PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học
sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về mặt trí Tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn
với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường hoạt động
trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
mơn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập,
sáng tạo của tư duy.
- Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp
đặc thù của môn học để thực hiện.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tùy theo mục tiêu, nội dung đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những
hình thức tổ chức thích hợp như học các nhân, học nhóm…
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học đối với môn học tối thiểu đã
quy định.
Bộ môn tin học được đưa vào nhà trường nghiên cứu như các bộ môn khoa
học khác, các kiến thức tin học được đúc kết từ trong thực tiễn và phát triển dựa
trên nhu cầu khai thác của người dùng, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để sử
dụng các phương tiện dạy học - phát huy tính tích cực trong học tập của học
sinh. Tuy nhiên, kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào việc giải quyết
những bài toán trong thực tiễn của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì lý do
đó, tơi đã lựa chọn cho mình đề tài: “phát huy tính tích cực của học sinh
THPT trong dạy học theo định hướng năng lực thông qua ngơn ngữ lập
trình pascal - bài 17 tin học 11”
1
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu sử dụng chương trình con trong lập trình
có cấu trúc nhất là lập trình Pascal nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen làm việc độc lập và kỹ năng lập
trình, giảm bớt thời gian, cơng sức khi lập trình; giúp cho việc kiểm tra, sửa
chữa chương trình trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Bên
cạnh đó, học sinh cịn biết vận dụng để giải quyết các bài toán thường gặp trong
thực tế; gây hứng thú trong học tập, làm cho “Học” là q trình kiến tạo; là niềm
say mê để từ đó học sinh biết khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu
biết, năng lực và phẩm chất.
3. Kết quả cần đạt được
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo
thói quen làm việc độc lập; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả
năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng lập trình và kỹ năng vận dụng kiến thức vào
việc giải quyết các bài toán thường gặp trong thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông.
- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Khối 11 (Lớp 11B2, 11B6) - Trường THPT Triệu Sơn 2.
2
Phần II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc
học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác
có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập
những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các
chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết cấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
mơn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc
lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và
phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ
phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “học sinh tự mình hồn
thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn liền với các hình thức tổ
chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng, và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,
học ngoài lớp… Cần chuẩn bị thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng
cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dụng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với
nội dung môn học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học là biện pháp sử
dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh. Kỹ
thuật này là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ
thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ
3
thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học,
ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát
triển và sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, bản đồ tư duy,…
Xác định năng lực cần hướng tới dựa trên chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành là một hoạt động quan trọng và là một cơng việc rất khó. Bởi vì, đây
là hoạt động xác định mục tiêu: làm tường minh mục tiêu của chương trình giáo
dục phổ thơng hiện hành về năng lực và dần điều chỉnh mục tiêu dạy học theo
hướng nhấn mạnh đến hình thành và phát triển năng lực. Bởi vậy, xác định năng
lực tin học dựa trên chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành cần được tiến
hành thận trọng, đảm bảo những năng lực đề xuất đúng hướng.
Từ những cơ sở lý luận trên, khi vận dụng trong giảng dạy bộ môn tin học
lớp 11, bản thân tơi có những nhận xét:
- Tư tưởng chính của lập trình có cấu trúc là modul hố chương trình, nghĩa là
từ một chương trình lớn, có thể phân ra thành những chương trình nhỏ, hay
những chương trình con, tương đối độc lập nhau và có thể giải quyết mộ cách
độc lập từng chương trình một. Trên cơ sở đó, có thể kiểm chứng tính đúng đắn
của mỗi chương trình con, rồi ghép nối lại thành chương trình hồn chỉnh.
- Trong khi viết chương trình, ta thường gặp những đoạn chương trình được
lặp đi, lặp lại nhiều lần ở những chỗ khác nhau làm cho chương trình trở nên dài
dịng. Trong Pascal cho phép viết đoạn chương trình đó thành một chương trình
con, mỗi khi cần, ta viết thủ tục gọi chương trình con đó ra cùng với những tham
số tương ứng. Cách đó làm cho chương trình trở nên ngắn gọn, sáng sủa và tiết
kiệm được công sức lập trình.
