Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề thi học sinh giỏi lịch sử THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.76 KB, 11 trang )

KỲ THI TUYỂN CHỌN ĐỘI HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007-2008
Môn: Lịch Sử
(Thời gian làm bài 150 phút)

-----------------------------------------------------------------------------------------------A. Lịch sử Việt Nam (14 điểm)
Câu 1(3 điểm)
Nêu những nét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các mặt
: mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh?
Câu 2(2 điểm)
Tại sao nói nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình
thế “ ngàn cân treo sợi tóc”?
Câu 3(6 điểm)
Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ? Trình Bày diễn
biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Câu 4(3 điểm)
Những điều kiện nào dẫn đến việc kí Hiệp định Giơnevơ 1954? Nội dung cơ bản và ý
nghĩa của Hiệp định Giơnevơ?
B. Lịch sử thế giới (6 điểm)
Trình bày sự phát triển “ thần kì” của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
hai? Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển đó?
---------------------------------------------------------------------------------------------ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. Lịch sử Việt Nam (14 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Nêu những nét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX trên các
mặt : Mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh?
- Dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã
làm cho Việt Nam có nhiều biến đổi về cơ cấu kinh tế và phân hoá xã hội, cùng với ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản chân Âu, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX có sự chuyển biến theo con đường dân chủ tư sản.
(0,5 điểm)


- Mục tiêu đấu tranh : Giải phóng dân tộc, đem lại những quyền lợi dân chủ cho
nhân dân.
(0,75 điểm)
- Thành phần lãnh đạo : Vẫn là những nhà nho yêu nước nhưng bắt đầu tiếp nhận
tư tưởng mới: Tư tưởng tư sản (Tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ). (0,75 điểm)
- Hình tức đấu tranh: Những hoạt động bí mật như lập hội, xuất dương cầu học hat
công khai như lập trường học, ra sách báo, diễn thuyêt, biểu tình, kinh doanh công
thương nghiệp cũng phổ biến.
(0,75 điểm)
-Tất cả những yếu tố trên đánh dấu một bước chuyển biến mới của phong trào yêu
nước ở nước ta.
(0,25 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
Tại sao nói nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngay sau khi thành lập ở vào tình
thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.
1


- Các lực lượng đế quốc vào chống phá cách mạng . Ở miền bắc : 20 vạn quân
Tưởng và bọn tay sai. Ở miền nam: Quân Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm
lược.
(0,5 điểm)
- Sản xuât đình đốn, nạn đói đe doạ đời sống nhân dân.
(0,5 điểm)
- Tài chính trống rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. (0,5 điểm)
- Văn hoá – giáo dục: 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại (0,5 điểm)
Câu 3 (6 điểm)
Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ? Trình bày
diễn biến , nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
a, Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? (1 điểm)

-Vì thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thành một tầp đoàn cứ
điểm mạnh nhất Đông Dương để quyết chiến với ta. Nó trở thành trung tâm của kế
hoạch Nava.
- Do đó, có đập tan được tập đoàn cứ điểm này thì mới phá tan kế hoạch Nava.
b, Trình bày diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng
Điện Biên Phủ?
(5 điểm)
* Diễn biến:
(2 điểm)
Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt:
- Đợt 1 (13 đến 17/3/1954):Quân ta đánh phân khu phía bắc Him Lam, Độc lập,
Bản kéo và giành thắng lợi.
- Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1945): Quân ta tấn công các cứ điểm ở phân khu trung tâm
A1, C1, D1, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.
- Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954): Quân ta Tổng công kích và giành thắng lợi.
*Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắnng Điện Biên Phủ.(1,5 điểm)
- Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra
quyết tâm và cách đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Công cuộc chuẩn bị cho chiến đấu chu đáo.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta.
* Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.
(1,5 điểm)
- Đánh bại kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh: ta có điều kiện để giành thắng lợi hoàn
toàn, địch có nguy cơ bị tiêu diệt và thất bại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao, khiến cho PhápMĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc chúng phải đàm phán với ta và kí hiệp định
Giơnevơ.
- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chông chủ nghĩa đế quốc giải
phóng dân tộc.
- Báo hiệu sự mở đầu sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

