Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm nâng cao kết quả học tập phân môn luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.72 KB, 39 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
“Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông
qua việc sử dụng Kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3
trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hoà”.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHA TRANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC ĐỒNG

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
“Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu
thông qua việc sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh
lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng – thành phố Nha Trang
tỉnh Khánh Hoà”

Tên tác giả: Đặng Thị Miên
GVCN lớp 3/3

Kèm theo: 7 phụ lục của đề tài

NĂM HỌC : 2014 - 2015
2


MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU
Hiện trạng
Giải pháp thay thế
Vấn đề nghiên cứu


Giả thuyết nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP
Khách thể nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Đo lường và thu thập dữ liệu
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bàn luận
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
1. Phụ lục 1: Kế hoạch bài học (6 bài soạn sử dụng kĩ thuật
Khăn trải bàn).
2. Phụ lục 2: Đề kiểm tra và đáp án trước tác động.
3. Phụ lục 3: Đề kiểm tra và đáp án sau tác động.
4. Phụ lục 4: Bảng điểm trước và sau tác động của học sinh
5. Phụ lục 5: Ảnh chụp học sinh tham gia học
6. Phụ lục 6: Bài kiểm tra trước tác động của học sinh.
7. Phụ lục 7: Bài kiểm tra sau tác động của học sinh

Trang
4
5
6
6
10
10
10
10
10

11
12
12
14
14
16
17-37

Đóng tập
Đóng tập

3


TÊN ĐỀ TÀI
“Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông
qua việc sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3 trường
Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hoà”.
Người nghiên cứu: Đặng Thị Miên
Đơn vị: Trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hòa
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đổi mới Phương pháp dạy học đang là yêu cầu cấp thiết của giáo dục
Việt Nam nói chung và của giáo dục Tiểu học nói riêng nhằm giúp học sinh phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.
Trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở
tất cả các môn học. Trong đó môn Tiếng Việt được xác định là một môn học
công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ
cung cấp cho các các em một số tri thức sơ giản về từ, câu, dấu câu. Học sinh
lĩnh hội được kiến thức trên thông qua hệ thống các bài tập. Như vậy, sách giáo
khoa đã tạo điều kiện để giáo viên, học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa

hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức các
hoạt động, mỗi học sinh đều được làm việc đều được bộc lộ mình và phát triển.
Đây cũng chính là ưu điểm của Kĩ thuật khăn trải bàn. Phân môn Luyện từ và
câu có ba dạng bài mở rộng vốn từ với một lượng bài tập khá lớn. Các bài tập về
mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh hình thành kiến thức cần thiết về từ qua các
chủ điểm, vừa rèn luyện kĩ năng giao tiếp một cách sinh động.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học tích cực
được áp dụng trong giảng dạy. Giải pháp của tôi là sử dụng Kĩ thuật khăn trải
bàn để nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu. Việc sử dụng kĩ
thuật này đã góp phần tác động tốt đến kết quả học tập môn Luyện từ và câu
của học sinh, một môn học tương đối khó đối với các em.
4


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 3/3, 3/4
trường tiểu học Phước Đồng- Nha Trang. Lớp 3/3 là lớp thực nghiệm, 3/4 là lớp
đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện các giải pháp thay thế khi dạy các
bài 4; 11; 15; 22; 24; 26. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả học tập của học sinh. Nhóm thực nghiệm rất hứng thú với môn học, các
em biết tìm đúng các từ ngữ theo chủ điểm, kiến thức thu được rất chắc chắn.
Mặt khác các em được chia sẻ những hiểu biết cá nhân, thể hiện được các kĩ
năng hợp tác, tương tác giữa các bạn trong nhóm, bổ sung kiến thức cho nhau.
Vì vậy, kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Còn lớp đối chứng, các em
vẫn học đầy đủ, tuy nhiên không tích cực bằng lớp thực nghiệm, các kiến thức
tiếp thu thụ động, các em vẫn chờ đợi sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó kết
quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm
tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,53; điểm bài kiểm tra
đầu ra của nhóm đối chứng là 7,25. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p =
0,00005 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng áp dụng kĩ thuật

