Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.19 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NHƯ THẮNG

KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

Phản biện 1: ......................................................................
Phản biện 2: ......................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM ..................................................... 8
1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng và kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm ....................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng ............................................................. 11
1.1.2. Khái niệm kháng nghị giám đốc thẩm ................................................ 12
1.1.3. Khái niệm kháng nghị tái thẩm ........................................................... 13
1.2. Đặc điểm của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .................... 14
1.3. Mục đích, ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ..... 20
1.3.1. Mục đích của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......................... 20
3.1.2. Ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ............................. 21
1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật TTHS
Việt Nam về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm
1945 đến nay ........................................................................................ 22
1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
ban hành BLTTHS Việt Nam năm 1988............................................ 22
1.4.2. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về
kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................. 24
1.4.3. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về
kháng nghị tái thẩm ............................................................................. 28
1.5. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong luật TTHS một
số nước trên thế giới ........................................................................... 30

1.5.1. BLTTHS Liên bang Nga ..................................................................... 30
1.5.2. Luật TTHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ........................... 34
1.5.3. BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức ................................................... 36
Kết luận chương 1.......................................................................................... 41
Chương 2: THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM,
TÁI THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................................................. 42
2.1. Thực trạng pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .... 42
1


2.1.1. Kháng nghị giám đốc thẩm .................................................................. 42
2.1.2. Kháng nghị tái thẩm ............................................................................. 68
2.2. Thực tiễn thực thi kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ............ 79
2.2.1. Kết quả đạt được trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......... 79
2.2.2. Một số tồn tại trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm................ 82
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ................................................... 86
Kết luận chương 2.......................................................................................... 90
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VIỆT NAM VỀ
KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM ................... 92
3.1. Sự cần thiết, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật
về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm .......................................... 92
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm ....................................................................................... 92
3.1.2. Định hướng, nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm ....................................................................... 93
3.2. Hoàn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam về kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ........................................................... 95
3.3. Các giải pháp khác ........................................................................... 100

3.3.1. Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp ........... 100
3.3.2. Tăng cường giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm ..................... 101
3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị
giám đốc thẩm ..................................................................................... 102
3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao trình độ chuyên
môn, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm
công tác kháng nghị giám đốc thẩm ................................................. 103
3.3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt
là giữa Tòa án với VKS trong công tác kháng nghị giám đốc
thẩm...................................................................................................... 104
3.3.6. Nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân ................................ 104
Kết luận chương 3........................................................................................ 105
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 108

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm là một hoạt động để kiểm tra
lại tính hợp pháp, tính đúng đắn của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã
có HLPL. Từ đó, Tòa án cấp trên kịp thời sửa chữa, khắc phục những vi
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án và hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật. Vì thế, có thể nói kháng nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm trong TTHS có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo
cho việc giải quyết vụ án được đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong những năm qua vẫn
còn nhiều hạn chế như: chất lượng kháng nghị chưa cao, một số bản kháng
nghị không nêu được căn cứ kháng nghị nên phải rút kháng nghị hoặc

không được chấp nhận; việc kiểm tra bản án, quyết định đã có HLPL, cũng
như việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm chưa triệt để nên số lượng
vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn quá ít… Nguyên nhân
của tình trạng trên một phần là do quy định của BLTTHS liên quan đến
công tác này chưa thật sự phù hợp, chưa cụ thể, nên trong quá trình áp
dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vì thế, việc nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm
tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm, là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các quy định của BLTTHS về
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu lý luận, nhà khoa học pháp lý, luật gia và cán bộ thực tiễn. Đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, có một số công trình nghiên cứu chuyên
sâu về thủ tục giám đốc thẩm như: đề tài khoa học cấp Bộ của TANDTC,
“Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự”, do
Ths. Đinh Văn Quế chủ biên [37]; luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Thị
Thanh Mai, “Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” [30]... Một số
công trình chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp, có liên quan một phần đến quy
định về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được công bố trên các tạp
chí, báo chuyên ngành như: Vũ Gia Lâm, “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm trong BLTTHS năm 2003” [26]; Lê Kim Quế, “Một số vấn đề về
giám đốc thẩm hình sự” [40]; Nguyễn Văn Trượng, “Thực trạng thi hành
3


