Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nền mặt đường công trình tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với Quốc lộ 1A giai đoạn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.86 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

********

VŨ THANH NGHỊ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NỀN MẶT ĐƯỜNG CÔNG TRÌNH
TUYẾN ĐƯỜNG KẾT NỐI GIỮA ĐƯỜNG
CAO TỐC CẦU GIẼ - NINH BÌNH
VỚI QUỐC LỘ 1A GIAI ĐOẠN 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

********

VŨ THANH NGHỊ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NỀN MẶT ĐƯỜNG CÔNG TRÌNH
TUYẾN ĐƯỜNG KẾT NỐI GIỮA ĐƯỜNG
CAO TỐC CẦU GIẼ - NINH BÌNH
VỚI QUỐC LỘ 1A GIAI ĐOẠN 2
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ


MÃ SỐ: 60.58.02.05.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÃ VĂN CHĂM

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Giao thông Vận tải trong thời
gian học tập chương trình cao học vừa qua đã trang bị cho học viên được nhiều kiến
thức cần thiết về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
Học viên xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong
trường đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của mình.
Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Lã Văn Chăm Trường Đại học Giao thông vận tải đã quan tâm và tận tình hướng dẫn giúp đỡ học
viên hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động viên và
tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Học viên

Vũ Thanh Nghị


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CHUNG VỚI CÔNG TRÌNH NỀN, MẶT ĐƯỜNG VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG......4
1.1. Xây dựng đường ô tô...........................................................................................4
1.1.1. Các vấn đề chung.....................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường..........................................................................4
1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường......................................................4
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô...........................................................5
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường..................................................................................6
1.1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................... 6
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường...............................................................................6
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường.........................................................7
1.1.2.4. Phân loại đất xây dựng nền đường...................................................................8
1.1.2.5. Phương pháp xây dựng nền đường.................................................................10
1.1.2.6. Trình tự và nội dung thi công nền đường........................................................10
1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường................................................................................11
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường.....................................................................11
1.1.3.2. Trình tự thiết kế kết cấu áo đường..................................................................17
1.1.3.3. Trình tự chung xây dựng mặt đường...............................................................18
1.1.4. Tổ chức thi công đường ô tô...................................................................................19
1.1.4.1. Khái niệm........................................................................................................19
1.1.4.2. Mục đích nghiên cứu của TCTC.....................................................................19
1.1.4.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành TCTC đường ô tô.................................20
1.1.4.4. Các phương pháp tổ chức thi công.................................................................21



1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng........................................................................27
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình đầu tư dự án......27
1.2.1.1. Người quyết định đầu tư.................................................................................27
1.2.1.2. Chủ đầu tư......................................................................................................29
1.2.1.3. Ban quản lý dự án (Đối với hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án)....30
1.2.1.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án (đối với hình thức thuê tư vấn quản lý dự án)..31
1.2.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình....................................................31
1.2.2.1. Chất lượng công trình xây dựng.....................................................................31
1.2.2.2. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng..........................33
1.2.2.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư...........................................................................34
1.2.2.4. Trách nhiệm của nhà thầu..............................................................................36
1.2.2.5. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm,
thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng.....................................................37
1.2.2.6. Trách nhiệm nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình........................37
1.2.2.7. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.......38
1.2.2.8. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình......................................38
1.2.2.9. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. 39
1.2.2.10. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng......................................................40
2.5.1. Điều kiện địa chất công trình..................................................................................55
2.5.2. Nền mặt đường.......................................................................................................56
2.6. Phân tích thực trạng thực hiện triển khai dự án xây dựng tuyến đường......56
2.6.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.......................................................................................56
..................................................................................................................................... 64
2.6.2. Giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư......................................................................65
2.6.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư........................................................................................82
2.6.4. Giải pháp chung phối hợp.......................................................................................84
3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.................................................................................86
3.1.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức....................................................................................86
3.1.2. Nâng cao chất lượng các nội dung chủ yếu tư vấn cần phải thực hiện trong bước lập
dự án đầu tư......................................................................................................................88

3.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở...................90


3.1.4. Các giải pháp liên quan tới công tác khảo sát, thiết kế.............................................91
3.1.5. Giải pháp hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng................................................98
3.1.6. Các giải pháp liên quan tới công tác giám sát..........................................................99
3.1.7. Các giải pháp liên quan tới công tác đấu thầu........................................................100
3.2. Các giải pháp trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư...........................101
3.2.1. Các giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình.....101
3.2.2. Giải pháp nâng cao công tác an toàn giao thông – môi trường...............................117
3.2.3. Giải pháp về tiến độ..............................................................................................120
3.2.4. Giải pháp về công tác tài chính.............................................................................121
3.3.1. Hồ sơ hoàn công...................................................................................................123
3.3.2. Thanh quyết toán nghiệm thu công trình...............................................................123
1. Kết luận...............................................................................................................126
2. Kiến nghị.............................................................................................................128


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng cống thiết kế giai đoạn thiết kế kỹ thuật..................................58
Bảng 2.2. Số lượng cống thiết kế lại theo thỏa thuận địa phương..........................59
Bảng 2.3. Quy định vật liệu đắp bao nền đường theo đúng hồ sơ kỹ thuật của dự
án................................................................................................................................. 67