Khăn trải bàn trong dạy học phân môn Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập
cho học sinh lớp 3/3 Trường tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hòa.
GIỚI THIỆU
Trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3, các kiến thức được hình
thành thông qua hệ thống bài tập. Học sinh phải hoàn thành nhiều bài tập trong
một tiết học nên dễ dẫn đến nhàm chán, không hứng thú và mất tập trung. Vì
vậy việc thay đổi các hình thức hoạt động khác nhau: làm việc cá nhân, nhóm
như kĩ thuật khăn trải bàn sẽ tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Thông qua đấy các em được trải
nghiệm, chia sẻ thông tin, tương tác trong nhóm, giúp việc lĩnh hội kiến thức
một cách dễ dàng hơn. Kĩ thuật khăn trải bàn đã khắc phục được những hạn chế
của học theo nhóm, đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ
và viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa
5


hoạt động các nhân và hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận thường có sự
tham gia của các thành viên, do đó các em có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, phát
biểu ý kiến trong nhóm, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách
tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng
như giữ được trật tự lớp học.
HIỆN TRẠNG
Qua dự giờ thăm lớp và nắm bắt tình hình tôi thấy phần lớn giáo viên dạy
Luyện từ và câu chủ yếu bằng phương pháp giảng giải và hỏi đáp. Còn học sinh
thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, về nhà
học thuộc lòng những nội dung ghi nhớ trong sách giáo khoa. Vì vậy, các em
nắm được kiến thức nhưng không bền vững, nhanh quên và không vận dụng
được vào thực tế cuộc sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tuy nhiên nguyên nhân chủ
yếu là do giáo viên chưa quan tâm đến việc thay đổi các phương pháp và hình

thức tổ chức các hoạt động trên lớp. Chưa áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, việc giảng dạy còn diễn ra đơn điệu một
chiều, học sinh chưa thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. Với cách dạy
như thế nên học sinh cũng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, thiếu sự động
não, tích cực trong học tập.
Để thay đổi hiện trạng trên tôi chọn đề tài Nâng cao kết quả học tập phân
môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn để
nghiên cứu thay thế phương pháp dạy học truyền thống.
GIẢI PHÁP THAY THẾ
Kĩ thuật Khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp
tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
Mục tiêu:
-Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
-Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
-Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
6


Tác dụng đối với học sinh:
-Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau.
-Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
-Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.
-Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội
nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
-Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp
học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
-Nâng cao hiệu quả học tập.
Cách tiến hành
-Chia học sinh thành các nhóm 4 hoặc 6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ
giấy Ao (bảng nhóm). Trên tờ giấy Ao chia thành 4 hoặc 6 phần như sau:

Ý kiến cá nhân
Ý kiến

nhân

Ý kiến chung
của cả nhóm

Ý
kiến

nhân

Ý kiến cá nhân

Bước 1: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi / nhiệm vụ theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần
giấy của mình trên tờ Ao.
Bước 2: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và thư kí viết vào phần chính
giữa khăn trải bàn.
Ví dụ1.Bài 4: Từ ngữ về gia đình.
Bài 1/33: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
-GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh. Mỗi em tìm và viết vào ô cá nhân
từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình. Sau đó cả nhóm thảo luận ghi ý
chung vào ô giữa khăn trải bàn.
7


Cách tiến hành:
-Chia HS thành các nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao hoặc

bảng nhóm. Trên tờ giấy chia thành 4 phần như sau:
Ông bà, cha mẹ
Chú
thím,
cậu mợ

Ông bà, cha mẹ,
anh chị, chú
thím, cậu mợ,dì
dượng

Anh chị

Dì dượng

Ví dụ 2. Bài 11: Từ ngữ về quê hương
Bài : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương hoặc chỉ tình cảm đối với quê
hương..

