Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đẩy mạnh hoạt động marketing - Mix tại Công ty thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.35 KB, 11 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới
đề tài luận văn của tôi bao gồm các luận văn trong nước, một số bài báo nghiên cứu trong
và ngoài nước. Tóm tắt các nghiên cứu này được trình bày trong chương I của luận văn.
Sau khi ngiên cứu các công trình ngiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của
mình có một số vấn đề giải quyết và một số vấn đề còn tồn tại như sau:
 Đánh giá Marketing-Mix với những khía cạnh khác nhau tuy nhiên chưa đi sâu
vào lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế bán lẻ.
 Đã nghiên cứu đánh giá của khách hàng với các mẫu nhưng chưa đưa ra được
một mẫu phù hợp và nghiên cứu sâu sắc cụ thể của khách hàng đối với từng dòng sản
phẩm với mức độ khác nhau
 Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix đưa ra chưa gắn với kết quả nghiên
cứu và không sử dụng kết quả nghiên cứu để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện trong các
giải pháp
Do vậy, luận văn tiếp tục tiến hành nghiên cứu về Marketing-Mix để đánh giá hoạt
động Marketing-Mix, hoàn thiện hệ thống Marketing-Mix với mong muốn khắc phục
những hạn chế đó để hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu và tìm ra giải pháp có thể vận dụng
vào thực tiễn tại Công ty TNHH thiết bị CSYT đại gia đình Phương Đông.
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING-MIX TẠI DOANH
NGHIỆP KINH DOANH THƢƠNG MẠI
2.1. Khái niệm chung về Marketing và Marketing-Mix
Marketing được sử dụng để nhận diện và tìm kiếm khách hàng, đáp ứng các khách
hàng và giữ chân khách hàng. Theo quan điểm quản trị doanh nghiệp, Marketing là một
dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của họ thông
qua trao đổi về một loại sản phẩm–dịch vụ nào đó trên thị trường.
Marketing gồm bốn yếu tố hiện được biết đến như là Marketing 4P bao gồm Sản
phẩm, Giá cả, Khuyến mại, Địa điểm. Công thức truyền thống của 4P là: sản phẩm, giá



cả, phân phối và xúc tiến. Đối với tư duy Marketing-Mix hiện nay, các nhà Marketing tự
quyết định về thành phần Marketing-Mix cho phù hợp với công ty của họ. Đối với đối
tượng nghiên cứu là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hai bộ phận của MarketingMix là Quy trình (Process) và Con người (People) cần được nghiên cứu, phân tích thêm
cho mô hình truyền thống 4 P.
2.2. Marketing-Mix trong doanh nghiệp và đặc điểm của chúng trong các doanh
nghiệp thƣơng mại
2.2.1. Sản phẩm
Yếu tố hàng hóa là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng nhất của MarketingMix. Theo Kotler, Hàng hóa là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong
muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích là thu hút sự chú ý, mua sử dụng
hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức,
thông tin và ý tưởng1.
Hàng hóa phân loại thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo các tiêu chí lựa chọn
như: theo độ bền (hàng hóa ngắn hạn, hàng hóa lâu bền, dịch vụ), theo tiêu dùng (hàng
hóa thường này, hàng có lựa chọn, hàng theo nhu cầu đặc biệt, hàng hóa theo nhu cầu thụ
động).
Chu kỳ sống sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian mà sản
phẩm tồn tại trên thị trường, thường được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn tung ra thị
trường, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa, giai đoạn chín muồi.
Các quyết định về sản phẩm:
Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu.
Quyết định về bao gói
Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm.
2.2.2. Giá sản phẩm
Có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau được doanh nghiệp áp dụng như:
định giá dựa vào chi phí, định giá theo giá trị cảm nhận, định giá theo mức giá hiện hành
hay định giá cạnh tranh, định giá đấu thầu, định giá dựa vào chi phí và định giá theo mức
giá hiện hành hay định giá theo mức giá cạnh tranh.
Các chính sách giá