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các hiện tượng nền đường mất ổn định toàn khối...................................7
Hình 1.2. Sơ đồ phân bố ứng suất trong kết cấu áo đường theo chiều sâu............13
Hình 1.3. Sơ đồ các tầng, lớp của kết cấu áo đường mềm và kết cấu nền - áo
đường.......................................................................................................................... 14

Hình 1.4. Cấu tạo áo đường cứng.............................................................................16
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự..................................22
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức thi công theo phương pháp phân đoạn.............................24
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức thi công theo phương pháp dây truyền............................26
Hình 2.1. Bình đồ hướng tuyến của dự án...............................................................44
Hình 2.2. Mạng lưới đường trong khu vực nghiên cứu 2020..................................49
Hình 2.3. Trắc dọc phân đoạn địa tầng tuyến đi qua..............................................53
Hình 2.4. Vị trí bổ sung tròn 2D150 tại vị trí Km9+100 theo thỏa thuận địa
phương........................................................................................................................ 59
Hình 2.5. Điển hình cắt ngang TVTK thiếu vét bùn hữu cơ và trải VĐKT lót nền
đường.......................................................................................................................... 61
Hình 2.6. Mất ổn định tổng thể nền đường trong quá trình xử lý nền đất yếu.....62
Hình 2.7. Hình ảnh thể hiện ảnh hưởng của ma sát âm đến cọc............................62
Hình 2.8. Kết cấu áo đường thiết kế cho đoạn tuyến đi trùng đường cao tốc.......63
Hình 2.9a. Đo sâu HL bằng thước 3m Hình 2.9b. Đá vỡ tại VBX ở lớp bê BTN
trên.............................................................................................................................. 64
Hình 2.10. Hình dạng hằn lún toàn tuyến................................................................64
Hình 2.11. Hiện tượng cát chảy đáy móng cống hộp 3x2.5m..................................66
Hình 2.12. Sử dụng đất hưu cơ đắp bao mái taluy đường......................................67
Hình 2.13. Sử dụng vật liệu kém chất lượng............................................................69
Hình 2.14. Bãi chứa vật liệu để bị đọng nước làm ảnh hưởng đến chất lượng......69
Hình 2.15. Nước đọng trong phạm vi nền đường dự án..........................................71
Hình 2.16. Máy vằm đất của nhà thầu đã “gãy nhiều răng” do “nhai” phải đá cục
..................................................................................................................................... 71


Hình 2.17. Máy rải BTN VOGELE và máy lu sơ bộ không đảm bảo quy định kỹ
thuật cũng như kiểm tra định kỳ..............................................................................72
Hình 2.18. Nhà thầu thi công sử dụng máy ủi san vật liệu subbase.......................74
Hình 2.19. Vật liệu phải được tạo ẩm, ủ ẩm đúng nhiệt độ mới đảm bảo chất

lượng công trình.........................................................................................................76
Hình 2.20. Cát, đá dăm chất đống trên đường........................................................76
Hình 2.21. Nước đọng sũng trên nền đường, tuy nhiên nhà thầu không cho rút đi
trước khi phủ lớp cấp phối đá dăm (lớp base).........................................................78
Hình 2.22. Nhà thầu cho máy gạt lớp cấp phối đá dăm phủ lên nền đường sũng
nước............................................................................................................................ 78
Hình 2.23. Ngổn ngang vật liệu xây dựng cũng như máy móc thi công.................80
Hình 2.24. Hình ảnh bụi do trên đường công vụ phục vụ cho tuyến đường dự án
..................................................................................................................................... 80
Hình 2.25. Hình ảnh xe tải chở vật liệu ra khỏi công trường sai quy định............81
Hình 3.1. Trình tự lựa chọn đơn vị khảo, sát thiết kế.............................................93
Hình 3.2. Mác nhựa theo nhiệt độ, R=98%. Nguồn:Luận văn Thạc Sỹ “Nghiên
cứu đề xuất phân vùng nhiệt độ lựa chọn mác nhựa theo hệ thống Superpave ở
Việt Nam - Nguyễn Xuân Trưởng - 2015”...............................................................97
Hình 3.3. Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp.......................................................101


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLDA

Quản lý dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BVTC

Bản vẽ thi công


ATLĐ

An toàn lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

TVTKKT
TKKT
TKBVTC
BTN

Tư vấn thiết kế kỹ thuật
Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế bản vẽ thi công
Bê tông nhựa