Cây đa
Giếng
nước

Cây đa, dòng Dòng
sông
sông,yêu
quý,giếng nước
Yêu quý

Ví dụ 3. Bài 15: Từ ngữ về dân tộc.

Bài 1: Viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
Chăm, ê-đê
Dao,
gia-rai

Chăm,ê-đê,
tày,
nùng,dao,gia-rai
Mường
Mường

Tày,
nùng

8


Ví dụ 4.Bài 22: Từ ngữ về sáng tạo.
Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ trí thức; hoạt động của trí thức.

Nhà bác học, bác sĩ

Giáo
viên

Nhà bác học,
Kĩ sư, bác sĩ, giáo
viên, dược sĩ

Kĩ sư


Dược sĩ

Ví dụ 5. Bài 24: Từ ngữ về nghệ thuật.
Bài 1: Tìm những từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật, chỉ hoạt động nghệ
thuật, chỉ môn nghệ thuật.
Ví dụ 6. Bài 26: Từ ngữ về lễ hội.
Bài 2: Tìm tên một số lễ hội mà em biết.
Một số đề tài liên quan:
-Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – NXB ĐHSP
-Mô đun TH16 (Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên tiểu học): Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích
cực ở tiểu học (có kĩ thuật khăn trải bàn).
-Đề tài: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong môn Công nghệ 6
Các tài liệu trên còn chung chung do vậy, tôi muốn có một nghiên cứu cụ
thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học thông
qua việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực “Khăn trải bàn” trong môn Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 3/3 nên tôi tiến hành ngiên cứu này.

9


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn có nâng cao kết quả học tập môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 Trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang
- Khánh Hòa hay không?
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Có. Việc vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn sẽ nâng cao kết quả học tập môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 Trường Phước Đồng- Nha Trang - Khánh
Hòa.

PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn lớp 3/3 và 3/4 trường tiểu học Phước Đồng tôi đang trực tiếp
giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 3/3 nên thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng
dụng.
* Giáo viên:
1. Đặng Thị Miên – GV dạy lớp 3/3 – Lớp thực nghiệm
2. Trần Thị Thu Lan – GV dạy lớp 3/4 – Lớp đối chứng
Hai giáo viên dạy hai lớp 3/3; 3/4 có tuổi đời, tuổi nghề tương đương
nhau và đều là giáo viên giỏi cấp trường nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
*Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về ý
thức học tập, về số lượng học sinh (40 em/ lớp), số lượng học sinh nữ ở lớp 3/3
là 15/40 em, lớp 3/4 là 16/40 em, đa số các em ở hai lớp đều tập trung ở các thôn
Phước Tân, Phước Điền, Phước Lợi gần điểm trường chính. Giáo viên chủ
nhiệm ở hai lớp đều là những người có nhiều năm trong giảng dạy với bề dày
kinh nghiệm. Chất lượng học sinh giỏi, khá của năm học trước cũng tương
đương nhau.
2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi chọn hai nhóm nguyên vẹn: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm (3/3) và
nhóm 2 là nhóm đối chứng (3/4), mỗi nhóm có số học sinh là 40 em. Tôi dùng
10


bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai
nhóm tương đương nhau. Sau đó tôi dùng bài kiểm tra sau tác động và lấy điểm,
kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng
phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình
của 2 nhóm trước và sau khi tác động.

Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TB
6,73
6,63
p=
0,41
p = 0,41 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương.
Nhóm

Kiểm tra trước TĐ

Thực nghiệm
Đối chứng

Tác động

KT sau TĐ

O1

Sử dụng kĩ thuật dạy

O3


O2

học Khăn trải bàn
Không sử dụng kĩ thuật

O4

dạy học Khăn trải bàn
Thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Trần Thị Thu Lan dạy Lớp đối chứng (3/4): Thiết kế kế hoạch bài học
không soạn theo hình thức dạy học Kĩ thuật Khăn trải bàn, quy trình chuẩn bị
bài như bình thường.
- Cô Đặng Thị Miên dạy Lớp thực nghiệm (3/3): Thiết kế kế hoạch bài học có
sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
11


