Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu pen i n3 vũ khắc ngọc (21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.98 KB, 7 trang )

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Đề số 11

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

ĐỀ SỐ 11
Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC
Đây là đề thi tự luyện số 11 thuộc Khoá học luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc).
Để được sắp xếp theo tứ tự từ dễ đến khó.

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Rb = 85,5; K = 39;
Li = 7; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; F = 19; Mg = 24; P = 31; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Br = 80; I =
127; Au = 197; Pb = 207; Ni = 59; Si = 28; Sn = 119.
Câu 1:Cho 2 hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

 CO (k) + H2 (k) ;  H = 131 kJ
C (r) + H2O (k) 


 CO2(k) + H2 (k) ;  H = - 41 kJ.
CO (k) + H2O (k) 

Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên dịch chuyển ngược chiều nhau?
(1) Tăng nhiệt độ.
(2) Thêm lượng hơi nước vào.
(3) Thêm khí H2 vào.
(4) Tăng áp suất.
(5) Dùng chất xúc tác.
(6) Thêm lượng CO vào.


A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 2:Cho các phát biểu sau:
(1) Thêm hoặc bớt một hay nhiều nơtron của một nguyên tử trung hòa thì thu được nguyên
tử của nguyên tố mới.
(2) Thêm hoặc bớt một hay nhiều electron của một nguyên tử trung hòa thì thu được
nguyên tử của nguyên tố mới.
(3) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 thì số oxi hóa
cao nhất của X trong các hợp chất là +2.
(4) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s1 thì số oxi hóa
cao nhất của Y trong các hợp chất là +1.
(5) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Z có phân lớp ngoài cùng là 3p5 thì số oxi hóa
cao nhất của Z trong các hợp chất là +7.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3:Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí O2 tinh khiết, người ta thường nhiệt phân
các hợp chất giàu oxi và kém bền như KMnO4, KClO3, .... Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng cách bố trí
dụng cụ thí nghiệm trong trường hợp điều chế oxi từ KMnO4?

KMnO4

bông

bông


KMnO4

bông

Khí oxi

Khí oxi
(1)

KMnO4

(2)

(3)

Khí oxi

A. (2).
B.(1) và (2).
C. (3).
D.(1).
Câu 4:Cho các kim loại: Cs, Fe, Cr, W, Al. Độ cứng của chúng giảm dần theo thứ tự
A. Cs, Fe, Cr, W, Al. B. W, Fe, Cr, Cs, Al C. Cr, W, Fe, Al, Cs D. Fe, W, Cr, Al, Cs
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3


Đề số 11

Câu 5:Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) tan hoàn toàn trong dưng dịch HNO3. Sau phản ứng thu
được (m + 6,2 gam) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi (Biết các phản
ứng xẩy ra hoàn toàn). Khối lượng chất rắn thu được là
A. (m + 1,6) gam
B. (m + 3,2) gam
C. (m) gam
D. (m + 0,8)gam
Câu 6:Hợp chất sắt nào dưới đây chỉ có tính oxi hóa (không có tính khử) trong các phản ứng hóa học?
A. FeO
B. Fe(OH)2
C. Fe(NO3)3
D. Fe2O3
Câu 7:Cho các phản ứng hoá học sau
(1) Al2O3 + dung dịch NaOH
(2) Al4C3 + H2O
(3) dung dịch Na[Al(OH)4 + CO2
(4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3
(5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3
(6) Al + dung dịch NaOH
Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 8:Phèn crom-kali có ứng dụng nào dưới đây?
A. làm trong nước đục.
B. chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm.

C. tạo màu lục cho đồ gốm sứ, thủy tinh.
D. chế tạo thép không gỉ.
Câu 9:Cho các dung dịch: BaCl2, NaHCO3, Na2CO3, KHSO4, NaOH tác dụng với nhau từng đôi một. Số
cặp dung dịch có xảy ra phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường là
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 10:Cho các phản ứng:
Al 4C3 + H 2O  Al(OH)3  + CH 4 
NaH + H 2O  NaOH + H 2 
NaNH 2 + H 2O  NaOH + NH 3 
Zn3P2 + H 2O  Zn(OH)2  + PH 3 
F2 + H 2O  HF + O2 
2

Hg
C2H 2 + H 2O 
 CH 3CHO

Al + NaOH + H 2O  Na[Al(OH)4 ] + H 2 
Al + NaNO3 + NaOH + H 2O  Na[Al(OH)4 ] + NH 3 

Số phản ứng mà trong đó H2O đóng vai trò là chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. 3 và 2
B. 3 và 1
C. 2 và 1
D. 2 và 2
Câu 11:Muối nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất phim ảnh?
A. AgF.