BTXM

Bê tông xi măng


TCTC

Tổ chức thi công

P2TC2

Phương pháp tổ chức thi công

KCAĐ

Kết cấu áo đường

CPĐD

Cấp phối đá dăm

HLVBX
GTVT
BGTVT

Hằn lún vệt bánh xe
Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải

QL

Quốc lộ




Quyết định

KCHTGT
TNGT

Kết cấu hạ tầng giao thông
Tai nạn giao thông


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Nhà nước ta rất chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng
giao thông, nhằm phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Về cơ bản, việc đầu tư để phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông là quyết định
đúng đắn và sáng suốt, vì mạng lưới giao thông là huyết mạch của đất nước, muốn
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển các ngành nghề khác trước hết
phải thông qua một hệ thống giao thông phát triển, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.
Điển hình như các dự án đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Cổ Chiên, hầm
đường bộ qua đèo Cả, dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 qua Tây
Nguyên, cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng… đều
đã hoàn thành và mang lại hiệu quả khai thác cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của đất nước.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp, chất lượng
công trình yếu kém như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình, Long Thành – Dầu Dây... đã gây bức xúc cho nhân dân và dư luận
quần chúng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân là quá trình
thực hiện quản lý dự án chưa thực sự tốt, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập cần
phải giải quyết.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã được hoàn thành và thông xe vào

giữa năm 2012. Sau khi đưa tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình vào sử dụng
toàn bộ các phương tiện lưu thông theo hướng Bắc- Nam sẽ qua QL10 và cầu Non
Nước về QL1A (thành phố Ninh Bình) hiện chỉ có bề rộng 2 làn xe (mật độ xây dựng
nhà cửa hai bên dày đặc khó giải phóng mặt bằng nếu mở rộng) đã gây ra ách tắc giao
thông tại khu vực này và không phát huy được hiệu quả tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ
– Ninh Bình. Xuất phát từ lý do trên Bộ GTVT đã nghiên cứu và đề xuất với Thủ
Tướng Chính Phủ phương án kết nối đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với QL1A
thông qua việc xây dựng một tuyến đường 2 làn xe trùng với tuyến cao tốc Ninh Bình
– Thanh Hóa và tổ chức phân luồng theo nguyên tắc: 1 chiều đi các tỉnh phía Nam qua
cầu Non Nước, 1 chiều về các tỉnh phía Bắc qua tuyến kết nối. Do tính cấp bách của
dự án bằng văn bản số 1167/TTg-KTN ngày 18/7/2011 Thủ tướng chính phủ đã đồng


2
ý ghép dự án đầu tư tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với
Quốc lộ 1A vào dự án mở rộng QL1A đoạn Đoan Vĩ – cửa Phía Bắc và đoạn cửa Phía
Nam – Dốc Xây ( tỉnh Ninh Bình).
Nhằm tránh ách tắc giao thông cho khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình,
ngày 09/01/2012 Bộ GTVT đã có Quyết định số 63/QĐ-BGTVT phê duyệt bổ sung dự
án thành phần đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với QL1; thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Đoan Vĩ - cửa phía
Bắc và đoạn cửa phía Nam - Dốc Xây, tỉnh Ninh Bình. Hiện tại dự án đang được triển
khai thi công đoạn từ nút giao Cao Bồ đến QL.10. Tuy nhiên giai đoạn I chỉ có tác
dụng giải quyết ách tắc giao thông trong giai đoạn trước mắt.
Để phát huy hiệu quả của đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giải quyết nhu
cầu và lưu lượng giao thông ngày càng cao và chống ách tắc giao thông khu vực thành
phố Ninh Bình, ngày 31/10/2014 Bộ GTVT đã có Quyết định số 4142/QĐ-BGTVT
phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối giữa
đường cao tôc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL.1 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL.1A
đoạn Đoan Vĩ - cửa phía Bắc và đoạn cửa phía Nam - Dốc Xây, tỉnh Ninh Bình về
việc điều chỉnh giai đoạn I và đầu tư xây dựng bổ sung giai đoạn II từ QL10 đến giao

với QL.1A tại nút giao Mai Sơn.
Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 4142/QĐ-BGTVT ngày
31/10/2014, đoạn Km5+151,98 - Km13+925,63 là một nửa bên phải của đường cao
tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, đảm bảo mép bên phải của tuyến nối trùng với mép bên
phải của đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa giai đoạn hoàn chỉnh, tận dụng được
hoàn toàn trong giai đoạn tương lai khi đầu tư xây dựng đường cao tốc; đoạn
Km13+925,63 - Km15+025,93 đi trùng với tim nhánh nút giao Xuân Mai theo quy
hoạch đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa.
Chất lượng của dự án xây dựng công trình giao thông là yếu tố quan trọng quyết
định đến tuổi thọ của công trình cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu cho phương tiện
tham gia giao thông theo dự án được duyệt. Nhằm góp nâng cao hơn nữa chất lượng
nền mặt đường dự án, học viên xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng nền mặt đường công trình tuyến đường kết nối giữa đường cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1A giai đoạn 2”.


3
2. Đối tượng nghiên cứu
Nền mặt đường và chất lượng công trình tuyến đường kết nối giữa đường cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1a.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1a giai
đoạn 2 thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Yêu cầu chung về nền mặt đường và chất lượng nền mặt đường dự án tuyến
đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1a giai đoạn 2.
Đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng nền mặt đường công trình
tuyến đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1a giai đoạn 2 .
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về xây dựng đường và quản lý chất lượng

công trình đường với việc thu thập số liệu phân tích đánh giá hiện trạng việc đảm bảo
chất lượng công trình đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với
QL1a giai đoạn 2 để có kết luận cho mục tiêu nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Yêu cầu chung với công trình nền, mặt đường và một số vấn đề về đảm
bảo chất lượng công trình đường.
Chương 2: Hiện trạng dự án xây dựng tuyến đường kết nối giữa cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với QL1a giai đoạn 2.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nền mặt đường tuyến
đường kết nối giữa đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1a giai
đoạn 2.


