MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Trang thông tin Tổng cục Hải quan Việt Nam (General Department of Vietnam
-
Customs).
Trang thông tin Tổng cục Thủy sản.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Trang thông tin Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ
Trang thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Tính cấp thiết của đề tài:
Sau khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, nhất là sau khi gia
nhập WTO, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Kinh tế Việt Nam từng bước
hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng
và phát triển vượt bậc. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu giữ vai trò vô
cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước. Tính chung năm
2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10%
so với năm 2014. Con số trên cho thấy xuất khẩu có vai trò quyết định trong cán cân
xuất-nhập khẩu.
Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thủy sản là một mặt hàng truyền
thống, chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên trong năm 2015, tại hội nghị của Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 6,7 tỷ
USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu
hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến
xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi trồng, khai thác
và đánh bắt thủy sản lớn nhất trong cả nước. Sản lượng thủy sản xuất khẩu của vùng
hàng năm chiếm khoảng 60 – 75% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước và kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cao. Trong đó, sản phẩm chủ lực của vùng là cá tra, basa và
con tôm. Bên cạnh những thành công và thuận lợi nhất định thì xuất khẩu thủy sản của
ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro. Hiện nay hoạt động xuất khẩu thủy sản
của vùng phải đối mặt với những thử thách như: thuế quan, các rào cản thương mại,
các vụ kiện chống phá giá, yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng
cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, cạnh tranh, thủ tục, rào cản kỹ thuật….Chính
những yếu tố đó đã tác động đến sản lượng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL.
Chính từ hiện trạng trên đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu thủy sản của vùng ĐBSCL nhiều tiềm năng và lợi thế.
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL.
Nghiên cứu sản lượng khai thác và nuôi trồng ở các tỉnh ĐBSCL qua các năm. Nghiên
cứu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của vùng. Nghiên cứu về các doanh nghiệp
thủy sản của vùng. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt
động xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Từ đó, đề ra giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động xuất khẩu thủy sản của vùng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu tập trung vào 13 tỉnh ĐBSCL
Thời gian: Số liệu thu thâp trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay.
Nội dung: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của thủy sản ĐBSCL.
1.4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu:
-
Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp, tìm kiếm trên internet, sách
-
báo chuyên ngành
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo
lường, mô tả và trình bày số liệu. Lập bảng phân phối tần số, trình bày dữ liệu dạng
-
bảng và biểu đồ.
Phân tích so sánh: So sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau
để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc
đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một dôanh nghiệp hay các nhà quản trị
-
muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau.
Phân tích SWOT : Phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểm yếu/khó khăn
(Weakness), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề, một hiện
tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng để có những
chiến lược nhằm giúp cho sự phát triẻn và hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích SWOT.
1.4.2 Khái niệm thủy sản:
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy
sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số
loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có
năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự
nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ
thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản.
1.4.3 Khái niệm và vai trò của chiến lược:
-
Khái niệm: Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như
con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và đảm bảo những quyền lợi
thiết yếu của mình. M Porter đã định nghĩa chiến lược là “ một kế hoạch hành động có
quy mô lớn liên quan đến cạnh tranh”. Chiến lược liên quan đến cạnh tranh này là để
trở nên khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh. “ Chiến lược để đương đầu với
cạnh tranh là sự kết hợp giữa mục tiêu cần đạt đến và các phương tiện mà doanh
-
nghiệp cần tìm để đạt đến mục tiêu đó”.
Vai trò: Chiến lược giúp xác định được các nhiệm vụ cần phải làm để đạt được mục
tiêu đã đề ra, giúp chọn lựa được các phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đi
tới mục tiêu. Việc xây dựng chiến lược giúp thực hiện các nhiệm vụ một cách tuần tự
từ đó có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí. Chiến lược cũng có thể giúp lường
trước được những rủi ro sẽ bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc dự
đoán được những rủi ro trong tương lai, đóng vai trò như một la bàn, giúp người thực
hiện đi đúng đường tới đích. Đối với từng hoạt động cụ thể, việc hoạch định và xây
dựng chiến lược rất quan trọng. Xây dựng chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp đạt
mục tiêu đề ra bằng còn đường ngắn nhất, tốn ít thời gian và chi phí nhất do đã được
chọn lựa và cân nhắc kỹ.
1.4.4 Cơ sở lý luận:
-
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa: Hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia
gọi là ngoại thương hay thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm
hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Xuất khẩu trong lý luận thương mại
quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở lấy tiền tệ làm
phương tiện thanh toán. Đó là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa hữu hình và vô
hình. Sản xuất ngày càng phát triển, khả năng sản xuất đã vượt ra khỏi nhu cầu tiêu
dùng của một quốc gia, do đó hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia rất phát
triển với nhiều hình thức, diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong tất cả các ngành và các
lĩnh vực kinh tế. Hoạt động xuất khẩu có phạm vi vượt ra khỏi biên giới của một quốc
gia, là hoạt động mang tính quốc tế. Chính vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩu phải tuân thủ
các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc gia nhập khẩu, của quốc tế. Việc xuất
khẩu hàng hóa mang lại ngoại tệ cho quốc gia, để thúc đẩy xuất khẩu việc cần thiết là
phải nghiên cứu rõ thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được hiểu là cung - cầu
về loại hàng hóa của nước nhập khẩu đối với loại hàng hóa đó ở nước có tư cách là
-
nước xuất khẩu.