- Với những bài tốn lớn, phức tạp sẽ tương ứng với một chương trình rất lớn,
rất dài; việc nhìn khái quát tổng thể cả chương trình, cũng như việc gỡ rối, sửa
lỗi là rất khó khăn. Việc xây dựng một chương trình con cho phép tách chương
trình lớn thành những chương trình nhỏ hơn, đơn giản hơn làm cho việc kiểm
tra, sửa chữa chương trình được dễ dàng, thuận tiện hơn. Sau khi tạo xong các
chương trình con này ta chỉ việc ghép chúng lại thành một chương trình hồn
chỉnh. Chính lý do này làm cho giá thành xây dựng tồn bộ chương trình giảm
xuống và bớt đi được cơng sức thủ cơng của người lập trình. Chính vì vậy, tơi
muốn vận dụng cách viết và sử dụng chương trình con trong lập trình có cấu trúc
4
để giúp cho học sinh có kỹ năng giải quyết một số bài tốn được nhanh hơn,
chính xác hơn và việc kiểm sốt tồn bộ chương trình cũng thuận tiện hơn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
- Với những chương trình lớn thường rất dài, nhìn chung là khó đọc, khó kiểm
sốt lỗi nhất là đối với học sinh trung học phổ thông, và đặc biệt là khơng có
cách nào khẳng định được tính đúng đắn của một chương trình, ngồi việc kiểm
tra chương trình ấy thông qua một số lần chạy thử với những dữ liệu vào khác
nhau, nếu thấy kết quả những lần chạy thử đó là đúng thì khẳng định là chương
trình đúng.
- Để giúp cho học sinh say mê với môn học, giảm bớt thời gian và cơng sức
khi lập trình; rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo,
có tinh thần hợp tác khi làm việc theo nhóm, biết vận dụng những kiến thức đã
học để giải quyết một số bài toán thường gặp trong thực tiễn, từ đó nảy sinh vấn
đề là phải hướng dẫn cho học sinh cách viết và sử dụng chương trình con trong
lập trình Pascal làm cho chương trình sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra và
điều quan trọng là có thể chứng minh được tính đúng đắn của một chương trình.
- Vì học sinh lớp 11 bước đầu làm quen với một loại ngơn ngữ lập trình mới,
cụ thể là ngơn ngữ lập trình pascal, điều đó khiến học sinh hồn tồn bỡ ngỡ,
cịn nhiều vướng mắc khi bắt đầu viết chương trình. Giáo viên cần định hướng
cho học sinh biết cách viết chương trình đơn giản đến phức tạp. Giáo viên cần
dần hình thành cho học sinh biết phân tích bài tốn để chia nhỏ thành các modul
và hồn thiện để có một chương trình có kết quả chính xác cao. Bước đầu các
em có thể chưa có dữ liệu tối ưu, nhưng phải biết cách bố trí form của chương
trình.
- Với thực trạng trên, bước đầu khi dạy học bằng phương pháp truyền thống,
giáo viên dạy gì học sinh biết học cái đó, khơng tích cực trong việc học tập và
không tự giác nghiên cứu. Cùng chương trình dạy học bài 17 tin học 11, khi
chưa áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh đối
với lớp 11B2 trường THPT Triệu Sơn 2, qua bài kiểm tra 1 tiết kết quả thu được
như sau:
5
Lớp
Mức độ
Lớp 11 B2 (sĩ số lớp 40 HS)
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Nhận biết
17.5%
57.5%
25%
0%
Thông hiểu
22.5%
41.5%
36%
0%
Vận dụng thấp
62.5%
12.5%
25%
0%
Vận dụng cao
67.5%
17.5%
15%
0%
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1 Các nội dung chính
3.1.1 Một số khái niệm
- Lập trình: Là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngơn ngữ lập
trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật tốn.