4
CHƯƠNG 1: YÊU CẦU CHUNG VỚI CÔNG TRÌNH NỀN, MẶT ĐƯỜNG VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
1.1. Xây dựng đường ô tô
1.1.1. Các vấn đề chung.
1.1.1.1. Khái niệm về xây dựng đường.
Xây dựng đường là một công tác bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, nhằm
hoàn thành các hạng mục công trình có trong đồ án thiết kế đường.
Các công tác ấy có thể rất khác nhau, song có thể khái quát thành 3 loại:
-

Sản xuất và cung cấp các loại nguyên vật liệu cho các khâu thi công.

-

Kỹ thuật thi công các hạng mục công trình.


-

Tổ chức thi công tác hạng mục công trình.

1.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản về xây dựng đường
a) Tiết kiệm
Công trường xây dựng đường là nơi tập trung rất nhiều nhân lực, máy móc thiết
bị; sử dụng rất nhiều vật liệu xây dựng, tiền vốn. Muốn giảm giá thành công trình phải
xác định đúng các điều kiện thi công, thi công theo một trình tự phù hợp; tìm tòi các
biện pháp kỹ thuật thích hợp; đổi mới công nghệ; tổ chức thi công nhịp nhàng để đảm
bảo tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
b) Đạt chất lượng
Quy trình thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình đều yêu cầu phải đạt
các chỉ tiêu chất lượng nhất định, để công trình khi khai thác ổn định và bền vững.
Muốn vậy trong quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm
thi công; tổ chức tốt khâu kiểm tra trong suốt quá trình thi công; nghiên cứu áp dụng
các loại vật liệu mới, công nghệ thi công tiên tiến trong nước và trên thế giới.
c) Đảm bảo tiến độ
Việc sớm đưa công trình vào khai thác vừa mang lại lợi ích cho nhà thầu xây dựng
(nhanh quay vòng vốn lưu động, sớm thu hồi vốn các máy móc thiết bị thi công), vừa
mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế quốc dân (đẩy nhanh thời kỳ hoàn vốn của đường,
giảm được chi phí vận tải, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện giao lưu
văn hóa giữa các vùng miền, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa, cân đối …).


5
Để đảm bảo hoàn thành và vượt tiến độ cần:
-


Lập tiến độ thi công phù hợp với các điều kiện cụ thể về: tính chất công trình;
điều kiện thi công; khả năng cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực của đơn vị.

-

Tập trung nhân vật lực để hoàn thành sớm các hạng mục công tác trọng điểm.

-

Thường xuyên kiểm tra tiến độ trong quá trình thi công để có các điều chỉnh
nhanh chóng, kịp thời, hợp lý.

-

Tổ chức tốt khâu cung cấp vật tư, vận chuyển trong suốt quá trình thi công.

d) An toàn
Công tác xây dựng đường có thể phải tiến hành trong các điều kiện địa hình rất
khó khăn hiểm trở; sử dụng các thiết bị máy móc cồng kềnh, công suất lớn; dùng các
loại nguyên vật liệu rất dễ cháy nổ (xăng, dầu, kíp mìn, thuốc nổ), ... nên trong quá
trình thiết kế các biện pháp kỹ thuật thi công, trong quá trình tổ chức thi công, phải
thường xuyên nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động,
tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
1.1.1.3. Đặc điểm công tác xây dựng đường ô tô
Diện thi công hẹp và kéo dài làm cho việc bố trí tổ chức thi công gặp nhiều khó
khăn.
Phân bố khối lượng không đồng đều, các giải pháp kỹ thuật thường không đồng
nhất mà thường rất phong phú và đa dạng
Nơi làm việc thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc chuẩn bị thi công,
tổ chức ăn ở cho công nhân.

Diện công tác chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.
Các biện pháp để khắc phục những khó khăn trên:
- Cố gắng chuyển một khối lượng lớn công tác ở hiện trường vào công xưởng.
- Tổ chức công việc ăn khớp nhịp nhàng giữa các khâu, hàng ngày phải xem xét
điều chỉnh, tăng cường lực lượng cho các khâu yếu do các phát sinh khách quan và
chủ quan đưa tới.
- Đối với những công việc chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, khí hậu thì tuỳ từng
lúc, từng nơi mà phải đẩy nhanh nhịp điệu thi công để tránh các thiệt hại do thời tiết
gây ra.


