Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích môi trường vĩ mô của công ty Sapporo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.31 KB, 26 trang )

PHÂN
TÍCH
SỰ
ẢNH
BỘ MÔN
NGUYÊN LÝ MARKETING
HƯỞN
G CỦA
MÔI
TRƯỜ
NG VĨ

ĐẾN
CÔNG
TY
TNHH
SAPP
ORO
VIỆT
NAM
BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Lan
Lớp học phần: 63021
Nhóm: 7

Tên: Huỳnh Gia Tuệ


Lớp chuyên ngành: 15DQT1CN

1


MỤC LỤC
Tổng quan về công ty TNHH Sapporo Việt Nam.........................3
Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến công ty TNHH
Sapporo Việt Nam.......................................................................3
Môi trường dân số................................................................3
Môi trường kinh tế................................................................6
Môi trường tự nhiên..............................................................11
Môi trường khoa học – kỹ thuật...........................................15
Môi trường chính trị - luật pháp...........................................19
Môi trường văn hóa – xã hội.................................................21

2


Tổng quan về công ty TNHH Sapporo Việt Nam
Sapporo là thương hiệu bia cao cấp của Nhật Bản, ra đời từ năm
1876 tại thành phố cùng tên, thủ phủ của Hokkaido. Nằm ở phía Bắc
Nhật Bản, Hokkaido có điều kiện khí hậu lạnh kết hợp với thổ
nhưỡng phù hợp, rất thích hợp để canh tác hoa bia và lúa mạch, hai
nguyên liệu quan trọng nhất quyết định vị ngon của bia.
Chính thức thâm nhập thị trường Mỹ vào năm 1984, Sapporo nhanh
chóng trở thành thương hiệu bia châu Á bán chạy số một tại Mỹ.
Hiện tại, bia Sapporo được bán rộng rãi trên 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ toàn thế giới.
Sau khi chính thức giới thiệu sản phẩm bia Sapporo Premium từ năm

2012 đến nay, theo khảo sát của Intage, tại TP HCM có 96% khách
hàng mục tiêu biết đến Sapporo; 68% khách hàng yêu thích và thích
sử dụng Sapporo và 67% nhận diện Sapporo là thương hiệu bia quốc
tế chất lượng có xuất xứ từ Nhật Bản.
Từ ngày 11/9/2015, Công ty TNHH Sapporo Việt Nam (SVL) chính
thức trở thành công ty 100% vốn thuộc sở hữu của Tập đoàn
Sapporo, Nhật Bản. Việc sở hữu hóa hoàn toàn là đòn bẩy lớn giúp
Sapporo chủ động hơn trong việc đưa ra những quyết định nhanh
chóng về định hướng phát triển cũng như chiến lược kinh doanh tại
thị trường Việt Nam.

Hình 1 Sản phẩm của Sapporo
2. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến công ty

TNHH Sapporo Việt Nam
2.1. Môi trường dân số
- Quy mô dân số
3


Theo thống kê, dân số Việt Nam năm 2016 đã đạt đến con số
93.421.835 người (Nguồn: Kế hoạch Việt Tổng hợp)
Dân số Việt Nam có hơn 90 triệu người nhưng đang trong giai đoạn
“cơ cấu dân số vàng”. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 30-35
năm. Cơ cấu dân số vàng tức là ít nhất có 2 người trong tuổi lao
động “nuôi” 1 người trong độ tuổi phụ thuộc, như vậy có đông lực
lượng lao động, ổn định nguồn nhân lực, chăm sóc được người cao
tuổi và trẻ em, Quỹ bảo hiểm xã hội cân bằng được.
Cơ hội: Quy mô của dân số thể hiện số người hiện hữu trên thị
trường. Quy mô dân số càng lớn thì thị trường càng lớn và nhu cầu

về nhóm sản phẩm càng lớn. Đối với sản phẩm là thực phẩm, dân số
càng lớn thì nhu cầu thực phẩm càng lớn bởi vì lương thực, thực
phẩm là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của con
người. Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi người chỉ ở mức
nhất định song do quy mô dân số lớn cho nên nhu cầu sử dụng thực
phẩm lớn hơn rất nhiều. Do doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiêu thụ
nhiều sản phẩm hơn.
Thách thức: Bên cạnh đó, vào giữa năm 2015, một báo cáo của
hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát (VBA) cho thấy, Việt Nam xếp
thứ 5 trong 10 nước châu Á về tiêu thụ bia, rượu bình quân, chỉ xếp
sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng vì
số lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam đã lên đến mức báo động, bắt đầu
từ ngày 1/1/2016 thì bia phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn
nữa họ còn gặp rủi ro về thanh tra thuế, bị áp giá tính thuế, truy thu
thuế…
-

Cấu trúc dân số theo vùng địa lý và dân tộc

Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ
lệ 22,8% trong tổng số dân, trong đó diện tích đất chỉ có 6,9%. Tiếp
đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 21,8%, diện tích
đất chiếm lớn nhất với 29,0%. Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất
với tỷ lệ 6,0%, nhưng diện tích đất chiếm 16,5%.
Người Hà Nội thường xuyên uống bia nhất, với hơn 50% người tham
gia khảo sát uống bia 2-3 lần tuần và tỷ lệ uống bia cũng cao hơn
các tỉnh thành khác. Tại TP. HCM tần suất uống bia thấp hơn nhưng
có hơn 50% trả lời thường xuyên uống 3-4 lần/tháng.
Cơ hội: Mật độ dân số đông cho phép doanh nghiệp tiêu thụ được
nhiều sản phẩm hơn. Nhu cầu sử dụng thực phẩm ở khu vực mật độ

dân số đông là rất lớn và sẽ tiêu thụ nhiều thực phẩm cho phép
doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tiêu thụ trong khu vực với các
4


chi phí thấp hơn khu vực dân số thưa thớt. Do đó doanh nghiệp sẽ
đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động tiêu thụ.
-