B. AgCl.
C. AgBr.
D. AgI.
Câu 12:Ure là loại phân đạm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thế
giới do có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau (kể cả đất nhiễm phèn) và đối với
nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong quá trình bảo quản, ure dễ bị hút ẩm và chuyển hóa một phần thành
(NH4)2CO3. Một loại phân ure chứa 95% (NH2)2CO, còn lại là (NH4)2CO3. Độ dinh dưỡng của loại phân
này là
A. 44,33%
B. 46,00%
C. 45,79%
D. 43,56%
Câu 13:Cho 24,3 gam X gồm Mg, Zn tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 aM thu được 8,96 lít H2
(đktc). Mặt khác, cho 24,3 gam hỗn hợp X trên tác dụng với 400 ml dung dịch H2SO4 aM thì thu được
11,2 lít H2 (đktc). Giá trị a là
A. 2,5.
B. 1,25.
C. 2.
D. 1,5.
Câu 14: Nung nóng 0,012 mol một muối nitrat kim loại trong bình kín tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thì thu được 0,96 gam một oxit kim loại. Toàn bộ hỗn hợp khí sinh ra phản ứng hết với dung dịch NaOH
dư thu được hỗn hợp 2 muối. Muối nitrat ban đầu có công thức là
A.Cr(NO3)2
B.Cu(NO3)2
C.Fe(NO3)3
D.Fe(NO3)2
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -



Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

Đề số 11

Câu 15: Dung dịch A chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch B chứa KOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M.
Cho dung dịch A trung hòa với 0,5 lít dung dịch B, sau phản ứng thấy có m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,60
B. 5,825
C. 11,65
D. 10,304
Câu 16:Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ.
(b) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(c) Trong môi trường axit, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(d) Có thể phân biệt saccarozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong
NH3.
(e) Trong dung dịch, saccarozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho
dung dịch màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 17:Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng
phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan.
B. anken.
C. ankin.

D. ankađien.
Câu 18:Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch
KOH 0,4M thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp
X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 7,5 gam kết tủa và
thấy khối lượng dung dịch giảm 2,23 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
B. HCOOH và HCOOC2H5.
C. CH3COOH và CH3COOC2H5.
D.HCOOH và HCOOC3H7.
Câu 19:Cho các phát biểu:
1. Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ là rifominh và crackinh.
2. Các ankylbenzen đều làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím.
3. Vinylbenzen, vinylaxetilen, vinyl axetat, vinyl clorua đều có thể tham gia phản ứng trùng
hợp.
4. Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
5. Các dung dịch: etylen glicol, glixerol, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
6. Toluen, axeton, axit axetic, phenol đều làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu20: Cho các chất sau: (1) etylamin, (2) đimetylamin, (3) p-Metylanilin, (4) benzylamin. Sự sắp xếp
nào đúng với tính bazơ của các chất đó?
A.(4)> (2)>(3)>(1). B.(1)>(2)>(4)>(3). C.(2)>(1)>(3)>(4). D.(2)>(1)>(4)>(3).
Câu 21:Lấy 21,33 gam cao su isopren đã được lưu hóa đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi vừa đủ, sau phản
ứng ngưng tụ hết hơi nước thì còn lại 34,272 lít khí (đktc). Trung bình cứ bao nhiêu mắt xích isopren thì
có 1 cầu nối đisunfua (–S-S–)?
A. 23
B. 18

C. 46
D. 20
Câu 22:Có bốn hợp chất hữu cơ công thức phân tử lần lượt là: CH2O, CH2O2, C2H2O3 và C3H4O3. Số chất
vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Cho các mệnh đề sau:
(1) Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH.
(2) Phenol, ancol etylic đều không phản ứng với Na2CO3.
(3) CO2 và axit axetic đều phản ứng được với natriphenolat và dung dịch natrietylat.
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

Đề số 11

(4) Phenol, ancol etylic và CO2 đều không phản ứng với dung dịch natri axetat.
(5) HCl phản ứng được với dung dịch natri axetat, natri p-crezolat.
Số mệnh đề đúng là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 24: Cho các axit có công thức phân tử: (1) H2CO2; (2) H2CO3; (3) H2C2O4; (4) H4C2O2. Tính axit của

chúng giảm dần theo thứ tự
A. (3) > (1) > (4) > (2).
B. (3) > (4) > (1) > (2).
C. (1) > (4) > (3) > (2).
D. (1) > (2) > (4) > (3).
Câu 25: Cho các chất: nicotin, moocphin, cafein, cocain, amphetamin, rượu, heroin. Số chất gây nghiện
nhưng không phải ma túy là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 26:Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ
visco; tơ nitron; cao su buna. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Câu 27: Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2(OH)CH2CH2(OH), CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2,
CH3COCH3, CH2(OH)CHO. Số chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với Cu(OH)2 (các điều
kiện phản ứng có đủ) là
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
Câu 28: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etylenglicol và 0,2 mol chất hữu cơ X chỉ chứa 3 loại nguyên tố là C, H,
O. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 35,2 gam CO2 và 19,8
gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O3
B. C3H8O2
C. C3H6O2