6
1.1.2. Công tác xây dựng nền đường
1.1.2.1. Khái niệm
Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường, có tác dụng khắc phục địa
hình thiên nhiên, nhằm tạo nên một tuyến đường có các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp
với một cấp hạng đường nhất định, nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường độ và độ ổn
định của áo đường. Nó là nền tảng của áo đường; cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử
dụng của áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ ổn định của nền đường.
1.1.2.2. Yêu cầu đối với nền đường
- Đảm bảo ổn định toàn khối.
- Nền đường phải đảm bảo có đủ cường độ nhất định.
- Đảm bảo ổn định cường độ trong suốt thời kỳ khai thác.
- Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường bao
gồm:
+ Tính chất của đất nền đường (vật liệu xây dựng nền đường).
+ Phương pháp thi công đặc biệt là chất lượng đầm lèn.
+ Biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền đường.
- Trong từng điều kiện cụ thể, có thể xảy ra các hiện tượng hư hỏng sau đối
với nền đường:

+ Nền đường bị lún.
+ Nền đường bị trượt: do nền đường đắp trên sườn dốc mà không rẫy cỏ,
đánh bậc cấp...
+ Nền đường bị nứt.
+ Sụt lở mái ta luy.


7

a) Trượt taluy đắp b)Trượt nền đường đắp trên sườn dốc; c) Lún sụt trên đất yếu; d)
Trượt trồi trên đất yếu; e) Sụt lở taluy đào; f) Trượt taluy đào

Hình 1.1. Các hiện tượng nền đường mất ổn định toàn khối
1.1.2.3. Yêu cầu với công tác thi công nền đường
Trong xây dựng đường, công tác làm nền đường chiếm tỷ lệ khối lượng rất lớn,
nhất là đường vùng núi, đòi hỏi nhiều sức lao động máy móc, xe vận chuyển, cho nên
nó còn là một trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành công
trình. Mặt khác chất lượng của nền đường cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
chung của công trình nền đường.
Vì vậy trong công tác tổ chức thi công nền đường phải bảo đảm:
-

Đảm bảo nền đường có tính năng sử dụng tốt, đúng vị trí, cao độ, kích

thước mặt cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén phải tuân thủ đúng quy trình thi
công, hồ sơ thiết kế. Để làm được điều này phải lên khuôn đường đúng, chọn vật liệu
phù hợp, phải lập và hoàn chỉnh các quy trình thao tác thi công, chế độ kiểm tra
nghiệm thu chất lượng.
-


Chọn phương án thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện địa hình, tình

huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời gian thi công và công cụ thiết bị. Ví
dụ:
+ Khi gặp đá cứng thì biện pháp thích hợp là thi công bằng nổ phá.


8
+ Khi khối lượng công việc nhỏ, rải rác mà máy móc nằm ở xa thì biện pháp
thích hợp là thi công bằng thủ công.
- Chọn máy móc thiết bị thi công hợp lý, mỗi loại phương tiện máy móc chỉ
làm việc hiệu quả trong một phạm vi nhất định. Nếu chọn không đúng sẽ không phát
huy được năng suất của máy. Tuỳ thuộc vào địa hình, địa chất, thuỷ văn, khối lượng
công việc, cự ly vận chuyển…để chọn loại máy thích hợp.
- Phải điều phối và có kế hoạch tốt sử dụng nguồn nhân lực, máy móc, vật liệu
một cách hợp lý để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo chất
lượng công trình.
- Các khâu công tác thi công nền đường phải tiến hành theo kế hoạch đã định.
Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ. Công trình nền
đường cũng phải phối hợp với các công trình khác và tuân thủ sự sắp xếp thống nhất
về tổ chức và kế hoạch thi công tổng thể của toàn bộ công trình đường nhằm hoàn
thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn trong thi công. Thi
công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cường giáo dục về
an toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kĩ thuật đảm bảo an toàn.
1.1.2.4. Phân loại đất xây dựng nền đường
 Phân loại đất xây dựng nền đường
Có nhiều cách phân loại đất nền đường:
• Phân loại theo mức độ khó dễ khi thi công
-


Đất: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đất tăng dần

theo cấp đất). Đất cấp I, II thường không được dùng để đắp nền đường mà chỉ dùng
đất cấp III và cấp IV.
-

Đá: được phân thành 4 cấp: CI, CII, CIII, CIV (cường độ của đá giảm dần

theo cấp đá).
+ Đá CI: Đá cứng, có cường độ chịu nén >1000 daN/cm2.
+ Đá CII: Đá tương đối cứng, có cường độ chịu nén từ 800 - 1000 daN/cm 2.
+ Đá CIII: Đá trung bình, có cường độ chịu nén từ 600 - 800 daN/cm 2.
+ Đá CIV: Đá tương đối mềm, giòn, dễ dập, có cường độ chịu nén < 600
daN/cm2.


9
Trong đó đá CI, CII chỉ có thể thi công bằng phương pháp nổ phá, còn đá CIII
và CIV có thể thi công bằng máy.
Cách phân loại này dùng làm căn cứ để chọn phương pháp thi công hợp lý từ đó
đưa ra được định mức lao động tương ứng và tính toán được giá thành, chi phí xây
dựng công trình. (Ví dụ: đất đá khác nhau thì độ dốc ta luy khác nhau → khối lượng
khác nhau, đồng thời phương pháp thi công cũng khác nhau → giá thành xây dựng
khác nhau).
• Phân loại theo tính chất xây dựng
Cách phân loại này cho người thiết kế, thi công biết được tính chất, đặc điểm và
điều kiện áp dụng của mỗi loại đất. Theo tính chất xây dựng người ta phân thành:
- Đá: các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc rạn
nứt. Đá dùng để đắp nền đường rất tốt đặc biệt là tính ổn định nước. Tuy nhiên do có