Cấu trúc dân số theo độ tuổi

Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi.
Theo khảo sát của Vinaresearch (được tiến hành trong tháng 3/2012)
về thói quen uống bia ở Việt Nam, có 63,5% nam uống bia, gần gấp
đôi nữ. Độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ uống nhiều nhất (48,6%), kế đến là
tuổi từ 20-24 (34,9%), từ 35 tuổi trở lên (11,6%), uống ít bia là độ
tuổi 18-19 (4,8%).
Hiện đang có sự gia tăng về tỉ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở thanh
thiếu niên. Khoảng 79,9% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên độ tuổi
từ 14-25 sử dụng đồ uống có cồn (năm 2008), tăng 10% với nam và
8% với nữ sau 5 năm, trong đó 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống
say. Tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở nhóm tuổi từ 14-17 tăng từ
34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67% trong
giai đoạn 2003-2008.

Hình 2.1.1 Tháp dân số Việt Nam năm 2016

470 người trẻ tuổi từ 18 đến dưới 28 cho thấy: hầu hết đều quan
niệm “uống rượu là cách xã giao, là phương tiện không thể thiếu khi
đi làm và giúp giao tiếp bản lĩnh hơn với bạn bè”.

Cơ hội: Một nghiên cứu ở Anh cho thấy đàn ông tiêu thụ bia nhiều
nhất ở tuổi 25. Vì vậy, việc sản xuất bia nhắm đến các đối tượng này
là vô cùng quan trọng.

5


Hình 2.1.2 Nam giới uống rượu bia nhiều nhất ở tuổi 25
-

Cấu trúc dân số theo giới tinh

Tỷ lệ nam/nữ là 100% tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều ở tất cả
nhóm tuổi, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng trẻ em nam nhiều hơn
trẻ em nữ. Các nhóm tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ chênh lệch giới tính
càng lớn, trong đó nhóm tuổi từ 0-4 tuổi hiện đang có tỷ lệ chênh
lệch giới tính cao nhất lên đến 111,6% tương đương cứ 100 bé gái
thì có 111,6 bé trai.
Ngoài ra, việc tiêu thụ bia chủ yếu là ở nam giới tuổi thành niên và
trung niên. Việc đánh mạnh vào mạng lưới tiêu thụ bia ở nam giới là
việc tất yếu.

6


Hình 2.1.3 Bảng dân số Việt Nam năm 2016

Tính riêng những người sử dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam, trung
bình một năm tiêu thụ 17,2 lít cồn nguyên chất; đặc biệt nam giới
tiêu thụ 27,4 lít/người/năm, gấp hơn 4 lần mức tiêu thụ trung bình

toàn cầu, đứng thứ hai sau Thái Lan ở trong khu vực Đông Nam Á,
đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.
2.2. Môi trường kinh tế
- Xu hướng của GDP

Trong năm 2016 – 2017, Châu Á sẽ có 3 nền kinh tế VIP, dẫn đầu
tăng trưởng ở khu vực, gồm Việt Nam, Ấn Độ và Philippines.
“Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam
so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu
đều có giá trị đáng kể. Về thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn ổn
định trong thời gian qua trong khi đồng Baht của Thái Lan, Ringit của
Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của
suy thoái thương mại” Theo ông Glenn (Nguồn: Theo Trí thức Trẻ)
GDP 2017 của Việt Nam được dự báo có thể tăng ở mức 7%, thậm
chí 7,5%, và có thể cao hơn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 1%
trong năm này. Tăng trưởng GDP Quý 3 của Việt Nam đạt 6,5% tính
từ đầu năm, cao hơn so với dự kiến. Điều này khiến ANZ một lần nữa
7


naagn dự báo tăng trưởng GDP lên 6,8% cho năm 2015 và 6,9% cho
năm 2016 (so với dự báo trước đây là 6,5% và 6,5%).
-

Tỷ lệ lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (chỉ số giá tiêu dùng sau
khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt
hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục)
tháng 4 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,76% so với cùng kỳ

những năm trước. Lạm phát 4 tháng đầu năm nay vẫn ở mức thấp
(cao hơn năm 2015 nhưng thấp hơn các năm từ 2010 đến 2014).
Cũng liên quan đến góc độ lạm phát, Tổng cục Thống kê vừa công
bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5.2016, theo đó, CPI đã tăng
0,54% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng tháng năm
2015…Tính dồn sau 5 tháng đầu năm, so với tháng 12 năm trước CPI
của cả nước đã tăng 1,88%.
Với các phân tích, nhận định nêu trên thì rõ ràng nền kinh tế trong
nước còn đứng trước nhiều vấn đề chưa thực sự thuận lợi, và để cải
thiện tốc độ tăng trưởng và chất lượng của nền kinh tế, chắc chắn
cần phải có quyết tâm cải cách thực sự mạnh mẽ, quyết liệt nhằm
tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu nguồn lực theo
hướng chất lượng cao hơn.
-