D. C2H6O2
Câu 29:Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H16O4, khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được
một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức cấu tạo
thoả mãn là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30:Để nhận biết 3 lọ đựng dung dịch HCl, NaCl, HNO3 bị mất nhãn, người ta cần phải tiến hành
các thao tác sau:
1 – Lấy mỗi chất 1 lượng nhỏ cho vào 3 ống nghiệm.
2 – Lấy quỳ tím nhúng vào từng dung dịch.
3 – Lấy dung dịch AgNO3 nhỏ vào từng ống nghiệm.
4 – Lấy 3 ống nghiệm sạch kẹp vào giá.
Thứ tự thực hiện các thao tác phải là
A. 4, 1, 3, 2.
B. 1, 3, 2, 4
C. 1, 4, 3, 2.
D. 4, 3, 1, 2.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung NH4NO3 rắn.
(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc)
(c) Sục khí Cl2vào dung dịch NaHCO3.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).
(i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2

B. 6
C. 5
D. 4
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Đề số 11

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

Câu 32:Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367%
về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 2,0.
B. 1,5.
C. 3,0.
D. 1,0.
Câu 33:Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các amino axit đều là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng
chảy thấp.
B. Các peptit và protein đều có phản ứng màu biure, hòa tan Cu(OH)2 thành hợp chất có
màu tím.
C. Khi thủy phân hoàn toàn các peptit và protein, trong sản phẩm thu được đều có
amino axit hoặc muối của chúng.
D. Các peptit và protein đều có nhóm –NH2 tự do và –COOH tự do nên đều tan tốt trong
nước.

Câu 34:Cho sơ đồ phản ứng:
o

o

o

 Cl2 /500 C
 NaOH / t
 CuO / t
O / xt
C H O H / H SO
X 
Y 
 Z 
 T  
 Q  
  
 metyl acrylat.
Biết Y, Z, T, Q đều là các sản phẩm chính của các phản ứng. Tên gọi của X và Z là
A. propen và anđehit acrylic.
B. xiclopropan và ancol anlylic.
C. propen và ancol anlylic.
D. propin và propan-1-ol.
Câu 35:Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn ta thu được khí H2 ở anot
B. Cu là kim loại có thể điều chế được theo cả 3 phương pháp: thuỷ luyện, nhiệt luyện, điện
phân.
C. Để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, khi điện phân nóng chảy Al2O3 người ta
cho thêm 3NaF.AlF3 vào.

D. Sự khác nhau về bản chất giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là cách dịch chuyển
electron từ kim loại bị ăn mòn sang môi trường.
Câu 36:Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa hỗn hợp KCl và
Cu(NO3)2 cho tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng lại. Ở anot thu được 1,68 lít (đktc) hỗn
hợp khí. Thêm tiếp 3,6 gam Fe(NO3)2 vào dung dịch sau điện phân thu được V ml (đktc) khí NO duy nhất
và dung dịch A. Cô cạn A rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,85 gam
chất rắn. Giá trị gần nhất của V là
A. 250
B. 200
C. 100
D. 150
Câu 37:Thực hiện các thí nghiệm sau đây:
(1) Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4
.
(2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.
(3) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo
.
(4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(5) Đun etanol với H2SO4 đặc ở 140°C.
(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (với xúc tác Ni).
(7) Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH.
(8) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom.
(9) Cho metyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3.
(10) Cho glixerol tác dụng với Na.
Những thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
2


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

3

2

4

- Trang | 5 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

Đề số 11

Câu 38: Hòa tan 6,96 gam Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho500 ml dung
dịch AgNO3 0,51 mol/l tác dụng với dung dịch X. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn và
dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 36,06
B. 34,44
C. 36,6
D. 38
Câu 39: Cho ankan X tác dụng với clo (ánh sáng) thu được 13,125 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (mono
và điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH thấy
tốn hết 250 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H6
B. C4H10
C. C3H8