giá thành cao nên nó ít được dùng để xây dựng nền đường mà chủ yếu dùng trong xây
dựng mặt đường.
- Đất: là vật liệu chính để xây dựng nền đường; đất có thể chia làm hai loại
chính:
+ Đất rời: ở trạng thái khô thì rời rạc, chứa không quá 50% các hạt >2mm, chỉ
số dẻo Ip < 1; gồm các loại như: cát sỏi, cát hạt lớn, cát hạt vừa, cát hạt nhỏ và cát bột.
+ Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết, chỉ số dẻo I p > 1, gồm các loại
như: đất á cát, á sét, sét.
Có rất nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên trong xây dựng nền đường thì vấn đề
quan trọng nhất là phải chọn được loại đất phù hợp với từng công trình nền đường, đặc
biệt là phù hợp với chế độ thuỷ nhiệt của nền đường.
+ Đất cát: Là loại vật liệu rất kém dính (C=0), trong đó không hoặc chứa rất ít
hàm lượng đất sét. Do vậy đất cát là loại vật liệu có thể dùng cho mọi loại nền đường
đặc biệt các đoạn chịu ảnh hưởng nhiều của nước.
+ Đất sét: Trong đất chứa nhiều thành phần hạt sét, có lực dính C lớn. Khi đầm
chặt cho cường độ khá cao. Tuy nhiên do có nhiều hạt sét nên đất sét là vật liệu kém
ổn định với nước, khi bị ngâm nước hoặc bị ẩm, cường độ của nó giảm đi rất nhiều.
Do đó, đất sét thường chỉ dùng ở những nơi không hoặc ít chịu ảnh hưởng của nước.
+ Đất cấp phối, sỏi đồi: Là loại cấp phối tự nhiên, có nhiều ở vùng trung du, đồi


10
núi thấp. Trong thành phần hạt, sỏi sạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khi đầm chặt cho
cường độ rất cao (Eo≈1800daN/cm2). Tuy nhiên trong thành phần của nó cũng chứa
một hàm lượng sét nhất định nên nó cũng là loại vật liệu kém ổn định với nước. Do
vậy, vật liệu này chỉ sử dụng ở những nơi ít chịu ảnh hưởng của nước, hoặc để làm lớp
trên cùng của nền đường.
+ Đất á sét, á cát: Là loại đất có tính chất ở mức độ trung bình giữa đất cát và
đất sét, do vậy nó cũng được dùng phổ biến trong xây dựng nền đường.
+ Các loại đất sau không dùng để đắp nền đường: Đất chứa nhiều chất hữu

cơ, đất than bùn, đất chứa nhiều lượng muối hoà tan, đất có độ ẩm lớn.
1.1.2.5. Phương pháp xây dựng nền đường
 Phương pháp thi công bằng thủ công
Theo phương pháp này khối lượng thi công hoàn toàn do nhân lực đảm nhận
dựa trên các công cụ thô sơ và công cụ cải tiến.
Phương pháp này thích hợp với nơi có khối lượng nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn,
không đòi hỏi thời gian thi công nhanh, máy móc không thi công được .
 Phương pháp thi công bằng cơ giới
Là phương pháp thi công mà khối lượng chủ yếu do máy móc đảm nhận, nhân
lực chỉ đóng vai trò phụ máy, phục vụ cho máy hoạt động.
Phương pháp này phù hợp với công trình có khối lượng lớn, thời gian thi công
nhanh.
 Phương pháp thi công bằng nổ phá
Là phương pháp thi công dùng thuốc nổ và các thiết bị nổ mìn để thi công được
vận dụng trong các trường hợp nền đường là đất cứng hay đá hoặc thời gian đòi hỏi thi
công nhanh.
1.1.2.6. Trình tự và nội dung thi công nền đường
Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình hình
máy móc, thiết bị, nhân lực để phối hợp thực hiện theo một trình tự thích hợp.
 Công tác chuẩn bị trước khi thi công
• Công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật
-

Nghiên cứu hồ sơ.

-

Khôi phục và cắm lại tuyến đường trên thực địa.



11
-

Lên ga, phóng dạng nền đường.

-

Xác định phạm vi thi công.

-

Làm các công trình thoát nước.

-

Làm đường tạm đưa các máy móc vào công trường.

• Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức
-

Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công.

-

Chuyển quân, xây dựng lán trại.

-

Điều tra phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thủy văn


tại tuyến đường v.v...
 Công tác chuẩn bị trước khi thi công
-

Xới đất.

-

Đào vận chuyển đất.

-

Đắp đất, đầm chặt đất.

-

Công tác hoàn thiện: san phẳng bề mặt, tu sửa mái dốc ta luy, trồng cỏ.