Câu 4 (3 điểm)
Những điều kiện nào dẫn đến việc kí Hiệp định Giơnevơ 1954? Nội dung cơ
bản và ý nghĩa của hiệp đinh Giơnevơ?
* Những điều kiện nào dẫn đến kí hiệp định Giơnevơ?
(1 điểm)
- Do thất bại của thực dân Pháp trong quá trình tiến hành xâm lược Đông Dương
với đỉnh cao là sự phá sản của kế hoạch Nava.
- Do thắng lợi của ta trong việc đánh bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của
Pháp với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời do thiện chí hoà bình của ta
trong việc sẵn sàng thương lượng để kết thúc chiến tranh.
2


- Do sáng kiến của Liên Xô trong việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ để bàn về chấm
dứt chiến tranh , lập lại hoà bình ở Đông Dương.
* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ.
(1 điểm)
- Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Hai bên ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Việt Nam sẽ tổng tuyển cử sau 2 năm.
* Ý nghĩa lịch sữ của Hiệp định Giơnevơ. (1 điểm)
- Buột Pháp phải rút quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng
chiến tranh.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và chuyển sang Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa.
B. Lịch sử thế giới (6 điểm)
Trình bày sự phát trtiển “ thần kì “ của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai? Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển đó?
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là một nước bại trận, nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề. ( Cho số liệu chứng minh).

(1điểm)
- Bước sang nhưng năm 60, nền kinh tế Nhật đạt được bước phát triển thần kì, vượt
qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ 2 thế giới tư bản chủ nghĩa. ( số liệu). (1,5
điểm)
- Từ những năm 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chúnh
thế giới. Dự trữ vàng và ngoại tệ vượt qua Mĩ. Hàng hoá Nhật Bản len lỏi, cạnh tranh
khắp các thị trường thế giới.
(2 điểm)
- Nguyên nhân của sự phát triển: (1,5 điểm)
+ Nhờ tận dụng được cơ hội ( Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam).
+ Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại.
+ Tiến hành các cải cách dân chủ.

KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9

Thêi gian: 120 phót (kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò)
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)
Thực chất của phong trào “Cần Vương” là gì? Vì sao “Chiếu Cần Vương” thúc
đẩy phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ
XIX ?
Câu 2: (2 điểm)
Những nét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các mặt:
Mục tiêu đấu tranh, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh ?
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (7 điểm)
3



Câu 1: (4 điểm)
Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau
chiến tranh? Từ đó, em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước ?
Câu 2: (3 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực Tây Âu? Quá trình liên kết diễn ra như
thế nào ?
Híng dÉn chÊm thi häc sinh giái n¨m häc 2007- 2008
M«n lÞch sö líp 9
I. LỊCH SỬ VIỆT NAM:

Câu 1: (1 điểm)
+ Thực chất của phong trào “Cần Vương” là giúp vua cứu nước, đây là phong trào đấu
tranh của nhân dân chống ngoại xâm, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước (Hàm Nghi).
(0,5 điểm)
+ Vì “chiếu Cần Vương” thể hiện việc gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của
dân tộc, phục vụ dân tộc nên được nhân dân tích cực hưởng ứng. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
+ Mục tiêu đấu tranh: vừa nhằm giải phóng dân tộc, vừa nhằm mang lại những quyền lợi
dân chủ cho nhân dân. (0,5 điểm)
+Thành phần lãnh đạo: Vẫn là những nhà nho yêu nước, những sĩ phu tiến bộ nhưng đã
bắt đầu tiếp nhận tư tưởng mới: tư tưởng tư sản. (0,5 điểm)
+ Hình thức đấu tranh: Những họat động bí mật như lập hội, xuất dương cầu học, hay
công khai như lập trường học, xuất bản sách báo, diễn thuyết, biểu tình, kinh doanh công
thương nghiệp…(1 điểm)
II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:

Câu 1: (4 điểm)
*Nguyên nhân:
- Khách quan: (1 điểm)

+ Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật
- Chủ quan: (2 điểm)
+ Truyền thống văn hoá, giáo dục của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến
bộ của thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc của dân tộc.
+ Hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt
thời cơ…
+ Con người Nhật bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao
kỷ luật, biết tiết kiệm…
*Bài học kinh nghiệm: (1 điểm)
+ Cần biết nắm bắt, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật.
+ Tranh thủ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
+ Biết thay đổi cơ chế, cách quản lý cho phù hợp với tình hình.
+ Chú trọng giáo dục và đào tạo con người…
4