Khái niệm xuất khẩu thủy sản: Xuất khẩu thủy sản nghĩa là trong quá trình mua bán,
trao đổi giữa hai quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, thủy sản là đối tượng của quá
trình hoạt động này. Điều đó có nghĩa là hàng hóa trong quá trình xuất khẩu là thủy
-
sản.
Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa: thị trường rất rộng lớn, nhưng tách biệt, thông qua
thông lệ quốc tế và các quy tắc chung của các tổ chức thương mại trên thế giới. Chính
vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường cần phải được đầu tư và quan tâm hơn nữa.
Xuất khẩu hàng hóa cho phép các quốc gia khai thác triệt để các lợi thế của mình để
thu được nhiều lợi nhuận hơn, tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao năng
suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho xã hội. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
diễn ra giữa hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau do đó luôn tồn tại khoản
cách địa lý. Vì thế cho nên chi phí vận chuyển, các điều kiện về giao nhận hàng hóa,
thanh toán, bảo quản sẽ gặp nhiều khó khăn. Phong tục, tập quán, thói quen, nề nếp
sống...của hai nước luôn tồn tại. Vì vậy cần hiểu biết về những yếu tố đó của nước
nhập khẩu để hàng hóa xuất khẩu có thể phù hợp với nhu cầu khách hàng. Xuất khẩu
là một trong những nhân tố làm tăng sản xuất trong nước, kích thích đầu tư sản xuất
-
nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm cho xã hội.
Các hình thức sản xuất chủ yếu: Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình
thức đa dạng, phong phú. Nhưng nó thường được thực hiện dưới một số hình thức chủ
yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công quốc tế, tái xuất khẩu, xuất
khẩu tại chỗ.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH THỦY SẢN
2.1 Đặc điểm của ngành thuỷ sản:
Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại.
Thực phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con
người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều
cộng đồng cư dân đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn gắn bó và có mối quan hệ chặt chẽ với điều
kiện tự nhiên, khí hậu. Đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu... có tác động, ảnh hưởng
lớn đến sự hình thành các loại hình nuôi trồng thủy sản, các đối tượng nuôi chủ lực,
cũng như mô hình tổ chức nuôi trồng. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của
nước ta là lớn, song có sự khác biệt giữa các vùng, miền do có sự chi phối của điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu, thời tiết.
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động
kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế xã hội của loài người. Nhu cầu thủy sản cho nhân
loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi các tài nguyên có giới hạn và đã bị khai thác
tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển để bù đắp vào lượng thiếu hụt
đó.
Nuôi trồng thủy sản có quy mô rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng
nước: từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những
trang trại nuôi chuyên nghiệp hóa theo hướng công nghiệp có quy mô lớn.
Thủy sản là nguồn thực phẩm, bên cạnh đó còn là nguồn thu nhập trực tiếp hay
gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ
cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như: cảng, biển, đóng sửa tàu thuyền, sản
xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi, cung cấp bao bì… và sản
xuất hàng tiêu dùng cho người dân. Theo ước tính có tới 150 triệu người trên thế giới
sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thủy sản.
Đánh bắt hay khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm của khai thác
thủy sản bao gồm:
-
Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người
-
Con cá giống ( cá bố mẹ, cá giống) cho nuôi trồng thủy sản và cho đánh bắt được tăng
-
cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi. Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản bao gồm:
-
Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt được tăng cường
-
trên cơ sở nuôi trồng.
Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người.
Nuôi trồng thủy sản cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay vỗ béo
cá tự nhiên.
Đánh bắt được và tăng cường dựa trên cơ sở nuôi trồng thủy sản là hoạt động
đem con giống nhân tạo thả vào các khu vực tự nhiên như hồ chứa, sông ngòi, biển....
để tăng sản lượng đánh bắt.
Cùng với việc gia tăng sàn xuất, thương mại thủy sản toàn cầu cũng phát triển
một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hóa thủy sản sống và tươi đang tăng
nhanh. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm sự diễn biến
bất lợi của thiên nhiên...sẽ làm cho lương thực thực phẩm là mặt hàng chiến lược trên
thị trường thế giới. Trong điều kiện đó sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan
trọng vì vậy phát triển sản xuất thủy sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn
thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải
quyết công ăn việc làm mà ngành sản xuất này đang đầy hứa hẹn có thể trở thành
ngành kinh doanh có lãi suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế.
Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của nhà sản xuất kinh doanh thủy sản.
2.2 Tình hình thủy sản của thế giới:
Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người tăng khá nhanh trong 4 thập kỷ trở
lại đây, từ mức trung bình 9,9 kg (những năm 1960) lên 11,5 kg (những năm 1970) và
16,4 kg (năm 2005). Tuy nhiên, sự gia tăng này không đồng đều ở tất cả các khu vực
trên thế giới. Từ 3 thập kỷ trước, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Đông Á, chủ yếu là
Trung Quốc và khu vực Bắc, Đông Phi đã tăng với tốc độ rất nhanh. Trong năm 2015,
mức tiêu thụ thủy sản bình quân tại các nước đang phát triển là 14,5 kg.