1 Marketing


căn bản 2007


Chính sách giá có thể điều chỉnh tùy vào những tác động của môi trường xung
quanh như xác định giá cho sản phẩm mới, danh mục hàng hóa, định giá theo nguyên tắc
địa lý, giá chiết khấu và bù trừ, xác định giá để kích thích tiêu thụ và định giá phân biệt
Đối với giá cho sản phẩm mới có thể áp dụng chính sách giá “hớt váng sữa” hoặc
chính sách “Bám chắc thị trường”. Chính sách giá “hớt váng sữa” thường áp dụng cho
đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó. Khi mức tiêu thụ giảm
xuống, có thể giảm giá để thu hút những khách hàng vốn nhạy cảm về giá.
Chính sách giá áp dụng cho danh mục sản phẩm Trong trường hợp doanh nghiệp
xây dựng một hệ thống giá đảm bảo thu lợi nhuận tối đa cho toàn bộ danh mục hàng hóa.
2.2.3. Phân phối sản phẩm
Việc lựa chọn kênh phải dựa vào các căn cứ như mục tiêu của kênh, khách hàng
của kênh, sản phẩm, trung gian thương mại, kênh của đối thủ cạnh tranh, nguồn lực
doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Dù lựa chọn kênh phân phối
như thế nào cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
 Phù hợp với tính chất của sản phẩm
 Tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản
phẩm dễ dàng
 Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh
 Các kênh phân phối phải đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập
mối quan hệ bền vững với các trung gian.
Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá hoạt động của những người phân phối
để đảm bảo những người phân phối đang hoạt động tốt và có kế hoạch nhằm thay đổi và
phát triển kênh phân phối của mình.
2.2.4. Xúc tiến bán hàng
Marketing hiện đại đòi hỏi rất nhiều nội dung đảm bảo kinh doanh tốt, chứ không chỉ
đơn giản là tạo ra hàng hóa tốt, định giá cả hấp dẫn và đảm bảo cho những người tiêu dùng

mục tiêu có thể tiếp cận hàng hóa. Các công ty còn cần phải thông tin tới các khách hàng của
mình. Các công cụ này có thể chia thành 5 loại như sau: Quảng cáo, Khuyến mại, Quan hệ
công chúng, Lực lượng bán hàng, Marketing trực tiếp
2.2.5. Con ngƣời
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra tác động của con người trong hoạt động Marketing của
doanh nghiệp trên 4 nhóm: người liên lạc, người cải biên, người tác động và những nhà biệt
lập. Tuy nhiên không phải lúc nào các bộ phận cũng có sự phối hợp nhịp nhàng mà luôn tồn tại


những mâu thuẫn như Mâu thuẫn giữa khả năng con người và vai trò của họ trong công ty,
mâu thuẫn về sự kiểm soát trong việc chuyển giao sản phẩm, mâu thuẫn giữa vai trò và vị trí
của kỳ vọng của vị trí…Các mâu thuẫn này có thể giải quyết bằng việc nghiên cứu tâm lý để
đưa ra biện pháp thích hợp tác động tới tâm lý, nắm bớt những nhu cầu thông tin của khách
hàng và hướng nhu cầu này phù hợp với khả năng cung ứng, đề ra những chiến lược giải quyết
mâu thuẫn bắt đầu từ sự nhận thức, đãi ngộ của nhân viên, thường xuyên có khóa đào tạo, bổ
sung kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp…
2.2.6. Quy trình
Quy trình thực hiện phải được thiết kế rõ ràng, tổ chức hợp lý giữa các khâu, tránh
trùng lặp, yêu cầu của khách hàng phải được đáp ứng một cách nhanh chóng, đạt chất
lượng đã đề ra và giảm thiểu sự phiền hà cho khách hàng. Quy trình chính xác sẽ phụ
thuộc vào thị trường mục tiêu lựa chọn vào các quyết định đã đưa và nhu cầu khách hàng.
Một số vấn đề về quy trình cần được đầu tư như:
 Áp dụng các tiêu chuẩn về quốc tế như ISO,… nhằm chuẩn hóa qui trình và tăng
hiệu quả cung cấp sản phẩm ra thị trường
 Cải tiến rút ngắn qui trình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng như
qui trình đặt hàng
 Đầu tư công nghệ, thiết bị công nghệ mới, thải hồi thiết bị, y tế công cộng
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MARKETING-MIX TẠI CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ CHĂM SÓC Y TẾ ĐẠI GIA ĐÌNH PHƢƠNG ĐÔNG
3.1. Giới thiệu chung về Công ty TBCS y tế Đại gia đình Phƣơng Đông