- Ngơn ngữ lập trình: Là ngơn ngữ để viết chương trình.
- Chương trình: Là cách mơ tả thuật tốn bằng một ngơn ngữ mà máy tính có
thể hiểu và thực hiện được.
- Thuật toán: Là dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác
định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó từ Input ta thu được Output của
bài tốn.
- Chương trình con: Là một dãy lệnh mơ tả một số thao tác nhất định và có
thể được thực hiện (đựơc gọi) từ nhiều vị trí khác nhau trong chương trình.
3.1.2 Phân loại chương trình con
- Chương trình con có 2 loại cơ bản: Chương trình con hàm
Chương trình con thủ tục
+ Hàm (Function): Là một chương trình con thực hiện một số thao tác nào
đó và trả về giá trị qua tên hàm.
+ Thủ tục (Procedure): Là một chương trình con thực hiện các thao tác nhất
định nhưng khơng trả về giá trị nào qua tên của nó.
3.1.3 Cấu trúc chương trình con
- Cấu trúc chung:
6
<Phần đầu>
[<Phần khai báo>]
Begin
[<Các lệnh>]; {Phần thân chương trình con}
End;
3.1.4 Sử dụng chương trình con
- Cách gọi chương trình con:
Tên chương trình con (cùng với tham số, nếu có);
- Các tham số được sử dụng trong chương trình con:
+ Tham số hình thức: được viết trong phần khai báo tên chương trình con.
+ Tham số thực sự: được viết trong lời gọi chương trình con.
+ Tham biến: Là tham số hình thức viết sau Var. Khi đó tham số thực sự
của nó phải là biến, khơng được là giá trị. Tham số thực sự có thể bị thay đổi
trong chương trình con và sau khi ra khỏi chương trình con nó vẫn giữ nguyên
giá trị thay đổi đó.
+ Tham trị: Là tham số hình thức khơng có Var. Khi đó tham số thực sự của
nó có thể là giá trị, biến hoặc biểu thức. Tham số thực sự có thể bị thay đổi trong
chương trình con, nhưng sau khi ra khỏi chương trình con nó lại mang giá trị
ban đầu.
3.2 Các bước tiến hành:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Chủ đề: Chương trình con và phân loại.
Bước 2: Xác định yêu cầu, kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến Thức:
- Biết khái niệm chương trình con.
- Biết sự khác nhau cơ bản giữa thủ tục và hàm.
- Biết cấu trúc của chương trình con.
- Biết quan hệ giữa tham số hình thức, tham số thực sự và lời gọi thực hiện
chương trình con.
* Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần trong đầu của thủ tục.
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức trong đầu của thủ tục.
7
Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội
dung
Loại
câu
hỏi/
bài
tập
1. Khái Câu
niệm
hỏi/
chương bài
trình
tập
con
định
tính
Bài
tập
định
lượng
Bài
tập
thực
hành
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Học sinh xác
định được một
đơn vị kiến
thức và tái
hiện được
chính xác nội
dung của đơn
vị kiến thức
đó.
Câu hỏi
ND1.DT.NB.*
HS nhận biết
được tính lặp
đi lặp lại một
công việc.
Câu hỏi
ND1.DL.NB.*
HS xác định
được các mối
liên quan và
trùng lặp trong
bài tốn.
Câu hỏi
ND1.DL.TH.*
HS có thể viết
một đoạn
chương trình
thể hiện cho
các cơng việc
lặp đi lặp lại
đó.
Câu hỏi
ND1.TH.TH.*
8
2. Phân
loại
chương
trình
con
Câu
hỏi/
bài
tập
định
tính
Bài
tập
định
lượng
Bài
tập
thực
hành
3. Cấu Câu
trúc
hỏi/
chương bài
trình
tập
con
định
tính
Bài
tập
định
lượng
HS nhận biết
được các loại
của chương
trình con.
Câu hỏi
ND2.DT.NB.*
HS biết được
cấu trúc của
chương trình
con và khái
niệm tham số
hình thức.