Biểu đồ cung và cầu thủy sản
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thủy sản cung cấp ít nhất 50% lượng protein
ở một số nước đang phát triển, trong đó có Bangladesh, Campuchia, Equatorial
Guinea, French Guiana, Gambia, Ghana, Indonesia và Sierra Leone. Khi trữ lượng
thủy sản tự nhiên bị khai thác quá đà dẫn tới cạn kiệt, ngành nuôi trồng thủy sản trở
thành cứu cánh cho vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, và có thể “giải cơn khát” tiêu
dùng các mặt hàng thủy sản đang gia tăng trên toàn thế giới.
Bằng sự sáng tạo, nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã ứng dụng
công nghệ tiên tiến để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tạo ra những sản phẩm
sạch, có ưu thế cạnh tranh.
2.3 Tình hình thủy sản Việt Nam:
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản,năm 2015 là một năm khó khăn của
ngành nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản. Đó là bất lợi chính từ thời tiết và
thị trường. Nhưng ngành thủy sản vẫn đạt được những kết quả khả quan trên nhiều
phương diện. Với tổng sản lượng thủy sản hơn 6,56 triệu tấn; trong đó, khai thác
3,03triệu tấn, nuôi trồng 3,53 triệu tấn; diện tích nuôi trồng là 1,28 triệu ha; kim
ngạch xuất khẩu khoảng 6,72 tỷ USD.
Về nuôi trồng thủy sản, trong năm 2015, tuy tình hình thời tiết không thực sự
thuận lợi nhưng các địa phương vẫn duy trì được mức tăng diện tích và sản lượng so
với cùng kỳ. Nuôi trồng các mặt hàng thủy sản truyền thống phục vụ nhu cầu trong
nước tăng ổn định. Tuy nhiên, do các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giảm, nên tổng sản
lượng nuôi trồng cả nước cũng không tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Các đối
tượng nuôi chủ lực như tôm nước lợ, cá tra, rô phi, nhuyễn thể đều gặp khó khăn,
người nuôi phải đối mặt với khó khăn kép do thời tiết biến đổi thất thường và giá cả
thị trường tiêu thụ giảm sút.
Cụ thể, trên lĩnh vực tôm, ước diện tích nuôi tôm nước lợ cả năm 2015 đạt
691,8 nghìn ha, giảm 2,3% so năm 2014; sản lượng 596 nghìn tấn, thấp hơn 9,5% so
năm trước. Tình hình dịch bệnh trên tôm giảm 50% so năm ngoái; Về cá tra, trở ngại
lớn nhất trong năm qua là giá cá tra nguyên liệu không ổn định, có xu hướng giảm khi
vào chính vụ; trong khi nguyên liệu đầu vào tăng cao; ước diện tích cá tra cả năm
khoảng 5.000 ha, sản lượng 1,22 triệu tấn (bằng 98% về diện tích và tăng 6,7% về sản
lượng so năm 2014).
Về tình hình khai thác thủy sản, đại diện Vụ Khai thác thủy sản cho biết, năm
2015 số tàu khai thác xa bờ tăng và khai thác gần bờ giảm; kế hoạch cho năm tới cần
quản lý khai thác xa bờ theo hạn ngạch (số lượng tàu đóng mới và ngành nghề); hạn
chế dần những nghề khai thác hiệu quả thấp, phát triển nghề khai thác có giá trị cao.
Tại vùng biển miền Trung từ Quảng Trị tới Ninh Thuận, nghề khai thác xa bờ, trong
đó có nghề lưới vây đạt hiệu quả cao, ngư dân khai thác được nhiều loại hải sản như
cá hố, cá trích, cá ngừ sọc dưa… Tại các vùng biển thuộc Vịnh Bắc bộ, các loại cá nổi
xuất hiện nhiều và dài ngày như cá cơm, cá nục, cá bạc má…tạo điều kiện cho ngư
dân làm các nghề vây, chụp, rê… khai thác có hiệu quả, thường xuyên bám biển.
Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện việc tổ chức lại sản
xuất, tái cơ cấu trong khai thác hải sản với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác, ưu tiên phát triển đội tàu xa bờ. Cùng với các chính sách
đang triển khai có hiệu quả, các địa phương tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, hướng
dẫn ngư dân trong việc triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014
và Nghị định 89/2015/NĐ- sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 về một số
chính sách phát triển thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành, đề án tổ chức sản xuất cá ngừ
theo chuỗi. Ngoài ra, việc giá dầu giảm và giá bán một số loài ổn định đã tác động tích
cực tới hoạt động khai thác của ngư dân, sản lượng khai thác cả năm 2015 tăng so với
cùng kỳ.