Tỷ lệ thất nghiệp

số thất nghiệp quý đầu năm là 1,12 triệu người, với 48% trong độ
tuổi từ 15 đến 24. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân cả nước đạt 2,05%,
giảm nhẹ so với cùng kỳ, trong đó khu vực thành thị là 2,78%, khu
vực nông thôn là 1,71%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là
2,23%.
Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao
gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi. "Tỷ lệ
này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh
niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một
người thất nghiệp", báo cáo nêu.
-

Thu nhập thực tế


Tổng cục Thống kê cho biết, mức thu nhập bình quân quý I của lao
động làm công hưởng lương là 5,04 triệu đồng, tăng 141.000 đồng
so với cùng kỳ và tăng 291.000 đồng so với quý IV/2015.
Thu nhập bình quân tháng của nhóm Nhà lãnh đạo trong các ngành,
các cấp, các đơn vị cao nhất và đạt 8,6 triệu đồng, tăng gần một
triệu đồng so với cùng kỳ.
8


Nhóm Nhà chuyên môn bậc cao có thu nhập bình quân 7,4 triệu
đồng, tăng 300.000 đồng so với cùng kỳ. Trong khi đó, những người
lao động giản đơn không những có thu nhập bình quân thấp nhất
(3,3 triệu đồng) mà còn giảm so với cùng kỳ năm ngoái 200.000
đồng.
Thu nhập bình quân tháng của lao động có trình độ đai học cao nhất
gần 9,5 triệu đồng, tăng 400.000 đồng so với cùng kỳ. Thu nhập
thấp nhất thuộc về nhóm những lao động không được đi học và chưa
học hết tiểu học, chỉ bằng một phần ba thu nhập của nhóm có trình
độ trên đại học và giảm so với cùng kỳ.
Cơ hội: Thu nhập ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người tiêu
thụ trong việc thoả mãn nhu cầu. Trong khả năng tài chính có hạn,
họ sẽ lựa chọn sản phẩm hay sản phẩm thay thế. Hơn nữa, khi thu
nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ cao hơn không
những về khối lượng mà cả về chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải
có nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn đồng thời cơ cấu sản
phẩm đưa vào tiêu thụ phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đó.
-

Sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư


Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ngày càng tăng.
Nhưng mức chênh lệch về thu nhập giữa các thành phần kinh tế
trong nước lại không giảm đi.
Xem xét thu nhập dưới góc độ vùng kinh tế
o

Ở thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn và các khu công
nghiệp phát triển, mức thu nhập khá cao:
Trong năm 2011, thành phố Cần Thơ đã đạt mức tăng trưởng
kinh tế là 14,64%. Thu nhập bình quân đầu người của thành
phố theo giá hiện hành là 48,9 triệu đồng/năm, tương đương
2.350 USD, tăng 332 USD so với năm 2010.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - địa phương gắn với vựa dầu mỏ, thu
nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt 5.800 USD, cao
hơn gần 5 lần bình quân cả nước và cao gần gấp đôi TP.Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, nếu như TP.Hồ Chí Minh chỉ khiêm tốn đặt mức
thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 là 4.800 USD, Hà
Nội là 70 triệu đồng (khoảng 3.300 USD) thì Bà Rịa - Vũng Tàu
đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu tới 11.500 USD, nếu tính cả dầu thô
là 15.000 USD.

o

Ở các tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, thu nhập rất thấp:
Khi các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về cửa khẩu, tài nguyên, cảng
9



biển… thì những tỉnh vùng cao như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La,
Yên Bái, Bắc Kạn… hầu như không có tiềm lực gì. Thu nhập
bình quân đầu người ở thành phố lớn cao gấp 10 lần ở các
vùng, tỉnh nghèo. Đây là một lỗ hổng mà Nhà nước đang tìm
mọi cách để cải thiện, nếu không, sự chênh lệch giàu - nghèo
sẽ ngày càng gia tăng, dẫn đến những hậu quả khó lường
trong đời sống kinh tế chính trị.
Xem xét thu nhập dưới góc độ ngành kinh tế
o

Thu nhập của nhân viên ngành ngân hàng
Báo cáo tài chính của nhiều nhà băng cho thấy thu nhập bình
quân của nhân viên tăng 1-4 triệu đồng trong năm 2015.
nhân viên Vietcombank và Techcombank nhận thu nhập bình
quân từ 20 triệu đồng một tháng trở lên. Trong đó, thu nhập
bình quân của nhân viên Vietcombank đạt 22,7 triệu đồng một
tháng, tăng gần 4 triệu đồng so với 2014. Tại Techcombank
trong năm 2015, hơn 7.600 nhân viên ngân hàng này có thu
nhập bình quân tháng đạt 21 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so
với nặm 2014. VPBank mang tới cho nhân viên thu nhập bình
quân 18,3 triệu đồng, tăng 3,3 triệu so với năm trước.

Hình 2.2.1 Thu nhập bình quân nhiều ngân hàng đạt trên 18 triệu đồng
o

Thu nhập của nhân viên ở các tập đoàn, tổng công ty
Những năm gần đây, mức lương thưởng của khối Nhà nước
luôn cao hơn so với mặt bằng chung và có xu hướng ngày càng
tăng.