Câu hỏi
ND3.DT.NB.*
HS chỉ ra được
một số hàm và
thủ tục trong lập
trình mà em đã
biết.
Câu hỏi
ND2.DT.VDT.*
HS chỉ ra được
hàm có giá trị
trả về và thủ
tục khơng có
giá trị trả về.
Câu hỏi
ND2.DL.VDC.*
HS chỉ ra được
các loại biến
cục bộ và biến
toàn cục trong
một bài toán
cụ thể.
Câu hỏi
ND3.DT.TH.*
HS phân biệt
được sự khác
nhau giữa
chương trình
con và chương
trình chính.
Câu hỏi
ND3.DL.TH.*
Bài
9
tập
thực
hành
4.
Câu
Thực
hỏi/
hiện
bài
chương tập
trình
định
con
tính
HS nhận biết
được tham số
thực sự và
cách thực hiện
gọi chương
trình con.
Câu hỏi
ND4.DT.NB.*
HS lấy được ví
dụ về sử dụng
gọi hàm hoặc
thủ tục đã biết
trong pascal.
Câu hỏi
ND4.DT.TH.*
Bài
tập
định
lượng
HS chỉ ra được
tham số hình
thức và tham số
thực sự trong
một chương
trình.
Câu hỏi
ND4.DL.VDT.*
Bài
tập
thực
hành
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Câu ND1.DT.HB.1: Em hãy cho biết khái niệm về lập trình và ngơn ngữ lập
trình mà em đã được học?
Câu ND1.DT.HB.2: Em hãy cho biết khái niệm về chương trình mà em đã được
học?
Câu ND1.DT.HB.3: Theo dõi SGK và cho biết khái niệm về chương trình con?
Câu ND1.DT.HB.4: Cho bài tốn viết chương trình tính tổng:
S= an+bm+cp+dq.
10
Dựa vào những kiến thức đã được học em có nhận xét như thế nào khi
viết chương trình cho bài tốn đã nêu?
Câu ND1.DL.HB.1: Viết chương trình tính tổng sau:
S = an+bm+cp+dq.
Nêu nhận xét về các đoạn chương trình mà các nhóm đã viết?
( Hình thức chia nhóm thực hiện: nhóm 1 tính lũy thừa an , nhóm 2 tính lũy
thừa bm, nhóm 3 tính lũy thừa cp, nhóm 4 tính lũy thừa dq).
Câu ND1.DL.TH.1: Cho đoạn chương trình sau:
gt1:=1;
for i:=2 to n do gt1:=gt1*i;
gt2:=1;
for i:= 2 to m do gt2:=gt2*i;
gt3:=1;
for i:= 2 to m do gt3:=gt3*i;
gt4:=1;
for i:= 2 to m do gt4:=gt4*i;
S:= gt1 + gt2 + gt3 + gt4;
Em hãy chỉ ra đoạn chương trình thể hiện sự lặp đi lặp lại?
Câu ND1. TH.TH.1: em hãy viết chương trình thể hiện tính lặp đi lặp lại nhiều
lần của cùng một cơng việc?
(hình thức chia nhóm thực hiện, mỗi nhóm lấy một ví dụ cụ thể. Với yêu cầu thể
hiện được sự lặp lại của công việc)
Câu ND2.DT.NB.1: Nêu các loại chương trình con?
Câu ND2.DT.NB.2: Nêu các khái niệm về hàm và thủ tục?
Câu ND2.DT.VDT.1: Lấy ví dụ một số hàm và thủ tục trong pascal mà em đã
được học?
Câu ND2.DT.VDT.2: Hãy chỉ ra hàm và thủ tục cho các thao tác xử lý xâu sau:
- delete(s,vt,n)
- insert(s1,s2,vt);
- length(s);
- pos (s1, s2).
Câu ND2.DL.VDC.1: Tìm lỗi sai trong chương trình sau:
procedure hoanvi ( var a,b:byte);
11
var tg:byte;
begin
if a>b then
begin
tg:=a;
a:=b;
b:=tg;
end;
hoanvi:=a;
end.