Tại một số địa phương, sản lượng khai thác thủy sản cả năm đạt khá, trong đó
Quảng Ninh ước đạt 57.120 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, Hải Phòng đạt 56.600 tấn
bằng 103% kế hoạch năm, Hà Tĩnh đạt 35.490 tấn, tăng 12,1%, Quảng Trị đạt 23.000
tấn, tăng 17,9%, Khánh Hòa đạ 91.630 tấn, Bình Định đạt 199.231 tấn, tăng 0,8%,
Phú Yên đạt 54.000 tấn, tăng 10,2%, Bình Thuận đạt 198.312 tấn, tăng 5% so với
cùng kỳ. Tại Cà Mau, sản lượng khai thác đạt 193.563 tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ,
Bạc Liêu đạt 106.916 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ, Tiền Giang đạt 97.777 tấn, tăng
5,1% so với cùng kỳ.
2.4 Tình hình thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long:
Thành tự của thủy lợi hóa ở ĐBSCL chính là tiền đề cho sự phát triển nhanh
chóng nuôi trồng thủy sản khi có lợi thế thị trường trong những năm qua.
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được những thành
tựu to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển ngành thủy sản nói riêng và cho nền
kinh tế quốc dân nói chung. Trong các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của ngành
nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn, sản xuất giống thủy sản, thú y và đặc biệt là
công tác phát triển hệ thống thủy lợi là không thể không nhắc đến.
Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm của Việt Nam giao động từ 850.0001.100.00 ha với sản lượng 2,4-3,4 triệu tấn; trong đó, riêng ĐBSCL chiếm 70-74%
tổng diện tích và sản lượng của cả nước. Theo một kết quả khảo sát trên các hộ nuôi
tôm nước lợ và các hộ nuôi tôm nước ngọt ở ĐBSCL vào đầu năm 2016 của Trường
Đại học Cần Thơ cho thấy, mùa mưa ngày càng đến trễ hơn, mưa ngày càng ít hơn,
mùa nóng ngày càng nóng hơn, độ mặn ngày càng cao hơn ở vùng nuôi tôm ven
biển, nhưng tại các vùng nuôi cá nước ngọt khảo sát chưa nhận thấy sự thay đổi lớn.
Cũng theo kết quả khảo sát, mưa to, nhiệt độ cao, độ mặn tăng cao có ảnh
hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi ở vùng ven biển,
tuy nhiên, các yếu tố trên chưa ảnh hưởng lớn đến nuôi cá ở vùng nước ngọt. Các hộ
nuôi tôm đã có các giải pháp kỹ thuật để ứng phó với các thay đổi thời tiết và độ mặn
trong thời gian qua. Còn theo những người nuôi cá tra, có rất nhiều yếu tố tác động
đến nghề nuôi như biến động giá cả, thị trường, vốn,... nên biến đổi khí hậu chưa ảnh
hưởng lớn đến nghề này.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), nhìn chung năm 2015 là một năm
thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản với sản lượng khai thác tăng, nhưng hoạt
động nuôi trồng thủy sản lại gặp nhiều khó khăn. Đối với hoạt động khai thác thủy
sản, giá xăng dầu giảm làm giảm đáng kể chi phí sản xuất, thời tiết thuận lợi cùng với
giá bán hải sản tăng cũng là một động lực khác để ngư dân tích cực bám biển.
Cùng với các chính sách hỗ trợ khai thác nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai
thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg và chính
sách hỗ trợ đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã giúp ngư dân đầu tư tăng
cường lực cho hoạt động khai thác xa bờ.
Ngay trong tháng 12, mặc dù trong tháng có một đợt áp thấp nhiệt đới nhưng
hoạt động khai thác thủy sản trong tháng này nhìn chung vẫn khá thuận lợi, sản
lượng khai thác trong tháng đạt 3.028 ngàn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó ước khai thác biển đạt 2.840 ngàn tấn, tăng 4,3 % so với cùng kỳ.
Cụ thể, khai thác cá ngừ uớc sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm năm
2015 đạt 17.884 tấn giảm 3,8% so với năm trước. Trong đó, sản lượng cá ngừ Phú
Yên là 4.300 tấn tăng 6,7% so cùng kỳ năm trước; Bình Định là 8.950 tấn bằng 95%
so với cùng kỳ; Khánh Hòa là 4.634 tấn giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.
Nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2015 ước
đạt 357 ngàn tấn, tăng 11% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng
thủy sản cả năm 2015 đạt 3.516 ngàn tấn, tăng 3,0 % so với cùng kỳ.
Sản lượng cá tra năm 2015 của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước
đạt 1.123 ngàn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ, trong đó Đồng Tháp ước đạt 375.277
tấn, An Giang ước đạt 248.064 tấn, Cần Thơ đạt 153.140 tấn.
Tôm nước lợ cũng ảm đạm không kém khi gặp bất lợi về thời tiết, mưa nắng
thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nuôi tôm nước lợ trong năm
2015. Nhiều diện tích nuôi tôm bị thiệt hại, cộng với giá tôm nguyên liệu giảm làm
cho người nuôi tôm không có vốn đầu tư cải tạo, khôi phục sản xuất.
Tôm sú có sản lượng ước đạt 249.200 tấn, tăng 3,2%. Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, sản lượng ước đạt 255.873 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tôm
thẻ chân trắng có sản lượng ước đạt 344.600 tấn, giảm 3,7%. Sản lượng tôm thẻ chân
trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 ước đạt 218.930 tấn, giảm 9%.