3.1.1. Giới thiệu chung
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương
Đông (tiền thân là Công ty thiết bị y tế Phương Đông- gọi tắt thành công ty Maxcare)
được thành lập ngày 20/04/2008 Với vốn điều lệ là 2,000,000,000đ. Công hoạt động
trong lĩnh vực phân phối thiết bị y tế. Maxcare là một trong các công ty cung cấp các
thiết bị y tế tại Việt Nam, là đại diện chính thức cho nhiều hãng sản xuất thiết bị y tế trên
thế giới.
3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong 5 năm hoạt động, Công ty đã đạt được một số thành tựu về doanh thu, tài
chính, hiệu quả kinh doanh cũng như tăng thu nhập cho người lao động: Doanh thu
không đồng đều qua các năm: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các năm 2011 và 2012


lại giảm so với các năm trước đây, tương ứng là -19% và -13%. Tuy nhiên, trong 9 tháng
đầu năm 2012, công ty vẫn đạt 86% kế hoạch. Lợi nhuận từ năm 2008-2012 có biến động
tuy nhiên thay đổi không nhiều. Số lượng lao động của công ty từ năm 2008-2012 dao
động trong khoảng từ 100-159 lao động. Nhìn chung, 3 năm trở lại đây, thu nhập của lao
động nằm trong khoảng 3 triệu đồng/tháng.
3.2. Thực trạng thực hiện hệ thống Marketing-Mix tại Công ty
3.2.1. Sản phẩm
Các danh mục sản phẩm mà công ty cung cấp bao gồm: Thiết bị y tế bệnh viện,
thiết bị y tế gia đình, thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình, các thiết bị đồ dùng, đồ chơi
cho Mẹ và Bé, danh mục các thiết bị sản phẩm dịch vụ khác
Đối thủ cạnh tranh chính là Công ty TBYT Minh Tâm, Công ty TNHH Thương
mại Thoại Phát, Công ty TBYT MED-AID, Công ty TB chăm sóc sức khoẻ Việt
Chu kỳ sống của sản phẩm
Dựa vào các nghiên cứu của phòng Marketing và các chỉ dẫn của bên nhà sản
xuất, công ty Phương Đông cũng dựa vào các kết quả này để tìm phương hướng cho việc
phân phối các sản phẩm. Theo nghiên cứu, các sản phẩm có vòng đời tương đối lâu từ 510 năm, chủ yếu khi phân phối tại Việt Nam thì các sản phẩm này đã bắt đầu đi từ giai
đoạn phát triển đến bão hòa. Thực tế, công ty Phương Đông thường xuyên cập nhật các

thiết bị y tế mới đảm bảo yêu cầu của thị trường, sau khoảng 2 năm lại có 20% thiết bị
được đổi mới, và đổi mới theo sự thay đổi của hãng sản xuất.
Quyết định về sản phẩm
Hiện tại doanh nghiệp thực hiện chính sách tập trung vào các sản phẩm sẵn có,
không phát triển thêm sản phẩm mới. Mỗi chủng loại hàng hóa hiện tại chưa có người
quản lý và phát triển riêng cho từng nhãn hiện khiến việc Marketing và phát triển sản
phẩm không có chiến lược rõ ràng, không có quyết định rõ ràng liên quan tới danh mục
sản phẩm, bề rộng của chủng loại hàng hóa và mặt hàng tiêu biểu cho mỗi chủng loại đó.
Về quyết định gắn nhãn hiệu,công ty phân phối lại sản phẩm của các nhà sản xuất
khác thường sử dụng luôn thương hiệu của hãng để phân phối sản phẩm. Về bao gói, các
sản phẩm đã được đóng gói phù hợp đảm bảo thuận tiện trong quá trình bốc xếp, vận
chuyển.
3.2.2. Giá sản phẩm


