” với đất theo lối dẫn gián tiếp. (0,5 điểm)
2. Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời, bằng hai câu thơ
em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó. (0,5 điểm)
3. Bằng vài dòng suy nghĩ (từ 7-10 dòng), em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ
sống ở đời qua cuộc nói chuyện giữa “Tôi” với đất, nước, cỏ và người. (2,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)

Với một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) và đường truyền Internet,
trạng thái của bạn là connected (kết nối) với cả thế giới. Nhưng vấn đề thế nào là kết
nối. Có phải thật sự là kết nối khi mà bạn chỉ lơ lửng đâu đó trên các trang mạng xã
hội và quên mất cách bắt đầu một cuộc trò chuyện đơn giản nhất trong thực tế; khi
mà bạn thường xuyên trở nên cô đơn ngay trong trạng thái “được kết nối”.
Người ta cứ đổ lỗi cho công nghệ, liệu có thật sự là như vậy không?
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một bài viết khoảng 01
trang giấy thi.
Câu 3: (4,0 điểm)
Tâm sự về việc làm thơ, nhà thơ Trần Lê Văn viết:
Không làm được thơ ngắn
Đành phải làm thơ dài
Khó nói bằng im lặng
Đành phải nói bằng lời
Thơ dài lời dài vẫn bất lực
Sao làm cầu nối tôi với đời?
Có ai nghe thấy một tiếng vọng
Thì thả con thuyền sang với tôi.
(Tiếng Vọng, Trần Lê Văn, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin,
2006, Tr. 429)
Em hiểu như thế nào về ý kiến của nhà thơ Trần Lê Văn? Hãy làm sáng tỏ ý
kiến đó qua một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
…… HẾT ……


Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:

…………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC03
Câu 1: (5,0 điểm)
Cách đây ba năm, vào tháng 5/2011, Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò
dầu khí của Việt Nam trên biển Đông, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ
Nguyễn Việt Chiến ra đời và nhận được sự đồng cảm của hàng triệu độc giả. Tháng
5/2014, Biển Đông lại trở thành điểm nóng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn
khoan và tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bài thơ này lại được nhiều
người truyền nhau với sức lan tỏa mãnh liệt của nó.
Đọc những dòng thơ sau được trích từ bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn
Việt Chiến) và trả lời các câu hỏi:
...
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
(…)
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
1. Em hiểu và cảm nhận thế nào về hình tượng “sóng” trong hai dòng thơ:
“Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” và “Trong hồn người có ngọn sóng nào không” ?
(1,0 điểm)
2. Tác giả đã khẳng định điều gì khi viết: “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra
khơi.”? (1,0 điểm)
3. Trong những ngày này, khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm,
trong hồn em “có ngọn sóng nào không”? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) bày tỏ
suy nghĩ, tình cảm đó. (3,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm)
Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người
Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn


thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai
Ninh viết:
Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ văn
lớp 9, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………

Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC04

Câu 1: (2,0 điểm)
a) Việc tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của
mình trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em suy nghĩ gì?
b) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tác giả có khi xưng “tôi”
lại có lúc xưng “ta”. Em có nhận xét gì về ý nghĩa của việc thay đổi các đại từ nhân
xưng mà tác giả đã sử dụng.
Câu 2: (3,0 điểm)
Trong văn bản Những đứa trẻ (Thời thơ ấu – M. Go-rơ-ki, Ngữ văn 9, tập một),
cậu bé A-li-ô-sa và ba đứa con nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bị cấm đoán, không được
phép chơi với nhau. Nhưng A-li-ô-sa đã khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng
rào, mấy thằng bé, lần lượt từng đứa hay hai đứa một, lại gần, (…) ngồi xổm hoặc
quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau.
Hành động của những đứa trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc vượt
qua rào cản trong cuộc sống?



Câu 3: (5,0 điểm)
Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) mặc dù
không phải viết về trăng nhưng hình ảnh ánh trăng vẫn neo đậu lại một khoảnh khắc
đáng nhớ trong lòng người đọc.
Phân tích sự giống và khác nhau của hình ảnh trăng để thấy rõ dấu ấn riêng của
mỗi nhà thơ.