1.1.3. Công tác xây dựng mặt đường
1.1.3.1. Cấu tạo, yêu cầu với mặt đường
 Khái niệm
Mặt đường là một kết cấu gồm một hoặc nhiều tầng, lớp vật liệu khác nhau, có
cường độ và độ cứng lớn đem đặt trên nền đường để phục vụ cho xe chạy.
Mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của đường. Nó cũng là bộ phận đắt
tiền nhất. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chạy xe: an
toàn, êm thuận, kinh tế. Do vậy ngoài việc tính toán thiết kế nhằm tìm ra một kết cấu
mặt đường có đủ bề dày, đủ cường độ thì về công nghệ thi công, về chất lượng thi
công nhằm tạo ra các tầng lớp vật liệu như trong tính toán là hết sức quan trọng.
 Yêu cầu đối với mặt đường
Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe chạy, của các nhân tố tự

nhiên như mưa, nắng, sự thay đổi nhiệt độ... Nên để bảo đảm đạt được các chỉ tiêu
khai thác - vận doanh có hiệu quả nhất thì việc thiết kế và xây dựng kết cấu mặt đường
phải đạt được các yêu cầu sau:
- Đủ cường độ: Kết cầu mặt đường phải có đủ cường độ chung và tại mỗi
điểm riêng trong từng tầng, lớp vật liệu. Nó biểu thị bằng khả năng chống lại biến


12
dạng thẳng đứng, biến dạng trượt, biến dạng co dãn khi chịu kéo uốn hoặc do nhiệt độ.
- Ổn định với cường độ: Cường độ phải ít thay đổi theo điều kiện thời tiết,
khí hậu.
- Độ bằng phẳng: Mặt đường phải đạt được độ bằng phẳng nhất định để giảm
sức cản lăn, giảm xóc khi xe chạy. Do đó nâng cao được chất lượng chạy xe, tốc độ xe
chạy, giảm tiêu hao nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ của xe,... Yêu cầu này được đảm bảo
bằng việc chọn vật liệu thích hợp, vào biện pháp và chất lượng thi công.
- Đủ độ nhám: Mặt đường phải có đủ độ nhám để nâng cao hệ số bám giữa
bánh xe và mặt đường, tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn với tốc độ cao và trong
những trườnghợp cần thiết có thể dừng xe nhanh chóng. Yêu cầu này chủ yếu phụ
thuộc vào việc chọn vật liệu làm lớp trên mặt và nó cũng hoàn toàn không có mẫu
thuẫn gì với yêu cầu về độ bằng phẳng.
- Ít bụi: bụi là do xe cộ phá hoại, bào mòn vật liệu làm mặt đường. Bụi gây ô
nhiễm môi trường, giảm tầm nhìn…
- Chất lượng mặt đường cần thỏa mãn trong: Thiết kế; Thi công; Khai thác.
 Cấu tạo kết cấu mặt đường
• Nguyên tắc cấu tạo
Phân tích tính chất của tải trọng tác dụng lên kết cấu mặt đường cho thấy:
- Lực thẳng đứng: Theo chiều sâu tác dụng thì ứng suất thẳng đứng giảm dần từ
trên xuống dưới. Do vậy để kinh tế thì cấu tạo kết cấu mặt đường gồm nhiều tầng lớp
có chất lượng vật liệu (Eđh) giảm dần từ trên xuống phù hợp với qui luật phân bố ứng
suất thẳng đứng.

- Lực nằm ngang (lực hãm, lực kéo, lực đẩy ngang) giảm rất nhanh theo chiều
sâu.
Do vậy vật liệu làm tầng, lớp trên cùng phải có khả năng chống lại lực đẩy
ngang (chống trượt).


13

Hình 1.2. Sơ đồ phân bố ứng suất trong kết cấu áo đường theo chiều sâu.
• Kết cấu áo đường mềm
Áo đường mềm là loại áo đường có khả năng chống biến dạng không lớn, có độ
cứng nhỏ (nên cường độ chịu uốn thấp). Trừ mặt đường bằng BTXM thì tất cả các loại
áo đường đều thuộc loại áo đường mềm.
Cấu tạo hoàn chỉnh áo đường mềm gồm có tầng mặt và tầng móng, mỗi tầng lại
có thể gồm nhiều lớp vật liệu.
- Tầng mặt
Tầng mặt chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng bánh xe (gồm lực thẳng đứng và
lực ngang, có giá trị lớn) và các nhân tố thiên nhiên (như mưa, nắng, nhiệt độ...)
Yêu cầu tầng mặt phải đủ bền trong suốt thời kỳ sử dụng của kết cấu áo đường,
phải bằng phẳng, có đủ độ nhám, chống thấm nước, chống được biến dạng dẻo ở nhiệt
độ cao, chống được nứt, chống được bong bật, phải có khả năng chịu bào mòn tốt và
không sinh bụi.