Bảng 3. Thời gian thực nghiệm
Ngày

Môn/Lớp

Tiết theo


Tên bài dạy

23/9/2014

LTVC ( 3/3;3/4)

PPCT
4

11/11/2014
9/12/2014

LTVC ( 3/3;3/4)
LTVC ( 3/3;3/4)

11
15

Từ ngữ về quê hương
Từ ngữ về dân tộc

3/2/2015

LTVC ( 3/3;3/4)

22

Từ ngữ về sáng tạo

3/3/2015

17/3/2015

LTVC ( 3/3;3/4)
LTVC ( 3/3;3/4)

24
26

Từ ngữ về nghệ thuật
Từ ngữ về lễ hội

Từ ngữ về gia đình

4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Gồm bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm tra sau tác động với đầy đủ các
câu hỏi trắc nghiệm và tự luận của một bài kiểm tra 1 tiết thông thường.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tiến hành kiểm tra 1 tiết (nội
dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây
dựng.
Ngày
22/09/2014

Nội dung thực hiện
Khảo sát trước tác động

Địa điểm
Lớp 3/3; 3/4

Sáng

24/9/2014

Chấm khảo sát trước tác Văn phòng trường TH Phước

Chiều
20/3/2015

động
Khảo sát sau tác động

Sáng
20/3/2015

Chấm khảo sát trước tác Văn phòng trường TH Phước

Đồng.
Lớp 3/3; 3/4

động
Đồng
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

Đối chứng
7,25
1,50


Thực nghiệm
8,53
1,26
0,00005
0,85
12


Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả
P = 0,00005 cho thấy: sự chênh lệch giữa diểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm
thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải là ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,53- 7,25) : 1,50 = 0,85.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =0,85
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn
đến chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài
“Nâng cao kết quả học tập
phân môn Luyện từ và câu
thông qua việc sử dụng kĩ
thuật Khăn trải bàn cho học
sinh lớp 3/3 trường Tiểu học
Phước Đồng - Nha TrangKhánh Hoà” đã được kiểm
chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
BÀN LUẬN

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,53; kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,25. Độ chênh lệch
điểm số giữa hai nhóm là 1,26. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của nhóm đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung
bình cộng cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,85. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
13


Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là
p=0,00005 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
* Hạn chế:
Khi vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn vào giảng dạy vẫn còn một số hạn chế
như:
-Cần phải lựa chọn bài tập, câu hỏi dạng mở, không phải bài tập nào cũng áp
dụng được.
-GV cần có thời gian chuẩn bị bảng nhóm, phiếu học tập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận:
Kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn được vận dụng vào phân môn Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng- Nha Trang - Khánh
Hoà đã giúp HS phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả
năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó các em nhận thấy được
những điều đã học từ môn Luyện từ và câu là rất cần thiết, bổ ích cho bản thân
và hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác tốt hơn. Vì thế, kết quả học tập của
học sinh được nâng cao.


* Khuyến nghị:
Đối với cấp lãnh đạo:
- Cần đầu tư thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học để giáo viên giảng dạy
tốt hơn.
- Tiếp tục khuyến khích mở chuyên đề dạy học về sử dụng kĩ thuật khăn
trải bàn vào các môn học khác để giáo viên có cơ hội học hỏi.
Đối với giáo viên:
14


-Tiếp tục nghiên cứu vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
vào giảng dạy ở các môn học nhằm nâng cao chất lượng, rèn luyện các kĩ năng
cần thiết cho học sinh.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo cũng như đồng
nghiệp quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học các môn học Lớp 3.
- SGK, SGV Tiếng Việt 3.
- Tài liệu Tập huấn về Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên
cốt cán cấp Tỉnh/ thành phố.
- Tài liệu: Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.(NXB
ĐHSP)
15