Công ty chỉ áp dụng 2 chính sách định giá là định giá dựa vào chi phí và dựa vào
giá của đối thủ cạnh tranh. Giá cả của đối thủ cạnh tranh làm cơ sở so sánh để xây dựng
chính sách giá cho sản phẩm.
Các quyết định về giá cho sản phẩm
Thị trường công ty trải rộng ra 3 vùng miền: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.
Sản phẩm công ty bán cho các đại lý cấp 1 tại kho có cùng mức giá. Tuy nhiên tùy theo
đơn hàng công ty có mức chính sách hỗ trợ cho các đại lý với mức hỗ trợ khác nhau theo
tiền vận chuyển.
Công ty đang áp dụng mức giá cho từng đối tượng khách hàng tùy theo mỗi danh
mục và chủng loại sản phẩm. Mỗi chủng loại sản phẩm và sản phẩm đặc trưng sẽ có mức
chiết khấu khác nhau. Công ty áp dụng chính sách chiết khấu đối với đại lý theo từng địa
bàn đã giúp hài hòa lợi ích giữa đại lý và công ty, do đó đại lý sẽ nhận được nhiều hơn
mức chiết khấu, tạo điều kiện đại lý tư vấn, tiếp thị những tính năng, ưu điểm của sản
phẩm với khách hàng.
3.2.3. Hoạt động Phân phối

Hiện tại kênh phân phối của Maxcare có 4 kênh:
Kênh 1: Sản phẩm của công ty được giới thiệu tới người tiêu dùng thông qua hệ
thống showroom, cửa hàng, trung tâm thương mại trên toàn quốc
Kênh 2: Sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua đại lý cấp 1 và cấp 2 của
công ty
Kênh 3: Sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng thông qua đại lý bán hàng của
công ty trong cả nước.
Kênh 4: Công ty sử dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm của
mình.
Các kênh phân phối của công ty chỉ bao gồm 4 kênh phân phối chính. Để hỗ trợ
cho các kênh phân phối, công ty có áp dụng các hình thức hỗ trợ vận chuyển tuy nhiên
chưa đảm bảo việc vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng, tiện lợi cho các đại lý khiến
tốn kém chi phí cho khách hàng. Tóm lại, việc sử dụng các kênh phân phối trên là khá
hợp lý.
3.2.4. Hoạt động Xúc tiến
Quảng cáo


Khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến chiếm khoảng 3,82% - 4,89% doanh thu.
Với sự đầu tư cho hoạt động quảng cáo như vậy đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
Khuyến mại
Chương trình khuyến mại của công ty được áp dụng theo từng tháng và thay đổi
tuỳ theo từng thời điểm. Chương trình lớn thường được áp dụng là chương trình khuyến
mại Đón xuân mở đầu cho các chương trình khuyến mại trong năm. Tiếp theo là chương
trình chào mừng ngày giải phóng Miền Nam và quốc tế Lao Động bắt đầu từ ngày 1.4
đến ngày 30.5 hàng năm với chương trình giảm giá lớn. Cuối năm là đợt hàng giảm giá
cuối năm đồng loạt các sản phẩm.
Quan hệ công chúng
Để tăng cường mối quan hệ với các nhà quản lý, các tổ chức, đối tác và gián tiếp