10


Tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC),
năm 2015 nhân viên có thu nhập trung bình khoảng 37 triệu
đồng, cao hơn mức 30,4 triệu đồng một tháng năm 2014. Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (công ty mẹ), thu nhập bình quân của
nhân viên đạt 32 triệu đồng, năm 2014 là 30,5 triệu đồng một
tháng. 17 lãnh đạo quản lý thu nhập bình quân 624 triệu đồng
một năm, giảm so với mức 726 triệu đồng trước đó. Còn với
Tập đoàn Cao su Việt Nam, thu nhập bình quân năm 2015 đạt
20,3 triệu đồng một tháng. 13 lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
có thu nhập bình quân khoảng 527 triệu đồng một năm.
Năm 2015, mỗi nhân viên của Tập đoàn Viễn thông quân đội
(Viettel) có năng suất lao động khoảng 3-4 tỷ đồng. Do vậy,
lương bình quân ở mức cao lên tới 30,5 triệu đồng một tháng.
Giai đoạn 2016-2020, Viettel đặt mục tiêu thu nhập bình quân
nhân viên lên 40-50 triệu đồng mỗi tháng. Không hề kém cạnh,
nhân viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cũng có thu nhập bình
quân trên 20 triệu đồng một tháng, trong khi thu nhập lãnh
đạo khoảng 850 triệu đồng năm 2015.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng có
mức thu nhập khá cao. Thu nhập của phi công đạt trung bình
khoảng 106 triệu đồng một tháng. Tiếp viên là 22,6 triệu đồng
và các lao động khác là 14,2 triệu đồng.
Hơn 8.000 nhân viên của Tổng công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) cũng có thu nhập khoảng 21 triệu đồng một tháng,
còn lãnh đạo thu nhập hơn một tỷ đồng năm 2014.
o


Thu nhập của công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp
Tăng lương công chức, viên chức đang là vấn đề nóng bởi gần
3 năm nay, gần 3 triệu công chức, viên chức vẫn hưởng lương
cơ sở “giậm chân” ở mức 1.150.000 đồng.
Sau 3 năm liên tục lương cơ sở được duy trì ở mức 1.150.000
đồng/tháng, mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết không có
nguồn để tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức trong khu vực
Nhà nước năm tới do ngân sách eo hẹp. Nếu như vậy, năm
2016 sẽ là năm thứ 4 lương cơ sở trong khu vực này không
tăng.

-

Mức độ tiết kiệm
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn luôn có xu hướng hạn chế chi
tiêu cho các khoản chi phí trong gia đình. 86% người tiêu dùng
cho biết họ đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của mình trong 12
11


tháng qua để tiết kiệm chi phí bởi lẽ hầu hết họ đều cho rằng
nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng ở thời điểm
hiện tại.
Để làm đầy tài khoản tiết kiệm, đa số người tiêu dùng cắt giảm
chi tiêu vào việc mua quần áo mới; cố gắng tiết kiệm tiền điện,
gas, các chi phí giải trí gia đình hay trì hoãn việc nâng cấp các
thiết bị công nghệ, thay thế các mặt hàng gia dụng lớn...
So với cùng kỳ năm ngoái, 60% người tiêu dùng Việt Nam cho
hay họ tiết kiệm các chi phí có liên quan đến ga, điện và các
khoản chi tiêu giải trí bên ngoài gia đình. Hơn một nửa người

tiêu dùng cũng đã cắt giảm các khoản chi tiêu cho quần áo mới
(56%) và chi phí tiền điện thoại (47%).
Tuy nhiên, sau khi trang trải các chi phí thiết yếu trong cuộc
sống, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng dành tiền cho
các khoản chi tiêu khác như: các kỳ nghỉ, du lịch (42%) và
trang trí, sửa chữa nhà cửa (41%), mua quần áo mới (39%).
Có thể thấy rằng việc tiết kiệm chi tiêu của người Việt hiện nay
có tác động một phần không nhỏ đến nhu cầu người tiêu dùng.
Một bộ phận người Việt Nam đang có ý thức hơn về việc tiết
kiệm, chăm lo cho sức khỏe gia đình nhiều hơn, việc nói không
với đồ uống có cồn có thể là nguy cơ ảnh hưởng đến số lượng
sản xuất bia sau này.

Hình 2.2.2 Bảng tiết kiệm của người Việt

12


2.3. Môi trường tự nhiên
- Tình trạng khan hiếm nguồn nguyên vật liệu
o

Gạch, sắt thép:
Từ ngày 10/3/2016 đến nay, một số loại vật liệu xây dựng như
gạch, sắt thép ở các đại lý, nhà máy trên địa bàn tỉnh thường
xuyên trong tình trạng “cháy” hàng. Bên cạnh đó, giá thành
những mặt hàng này còn liên tục biến động theo tuần, thậm
chí theo ngày, gây khó khăn cho người dân có nhu cầu xây
dựng nhà ở. Trước nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng tăng cao
như hiện nay khiến thị trường sắt thép, xi măng, cát, sỏi... bị

tác động nhiều, dẫn đến biến động mạnh về giá thành cũng
như sản lượng cung ứng. Mặc dù thời gian qua, mặt hàng xăng
dầu liên tục được điều chỉnh giảm song giá thành vật liệu xây
dựng không giảm, ngược lại còn tăng cao.
Thách thức: các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động
sản xuất và do đó giá thành sản phẩm sẽ rất cao. Trong tình
hình đó sản phẩm rất khó tiêu thụ trên thị trường dẫn đến
doanh nghiệp không thu hồi được vốn để tái đầu và hoạt động
sản xuất kinh doanh bị đình trệ.

o

Nguồn nước:
Do tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với
môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.
Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi.
Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu
người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt
Nam đến miền Trung Ấn Độ. Đợt hạn hán hiện nay ở các nước
Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều
thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu
Á) và Tây Nguyên của Việt Nam.