Câu ND3.DT.NB.1: Nêu cấu trúc chung của chương trình con? Giải thích các
thành phần trong cấu trúc đó?
Câu ND3.DT.NB.2: Nêu khái niệm tham số hình thức?
Câu ND3.DT.NB.3: Nêu các khái niệm biến địa phương và biến toàn cục?
Câu ND3.DT.TH.1: Cho đoạn chương trình sau:
Program BT_Sapxep;
Type mang = array[1..100] of integer;
Var a,b,c:mang;
n,nb,nc:integer;
Procedure
Nhap_mang;
Var
i:integer;
Begin
for i:=1 to n do
begin
write('a[',i,']=');
readln(a[i]);
end;
end;
Procedure
In_mang(Var m:mang);
Var
i:integer;
Begin
for i:=1 to n do write(m[i],' ');
12
writeln;
end;
Procedure SX(Var m:mang);
Var i,j,tg:integer;
Begin
for i:=1 to n-1 do
for j:=n downto i+1 do
if a[j]
begin
tg:=a[j];
a[j]:=a[j-1];
a[j-1]:=tg;
end;
end;
Hãy chỉ ra biến địa phương và biến tồn cục?
Câu ND3.DT.NB.4: Một chương trình có bắt buộc phải có tham số hình thức
hay khơng?
Câu ND3. DL.TH.1: Chỉ ra lỗi sai trong đoạn chương trình sau:
function UCLN(a,b:integer):integer;
begin
while a<>b do
if a
UCLN:=a;
end.
Câu ND4.DT.NB.1: Nêu nhận biết của em về tham số thực sự?
Câu ND4.DT.NB.2: Nêu cách thực hiện (gọi) chương trình con?
Câu ND4.DT.TH.1: Lấy một số ví dụ về sử dụng gọi hàm hay gọi thủ tục trong
pascal mà em đã được học?
13
4. Kết quả thực hiện
- Sau thời gian khảo sát ở 11 B6 (sĩ số: 41 học sinh) tôi nhận thấy các em sử
dụng được chương trình con ở các mức độ như sau:
Lớp
Lớp 11 B6
Mức độ
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Nhận biết
0%
36.6%
61%
2.4%
Thông hiểu
0%
41.5%
51.2%
7.3%
Vận dụng thấp
0%
12.2%
78%
9.8%
Vận dụng cao
0%
56.1%
40%
4.9%
14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trong quá trình thực hiện giảng dạy theo phương pháp phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học theo định hướng năng lực, tôi đã đạt được kết
quả cao trong công tác giảng dạy. Học sinh chú ý theo dõi, tích cực hoạt động
theo nhóm, tự giác cao trong cơng tác nghiên cứu. Mặt khác, học sinh tăng thêm
hứng thú cho bộ mơn tin học, một bộ mơn có tính chất khó và mới lạ đối với học
sinh.
2. Đề xuất:
- Vì đây là một phương pháp dạy học mới nên tơi khơng tránh khỏi những
vướng mắc trong q trình thực hiện. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng
nghiệp, các cấp quản lý.
- Hoàn thiện giảng dạy toàn bộ chương trình mơn tin học trong trường
THPT nói chung và bộ mơn tin học 11 nói riêng theo phương pháp dạy học định
hướng năng lực để thu được kết quả cao trong học tập của học sinh.
Với kinh nghiệm của bản thân cịn hạn chế, kính mong các đồng
nghiệp, bạn đọc u thích mơn tin học – ngơn ngữ lập trình đóng góp ý kiến
để cho đề tài của tơi được thực hiện và đạt kết quả tốt hơn trong giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2015
CAM KẾT KHƠNG COPY
(Kí tên)
Nguyễn Thị Thu Lan
15
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học 11 – Nhà xuất bản giáo dục.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học THPT
– Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về dạy học và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực
môn tin học THPT.
16