Câu 2: (3 điểm)
*Nguyên nhân: (1 điểm)
+ Có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm, từ lâu đã có
mối quan hệ mật thiết.
+ Nhằm hình thành một thị trường chung, có chính sách thống nhất trong nhiều lĩnh vực,
mở rộng thị trường…
+ Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
*Quá trình liên kết: (2 điểm)
+ Lúc đầu là liên kết giữa một số nước trong một số lĩnh vực: 6 nước thành lập cộng
đồng Than-Thép châu Âu (1951) rồi Cộng đồng Nguyên tử châu Âu (1957) và sau đó là Cộng
đồng Kinh tế châu Âu (1957).
+ Các cộng đồng này sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu.

+ Năm 1991 thành lập Liên minh châu Âu, liên minh cả về kinh tế và chính trị.
+ Từ 6 nước (1951) thành 15 nước (1999) rồi thành 25 nước (2004).

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm học 2007 - 2008
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm)
Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
theo các tiêu chí sau:
Xu hướng

Chủ
trương

Biện
pháp

Khả năng
thực hiện

Tác
dụng

Hạn
chế

Bạo động của Phan Bội Châu
Cải cách của Phan Chu Trinh
Phần II: Lịch sử thế giới (6 điểm)

Câu 1: ( 4 điểm) Hãy chứng minh sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản từ những năm 70 của
thế kỷ XX và nguyên nhân của sự phát triển đó.
Câu 2: (2 điểm) Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa
giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba

(26/7/1953) đã mở ra một

----------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Phần I: Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm)
Yêu cầu thí sinh lập bảng so sánh và nêu được các ý sau:
Xu hướng

Chủ trương

Biện pháp

Khả năng
thực hiện

Tác dụng

Hạn chế

Bạo động


Đánh Pháp,

Xây dựng lại lực

Chủ trương

Khuấy động

ý đồ cần viện

5


của Phan
Bội Châu

giành độc lập
dân tộc, xây
dựng xã hội
tiến bộ về kinh
tế, chính trị, xã
hội, văn hóa.

lượng kết hiợp
với cầu viện Nhật
Bản.

cần viện Nhật
Bản là khó có
khả năng thực

hiện được.

lòng yêu
nước, cố vũ
tinh thần dân
tộc.

Nhật Bản là sai
lầm, nguy
hiểm.

Cải cách
của Phan
Chu Trinh

Vận động cải
cách trong
nước, mở
ngành công
thương nghiệp
tự cường.

- Mở trường học.

Không thể
thực hiện
được vì trái
với đường lối
của Pháp.


- Cổ vũ tinh
thần học tập
tự cường.

Biện pháp cải
lương, xu
hướng bắt tay
với Pháp.

- Đề nghị thực
dân Pháp chấn
chỉnh lại chế độ
phong kiến giúp
Việt Nam tiến bộ.

- Giáo dục tư
tưởng chống
các hủ tục
phong kiến.

Phần II: Lịch sử thế giới (6 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm) Yêu cầu bài làm nêu được các ý sau:
* Hoàn cảnh trước khi phát triển: 0,5 điểm.
* Thành tựu: 2 điểm;
- Vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ).
- Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- Số liệu chứng minh:
+ Tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ (830 tỷ USD)
+ Thu nhập bình quân đầu người đứng thư hai thế giới, sau Thụy Sĩ (23.796 USD).
+ Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao: Từ 13,5% đến 15%.

+ Nông nghiệp: Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực và 2/3 nhu cầu thịt sữa trong nước.
+ Sản lượng đánh bắt cá đứng thứ hai thế giới, sau Pê - ru.
* Nguyên nhân phát triển: (1,5 điểm)
- Truyền thống văn hóa, gióa dục lâu đời của nguowif Nhật, áp dụng thành công khoa học –
kỹ thuật.
- Hệ thống quản lý có hiệu quả của các công ti, xí nghiệp Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, nắm thời cơ và sự
cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vuơn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và
coi trọng tiết kiệm.
Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu trả lời được các ý sau:
- Vì nó đã làm thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo. (0,75 điểm).
- Vì một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới - trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường đã ra đời sau
sự kiện Môn - ca - đa. (0,75 điểm).
- Kết quả: Nhân dân Cu Ba đã lật đổ được chế độ độc tài Batixta (1/1/1959) (1,0 điểm).
---------------------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Lịch sử lớp 9
Năm học : 2007-2008
6