o

Lúa mạch
Theo đánh giá của Hiệp hội Lúa mì Hoa Kỳ, thị trường bột mì tại

Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong thời
gian ngắn đã có 30 nhà máy xay xát lúa mì được xây dựng, tập
trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Hải
Phòng. Tổng công suất khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Trung bình
mỗi năm Việt Nam nhập từ 800 đến 1 triệu tấn lúa mì từ Mỹ,
Australia, Ấn Độ, Canada... Tuy nhiên, thị trường lúa mì thế giới
13


gần đây đã diễn ra theo hướng cung không đủ cầu. Giá bột mì
khi nhập về Việt Nam tăng thêm 30-80 USD/tấn. Đã có lúc bột
mì Australia từ 165USD lên 210 USD/tấn, của Trung Quốc từ
122USD lên 190 USD/tấn. Tình trạng dư công suất, cạnh tranh
không lành mạnh trong cung cấp nguyên liệu chế biến cho
ngành thực phẩm trong nước đã xảy ra.
Theo ước tính, trong niên vụ 2014/2015, Việt Nam nhập khẩu
2,1 triệu tấn lúa mì, tăng 2,03 triệu tấn so với niên vụ trước
nhưng vẫn thấp hơn 100.000 tấn so với dự đoán chính thức mà
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra do nhu cầu nhập khẩu
lúa mì chăn nuôi có xu hướng giảm. Lượng nhập khẩu lúa mì
vào Việt Nam trong niên vụ 2015/2016 ước tính khoảng 2,2
triệu tấn nếu nhu cầu sử dụng lúa mì chăn nuôi hồi phục.
o

Hoa bia
Hoa bia chỉ đâm chồi một lần vào mùa xuân, thời gian sống
của nó không lâu, chỉ một thời gian ngắn sau khi đâm chồi hoa
bia sẽ nhanh chóng lụi tàn, thường người trồng sẽ tùy thuộc
vào điều kiện thời tiết để có lịch thu hoạch hợp lý trong vòng
14 ngày kể từ khi hoa bia đâm chồi.


Hình 2.3 Hoa bia

Vì sự khan hiếm cũng như kén chọn trong môi trường sống, nên
hoa bia chỉ được trồng nhiều ở Anh, và thường được thu hoạch
vào tháng 4, khi tiết trời mùa xuân trở nên ấm áp và bớt khắc
nghiệt hơn.
Với mức giá hàng ngàn euro, khoảng 1.300 USD (tương đương
28 triệu đồng/kg) rau chưa qua chế biến thì hoa bia (tên khoa
học là Humulus lupulus) là loài rau đắt tiền nhất thế giới.
Điều đó làm cho nhanh công nghiệp chế biến bia gặp nhiều trở
ngại trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu này.
-

Phí tổn về năng lượng gia tăng
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, Việt
Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng.
14


Thiếu điện trầm trọng đã và đang tác động rất xấu đến quá
trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.
Dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tới
năm 2020, Việt Nam vẫn là nước phải nhập khẩu năng lượng.
Về nguồn điện, năm 2020 cả nước cần có sản lượng điện 201
tỷ kWh; đến năm 2030 nhu cầu về điện sẽ lên tới 327 tỷ kWh.
Trong khi đó, khả năng huy động sản xuất năng lượng nội địa
tối đa cũng chỉ được 165 tỷ kWh và 208 tỷ kWh, như vậy đến
năm 2020 Việt Nam có thể thiếu 36 tỷ kWh; đến năm 2030
thiếu 119 tỷ kWh và chắc chắn xu hướng gia tăng sự thiếu hụt

nguồn điện trong nước sẽ càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài
trong những giai đoạn sau. Nếu dự báo này trở thành hiện thực
thì hoặc là Việt Nam phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2 đến
3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc hoạt động của nền
kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Có thể nói, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên
8%/năm, ngành năng lượng Việt Nam bao gồm: điện, than và
dầu khí đang phải "gồng mình" để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Năng lượng tái tạo đang tăng tốc và mở rộng quy mô trên toàn
thế giới. Với đà này, đến năm 2016, năng lượng tái tạo sẽ soán
vị trí nguồn điện năng lớn thứ hai thế giới (sau than) của khí tự
nhiên - theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)
trong Báo cáo Triển vọng năng lượng 5 năm tới được công bố
đầu tuần trước.
Các nước đang phát triển hiện đang đầu tư xây dựng một lượng
lớn nhà máy điện gió, điện mặt trời và thủy điện nhằm đáp ứng
nhu cầu về điện đang ngày một gia tăng và ứng phó với các
vấn đề ô nhiễm địa phương.
Chưa kể, việc chi phí năng lượng tái tạo có xu hướng giảm
xuống thấp hơn chi phí các nguồn năng lượng truyền thống
như than, khí tự nhiên và dầu mỏ ở một số thị trường điện giá
cao cũng là một lợi thế để điện tái tạo phát triển.
Điện năng tái tạo, bao gồm thủy điện, hiện là khu vực phát
điện tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được kỳ vọng sẽ tăng
40% trong 5 năm tới. Theo dự đoán của IEA, đến năm 2018,
điện tái tạo sẽ chiếm ¼ tổng số nguồn năng lượng của thế giới,
tăng 5% so với năm 2011.

