Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

tìm hiểu về độ âm điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.74 KB, 13 trang )

BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Độ ÂM ĐiệN


Khái niệm

Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút
Electron của nguyên tử khi tạo thành liên
kết hóa học


Linus Carl Pauling
(28/2/1901 – 19/8/1994)

• Nhà hóa học, nhà hóa sinh, nhà hoạt động
vì hòa bình, tác giả và nhà giáo dục người
Mỹ. Ông được coi là một trong những nhà
hóa học ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa
học và được xếp vào nhóm những nhà
khoa học quan trọng trong thế kỷ 20.
Pauling là một trong những nhà khoa học
tiên phong trong lĩnh vực hóa học lượng
tử và sinh học phân tử. Đề xuất khái
niệm Độ âm điện đầu tiên năm 1923.


Tính chất
Độ âm điện của nguyên tử càng
lớn thì tính phi kim của nó càng
mạnh



Ngược lại, độ âm điện của
nguyên tử càng nhỏ thì tính kim
loại càng mạnh

Flo (F) có độ âm điện lớn
nhất χ=4

Xesi (Cs) có độ âm điện nhỏ
nhất χ=0.79


Công thức



I: năng lượng ion hóa
E: ái lực electron


+ Người ta quy ước chọn độ âm điện của Liti (Li)
làm đơn vị vởi E+I=128 kcal/mol hay 523kJ/mol
+ Độ âm điện của các nguyên tố khác được tính
theo hệ thức:

χ hay χ=


+ Hệ thống độ âm điện của Pauling (1923)
dựa trên cơ sở của năng lượng phân li liên kết.

+ Gọi ED(A-A); ED(B-B); ED(A-B) lần lượt
là năng lượng phân li của các phân tử A2, B2, AB

(A-B) thì theo Pauling hiệu độ âm điện của hai nguyên tử
A và B có thể được xác định theo hệ thức

χA-χB= 0,208

= 0.088


Ngoại lệ
+ Gali (Ga) và Gemani (Ge) có độ âm điện lớn hơn
Nhôm (Al) và Silic (Si) theo thứ tự do sự co khối d.
Những nguyên tố của chu kì 4 nằm sau dòng đầu tiên của
các kim loại chuyển tiếp, có bán kính nguyên tử nhỏ bất
thường do các electron 3d không che chắn hiệu quả điện
tích hạt nhân gia tăng và kích thước nguyên tử nhỏ hơn
tương ứng với độ âm điện lớn hơn.
+ Độ âm điện cao bất thường của Chì (Pb) nhất là
khi so sánh với Tali (Tl) và Bismuth (Bi) dường như là
một hệ quả của sự thiếu thốn dữ liệu.


Sự biến thiên điều hòa
+ Trong một nhóm, χ↓ vì R↑ => lực hút giữa
Electron và hạt nhân nguyên tử giảm => các Electron dễ
tách ra khỏi nguyên tử, việc nhận Electron sẽ trở nên khó
khăn => tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.
+ Trong một chu kì, χ↑ vì R↓ => lực hút giữa

Electron và hạt nhân nguyên tử tăng => các Electron khó
tách ra khỏi nguyên tử, việc nhận thêm Electron trở nên
dễ dàng => tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.


=> Quy luật biến đổi ĐỘ ÂM ĐIỆN phù hợp với sự biến
đổi tính KIM LOẠI và PHI KIM của các nguyên tố
trong một CHU KÌ và trong một NHÓM A.


Ý nghĩa
+ Bảng độ âm điện của các nguyên tố giúp ta biết được trong
một phần tử hợp chất, cặp e chung lệch về phía nào.
Ví dụ: Trong phân tử Axit Clohidric (HCl) ( χCl= 3 ; χH= 2.1)
cặp e chung lệch về phía nguyên tử Clo (Cl) có độ âm điện lớn hơn,
liên kết trong phân tử Axit Clohidric (HCl) là liên kết cộng hóa trị
có cực.
+ Nếu 2 nguyên tử liên kết với nhau có hiệu độ âm điện (∆ χ)
lớn hơn hoặc bằng 1.77 thì cặp e chung thuộc hẳn về 1 nguyên tử
và ta có liên kết ion.
Ví dụ: Xét phân tử Natri Clorua (NaCl) (χNa= 0.9; χCl= 3) có
△χ= 2.1 nên Natri Clorua (NaCl) là hợp chất ion.


SINH VIÊN

ĐINH THỊ BÍCH HẠNH
LAZABUNDID SITDALAI
DƯƠNG THỊ HỒNG UYÊN



CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ LẮNG NGHE



×