Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

hệ thống ngôn ngữ dẫn luận ngôn ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.86 KB, 8 trang )

3. Khái quát về các hệ thống bộ phận của hệ thống ngôn ngữ
3.1. Ngữ âm là mặt biểu đạt của ngôn ngữ, là hình thức âm thanh, vỏ
vật chất của ngôn ngữ. Ngữ âm bao gồm hệ thống âm vị và hệ thống các kết
cấu âm tiết. Âm vị ( phoneme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng
khu biệt ngữ nghĩa, như đã nói ở trên. Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ
thống ngôn ngữ, trong hoạt động lời nói, các âm vị của ngôn ngữ được thể
hiện bằng các âm tố cụ thể. Như vậy, âm tố là hình thức thể hiện của âm vị
trong lời nói. Âm tiết (syllable) là đơn vị phát âm nhỏ nhất, không thể phân
chia được nữa ( tính không phân chia được của âm tiết là xét từ mặt phát âm
- dù ta có phát âm chậm mấy đi chăng nữa thì kết quả vẫn có thể tiếp tục
được phân chia nhỏ hơn nữa thành các âm tố).
Các đơn vị của hệ thống ngữ âm cũng tồn tại trong những mối quan
hệ hết sức phức tạp. Ví dụ:
Quan hệ đồng nhất và đối lập.Các âm vị đồng nhất và đối lập với
nhau về các đặc tính âm học và đặc tính cấu âm, đồng thời đồng nhất và đối
lập với nhau về chức năng xã hội. Chẳng hạn, dựa vào sự đồng nhất và đối
lập về đặc tính âm học - tiếng thanh/ tiếng động, các âm vị được chia thành
nguyên âm và phụ âm. Và chúng được tiếp tục phân chia nhỏ nữa theo sự
đồng nhất và đối lập với nhau về cách thức cấu âm - nguyên âm trước, giữa,
sau; phụ âm tắc, xát, rung v.v... Các âm tiết, dựa vào sự đồng nhất và đối lập
với nhau về cách kết thúc, cũng đợc phân chia thành các tiểu loại như âm tiết
khép, nửa khép, nửa mở, mở.
Quan hệ thứ bậc. Ấm vị và âm tiết có quan hệ về thứ bậc với nhau.
Cấu tạo của âm tiết gồm một hoặc một số âm vị, nói cách khác âm tiết bao
gồm âm vị, âm vị nằm trong âm tiết. (Cần có sự phân biệt âm tiết với hình
vị: âm tiết là đơn vị của ngữ âm, không mang chức năng ngữ nghĩa, thuần
tuý cùng với âm vị làm nên vỏ âm thanh của ngôn ngữ . Một hình vị có thể


có cấu tạo gồm nhiều âm tiết, ví du: trong từ rabota (tiếng Nga- công việc),
hình vị rabot- gồm hai âm tiết.)


Quan hệ tuyến tính. Các âm vị kết hợp với nhau tạo thành âm tiết có
quan hệ hình tuyến với nhau. Chẳng hạn, trong âm tiết ban, các âm vị /b/,
/a/,/n/ có quan hệ hình tuyến với nhau.
Quan hệ đối vị. Những âm vị có khả năng thay thế cho nhau ở cùng
một vị trí có quan hệ với nhau. Ví dụ, các phụ âm /b, c, d, đ, g, h, l, m, n,.../
có thể thay thế cho phụ âm (t) trong TON v.v...
3.2. Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ (ngữ
cố định) của ngôn ngữ. Từ vựng được coi là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ
và bản thân từ vựng cũng là một tiểu hệ thống của ngôn ngữ. Các đơn vị từ
vựng và hình vị, từ và ngữ cố định. Các ngữ cố định được xem là đơn vị của
từ vựng, vì chúng có những đặc điểm gần với từ như có cấu tạo ổn định, sẵn
có, dùng độc lập để tạo câu.
Trong tiểu hệ thống từ vựng cũng tồn tại những quan hệ đồng nhất đối
lập, quan hệ thứ bậc, quan hệ tuyến tính và quan hệ đối vị như trong các tiểu
hệ thống khác. Ví dụ:
Quan hệ đồng nhất và đối lập. Các từ trong ngôn ngữ đồng nhất và
đối lập với nhau về cấu tạo và về nghĩa. Chẳng hạn, dựa vào quan hệ đồng
nhất và đối lập với nhau về cấu tạo, có các từ đơn, từ phức. Dựa vào quan hệ
đồng nhất và đối lập về nghĩa có thể có các từ một ngiã, nhiều nghĩa, các từ
cùng trường nghĩa, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa v.v... Các từ trong ngôn ngữ
còn đồng nhất và đối lập với nhau về phạm vi sử dụng, về nguồn gốc... như:
các thuật ngữ, từ nghề nghiệp, các biệt ngữ, từ địa phương... từ bản ngữ, từ
mượn v.v... Các ngữ cố định cũng vậy, chúng cũng có quan hệ đồng nhất và
đối lập với nhau về cách thức cấu tạo, phạm vi sử dụng v.v...