15



Tuy nhiên, 80% điện tái tạo trên thế giới đều đến từ thủy điện,
loại hình công nghệ không mấy “được lòng” các tổ chức môi
trường và các chuyên gia phát triển bền vững vì phải tiến hành
xây đập ngăn dòng các con sông.
Ngoài thủy điện, các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió,
mặt trời, địa nhiệt… cũng được kỳ vọng tăng nhanh trong vòng
5 năm tới, song chúng chỉ góp một phần khiêm tốn (8%) vào
tổng số nguồn năng lượng của thế giới năm 2018, tăng 4% so
với năm 2011.
-

Tình trạng ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trầm trọng,
đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn
tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà
máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh
hoạt tại các đô thị lớn.
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống
xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi
chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số
khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập
trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến
nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí
nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận
hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước

thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải
ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc
hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp,
khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống
xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn
nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn
tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công
nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng
hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại
rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả
nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo
16


quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số
địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất
là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang
phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung
với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công
nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu
tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô
nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội
gay gắt.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở
các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản
xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các
phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí

quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức
benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả
nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới
(WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô
nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm
bụi.
Điển hình là trong thời gian qua, người dân ở nhiều khu vực
phía nam TP.HCM, trong đó có khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phản
ảnh tình trạng mùi hôi nồng nặc không biết từ đâu ập đến khu
vực này, ảnh hưởng lớn đến đời sống.
Vì thế, ngày nay đối với sản phẩm dù tốt, giá rẻ nhưng là sản
phẩm làm ô nhiễm môi trường sẽ bị khách hàng tẩy chay ngay.
-

Sự nóng lên của Trái đất
Một nghiên cứu năm 2008 của các nhà khoa học Đức đã chỉ ra,
những mùa hè với nhiệt độ tăng mạnh sẽ làm tổn hại không
nhỏ tới sự phát triển của lúa mạch và khan hiếm nước sạch – 2
thành phần thiết yếu để làm nên bia.
Lúa mạch và cây hoa bia (được sử dụng để tạo vị đắng cho bia)
chỉ có thể phát triển được trong môi trường ẩm ướt. Do đó, các
nhà thực vật đến từ châu Âu đã cố gắng tạo ra giống mới có
17


thể chịu được khí hậu ấm hơn và có kế hoạch lắp đặt hệ thống
thủy lợi lớn, nơi các nhà máy truyền thống không quá vất vả để

tưới nước bổ sung cho cây.
2.4. Môi trường khoa học – kỹ thuật
- Công đoạn kết lắng

Công đoạn lọc bỏ các chất rắn chứa trong dịch malt này được
thực hiện bằng một thiết bị hình trụ có tên gọi là whirlpool.
Người ta đổ dịch malt vào trong thiết bị này và cho quay tròn,
lực ly tâm sinh ra sẽ gom các chất rắn lại chính giữa. Trước
đây, khi người ta còn sử dụng hoa bia nguyên dạng để cho vào
nấu thì ở công đoạn này sẽ sử dụng lưới lọc, tuy nhiên hiện
nay, khi hoa bia đã được gia công thành dạng viên thì chỉ cần
sử dụng bồn whirlpool mà thôi.

Hình 2.4.1 Bồn whirlpool
-

Công đoạn làm lạnh và lên men
Dịch malt sau khi trải qua công đoạn nấu sôi sẽ được làm lạnh.
Tại công đoạn này, dịch malt sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ
bắt đầu lên men, rồi được cung cấp các enzym cần thiết cho sự
sinh trưởng của men bia.
Sau khi làm lạnh dịch malt đến nhiệt độ cần thiết cho quá trình
lên men (trường hợp lên men chìm là 8-100C, trường hợp lên
men nổi là 15-200C) và cho enzym vào thì người ta sẽ cho men
bia vào dung dịch này.
Men bia được cho vào sẽ hấp thụ đường và làm lên men đường.
Dưới tác động lên men của enzym có trong men bia, đường sẽ
chuyển hóa thành cồn (ethanol) và khí CO2. Khoảng 1 tuần sau
đó, bia non được hình thành.
18



Lượng men bia cho vào nếu ít quá thì quá trình lên men sẽ diễn
ra chậm, làm mất cân bằng hương vị, ngược lại nếu nhiều quá
cũng sẽ làm mất mùi vị của bia.

Hình 2.4.2 Khu vực CCT
-

Công đoạn ủ
Bia non sau khi hình thành sẽ được chuyển sang bồn ủ. Trong
giai đoạn lên men trước đó, tại thời điểm khi có khoảng 85%
hàm lượng đường có tính lên men được lên men thì công đoạn
này kết thúc. Bia được chuyển sang bồn trữ (lên men sau). Lúc
này lượng men nổi trên mặt và men chìm xuống dưới có tỷ lệ
khoảng 1:2 là tốt nhất. Nếu men nổi trên mặt ít thì gây ảnh
hưởng đến giai đoạn lên men sau, ngược lại nếu men trên mặt
nhiều quá thì việc lọc bia bị nghẽn, làm ảnh hưởng đến hương
vị của bia. Bia non khi được chuyển sang bồn trữ sẽ được cho
lên men lại. Khi đó, các men bia chìm bên dưới sẽ lại sinh sôi
bên trong bia non. Sau đó, bia được làm lạnh đến dưới 0 độ C
rồi tiếp tục ủ trong nhiều chục ngày tiếp theo. Để công đoạn
lên men sau được diễn ra một cách có hiệu quả, trong bia non
nhất thiết phải có phần chiết xuất có tính lên men và phải còn
một lượng men bia thích hợp. Trong giai đoạn ủ, khí CO2 sinh
ra sẽ được phân giải, tuy nhiên do hàm lượng CO2 chứa trong
bia cần một độ chính xác khá cao nên người ta gắn thêm 1
thiết bị điều chỉnh áp suất khí gas để đẩy phần gas dư thừa ra
khỏi bồn ủ, giữ cho áp suất này ở mức nhất định. Do đặc tính
của khí CO2, nhiệt độ càng thấp thì hàm lượng khí CO2 càng

gia tăng. Thời gian ủ bia sẽ khác nhau tùy vào từng loại bia,
từng chủng loại men… tuy nhiên tiêu chuẩn cơ bản trong
trường hợp lên men chìm là khoảng 1 tháng.