D. CH4
Câu 40:Hoà tan hỗn hợp gồm NaHCO3, NaCl và Na2SO4 vào nước được dung dịch X. Thêm H2SO4 loãng
vào dung dịch X cho đến khi không thấy khí thoát ra nữa thì dừng lại, lúc này trong dung dịch chứa lượng
muối với khối lượng bằng 0,9 khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu. Phần trăm khối lượng của NaHCO3
trong hỗn hợp đầu là
A. 28,296%.
B. 67,045%.
C. 64,615%.
D. 80,615%.
Câu 41: Cho X là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng hoàn toàn với
1 lít dung dịch KOH 1,2M rồi cô cạn thì thu được 105 gam chất rắn khan Y và m gam ancol Z. Oxi hóa
hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác thì thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag.
- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2,2,4 lít khí (ở đktc).
- Phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí (ở đktc) và 25,8 gam chất rắn khan.
Tên gọi của X là
A.etyl fomat
B. metyl axetat
C.n-propyl axetat
D.etyl axetat
Câu 42:Trong công nghiệp trước đây, cao su buna có thể được tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu có chứa
tinh bột theo sơ đồ sau:
H  35%
H 80%
H  60%
H 80%
Nguyên liệu  C6H12O6  C2H5OH  C4H6  Cao su buna
Khối lượng nguyên liệu (chứa 60% tinh bột) cần dùng để sản xuất 1,0 tấn cao su buna là
A. 27,3 tấn.
B. 37,2 tấn.

C. 22,7 tấn.
D. 1,2 tấn.
Câu43: Hỗn hợp X gồm tripeptit, pentapeptit và hexapeptit được tạo thành từ glyxin, alanin và valin. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 1M thì thấy có
8,288 lít một khí trơ duy nhất thoát ra (đktc) đồng thời khối lượng dung dịch tăng 49,948 gam. Giá trị của
m gần nhất với
A. 45.
B. 48.
C. 59.
D. 62.
Câu 44:Cho 47 gam phenol phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp gồm 200 gam dung dịch HNO3 68% và 250
gam dung dịch H2SO4 96% (xúc tác), đun nóng, sản phẩm là axit picric. Nồng độ % của dung dịch HNO3
trong dung dịch sau phản ứng là
A. 8,35%.
B. 10,85%.
C. 12,5%.
D. 20%.
Câu 45:Cho 6,85 gam Ba kim loại vào 150 ml dung dịch CrSO4 0,3M trong không khí đến phản ứng hoàn
toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,09 gam
B. 10,485 gam
C. 15,12 gam
D. 14,355 gam
Câu 46:Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm Al và m gam 2 oxit sắt trong khí trơ thu được
hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lít khí (đktc), dung dịch D
và chất không tan E. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D thì thu được 7,8 gam kết tủa. Cho E tan hết trong
dung dịch H2SO4 đặc, nóngthì thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (là sản
phẩm khử duy nhất của H2SO4, đo ở đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất
với
A. 6,25

B. 6,95
C. 8,95
D. 9,65

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 6 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Đề số 11

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-I: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc)-N3

Câu 47:Cho hỗn hợp X gồm propanal, etilen glycol, axit butyric và đivinyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol
hỗn hợp X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được a mol CO2 và 23,4 gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn 0,6a mol
CO2 vào 500 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,56M và Ba(OH)2 1M thì sau phản ứng thu được 70a gam kết
tủa. Giá trị của V gần nhất với
A. 30
B. 35
C. 40
D. 45
Câu 48:Nhỏtừtừdung dịchH2SO4loãng vàodung dịch Xchứa0,1molNa2CO3và0,2molNaHCO3,thu
đượcdung dịchY và4,48 lítkhíCO2(đktc).Khốilượng kết tủathuđượckhicho dungdịch Ba(OH)2dưvào
dungdịch Y là
A.66,30gam
B.54,65gam
C.46,60gam
D.19,70gam

Câu 49: Cho anđehit X mạch hở có công thức phân tử là CxHy(CHO)z. Cho 0,15 mol X phản ứng với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 64,8 gam Ag. Cho 0,125a mol X phản ứng với H2 dư
(xúc tác Ni, đun nóng) thì thể tích H2 phản ứng là 8,4a lít (đktc). Mối liên hệ giữa x và y là
A. 2x – y – 2 = 0.
B. 2x – y – 4 = 0.
C. 2x – y + 2 = 0.
D. 2x – y + 4 = 0.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam Mg cần dùng vừa đủ V lít dung dịch hỗn hợp KHSO4 2M và KNO3
0,3M. Sau phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối trung hòa và hỗn hợp Y gồm 2 khí không
màu hóa nâu trong không khí. Biết tỷ khối hơi của Y so với He là 31/6. Giá trị của m gần nhất với
A. 20,0.
B. 21,0.
C. 22,0.
D. 23,0.

Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc
Nguồn:

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 7 -



×