Hiện nay, nhiều mô hình nuôi tôm biển, cá tra cùng các loài thủy sản nước lợ,
nước ngọt thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu
Long đã được triển khai và bước đầu phát huy hiệu quả. Trong các đối tượng thủy
sản nuôi trồng trong cả nước, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nuôi tôm biển là
ngành mũi nhọn nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Năm
2015, tổng diện tích nuôi tôm biển cả nước là 623.000 ha, sản lượng đạt 491.000 tấn;
trong đó, tôm sú chiếm 557.000 ha ; tôm thẻ chân trắng 66.000 ha
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm chủ yếu, với 94% tổng diện tích
nuôi và 81% sản lượng tôm của cả nước. Hiện các mô hình nuôi tôm quảng canh cải
tiến, tôm - rừng, tôm - lúa có ý nghĩa rất quan trọng do kỹ thuật đơn giản, chi phí sản
xuất thấp, ít rủi ro, thân thiện môi trường, chất lượng sản phẩm cao. Theo đó, mô
hình tôm – lúa luân canh đang là mô hình trọng điểm để chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, phát triển mở rộng trong điều kiện xâm nhập mặn.
Đặc biệt, mô hình nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh trong nhà kín, đang
được bắt đầu nghiên cứu, áp dụng và cho năng suất rất cao, từ 20-40 tấn/ha. Đây là
mô hình rất triển vọng do giảm thiểu tác động của thời tiết, an toàn sinh học; giảm
chi phí thức ăn; truy xuất được nguồn gốc; không sử dụng thuốc kháng sinh; thân
thiện môi trường do hạn chế sử dụng nước và giảm thiểu chất thải, và có thể áp dụng
được cả qui mô nhỏ hay lớn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên
áp dụng mô hình này với kết quả rất khả quan. T heo ông Lương Thanh Văn, Chủ
tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt – Úc, một trong các công ty thực hiện
thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín ở Bạc Liêu, mô hình này
cho năng suất rất cao, trên 100 tấn/ha/năm. Tôm thương phẩm có chất lượng tốt, truy
xuất được nguồn gốc, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính nhất trên
thế giới.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Thị trường xuất khẩu hải sản:
Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản được dự báo sẽ có nhiều triển vọng do
nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng
từ các Hiệp định thương mại tự do vừa kết thúc đàm phán.
Theo đó, định hướng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016 sẽ tập
trung vào những thị trường trọng điểm bao gồm Hoa Kỳ, thị trường châu Âu, ASEAN,
Nga và các nước Đông Âu, Trung Quốc, châu Phi.
Hoa Kỳ:
Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ
có dự báo khả quan nhất cho năm 2016 với nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ
tăng mạnh và dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam.
Hàng thủy sản là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất
khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt
Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia - những nước tương đồng với Việt Nam
về các mặt hàng xuất khẩu.
Mặt khác, những rào cản về kỹ thuật và thương mại cũng là khó khăn không
nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam gần đây như: thuế chống bán phá giá tăng cao
đối với cá tra, các yêu cầu của Chương trình thanh tra cá da trơn theo Farmbill 2014
có hiệu lực từ tháng 3/2016.
Mỹ là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, do vậy, thị trường này có ảnh
hưởng lớn tới giá tôm thế giới. Trong suốt nửa đầu năm 2015, các nhà nhập khẩu Mỹ
đã trả ít hơn 20% do giá tôm nhập khẩu giảm; tuy nhiên, người tiêu dùng của nước
này không được hưởng lợi nhiều do giá tôm tồn kho cao.
Trong kỳ nghỉ hè (từ tháng 6 - tháng 8/2015), nhu cầu tiêu dùng tôm tại Mỹ
cao hơn. Giá tôm nhập khẩu thấp hơn cũng là nguyên nhân thúc đẩy lượng tôm nhập
khẩu vào nước này tăng. Tuy nhiên, thị trường tôm Mỹ vẫn ở trong tình trạng dư
cung do lượng tôm khai thác nội địa tăng trong năm nay. Tổng nguồn cung tôm tại
Mỹ (nhập khẩu và khai thác) cao hơn 8-10% so với năm 2014. Trong khi các nhà bán
sỉ vẫn rất thận trọng, chỉ đặt mua với số lượng trung bình. Giá bán lẻ trên thị trường
Mỹ vẫn còn bấp bênh do một vài lý do như nhu cầu tiêu dùng hạn chế và những nhà
bán sỉ tại thị trường này thận trọng với các thông tin liên tiếp từ Thái Lan về dịch
bệnh EMS đã được giải quyết và nguồn tôm từ Thái Lan sang Mỹ sẽ dồi dào.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng
8%, đạt 268.600 tấn so với mức 248.300 tấn năm 2014. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu
vào Mỹ giảm gần 15%, đạt 2.6 tỷ đô la.Nguồn cung các sản phẩm tôm có vỏ từ
Ecuador, Ấn Độ và Indonesia tăng. Đối với các sản phẩm tôm sơ chế và tôm giá trị
gia tăng thì Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Trong 6 tháng
đầu năm, Mỹ nhập khẩu tôm từ Indonesia tăng nhưng giảm lượng nhập khẩu tôm từ
Việt Nam.