-

Công đoạn lọc
Men bia và các chất cặn trong quá trình ủ sẽ được lọc bỏ. Ở
công đoạn lọc này, người ta thường dùng vật liệu lọc những
tấm lưới có lỗ rất nhỏ. Sau khi lọc và được xử lý nhiệt để diệt
19


khuẩn, bia sẽ được đóng gói để xuất xưởng. Vỏ chai, lon… cũng
được trải qua các công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt trước khi
chiết bia vào.

Hình 2.4.3 Công đoạn lọc
-

Công đoạn đóng gói
Chai bia rỗng sau khi được thu hồi về sẽ đi qua máy súc rửa và
diệt khuẩn. Trong giai đoạn súc rửa, người ta dùng xút NaOH
để phân giải và tẩy sạch các chất bẩn bám trên chai, đồng thời
phân giải keo dán của nhãn chai để bóc tách nhãn ra. Sau khi
rửa và diệt khuẩn bằng xút, chai sẽ được súc rửa nhiều lần
bằng dòng nước áp lực cao.
Chai bia được tái sử dụng nhiều lần, do đó trước khi rót bia vào
chai, cần phải kiểm tra chai kỹ lưỡng. Những chai vỡ, nứt, xước
nhiều… sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền.

Lon rỗng sau khi được nhà sản xuất lon kiểm tra bên trong và
bên ngoài sẽ được giao đến nhà máy bia trong tình trạng được
bao bọc kín khí. Tại đây, sau khi thiết bị kiểm tra tự động kiểm
tra mặt trong của từng lon,một dòng nước áp lực cao sẽ được
sử dụng để súc rửa lon.Ngay sau khi súc rửa xong, lon rỗng sẽ
được chiết bia vào.
Quy trình đóng lon được thực hiện bằng cách thay thế phần
không khí trong lon bằng khí CO2 với áp suất tương đối. Việc
tạo ra áp suất bằng khí CO2 như vậy có tác dụng giúp bia
không bị nổi bọt và giúp loại bỏ phần khí oxy nằm trong lon
vốn là tác nhân gây oxy hóa, làm giảm chất lượng bia.
Khi nhiệt độ thay đổi, dung dịch bia sẽ nở ra, áp suất bên trong
lon sẽ tăng lên. Do đó, khi chiết rót, phần phía trên của lon
20


luôn được chừa lại một khoảng trống chứa không khí. Khi công
việc chiết rót vừa kết thúc, người ta kích thích bề mặt nước bia
để làm sinh ra bọt, bọt này sẽ giúp đuổi khí oxy (không khí)
còn lại trong lon ra bên ngoài, ngay khi đó, nắp lon sẽ được
đóng lại.
Lon bia đã được chiết bia xong sẽ có nhiệt độ rất thấp, không
thể đưa vào thùng carton ngay mà phải qua công đoạn dùng
nước ấm để đưa nhiệt độ lon bia trở về bình thường. Sau đó lon
sẽ đi qua công đoạn đóng thùng carton.
Mặt trong của lon được tráng 1 lớp keo epoxy, nhờ lớp này mà
dung dịch bia trong lon và chất liệu làm lon hoàn toàn được
ngăn cách với nhau. Keo epoxy này là loại vật liệu hoàn toàn
không gây ra bất kỳ tác động gì đến chất lượng bia.
-


Phương pháp Fresh Keep
Để có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng, giữ được
độ tươi ngon của bia, người ta có phương pháp nâng cao khả
năng chống oxy hóa cho bia. Để có thể cung cấp cho khách
hàng một loại bia tươi ngon như vừa mới ra lò, Sapporo áp
dụng công nghệ Fresh keep trong công đoạn nấu, giúp tăng
cường khả năng chống oxy hóa của bia, đồng thời trong tất cả
các công đoạn sau đó, quy trình quản lý chất lượng cũng được
áp dụng một cách triệt để trong việc ngăn chặn sự tiếp xúc của
oxy và nước bia.
Trong phương pháp này, các chất thuộc nhóm polyphenol có
trong nguyên liệu malt và hoa bia vốn có tính chống oxy hóa
cao sẽ được khống chế không cho oxy hóa trong công đoạn
nấu mà cố gắng giữ lại tối đa hàm lượng của chúng trong nước
bia. Để làm được điều này, trong công đoạn nấu với nhiệt độ
khá cao, người ta thực hiện các công việc sau một cách hợp lý
và thích hợp nhất:
1.Khi trộn bột malt đã xay nhỏ cùng với nước và cho vào bồn
nấu, sẽ ngăn chặn không cho không khí xen lẫn vào trong.
2.Xử lý tốc độ khuấy trộn của bồn nấu một cách phù hợp để
ngăn chặn không khí bị cuốn theo vào trong.
3.Ngăn chặn không cho không khí cuốn theo khi chuyển dịch
hồ (tạo ra khi cho malt vào nước sôi) từ bồn nấu sang các thiết
bị khác.
Bằng cách này, Sapporo đã tận dụng tối đa tính chất tự nhiên
của nguyên liệu để tăng cường khả năng chống oxy hóa cho
bia.
21