quảng bá thương hiệu, năm 2010 và 2011 công ty đã tham gia tài trợ cho nhiều chương
trình.
Lực lượng bán hàng
Đội ngũ nhân viên bán hàng có trách nhiệm trực tiếp giúp tiếp thị, quảng bá sản
phẩm tới công ty, thường xuyên liên lạc để tìm hiểu quá trình sử dụng sản phẩm của
khách hàng, hỗ trợ khách hàng cần thiết và bán hàng. .
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực Marketing
Nhân sự mới được tuyển dụng khi có sự thay đổi nhu cầu nhân sự ở mỗi phòng
ban như có nhân viên nghỉ việc, thay đổi nhiệm vụ, mở rộng kinh doanh... Tất cả các
nhân viên được tuyển đều phải trải qua quá trình đào tạo và học việc. Đối với nhân viên
văn phòng, việc đào tạo và học việc này do các trưởng bộ phận giao việc và đào tạo. Đa
số các nhân viên được bố trí đúng ngành nghề được đào tạo. Tuy nhiên, việc đánh giá
công việc và tạo động lực cho nhân viên chưa được chú trọng. Việc đánh giá công việc
hiện nay chưa sử dụng các chỉ số để đo lường và chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả thực
sự của lao động đang làm việc tại công ty. Công ty hiện nay có đưa ra chính sách đãi ngộ
cho cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo hệ thống nhân sự được ổn định và tạo động lực
cho cán bộ công nhân viên.
3.2.6. Quy trình làm việc cho các bộ phận
Công ty bắt đầu xây dựng các quy trình của mình từ năm 2010. Các quy trình sẽ
được xem xét và ban giám đốc duyệt sao cho quy trình đấy đảm bảo thực hiện công việc
logic. Tuy nhiên sau thời gian 2 năm xây dựng, các qui trình đã có nhưng chưa được phổ


biến rộng rãi cho các phòng, hiện tại mới chỉ có một vài qui trình được xây dựng và thực
hiện như qui trình nhập khẩu hàng hóa, qui trình nhân sự, qui trình chăm sóc khách hàng,
quy trình lắp đặt và cài đặt được công khai và thực hiện. Các qui trình khác vẫn nằm
trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện.
Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống qui trình quá lâu, áp dụng không đồng bộ khiến
hoạt động của công ty bị chồng chéo. Nhất là phần phân bổ công việc chưa hợp lý, việc
kiểm nghiệm các mô hình chưa được tiến hành đầy đủ trước khi ban hành chính thức do

đó còn trùng lắp.
3.3. Đánh giá chung về những ƣu- nhƣợc điểm trong Marketing-Mix của Công ty và
những nguyên nhân của chúng
Sau những năm hoạt động, công ty Maxcare đã có được một số thành tựu tuy nhiên chưa
vẫn còn một số tồn tại chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
 Công ty chưa đầu tư nghiên cứu, phân tích kĩ và bài bản các sản phẩm của nhà
sản xuất do đó có những sản phẩm chưa phù hợp với thị trường Việt Nam.
 Giá cả của đầu nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường thường xuyên bị biến
động khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc định giá sản phẩm.
 Chính sách giá cả của công ty chưa phù hợp
 Việc bố trí nhân lực của công ty vào khâu phân phối còn quá ít.
 Kênh phân phối của công ty hiện nay còn quá mỏng
 Các chương trình xúc tiến bán hàng, chương trình quảng cáo
 Một số nhân viên còn ỷ lại, không chủ động trong công việc
 Tình hình cạnh tranh trên thị trường nói chung và trong ngành TBYT nói
chung ngày càng gay gắt.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TBCS Y TẾ ĐẠI GIA ĐÌNH PHƢƠNG
ĐÔNG
4.1. Định hƣớng phát triển của công ty thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phƣơng
Đông
Định hƣớng sản xuất kinh doanh
Mục tiêu về thị trường: tới năm 2017 thị phần thị trường Hà Nội là khoảng 45% và
mở rộng sang một số vùng phát triển khác như Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thái
bình…


Mục tiêu về kinh doanh: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong việc
phân phối bán lẻ thiết bị y tế gia đình tại Hà Nội.
Định hƣớng và các mục tiêu phát triển Marketing – Mix