Cạnh đó, các từ trong ngôn ngữ cũng có những mối quan hệ tuyến
tính và quan hệ đối vị (xem ví dụ ở mục 2.2 trên đây).
3.3 Ngữ pháp là hệ thống các đơn vị; các kết cấu và các quy tắc cấu
tạo câu. Các đơn vị của ngữ pháp là hình vị, từ, cụm từ và câu. Hình vị, từ là

đơn vị của cả hệ thống từ vựng lẫn hệ thống ngữ pháp. Tuy nhiên, từ cách
đơn vị của chúng ở mỗi hệ thống là khác nhau. Đơn vị ngữ pháp phải có ý
nghĩa ngữ pháp (chứ không phải ý nghĩa từ vựng). Ví dụ về từ: XTOLIKAM
(cái bàn nhỏ - cách ba, số nhiều) của A. A. Reformatxki giúp ta phân biệt ý
nghĩa ngữ pháp với ý nghĩa từ vựng.
Ý nghĩa độc lập
(Ý nghĩa từ vựng)
1
XTOL

- IK 3

Ý nghĩa cụ thể
(Ý nghĩa từ vựng)

Ý nghĩa không độc lập
(Ý nghĩa ngữ pháp)
2
AM
4
Ý nghĩa trừu tượng
(Ý nghĩa quan hệ)

5
Ý nghĩa phát sinh (Tạo từ mới)

Ở bước đối lập XTOL- (1) và -IKAM (2): (1) không cần có (2) vẫn
có nghĩa, trong khi đó (2) không tồn tại nếu không có (1). (2) chỉ ý nghĩa của
ngữ pháp. Ở bước đối lập XTOLIK (3) và -AM (4) mang ý nghiã cụ thể ( cái
bàn nhỏ); (4)mang ý nghĩa trừu tượng (chỉ có ý nghĩa quan hệ thuần tuý).

Yếu tố -IK (5) tham gia vào cả hai bước trên - kết hợp cả với XTOL
và cả với -AM. Nó mang ý nghĩa phái sinh.
Hoặc phân tích từ chạy trong tiếng việt để thấy sự khác nhau giữa là
đơn vị từ vựng là từ đơn vị ngữ pháp. Từ là đơn vị ngữ pháp được đặc trưng
bởi khả năng kết hợp. Ranh giới của từ là đơn vị ngữ pháp khác với từ là
đơn vị từ vựng. Từ nhiều nghiã trong từ vựng là thể thể thống nhất một số