2.5. Môi trường chính trị - luật pháp
- Các luật, pháp lệnh và nghị định của Nhà nước:

Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật thuế TTĐB sửa đổi mới
được Quốc hội thông qua, Chính sách quốc gia về phòng chống
tác hại rượu, bia bắt đầu thực hiện năm 2014. Chính phủ thực
hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô. Những nhân tố trên sẽ có tác động lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp trong ngành Bia - Rượu - NGK nói
riêng.
o Chính sách Quốc gia
Ngày 12/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 244/QĐ-TTg về Chính sách Quốc gia phòng, chống tác
hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, và hiện các
bộ ngành đang xây dựng Dự thảo Luật Phòng chống tác hại
của lạm dụng đồ uống có cồn.
o

Luật thuế
Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo nâng Thuế Tiêu thụ đặc
biệt (TTĐB) tăng lên từ 10-15% so với quy định hiện hành, cụ
thể: thuế suất bia tăng từ 50% lên 65%, rượu (20 độ trở lên)
tăng từ 50% lên 65%, rượu (dưới 20 độ) tăng từ 25% lên 35%...
dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1-7-2015.

o

Luật An toàn thực phẩm

Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an
toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn
theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm ưu tiên.
2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc
phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới,
nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực,
quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích
hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu
thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi
mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm
22


chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng
thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển
hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt
buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực
hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân
tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả
thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực
thực phẩm.

6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
thực phẩm an toàn.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá
nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia
vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
8. Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng
thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với
cộng đồng.
Về việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm theo quy định tại điều 6 của thông
tư 58/2014/TT-BCT.
Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết
kế:
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cấp Giấy chứng nhận đối với:
a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết
kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này";
Điều 5. Cơ sở sản xuất bia
1. Địa điểm sản xuất
a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm
khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng,
an toàn thực phẩm của sản phẩm bia.

23


c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với
công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất
đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh
công nghiệp.
2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng
Điều 8. Cơ sở kinh doanh
1. Khu vực bày bán, bảo quản, chứa đựng sản phẩm phải luôn
khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không làm thay đổi đặc tính của sản
phẩm, không bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại, tạp chất hay
các vi sinh vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
2. Tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
3. Có quy trình vệ sinh cơ sở và ghi nhật ký vệ sinh do chủ cơ
sở quy định"
"Điều 9. Trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh bia
Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đảm
bảo đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các
điều kiện khác theo yêu cầu của cơ sở sản xuất đối với từng
loại sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản và kinh doanh sản
phẩm"
-

Chính sách Thuế
Nghị định 108 và Thông tư 195 về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
các DN bia rượu và nước giải khát do Hiệp hội Bia rượu nước
giải khát Việt Nam gây ra những bất cập trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của cộng đồng DN.

Có thể nhận thấy việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giảm
mức độ cạnh tranh của các sản phẩm trong nước so với các
sản phẩm nhập khẩu có mức thuế giảm thấp khi Việt Nam
tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Người tiêu dùng sẽ
chuyển sang lựu chọn đồ uống có giá thành rẻ, thậm chí sản
phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng….
Thách thức: Doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ
đặc biệt khá cao

2.6. Môi trường văn hóa – xã hội
- Văn hóa Việt Nam
o Tín ngưỡng:

Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời
của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của
tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì
24


như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ
được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ,
tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một
hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ
tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người
Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm
lịch).
Các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh, họ
thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị
thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước,

với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng
biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ.
o

Tôn giáo:
Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại
thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một
số tôn giáo khác như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo.
Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật giáo, Tiểu
thừa, Tin Lành và Hồi giáo.
Ta biết rằng, trong 5 giới đầu tiên của nhà Phật có giới thứ 5:
không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Đức Phật biết
rất rõ tác hại khôn lường của những chất này nên khuyến cáo
chúng ta không sử dụng.
Thách thức: việc marketing sẽ trở nên khó khăn hơn khi đa
số dân tộc ta thì Phật giáo chiếm một số lượng không nhỏ
trong môi trường văn hóa – xã hội nước ta.

-

Các ngày lễ ở Việt Nam
Các ngày lễ sau người lao động được nghỉ và hưởng nguyên
lương: Tết Dương lịch (1/1), Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng
Vương, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước
(30/4), Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Ngày Quốc Khánh (2/9).
Ngoài ra, theo âm lịch nước ta còn có một số ngày lễ quan
trọng như: Tết Nguyên tiêu (15/1), Tết Hàn Thực (3/3), Lễ Phật
Đản (15/4), Tết Đoan Ngọ (5/5), Vu Lan (15/7), Tết Trung thu
(15/8), Ông Táo về trời (23/12)…
Cơ hội: vào những ngày lễ tết này, các gia đinh Việt thường

sum vầy với nhau và không thể thiếu những bàn tiệc hay
những bữa cơm gia đinh ấm áp. Việc tiêu thụ các sản phẩm có
cồn như bia sẽ tăng lên.

-

Quan niệm về vẻ đẹp:
25


×