Mặc dù nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ tăng, song thị trường này vẫn chưa
thực sự hồi phục hoàn toàn. Các nhà phân phối vẫn chỉ mua ở mức độ hạn chế. Nhìn
chung, hàng tồn kho vẫn dư thừa, ngoại trừ các loại tôm tự nhiên có kích cỡ lớn.
Nam Phi:
Với dân số gần 54 triệu dân, tốc độ phát triển kinh tế bậc nhất khu vực châu
Phi. Là một trong năm nước thuộc nền kinh tế mới nổi (BRICS), tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) năm 2013 là 379,1 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đứng đầu khu
vực Châu Phi - 7.800 USD/người. Nam Phi là thị trường đầy tiềm năng và có nhiểu
triển vọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam. Năm 2013, trao đổi thương mại
giữa hai nước Việt Nam - Nam Phi đạt 1,2 tỷ USD, tăng hơn 20 lần so với 54 triệu
USD năm 2002. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng
vốn có của hai nước.
Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam vào châu Phi có những lợi thế giao thương
nhất định khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi được hưởng thuế
suất ưu đãi MFN. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nam Phi sẽ tiếp tục tăng và có xu hướng tăng
mạnh sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong thời
gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường tổ chức tham gia các hội chợ,
xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường nhằm quảng bá các mặt hàng thủy sản của
Việt Nam tới người dân Nam Phi. Đặc biệt là mặt hàng cá tra - loài cá nổi tiếng của
Việt Nam đã được thế giới biết đến, ưa chuộng và đánh giá cao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã phối hợp với Phòng Thương mại và
Công nghiệp thành phố Johannesburg tổ chức sự kiện giới thiệu mặt hàng cá tra của
Việt Nam đến người tiêu dùng nước này. Thông qua đó, quảng bá, giới thiệu và xúc
tiến thương mại cho mặt hàng cá tra của Việt Nam đến với người tiêu dùng. Nhìn
chung, mặt hàng cá tra của Việt Nam đang được đánh giá cao tại thị trường Nam Phi.
Trong thời gian tới, Đại sứ quán sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này bằng
cách tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại tại các thành phố khác của
Nam Phi. Theo nhận xét ban đầu, người tiêu dùng Nam Phi và các doanh nghiệp nhập
khẩu thủy sản rất hào hứng đón nhận mặt hàng cá tra Việt Nam vì chất lượng cao, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Nhật:
Trong những năm qua, mặc dù nhập khẩu tôm vào thị trường Nhật giảm đáng
kể, song nước này vẫn là nhà nhập khẩu tôm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Năm 2015, lượng tôm tiêu thụ ở Nhật dường như đã được cải thiện. Tuy nhiên,
đồng yên suy yếu không thể khuyến khích nhập khẩu và trong 6 tháng đầu năm,
nguồn cung giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm giá trị gia tăng vào Nhật giảm trong 6 tháng
đầu năm, trong đó tôm đông lạnh giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu tôm cho dịp nghỉ hè vào tháng 7-tháng 8/2015 tăng mạnh đối với tôm
chế biến, song doanh số bán lẻ tôm nguyên liệu không cải thiện nhiều do thời tiết
nóng nắng. Các siêu thị Nhật Bản dường như tiếp tục các chiến dịch khuyến mãi do
giá tôm vẫn ở mức thấp trong vòng 2 năm trở lại đây.
EU:
Trong 9 tháng đầu năm, tổng lượng tôm nhập khẩu vào EU tăng nhẹ, song lại
giảm vào giữa năm. Từ tháng 1-tháng 6/2015, lượng tôm nhập khẩu các nước trong và
ngoài khối EU đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà nghiên cứu thị
trường, mức giảm này là do lượng tồn kho dư thừa trong khi mức tiêu dùng giảm sút.
Trong số các nhà cung cấp tôm nhiệt đới, nhập khẩu tôm vào EU từ Ecuador
giảm 10%, Ấn Độ giảm 8%, trong khi nhập khẩu tôm từ Việt Nam lại tăng 15.5%.
Nhập khẩu tôm nước lạnh vào EU từ Argentina tăng đáng kể (27,4%), song nhập khẩu
từ Iceland giảm.
Xét về thị trường đơn lẻ trong khối EU, nhập khẩu tôm vào Tây Ban Nha,
Pháp, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Hy Lạp tăng. Trong khi đó, nhập khẩu tôm
vào Thụy Sỹ và Bỉ giảm. Nga chỉ nhập 9.500 tấn tôm trong 6 tháng đầu năm, giảm
64% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tôm nhiệt đới vào EU giảm, trong khi nhập
khẩu tôm nước lạnh từ Greenland tăng đáng kể, đạt 4.179 tấn.
Châu Á, Thái Bình Dương:
Trong 6 tháng đầu năm 2015, xu hướng nhập khẩu tôm vào thị trường Châu
Á/Thái Bình Dương tăng giảm khác nhau ở từng thị trường. Ở các thị trường phát
triển, nhập khẩu tôm vào Úc và New Zealand giảm 25% và 17% tương ứng, trong khi
nhập khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc tăng nhẹ (5%) do sản lượng tôm nội địa
giảm. Nhập khẩu tôm vào Triều Tiên tăng 10%, đạt 31 nghìn tấn, trong khi nhập khẩu
tôm vào thị trường Hồng Kông ổn định ở mức 23 nghìn tấn. Nhập khẩu tôm vào
Malaysia tăng 8% do sản lượng tôm của nước này sụt giảm vì dịch bệnh EMS.