Líp ®¸y mãng (Capping layer)

(KÕt cÊu tæng thÓ nÒn mÆt ® êng)

Líp mãng d íi (Sub-base)


KÕt cÊu nÒn ¸o ® êng

Líp mãng trªn (Base)

(Pavement structure)

Líp mÆt (Surfacing)

¸o ® êng
(hay kÕt cÊu ¸o ® êng)

Líp t¹o nh¸m (nÕu cã)

(Subgrade)

Khu vùc t¸c dông 80-100 cm

TÇng mãng TÇng mÆt

14

Hình 1.3. Sơ đồ các tầng, lớp của kết cấu áo đường mềm và kết cấu nền - áo đường
Lớp chịu lực chủ yếu lại có thể cấu tạo từ một hoặc nhiều lớp vật liệu. Do tính
chất chịu lực (chịu nén, chịu uốn và chịu cắt) nên lớp chịu lực chủ yếu phải cấu tạo từ
vật liệu có cường độ cao, có khả năng chống trượt nhất định. Thông thường l hỗn hợp
đá - nhựa (BTN, đá trộn nhựa,...), đá dăm gia cố xi măng, cấp phối đá dăm hay đá dăm
nước được chêm chèn và lu lèn chặt.
Lớp bảo vệ và lớp hao mòn được bố trí trên lớp chịu lực chủ yếu cũng có tác
dụng làm giảm tác động của lực ngang, tăng cường sức chống bào mòn cho tầng mặt.
Nhưng tác dụng chủ yếu là để giảm bớt tác động của lực xung kích, chống lại sự mài

mòn trực tiếp của bánh xe và thiên nhiên (ví dụ như: lớp láng nhựa có tác dụng chống
nước thấm vào lớp chịu lực chủ yếu, giữ cho lớp này ổn định cường độ...). Ngoài ra,
chúng còn tăng cường độ bằng phẳng, tăng độ nhám cho mặt đường).
Lớp hao mòn thường là một lớp mỏng dầy từ 1- 3cm, ở ngay trên lớp mặt chủ
yếu và thường làm bằng vật liệu có tính dính: lớp láng nhựa, BTN chặt, hạt mịn hay
BTN cát.
Lớp bảo vệ cũng là một lớp mỏng 0,5 - 1cm, để bảo vệ cho lớp dưới khi chưa hình
thành cường độ (lớp cát trong mặt đường đăm nước,....). Đối với mặt đường BTN và có xử
lý nhựa thì không có lớp này.
Lớp hao mòn, lớp bảo vệ là các lớp định kì phải khôi phục trong quá trình khai thác.


15
- Tầng móng
Khác với tầng mặt, tầng móng chỉ chịu tác dụng của lực thẳng đứng. Nhiệm vụ
của nó là phải phân bố làm giảm nhỏ ứng suất thẳng đứng truyền xuống nền đường tới
một giá trị để đất nền có thể chịu đựng được mà không tạo nên biến dạng quá lớn.
Do lực thẳng đứng truyền xuống ngày càng bé đi nên để tiết kiệm, tầng móng có
cấu tạo gồm nhiều lớp vật liệu có cường độ giảm dần từ trên xuống. Thông thường có
2 lớp: lớp móng trên và lớp móng dưới.
Do không chịu tác dụng bào mòn trực tiếp, tác dụng lực ngang mà chỉ chịu lực
thẳng đứng nên vật liệu làm tầng móng không yêu cầu cao như tầng mặt và có thể
dùng các vật liệu rời rạc, chịu bào mòn kém nhưng chủ yếu lại đòi hỏi có độ cứng nhất
định, ít biến dạng. Tầng móng thường làm bằng các loại vật liệu như: cấp phối đá dăm
loại 1, cấp phối đá gia cố xi măng, đá dăm láng nhựa, đá dăm tiêu chuẩn... (lớp móng
trên) và cấp phối đá dăm loại 2, đất, cát gia cố xi măng, đất gia cố nhựa, cấp phối sỏi
suối, cấp phối sỏi ong, cấp phối đồi... (lớp móng dưới).
Không phải bao giờ một kết cấu mặt đường mềm cũng bao gồm đầy đủ các
tầng, lớp như trên mà tuỳ theo yêu cầu xe chạy, tuỳ theo điều kiện cụ thể nó có thể chỉ
gồm một số tầng lớp nào đó. Ví dụ: như với đường cấp thấp, áo đường chỉ có thể chỉ

gồm tầng mặt. Khi này tầng mặt kiêm luôn chức năng của tầng móng. Với đường cấp
cao thì kết cấu áo đường thường có nhiều tầng lớp như trên.
Hiểu rõ chức năng của mỗi tầng lớp trong kết cấu áo đường mới có thể chọn
được cấu tạo, chọn vật liệu sử dụng trong mỗi tầng lớp được hợp lý và mới đề xuất
đúng đắn các yêu cầu thi công cụ thể đối với mỗi tầng lớp đó.
- Kết cấu áo đường cứng
Áo đường cứng là kết cấu áo đường làm bằng vật liệu có khả năng chịu uốn lớn,
có độ cứng cao, nên nguyên lý làm việc của áo đường cứng là “tấm trên nền đàn hồi”,
(khác với áo đường mềm là “hệ đàn hồi nhiều lớp trên bán không gian vô hạn đàn
hồi”). Ví dụ mặt đường bê tông xi măng hoặc mặt đường có lớp móng bằng vật liệu có
gia cố xi măng.
Do có độ cứng rất cao nên áo đường cứng có biến dạng lún rất nhỏ dưới tác
dụng của tải trọng bánh xe, tấm BTXM chịu ứng suất kéo uốn lớn hơn mặt đường
mềm, có nghĩa l tấm BTXM chịu hầu hết tác dụng của tải trọng bánh xe. Vì vậy, một


×