- Tài liệu: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – nhà xuất bản đại học sư
phạm (Dự án Việt Bỉ)


16


PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 4:
Ngày dạy: 23 / 9 /2014.
Luyện từ và câu

Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì?
I.Mục tiêu:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Xếp được các thành ngữ ,tục ngữ vào nhóm thích hợp .
- Đặt được câu kiểu câu: Ai ( cái gì, con gì ) là gì?(Câu a,b c)
II. Đồ dùng dạy- học:
GV : chuẩn bị 10 bảng nhóm kẻ sẵn Khăn trải bàn.
HS :vở
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- 2 HS lên làm bài tập 1 và 3 tiết luyện từ và câu tuần 3
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1
Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về gia đình.
Cách tiến hành: Dùng kĩ thuật Khăn trải
- 1 HS nêu YC bài tập
bàn

- 1 HS nêu mẫu.
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp
(chỉ 2 người )
Anh chị
- GV chia nhóm, hướng dẫn hs làm bài
- GV nhận xét

Cậu
mợ

Anh chị, ông
bà,cô chú, cậu
mợ

Ông bà

Cô chú

- 1 HS nêu nội dung bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên
bảng lớp. HS nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn hsinh làm bài tập 2
Mục tiêu: HS biết xếp các câu vào ô trống
thích hợp.
Cách tiến hành:- HS làm theo cặp
-GV nhận xét ( Đáp án: SGV / 97 ).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài

- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập

-1 HS nêu yêu cầu bài
-HS nêu câu mẫu: Ai là gì?
- HS trao đổi theo cặp.

17


tập 3
Mục tiêu: Tiếp tục ôn kiểu câu Ai (cái gì,
con gì) là gì?
Cách tiến hành:- GV mời 1 HS làm mẫu.
- GV ghi nhanh từng câu lên bảng .

- HS nối tiếp nhau .
- HS làm vào vở.

4. Củng cố – Dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài.
- Dặn HS học thuộc các câu thành ngữ, tục
ngữ
-CBB: Tuần 5
-Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
.........
...............................................................................................................................................
........

18



Tuần 11
Ngày dạy: 11 / 11 / 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Q HƯƠNG . ƠN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU

• Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về q hương (BT1)
• Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ q hương trong đoạn văn
(BT2)
• Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Và tìm được câu trả lời câu
hỏi Ai? Hoặc Làm gì? (BT3)
• Đặt được 2-3 câu theo mậu Ai làm gì? Với 2-3 câu từ ngữ cho trước
(BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• 10 Bảng phụ bài tập 1 kẻ khung khăn trải bàn.
• Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

. 1.KTBC
- HS1 làm lại bài tập sau: Hãy chỉ ra sự so sánh trong câu thơ sau và nêu tác dụng của
chúng:
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. (Thanh Hải)

- HS2, HS 3: Dùng các thành ngữ sau đặt câu có hình ảnh so sánh: nhanh như
sóc; chậm như rùa.
-Các HS khác theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét bài cũ.


2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ
được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Q hương, - Nghe GV giới thiệu bài.
sau đó ơn tập lại mẫu câu Ai làm gì?
2.2. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Q hương
Bài 1:
-1 HS nêu u cầu đề
- Gọi HS đọc đề bài .
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp
đọc thầm lại.
- Đọc bài.
19


- Treo bảng phụ cho HS đọc các từ ngữ
bài đã cho.
- Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã
cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý
nghóa như thế nào?