Theo số liệu từ Tổng cục thủy sản (Việt Nam), trong 10 tháng đầu năm, giá trị
tôm nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 455 triệu đô la Mỹ, giảm 7%. Việt Nam là nước
xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Ecuador, xuất khẩu tôm đứng thứ hai sang thị
trường Ấn Độ, sau Mỹ.
Giá nhập khẩu trung bình sang thị trường châu Á thấp hơn từ 5-15% so với giá
nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Malaysia là thị trường quan trọng ở Đông Nam Á,
nơi giá bán lẻ tôm chân trắng trong tháng 8/2015 cao hơn 50% so với cùng kỳ năm
trước. Ngoài ra, sự mất giá gần 30% của đồng nội tệ của Malaysia so với ngoại tệ làm
cho giá nhập khẩu tôm vào Malaysi đắt hơn so với các nước khác trong khu vực.
Triển vọng:
Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2015 dự báo đạt 2,81 triệu tấn, giảm khoảng
9% so với 3,09 triệu tấn năm 2014.
Ở Ấn Độ, giá tôm chân trắng bắt đầu tăng trong tháng 10/2015. Tôm cỡ lớn
thường khan hiếm hàng. Người nuôi tôm Ấn Độ đang thận trọng với việc thả nuôi và
mùa thu hoạch tôm sẽ vào tháng 12/2015 với sản lượng dự kiến giảmkhoảng 80.000
tấn xuống 280.000 tấn.
3.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long:
Trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 13,2 tỷ USD trong năm 2015,
năm 2016, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tập trung nâng cao
giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, giá thành sản xuất cao hơn so với các
nước đối thủ, sự biến động tiền tệ, thách thức từ các Hiệp định thương mại tự do
(FTA)… tiếp tục là những thách thức lớn đối với ngành thủy sản trong thời gian tới.
Đó là thông tin tại Hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản năm 2015, do Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại TP.HCM vào
chiều 26.12.
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2015 giảm 14,5% so
với cùng kỳ năm 2014. Thủy sản Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 164 thị trường
trên thế giới. Tuy nhiên, trong năm 2015, tất cả thị trường này đều có kim ngạch xuất
khẩu giảm, dao động từ 3-27% so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ ASEAN tăng
8%.
Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội VASEP nhận định, chưa bao giờ cả ba
mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính là tôm, cá tra và cá ngừ đều đồng loạt giảm như
năm nay. Nếu trong năm 2014, xuất khẩu tôm là điểm sáng duy nhất đem lại kết quả
kỷ lục 4 tỉ USD thì năm 2015 xuất khẩu tôm chỉ đạt con số 3 tỉ USD, giảm 25% so
với năm ngoái. Trừ mặt hàng cá biển tăng 5%, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính
khác đều giảm từ 3-25% so với năm 2014.
Cũng trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho chế
biến trong nước ước đạt trên 1 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn
tổng thể, nguồn cung nguyên liệu cho chế biến tính cả nhập khẩu và sản xuất trong
nước đều tương đương với năm 2014, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại giảm sâu.
Lý giải về điều này, theo các chuyên gia kinh tế, trong năm 2015, nền kinh tế
thế giới suy thoái khiến nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chính giảm đã tạo ra vòng
xoáy giảm giá cho hầu hết các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản
cao cấp. Sự biến động của các đồng ngoại tệ so với USD, thuế chống bán phá giá, các
hàng rào kỹ thuật… cũng đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong năm 2015.
Đánh giá về kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nếu kim ngạch xuất khẩu thủy sản
giảm mạnh chỉ do giảm giá thì không đáng lo lắm. Vì đó là do yếu tố cung – cầu thị
trường thế giới quyết định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng không thể nằm
ngoài quy luật này.
Xuất khẩu giảm đã kéo giá tôm, cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm theo. Hiện
thương lái thu mua tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg với giá 80.000 đồng/kg, loại
90 con/kg giá 92.000 đồng/kg, 80 con/kg giá 98.000 đồng/kg… bình quân giảm
khoảng 30.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Ông Võ Văn Chồi, Chủ tịch UBND
xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, trăn trở: “Với giá này, hầu như người
nuôi không lời, riêng những hộ bị dịch bệnh làm tôm hao hụt nhiều sẽ lỗ vốn”. Trong
khi đó, giá cá tra ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang… cũng liên tục giảm xuống
mức 22.000 - 22.800 đồng/kg, với giá này những hộ nuôi không đạt sẽ bị lỗ nặng.
Ông Cao Lương Tri, hộ nuôi cá tra lâu năm ở xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang, chua chát: “Mấy năm nay giá cá tra cứ lên xuống thất thường không ổn định.