Phần I:Trắc nghiệm:
Câu 1 : (4điểm) Trình bày các xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu
thế kỉ XX:
Các nội dung

Xu hướng cứu nước cuối thế
kỉ XIX


Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XX

Mục đích , mục tiêu
Thành phần lãnh đạo
Phương thức hoạt động
Tổ chức
Lực lượng tham gia

Câu 2 : (5 điểm)
Kẻ bảng và điền nội dung cho đúng sự kiện hoặc niên đại:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Niên đại
939
968
1009
1226
1400


Sự kiện

Nhà Lê thành lập
Nhà Mạc thành lập
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Nhà Nguyễn thành lập
Thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Phần II : Tự luận :
Câu 1/ : (6điểm)
Hãy nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay? Tại sao nói : “Hòa bình, ổn định và hợp
tác, phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ?
Câu 2/: (5 điểm)
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã diễn ra
như thế nào ?

ĐÁP ÁN
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9- kì thi học sinh giỏi
Phần I : Trắc nghiệm: (9đ)
Câu 1: (4đ) : Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX:
Các nội dung
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
XIX
Mục đích,
Đánh Pháp, giành độc lập dân
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc kết
mục tiêu
tộc, xây dựng lại chế độ phong
hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế

kiến
độ quân chủ lập hiến và dân chủ cộng
hoà(Tư sản)
Thành phần
Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con
lãnh đạo
nước
đường tư sản hoá.
Phương thức
Vũ trang
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận
hoạt động
động cải cách xã hội, kết hợp lực
lượng bên trong và bên ngoài.
Tổ chức
Theo lề lối phong kiến
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức
chính trị sơ khai
Lực lượng
Đông, nhưng hạn chế
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần
tham gia
xã hội

7


Câu 2: (5đ) :Kẻ bảng và điền nội dung cho đúng nội dung sự kiện, niên đại
(Phần in đậm là phần thí sinh phải điền vào)
STT

Niên đại
Sự kiện
1
939
Ngô Quyền xưng vương
2
968
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi
3
1009
Nhà Lý thành lập
4
1226
Nhà Trần thành lập
5
1400
Nhà Hồ thành lập
6
1428
Nhà Lê thành lập
7
1527
Nhà Mạc thàmh lập
8
1771
Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
9
1802
Nhà Nguyễn thành lập
10

2/9/1945
Thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà
Phần II: Tự luận (11đ)
Câu 1: (6đ)
+ Xu thế chính:
-Sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực, nhiều trung tâm
(1đ)
-Quan hệ giữa các nước lớn đần chuyển sang xu thế hoà hoãn, thoả hiệp
(1đ)
-Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm
(1đ)
-Tuy nhiên hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển là xu thế chung của thế giới ngày nay nhưng ở
nhiều khu vực vẫn nổ ra nội chiến và xung đột kéo dài do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, sắc
tộc hoặc tranh chấp lãnh thổ. Mặc khác nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và li khai cũng đang đe doạ
tình hình an ninh của nhiều nước.
(1đ)
+ “Hoà bình, ổn định và hợp tác, phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc:
-Vì từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội
thuận lợi, trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác tham gia các liên minh kinh
tế khu vực, bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học- kĩ thuật của
thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triể đất nước.
(0,75đ)
-Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về
kinh tế, trình độ dân trí và nguồn nhân lực còn hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới;
việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và
sự kết hợp hài hoà giữa các yêu tố truyền thống và hiện đại...
Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế-xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được
thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối

chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế- xã hôị
của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách đường lối phù hợp, nhờ đó
đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
(1,25đ)
Câu 2: (5đ)
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu:
- Từ đầu những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng
kinh tế và chính trị
(0,5đ)
- Sản xuất nông nghiệp giảm sút, buôn bán với nước ngoài giảm, nợ nước ngoài tăng lên
(0,5đ)
8


- Các cuộc đình công của công nhân kéo dài
(0,5đ)
- Chính phủ nhiều nước ở Đông Âu đã đàn áp phong trào quần chúng nhưng lại không đề ra các cải
cách
(0,5đ)
- Từ cuối năm 1988 khủng hoảng lên đến đỉnh cao
(0,5đ)
- Quần chúng mít tinh đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị
(0,5đ)
- Lợi dụng thời cơ và được sự tiếp sức của các nước đế quốc bên ngoài, các thế lực chống xã hội chủ
nghĩa ra sức kích động
(0,5đ)
- Lãnh đạo các nước Đông Âu phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thực hiện đa
nguyên chính trị