- Bài yêu cầu xếp từ thành 2
nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật ở
quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm
đối với quê hương.
- HS thi làm bài nhanh. Đáp án:
+Chỉ sự vật ở quê hương:
cây đa, dòng sông, con đò,

mái đình, ngọn núi, phố
phường.
+ Chỉ tình cảm đối với quê
hương: Gắn bó, nhớ thương,
yêu q, thương yêu, bùi ngùi,
tự hào.
- HS có thể nêu: mái đình, bùi
ngùi, tự hào,…

- Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu các
nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một
nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng
thích hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ.
Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng
cuộc.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu
HS đọc lại các từ sau khi đã xếp vào
bảng từ.
- Giúp HS hiểu nghóa các từ khó hiểu, GV
cho HS nêu các từ mà các em không hiểu
nghóa, sau đó giải thích cho HS hiểu, trước
khi giải thích có thể cho HS trong lớp nêu
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS
cách hiểu về từ đó.
khác đọc đoạn văn.
Bài 2
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS khác đọc các từ trong ngoặc
đơn.

- GV giải nghóa các từ ngữ: quê quán,
giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi đại
diện HS trả lời.
- Chữa bài: Có thể thay bằng các từ ngữ
như: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn
rau cắt rốn.
2.3. Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?

- Nghe GV giải thích về nghóa
của từ khó.
- 2 đến 3 HS trả lời, HS khác
theo dõi và nhận xét, bổ sung

- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại
đoạn văn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm
các câu văn được viết theo
Bài 3
mẫu Ai làm gì? có trong đoạn
văn, sau đó chỉ rõ bộ phận
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
câu trả lời câu hỏi Ai? bộ
phận câu trả lời câu hỏi Làm
gì?
- 2 HS làm bài trên bảng lớp,
HS dưới lớp làm bài vào vở,
sau đó nhận xét bài làm của
- Yêu cầu HS đọc kó từng câu trong đoạn bạn trên bảng.

20


văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng
làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài
tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghó để đặt câu với từ
ngữ bác nông dân.
- Yêu cầu HS tự đặt câu và viết vào vở
bài tập.
- Gọi một số HS đọc câu của mình trước
lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc
thầm.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu
của mình. Ví dụ: Bác nông dân
đang gặt lúa./ Bác nông dân
đang cày ruộng./ Bác nông
dân đang bẻ ngô./ Bác nông
dân đang phun thuốc sâu…
- Làm bài.
- Theo dõi và nhận xét câu
của các bạn. Ví dụ: Những chú
gà con đang theo mẹ đi tìm mồi./
Đàn cá tung tăng bơi lội.


3. Củng cố -Dặn dò
Dùng kĩ thuật Khăn trải bàn
Tìm từ ngữ chỉ sự vật ở q hương hoặc chỉ tình
cảm đối với q hương
GV phát bảng phụ kẻ khung sẵn
HS viết từ vào ơ cá nhân sau đó thảo luận và thư
kí viết các từ đúng vào ơ giữa.

Dòng sơng

u
q

Dòng sơng, u q,
mái đình, tự hào

mái đình

-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung
-GV nhận xét, giáo dục, liện hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ theo
chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm
21

Tự
hào


gì?

Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TUẦN 15
Ngày dạy: 9 /12 / 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU





Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1)
Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2)
Dựa theo tranh gọi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3)
Điền câu thích hợp vào hình ảnh so sánh (BT4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
• Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
• Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2.
• Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo
Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng dõi và nhận xét.

vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng - Nghe GV giới thiệu bài.
so sánh.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Dùng kĩ thuật khăn trải bàn
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài .
- Hỏi: Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta mà em biết.
nước ta.
- Là các dân tộc có ít người.
- Chia HS thành nhóm 4
- Người dân tộc thường sống ở các
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm vùng cao, vùng núi.
được vào khăn trải bàn.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các
nhóm dán bài của mình lên bảng. Cả
lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài
của các nhóm.
Ê- đê, Tày
- 1 HS đọc thành tiếng

H
-mông

Ê-đê, Tày, Nùng,
H mông, Ba-na

Tày
Ba-na


22


Nùng
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm
bài vào vở.
Bài 2
- Chữa bài theo đáp án:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
a) bậc thang
b) nhà rông
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
c) nhà sàn
- Yêu cầu HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài d) Chăm
của nhau, sau đó chữa bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã
điền từ hoàn chỉnh.
- Nghe giảng.
- GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống,
phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
(Có thể giảng thêm về ruộng bậc thang: là ruộng
nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất,
người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc
thang và trồng trọt ở đó; Nhà rông là ngôi nhà cao,
to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các
dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập
trung buôn làng vào những ngày lễ hội (giống như
đình làng ở vùng đồng bằng của người Kinh).
- Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì

GV cho HS quan sát hình.
2.3. Luyện tập về so sánh
- Quan sát hình minh họa.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: - Quan sát hình và trả lời: vẽ mặt
Cặp hình này vẽ gì?
trăng và quả bóng.
- Hướng dẫn: - Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và - Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
quả bóng.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, - Một số đáp án:
sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
Nhận xét bài làm của HS.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm
bài vào vở bài tập.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: - Yêu cầu HS đọc câu văn của mình
sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc
thiểu số ở nước ta
Rút kinh nghiệm tiết dạy
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


23


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TUẦN 22
Ngày dạy: 3 /2 /2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO.
I/ Mục tiêu:
-Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học
( BT 1 )
-Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 2 a/b /c hoặc a/b/d ).
-Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3
II / Đồ dùng dạy- học:
-Chuẩn bị bảng nhóm kẻ sẵn Khăn trải bàn
- Giấy khổ to 1 tờ, giấy khổ A4 6 tờ
-4 băng giấy
III/ Các hoạt động dạy và học :
1/ Kiểm tra bài cũ : 2HS
-Hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.
-Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi
nghĩa.
-Có lần giặc vây ngặt quyết bắt được chủ tướng Lê Lợi.
GV nhận xét ghi điểm.
2/Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Mục tiêu : Giới thiệu đề bài và nội dung bài học:

Mở rộng vốn từ :Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm,
chấm hỏi
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu : qua bài tập HS hiểu thêm từ ngữ Sáng
tạo và biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy chính
-1 HS đọc yêu cầu đề
xác.
Bài 1 .GV Y/C HS nhắc lại Y/C của bài tập .
Nhà bác học, kĩ sư
-Tổ chức cho HS làm bài theo Kĩ thuật khăn trải
bàn.
Bác sĩ
Bác sĩ, giáo viên, dược Kĩ sư
-GV chia nhóm
sĩ, kĩ sư, nhà bác học
- HS trình bày bài
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
Câu a/ Những từ ngữ chỉ trí thức : nhà bác
Dược sĩ, giáo viên
học,nhà thông thái ,nhà nghiên cứu , nhà phát
minh ,kĩ sư , bác sĩ , dược sĩ ,dược sĩ thầy giáo, cô -HS nhận bảng nhóm và làm việc.
giáo,
-Đại diện nhóm trình bày
- Câu b/ Những từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức:
nghiên cứu khoa học, phát minh ,chế tạo máy -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
mốc, thiết kế nhà cửa,cầu cống ,chữa bệnh,chế

24



thuốc ,dạy học...
Bài tập 2
GV Y/C 1 HS đọc Y/C của bài.
HS làm bài trên các băng giấy đã viết câu văn..
HS trình bày bài
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
Câu a/ Ở nhà , em thường giúp bà xâu kim.
Câu b/Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe
giảng.
Câu c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu
xanh tốt .
Câu d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại
bay về ríu rít .
Bài tập 3
-1HS đọc Y/C của bài
HS làm bài.
HS lên trình bày bài lên hai bảng phụ đã chuẩn bị
trước trên bảng lớp .
GV nhận xét chốt lại lời giả đúng :
điện
“ Anh ơi ( , ) người ta làm ra điện để làm gì (? )
-Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn
chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp
đèn dầu xem vô tuyến.
-Truyện này gây cười ở chỗ nào ?
.
3 . Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học

-1 HS đọc yêu cầu đề

-HS nhận băng giấy và làm việc.
-Đại diện nhóm trình bày
-1 HS đọc yêu cầu đề
-2 HS làm trên bảng phụ.
- HS khác nhận xét

Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

25


×