Vừa tăng lên không bao lâu thì lại rớt giá và duy trì ở mức thấp kéo dài làm cho
nhiều hộ nuôi “kiệt sức”. Hiện giá cá tra có xu hướng ảm đạm, bởi tác động từ nhiều
nguyên nhân khác nhau; vì vậy, ngành chức năng và các doanh nghiệp cần nhanh
chóng “gỡ khó”, nếu tình hình này duy trì lâu thì người nuôi sẽ “chết đứng”.
Tính đến hết tháng 10/2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 1,3 tỷ USD,
giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2014. Giá nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục chạm đáy
(giá bán cá tra trung bình khoảng 2 USD/kg, bằng 51% so với giá bán của năm
2000), sản lượng cá cỡ lớn tăng mạnh. Sản phẩm cá tra đông lạnh XK chiếm tới
99,03% trong khi sản phẩm cá tra chế biến chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,97%. Những yếu
tố này này khiến cả chuỗi giá trị sản xuất và XK cá tra đều gặp nhiều khó khăn và
không có lãi.
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng lại giảm mạnh. Theo Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị XK cá tra sang Mỹ
đạt 260,7 triệu USD, giảm 4,6%; còn giá trị XK sang EU đạt 245,9 triệu USD, giảm
15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK sang các thị trường lớn khác của cá tra
Việt Nam là ASEAN; Mexico và Brazil giảm lần lượt 1,9%; 10% và 44,5% so với
cùng kỳ năm 2014. Chỉ XK cá tra sang thị trường Trung Quốc trong năm 2015 là
tăng trưởng rất tốt và ổn định trong nhiều tháng liên tiếp. Trong đó, 3 tháng XK gần
nhất là tháng 8,9 và 10, giá trị XK sang Trung Quốc tăng đều hai con số từ 29,6%;
55% và 81,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường Mỹ, EU đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, còn thị trường Trung
Quốc và Hồng Kông, cả ASEAN đều yêu cầu chất lượng thấp hơn. Cũng vì thế, sản
lượng cá tra xuất sang Trung Quốc và Hồng Kông đã đứng đầu nửa năm nay nhưng
kim ngạch vẫn sau Mỹ, EU. Sự chênh lệch giá giữa thị trường Trung Quốc và Hồng
Kông so với thị trường EU, Mỹ là khá lớn, khi sản lượng gấp gần 1,5 lần mà kim
ngạch chỉ già một nửa.
Các tháng cuối năm là thời điểm trái vụ mà cả chuỗi giá trị sản xuất cá tra đều
không có lãi. Nhà máy chế biến gặp rất nhiều khó khăn trong khi giá cá tra nguyên
liệu liên tục chạm đáy.
3.3 Các doanh nghiệp thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long:
Dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng đến nay, vì nhiều lý do ngành công
nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, trong đó chủ yếu do khâu
chế biến còn ở trình độ thấp, giá trị gia tăng chưa cao, sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo
thành liên kết chuỗi.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 280 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm
47% cơ sở của cả nước, trong đó 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào
EU, với 235 nhà máy, có tổng công suất chế biến trên 1,2 triệu tấn/năm, chiếm gần
86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước.
Song song với xuất khẩu, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa cũng được chú
trọng phát triển. Nhiều mặt hàng thủy sản nội địa đã được chế biến hợp với thị hiếu
người tiêu dùng trong nước với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã, bao bì không
ngừng cải tiến được tiêu thụ tại những siêu thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
một số thành phố lớn và các chợ trên khắp cả nước.
Các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng hiện nay chỉ hoạt động khoảng 6070% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc mùa vụ, quy hoạch nhà máy
chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đây là những
điểm hạn chế, yếu kém do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các
chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 200 doanh nghiệp chế biến thủy
sản xuất khẩu với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, tập trung ở Cà Mau, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ và An Giang. Trong quá trình hội nhập, những doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn dẫn đầu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã
sớm hội nhập với thế giới, nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng năm và trở thành
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của nước ta.
Từ năm 2005 đến nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (tỉnh Cà
Mau) nhận được hàng loạt đơn đặt hàng của khách hàng Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước
EU về sản phẩm tôm sạch, truy xuất được nguồn gốc. Chỉ riêng 9 tháng năm 2013,
kim ngạch xuất khẩu tôm của Minh Phú đạt 227 triệu USD, dẫn đầu các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam.
Để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu, Minh Phú đã hợp tác với 3 lâm ngư
trường tại Cà Mau nuôi tôm sú quảng canh cải tiến trên 24.000 ha mặt nước và 3.000
ha nuôi tôm công nghiệp cùng hàng trăm héc ta nuôi tôm theo công nghệ sinh học.
Đây là vùng nguyên liệu sạch của Công ty được thực hiện theo chu trình khép kín,
tuyệt đối không dùng kháng sinh. Chất vi sinh được đưa vào vuông tôm xử lý những
chất thải, thức ăn thừa của tôm. Hàng năm, Minh Phú sản xuất 40.000 tấn tôm sạch,
trong đó có 7.000 tấn tôm nuôi theo công nghệ vi sinh. Minh Phú còn lập công ty sản
xuất giống tại Ninh Thuận, năng lực sản xuất 5 tỷ con giống sạch bệnh mỗi năm, đáp
ứng nhu cầu tôm giống của các đơn vị trực thuộc.