 Thành lập đội nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đánh giá về sản phẩm đảm
bảo việc đa dạng hoá sản phẩm hợp lý.
 Cập nhật giá của đối thủ cạnh tranh đảm bảo mức giá của sản phẩm chênh lệch
không quá 10% so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường.
 Tăng cường quảng cáo, tiếp thị để quảng cáo thương hiệu Maxcare đến với
người tiêu dùng.
 Tăng cường quản lý hệ thống phân phối, mở rộng hệ thống phân phối.
 Đánh giá nhân lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hạn chế
tối đa khâu trung gian
 Đến hết năm 2013 xây dựng và hoàn thành chạy thử nghiệm các qui trình cho
toàn bộ các phòng ban và chạy thực tế vào năm 2014
4.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing – Mix
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch Marketing
Để thực hiện được việc lập kế hoạch Marketing công ty Maxcare cần triển khai
các hoạt động sau:
Thứ nhất, Đổi mới và nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên
Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống mục tiêu Marketing của công ty.
Thứ ba, Xác định các kế hoạch Marketing cần đưa ra
Thứ tư, triển khai thực hiện kế hoạch Marketing.
Thứ năm, Đánh giá kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Marketing.
4.2.2. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động Marketing của Công ty TBCS YT Đại gia
đình Phƣơng Đông
4.2.2.1. Hoàn thiện sản phẩm và các quyết định về sản phẩm
Thứ nhất, Mở rộng nguồn hàng và đảm bảo nguồn hàng chất lượng cao ổn định:
Tìm kiếm nhà phân phối và sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu người tiêu
dùng.
Thứ 2, Nghiên cứu và nâng cao chất lượng thiết bị y tế bắt kịp các cải tiến công
nghệ
Thứ 3, Quyết định về danh mục sản phẩm cho phù hợp với thị trường và nguồn lực
kinh doanh của doanh nghiệp



Thứ 4, Đầu tư cho phát triển thương hiệu
Thứ 5, Củng cố lại chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng
4.2.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên cơ sở áp dụng các giải pháp giảm
chi phí kinh doanh và thay đổi quyết định về giá
Giá cho sản phẩm của công ty phải nhằm mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá,
thông qua vịêc thúc đẩy bán hàng mà công ty có thể chiếm lĩnh được thị trường đồng thời
có nghiên cứu tổng thể về nhu cầu phản ứng của khách hàng về giá các mặt hàng phản
ứng của công ty. Từ đó công ty đưa ra mức giá tối ưu cho các sản phẩm của mình.
Thứ nhất, cắt giảm một số chi phí làm giảm tỉ trọng của chúng trong tính giá thành.
Thứ hai, Thay đổi các quyết định và chính sách giá phù hợp với các đối tượng
khách hàng.
4.2.2.3. Tăng cƣờng Quản trị kênh phân phối sản phẩm thiết bị y tế
Thứ nhất, hoàn thiện và phát triển mạng lưới phân phối.
Thứ hai, đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên. Việc đánh giá này phải
được thực hiện đồng thời để đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời, chính xác.
Thứ ba, Khuyến khích hiệu quả hoạt động của các thành viên kênh
4.2.2.4. Hoàn thiện hoạt động Xúc tiến
Thứ nhất, Trên cơ sở sản phẩm và thị trường đã lựa chọn, công ty lựa chọn kênh
quảng cáo truyền thông phù hợp.
Thứ hai, Đối mới hoạt động khuyến mại.
Thứ ba, đẩy mạnh tiêu thụ thông qua bán hàng trực tiếp.
Thứ tư, Hoạt động Marekting trực tiếp như: gửi catalgoue, tờ rơi, fax,
vouche…Công ty nên đưa ra một kế hoạch tiếp cận với khách hàng phù hợp, với các
khách hàng, đại lý có tiềm năng cao.
4.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực
Thứ nhất, Đánh giá chất lượng đội ngũ
Thứ hai, Đào tạo nguồn nhân lực
Thứ ba, Kiểm soát việc thực hiện mục tiêu công việc bằng KPIs đồng bộ.

Thứ tư, Thay đổi chính sách đãi ngộ
Tóm lại, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để công ty có thể phân
phối tốt hơn các sản phẩm, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cần phải thực
hiện đồng thời các biện pháp trên.




×