…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC05


Câu 1 (6,0 điểm):
“Trước Hữu Thỉnh, hình như trong thơ, mùa thu đã sớm định hình, sự định hình
trong trạng thái ổn định (như Nguyễn khuyến, Nguyễn Du) hoặc có vận động cũng là
sau một cái mốc tuy vô hình nhưng đã có một cái gì đó đã phân chia (như Xuân


Diệu, Huy Cận). Còn đến Sang thu, cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian đã khác.
Chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cái cảm giác
mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ
nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết lắm […]”
(Trích “Bình giảng văn 9” – Vũ Dương Qũy, Lê Bảo)
1. Theo em, cái không và cái có trong cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian
trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là gì ? Suy nghĩ của em về cách lựa chọn ấy.
2. Qua việc phân tích vẻ đẹp của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), em hãy làm
rõ “những gì da diết lắm” mà bài thơ đã đánh thức nơi tâm hồn mình.
Câu 2 (4,0 điểm):
Đọc câu chuyện sau đây:
Lắng nghe hay chờ một viên đá
Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên
đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc
xe đang đậu bên lề.
Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì
chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay
thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang
đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh,
ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ
gì thế hả?”. Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc xe này mới
toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.
“Làm ơn, thưa ông. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu bé
van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người

nào dừng xe lại…”. Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè.
“Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra
khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi”. Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn
nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với
con”.
Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn
ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố
lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.
“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng”. Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết
ơn rồi đẩy em nó đi. Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước đi về
phía xe của mình. Đoạn đường dường như quá dài.
Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm
ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.
(Theo mục Đời sống, báo điện tử kenh14.vn, ngày 30/08/2013)
Trong cuộc sống, đôi khi bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có
một “viên đá” ném vào mình. Bạn sẽ chọn điều gì: “Lắng nghe hay là chờ một viên
đá.”


Hãy viết bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của bản thân về
ý nghĩa của câu chuyện trên. Qua đó, hãy trình bày cách lựa chọn của bản thân trước
một vấn đề trong cuộc sống: Lắng nghe hay là chờ một viên đá.
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC06
Câu 1: (3,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông chảy nặng phù sa...”
(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
1. Tìm và chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên. (1,0
điểm)
2. Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc truyền tải ý nghĩa của khổ
thơ. (1,0 điểm)
3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng), nêu lên suy nghĩ của em về hình
ảnh “đất nước” được gợi ra từ khổ thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)

Trong hình trên, phải chăng việc cưa đôi chiếc thang của hai người đàn ông

muốn trèo qua bức tường kia là hành động khôn ngoan ?


Từ việc trả lời câu hỏi ấy, em hãy rút ra bài học cho mình (trình bày khoảng 1
đến 2 trang giấy thi).
Câu 3: (4,0 điểm)
Viết về sự im lặng, có những dòng cảm động như sau:
Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả
mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa
tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ
sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra
là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc,
mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...
Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không
thể nào ngủ lại được.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)
Và:
Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Sự im lặng từ sáng
đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến. Tiếng máy bay
trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau. Hai thứ tiếng đó trộn lẫn vào nhau,
rót vào tai con người một cảm giác khó chịu và căng thẳng. [...]
Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái
hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở
dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không
thấy mây và bầu trời đâu nữa.
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)
Anh/ chị hãy cảm nhận về sự im lặng trong cuộc sống của những con người lặng
lẽ qua những dòng văn của Nguyễn Thành Long và Lê Minh Khuê.
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:

Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC07

Câu 1: (4,0 điểm)
Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “… những người đẹp nhất, thông minh, can
đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (lời
nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê
Minh Khuê).
Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất ?
Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận về tình tri kỉ trong hai đoạn thơ sau:



Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một)
Và:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
--------------MÃ ĐỀ: VC08


ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)


Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:
- Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu
một cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! – Nó nói trong tiếng nấc, vừa
nói vừa từ từ tuột xuống.”
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, năm 2014)
a. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào mà em đã học trong chương trình
Ngữ văn 9. Nêu rõ tên tác giả của tác phẩm ấy. (0,5 điểm)
b. Nhân vật nào trong tác phẩm ấy để lại nhiều ấn tượng với em nhất. Vì sao?
(1,0 điểm)
c. Lí giải tại sao người mẹ lại phải vỗ về bé Thu rằng: “Thu! Để ba con đi.
Thống nhất rồi ba con về.” (0,5 điểm)
d. Mang lời hẹn ước với con gái ra chiến trường: “Ba về! Ba sẽ mua cho con
một cây lược ngà!” nhân vật anh Sáu miệt mài, say sưa, cưa giũa thận trọng, tỉ mỉ
như một nghệ nhân, làm chiếc lược ngà voi tặng con gái. Hãy cho biết ý nghĩa nghệ
thuật của chi tiết này. (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)

Mẹ yêu con bằng những dòng sữa ngọt.
Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi.
Tình yêu của cha mẹ đối với con không gì
đo đếm được… nhưng liệu ta đã làm được gì
để đền đáp công ơn trời biển ấy.
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về tình thương
mà cha mẹ đã dành cho những người con
chúng ta.

(Hình vẽ minh họa)

Câu 3: (4,0 điểm)
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của
mình góp vào đời sống chung quanh.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, năm 2014)


Nói đến chất liệu văn học, không thể không kể đến thiên nhiên – một nguồn cảm
hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác từ xưa đến nay. Nếu như
những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt,
cầm, kì, thi, tửu – những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng
ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại
đổi mới.
Em hãy chọn một khổ thơ hoặc một đoạn thơ mà em đã được học trong chương
trình Ngữ văn 9 viết về đề tài này để phân tích làm rõ vẻ đẹp của những vật liệu mà
các thi nhân đã mượn từ thực tại góp phần làm đẹp thêm cho những vần thơ của

mình.
…… HẾT ……
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC09
Câu 1: (4,0 điểm)

Chàng trai Nguyễn
Sơn Lâm, chỉ cao
chưa đầy một mét, đi
phải chống nạng
nhưng lại giỏi ba thứ
tiếng, từng thi Việt

Nam Idol 2010, năm
2011, anh là người
đã chinh phục đỉnh
Phanxipăng và trở
thành người khuyết
tật Việt Nam đầu tiên
đặt chân lên đỉnh núi
này mà không cần
đến sự giúp đỡ của
người khác.

Từ một cậu bé luôn
tự hỏi “Vì sao mình
lại có mặt trên cuộc
đời?”, Nick Vujicic
đã học được cách
đứng thẳng dù không
có chân tay, để từ đó
chiến thắng số phận
và tự mình trở thành
một điều kỳ diệu
giữa đời thường.

Bill Gate, bỏ dở Đại
học, lập công ty phần
mềm nhưng liên tiếp
thất bại. Khắc phục
những thất bại đó ông
vươn lên thành tỷ phú
bậc nhất của nhân loại.


Chung Zu Zung, ch
tịch tập đoàn Huynd
Hàn Quốc từng là nôn
dân, công nhân và k
trở thành ông chủ tậ
đoàn Huyn đai thì đó
cả một quá trình “gia
nan rèn luyện m
thành công”.

Từ cảm xúc và suy nghĩ mà những thông tin trên gợi ra, em hãy viết bài văn
ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) với nhan đề “Nghị lực cuộc sống”.
Câu 2: (6,0 điểm)
Áo anh rách vai


Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Đồng chí – Chính Hữu)
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
So sánh hình ảnh bàn tay đồng đội trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra yêu cầu
về hình ảnh trong thơ.
…… HẾT ……

Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
………………………………………………
……………………
Chữ kí của giám thị số 1:
…………………………………………………………………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TỔ: NGỮ VĂN
---------------

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ: VC10
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy
móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì
sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,
… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép,
chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta
cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều.
(2) Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của
đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự
dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu
mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi

ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ
không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách
nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng
giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,…


×