(0,5đ)
- Kết quả của tổng tuyển cử tự do là các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng thế lên nắm chính quyền
(0,5đ)
- Đến năm 1989 chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở Đông Âu (0,5đ)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ -LỚP 9
THỜI GIAN:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(2điểm)Hãy so sánh phong trào cần vương với phong trào yên thế, rút ra điểm
giống nhau và khác nhau?
Câu 2:(3điểm ) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? Nêu những hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp và Liên Xô trong thời gian từ năm 1919 đến 1924?
Câu 3:(1.5điểm) Nết nổi bậc nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?
Câu 4:(1,5điểm) Taị sao nói sau cách mạng tháng tám nước ta đúng trước tình thế
“Ngàn cân treo sợi tóc’’.?
Câu 5:(2điểm) Kế hoạch NAVA của Pháp như thế nào? Theo em kế hoạch đó nguy
hiểm ra sao?
.............................

Câu 1

Câu 2

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
Điểm giống nhau và khác nhau:
 Giống nhau:
o Đều là các cuộc đấu tranh chống Pháp.
o Được nhân dân ủng hộ.
o Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ.

o Tinh thần kiên cường bất khuất của chỉ huy và nghĩa
quân.
o Kết quả đều bị thất bại.
 Khác nhau:
o Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa.
o Thành phần lãnh đạo.
o Thời gian tồn tại.
o Thấy được các cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra đều bị
9

ĐIỂM
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


Câu 3

Câu 4

Câu 5

thất bại.
o Con đường cứu nước các bậc tiền bối chưa đạt kết

quả.
o Lòng yêu nước thương dân, căm thù quân xâm lược.
o Cần phải có con đường cứu nước mới phù hợp.
 Hoạt động tại Pháp:
o Ngày 18/6/1919 gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu
sách của nhân dân An Nam.
o Tháng 7/1920 đọc luận cương về dân tộc và thuộc
địa của Lê nin.
o Tháng 12/1920 tham gia Đại hội Đảng Cộng Sản
Pháp.
o Năm 1921 sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
o Năm 1922 sáng lập ra báo Người cùng khổ và nhiều
tờ báo khác.
 Hoạt động tại Liên Xô:
o Tháng 6/1923 dự Hội nghị quốc tế nông dân.
o Năm 1924 dự Đại hôi V quốc tế cộng sản.
o Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự
ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nét nổi bật của châu Âu:
o Năm 1944 kinh tế giảm sút và con nợ của Mĩ.
o Năm 1948 16 nước nhận viện trợ của Mĩ theo kế
hoạch Mác san.
o Các nước Tây Âu lệ thuộc vào Mĩ.
o Các mước tiến hành xâm lược thuộc địa đều thất bại.
o Thời kì “chiến tranh lạnh”, gia nhập khối quân sự
NATO chống lại Xã hội chủ nghĩa.
o Nước Đức phân hóa theo hai con đường.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta gặp muôn vàn
khó khăn thử thách.
o Quân sự

o Chính trị
o Kinh tế tài chính
o Văn hóa giáo dục
o Chưa bao giờ trên đất nước có nhiều giặc ngoại xâm
như lúc này.
o Cho nên nước ta nằm trong tình trạng “ngàn cân treo
sợi tóc”
Kế hoạch Nava:
o Pháp – Mĩ định xoay chuyển cục diện chiến tranh.
o Hi vọng 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng.
o Bước 1: năm 1953 – 1954 giữ chiến lược phòng ngự
miền Bắc. Tiến công chiến lược miền Nam.
10

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,3
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,25
0,25
0,25


o Bước 2: Thu Đông 1954 tiến công chiến lược miền 0,25
Bắc. Kết thúc chiến tranh.
 Nguy hiểm:
o Về phía Pháp: kế hoạch này phiêu lưu, mạo hiểm vì 0,5
chúng không thể khắc phục được giữa phân tán và
tập trung.
o Về phía ta: đây là một khó khăn thử thách lớn đòi hỏi 0,5
ta phải có chủ trương sáng suốt và quyết tâm cao.

11



×