các biến thể từ tựng - ngữ nghĩa trên cơ sở một (một số) nét chung, trong
kho đó, ở ngữ pháp, khả năng kết hợn của các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa
khác nhau làm cho nét nghĩa đó trở thành thể thống nhất các từ khác nhau
với tư cách là đơn vị khác nhau của ngữ pháp. Ví dụ: (1) Anh ta chạy nhanh
từ nhà đến trường; (2) Con đường chạy từ nhà đến bờ sông; (3) đồng hồ
chạy nhanh. Với các nghĩa khác nhau, từ chạy kết hợp với các thành tố khác
nhau. Trong câu 1, từ chạy với nghĩa " vận động dời chỗ bằng chân" cho
phép kết hợp với các thành tố chỉ điểm xuất phát và điểm cuối (từ nhà đến
trường), đồng thời cho phép thành tố đánh giá về tốc độ (nhanh); trong câu
(2), từ chạy với nghĩa "chỉ vị trí" chỉ cho phép kết hợp với các thành tố chỉ
địa điểm (từ nhà đến bờ sông) mà không cho phép kết hợp với thành tố đánh
giá về tốc độ ( không thể nói: *Con đường chạy nhanh từ nhành đến bờ
sông.); trong câu (3), từ chạy chỉ sự "hoạt động" không thể kết hợp với thành
tố chỉ địa điểm, nhưng có thể két hợp với thành tố đánh giá tốc độ (nhanh).
Như thế, các nghĩa của từ chạy có đặc điểm kết hợp khác nhau và là các đơn
vị khác nhau của ngữ pháp.
Cụm từ là đơn vị được cấu tạo từ các từ, nhưng chưa có chức năng
thông báo như câu, chỉ là một thành phần câu.
Câu là đơn vị được cấu tạo từ các từ vựng nhưng có chức năng thông
báo. Xem xét ví dụ sau đây:
Sinh viên khoa Ngữ văn học Ngôn ngữ học, là một câu có các cụm từ
sau: sinh viên khoa Ngữ văn (trong cụm từ này có khoa Ngữ văn lại là một

cụm từ nhỏ hơn) và học Ngôn ngữ học.
- Các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động xuất hiện lần lượt, kế tiếp nhau
theo thời gian. Chúng quan hệ với nhau theo quan hệ tuyến tính tạo thành
các ngữ đoạn. Nhờ quan hệ này mà các đơn vị ngôn ngữ có được những
chức năng lâm thời nhất định. Ví dụ, Tôi trong câu Tôi đánh nó là chủ ngữ


nhưng trong câu Nó đánh tôi lại là bổ ngữ. Tuy nhiên, không phải một đơn
vị trong ngữ đoạn có quan hệ với tất cả các đơn vị còn lại. Ví dụ, trong câu:
Sách này rất hay. Từ sách có quan hệ với từ này và từ hay, nhưng không có
quan hệ với từ rất; từ này và từ rất tuy đứng cạnh nhau nhưng cũng không
có quan hệ với nhau. Theo một số nhà nghiên cứu, dấu hiệu hình thức để
nhận ra các mối quan hệ này như sau: a. có thể được vận dụng độc lập; b. có
thể được xem như dạng rút gọn của một cấu trúc phức tạp hơn; c. có ít nhất
một thành tố có thể thay được bằng từ nghi vấn. Theo các dấu hiệu đó thì,
trong câu vừa dẫn từ sách có quan hệ với từ này bởi vì: a. Tổ hợp sách này
có khả năng dùng độc lập ở các vị trí khác nhau - Sách này rất hay ; Tôi
mua sách này ; Sách này, tôi đọc rồi... b. Tổ hợp sách này có thể xem như
dạng rút gọn của cấu trúc phức tạp hơn như những quyển sách anh mới mua
này; trong tổ hợp đó có yếu tố có thể thay được bằng từ nghi vấn: sách nào?
- Quan hệ trong ngữ đoạn như đã nêu được gọi là quan hệ ngữ pháp.
Vậy, quan hệ ngữ pháp là quan hệ giữa các từ trên trục tuyến tính, có khả
năng vận dụng độc lập, được xem như dạng rút gọn của các cấu trúc phức
tạp hơn, và có ít nhất một yếu tố có thể thay được bằng một từ nghi vấn.
- Các quan hệ ngữ pháp thường gặp:
+ Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố không phụ thuộc vào
nhau. Ví dụ: anh và em, anh hay em, ngoan và giỏi... Chức vụ ngữ pháp của
một tổ hợp có quan hệ đẳng lập được xác định chỉ khi đặt chúng vào những
tổ hợp lớn hơn. Ví dụ: Anh và em đi chơi (anh và em: chủ ngữ) Bố mẹ rất
quý anh và em (anh và em: bổ ngữ)...

+ Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa các yếu tố không bình đẳng với
nhau - có yếu tố chính và (các) yếu tố phụ thuộc vào yếu tố chính. Ví dụ: bố
tôi, ăn cơm ⊃ Trong tổ hợp có quan hệ chính - phụ, các yếu tố phụ có chức
năng ngữ pháp xác định (tôi trong bố tôi là định ngữ; cơm trong ăn cơm là


bổ ngữ), còn yếu tố chính chỉ xác định được chức năng ngữ pháp khi đặt nó
vào một tổ hợp lớn hơn. Ví dụ: Bố tôi rất quý tôi (bố là chủ ngữ). Tôi rất
quý bố tôi (bố là bổ ngữ).
+ Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau.
Ví dụ: tôi học, nó chơi ⊃ Trong tổ hợp có quan hệ chủ - vị, chức năng ngữ
pháp của các yếu tố được xác định mà không phải đặt nó vào các tổ hợp lớn
hơn.
Các quan hệ ngữ pháp giữa các từ tạo ra nhiều tổ hợp lớn nhỏ khác
nhau trong câu. Ví dụ:
Sách

này

rất

hay

Đây là biểu hiện của tính thứ bậc trong ngôn ngữ.
1. Các phân ngành của Ngôn ngữ học
F.De Saussure đưa ra sự đối lập theo hình vẽ sau:
C
A

B

D

Trục của những hiện tượng đồng thời (AB) : liên quan đến những sự
vật đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian;
Trục của những hiện tượng kế tục (CD), trên đó bao giờ cũng chỉ có
thể xét một sự vật trong một lúc mà thôi, nhưng trên đó có tất cả những sự
vật của trục thứ nhất với những thay đổi của nó*


Trục của những hiện tượng đồng thời (AB) được gọi là đồng đại, trục
của những hiện tượng kế tục (CD) được gọi là lịch đại. Sự đối lập đồng đại
và lịch đại được F.De Saussure so sánh với nhát cắt ngang (tương ứng với
đồng đại) và cắt dọc (tương ứng với lịch đại) một thân cây. Song, so sánh
giữa cơ chế ngôn ngữ ở mặt đồng đại và lịch đại là một ván cờ là rõ nét hơn
cả. Trước hết, một thế cờ rất tương ứng với một trạng thái ngôn ngữ, mỗi
yếu tố có được giá trị của nó là do có sự đối lập của nó với tất cả các yếu tố
khác. Thứ đến, hệ thống mang tính nhất thời, cứ qua mỗi thế cờ hệ thống lại
thay đổi. Cuối cùng, muốn chuyển từ một thế cờ này sang thế cờ khác - từ
một thế đồng đại này sang một thế đồng đại khác - chỉ cần di chuyển một
quân cờ; không hề có sự xáo lộn toàn bộ bàn cờ. Đó chính là sự tương
đương với sự kiện lịch đại với tất cả những đặc tính của nó.

**

Sự tương ứng

giữa ván cờ và cơ chế ngôn ngữ thấy được như sau:
- Mỗi nước cờ chỉ di chuyển một quân cờ; trong ngôn ngữ, những sự
kiện biến đổi cũng chỉ tá động đến những sự kiện riêng rẽ.
- Tuy vậy, nước cờ vẫn có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Những

thay đổi về giá trị do nước cờ gây nên, tuỳ trường hợp có thể là vô nghĩa,
nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng hoặc có thể là trung bình. Một nước
cờ nào đó có thể đảo lộn toàn cục ván cờ và có những hậu quả ngay đối với
những quân cờ tạm thời không bị động đến. Đối với ngôn ngữ cũng hệtnhư
vậy.
- Bất cứ thế cờ nào cũng có một đặc tính kì lạ là không có liên hệ gì
đến thế cờ trước, dù ván cờ đó đã đi đến thế cờ đó bằng con đường nào.
Muốn miêu tả thế cờ đó không cần phải nhớ lại những nước đã đi trước đó.
Tương tự, lồiní bao giờ cũng chỉ vận dụng một trạng thái ngôn ngữ, và bản
thân những thay đổi can thiệp vào giữa các trạng thái không hề có một vị trí
nào trong các trạng thái đó.


Sự đối lập đồng đại và lịch đại đã dẫn đến sự hình thành hai ngành
ngôn ngữ học là Ngôn ngữ học đồng đại (miêu tả) và Ngôn ngữ học lịch đại.
Ngôn ngữ học đồng đại là nghiên cứu một trạng thái nào đó của ngôn
ngữ
Ngôn ngữ học lịch đại là nghiên cứu ngôn ngữ trong sự biến đổi lịch
sử của nó.



×