quy định của BLTTHS về phạm vi giám đốc thẩm và những vấn đề cần hoàn

thiện” [72]; Đinh Văn Quế, “Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo
BLTTHS năm 2003” [35]...
Qua nội dung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên cho thấy:
các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về giám đốc thẩm, tái thẩm
và có những kiến nghị, đề xuất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn.
Nhưng một số công trình có phạm vi nghiên cứu quá rộng, ngược lại một
số công trình chỉ nghiên cứu một số khía cạnh nhất định liên quan đến
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, một số vấn đề về mặt lý
luận liên quan đến công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được
làm rõ, cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Mặt khác, thực tiễn hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong
TTHS chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, một phần là do các quy định của
pháp luật TTHS liên quan đến vấn đề này còn nhiều bất cập, không còn
phù hợp trong tình hình hiện nay, cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học
của mình.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về những vấn
đề pháp lý cơ bản liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong
TTHS Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra một số vướng mắc, bất cập về mặt
lý luận và thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của những tồn tại đó và đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS về kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu của đề tài là các quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2003 về kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và thực tiễn công tác kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê hình sự;
nghiên cứu thực tiễn công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm... để làm
luận chứng cho các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về
4


lý luận kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong khoa học luật TTHS
Việt Nam. Qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của
pháp luật hiện hành, để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định
của BLTTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu khoa học. Những đề xuất, kiến nghị của tác giả luận văn sẽ
cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt
động thực tiễn áp dụng BLTTHS Việt Nam liên quan đến công tác kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chương 2: Thực trạng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy
định của BLTTHS năm 2003 và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của BLTTHS Việt Nam về kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ

GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng và kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm
Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt để xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có HLPL, nhưng bị người có thẩm quyền kháng
nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án
hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án,
quyết định đã có HLPL mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết
định đó, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng pháp luật.
Như vậy, để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì
trước hết phải có kháng nghị của người có thẩm quyền, được ban hành theo
một trình tự, thủ tục chặt chẽ, trên cơ sở căn cứ do BLTTHS quy định.
1.1.1. Khái niệm kháng nghị tố tụng
Kháng nghị trong TTHS là hoạt động tố tụng của người có thẩm
quyền, thể hiện bằng văn bản bày tỏ sự phản đối bản án, quyết định của
Tòa án và đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định
đó, nhằm làm cho việc giải quyết vụ án được đúng theo quy định của
pháp luật.
5


1.1.2. Khái niệm kháng nghị giám đốc thẩm
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về hình sự là một quyền
năng mang tính đặc thù của Tòa án và VKS, do người có thẩm quyền thực
hiện bằng một văn bản pháp lý, trong đó nêu rõ lý do của việc kháng nghị
và đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định của Tòa án
đã có HLPL, nhưng có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc vi
phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, nhằm làm cho việc giải
quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm kháng nghị tái thẩm

Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm về hình sự là một quyền năng mang
tính đặc thù của VKS, do người có thẩm quyền thực hiện bằng một văn bản
pháp lý, trong đó nêu rõ lý do của việc kháng nghị và đề nghị Hội đồng tái
thẩm xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL, nhưng có tình tiết
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết
định đó mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định này,
nhằm làm cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
1.2. Đặc điểm của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
(1). Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bao giờ cũng được thể hiện
bằng văn bản.
BLTTHS không có quy định về hình thức của kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, theo tinh thần của quy định tại các Điều 277 và
293 BLTTHS thì kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bao giờ cũng thể
hiện bằng văn bản và đây là văn bản pháp lý, làm cơ sở phát sinh thủ tục
giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.
(2). Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo quy định tại Điều 275 BLTTHS thì việc kháng nghị giám đốc
thẩm do cả Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh và cấp Trung ương
thực hiện, nhưng được phân cấp cụ thể. Còn kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc
thẩm quyền của Viện trưởng VKS cấp tỉnh và cấp Trung ương; Chánh án
Tòa án không có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm (Điều 293 BLTTHS).
(3). Đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:
Mặc dù, BLTTHS không có điều luật nào quy định về đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng theo các Điều 272 và 290 BLTTHS
về tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm thì đối tượng của kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm là bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL.
(4). Nội dung của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
BLTTHS không có quy định về nội dung của kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm, nhưng qua nghiên cứu thực tiễn công tác này thì quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có các phần chủ yếu như: lý lịch

6


người bị kết án, nhận thấy, xét thấy và quyết định, trong đó thể hiện kháng
nghị một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đã có HLPL và đề nghị hủy
một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đó để điều tra lại, xét xử lại hoặc
đình chỉ vụ án.
(5). Hệ quả của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo quy định tại Điều 276 và Điều 294 BLTTHS thì những người
đã kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có HLPL có quyền quyết định
tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó. Như vậy, việc tạm đình
chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã có HLPL chỉ được thực hiện khi
bản án hoặc quyết định đó đã bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng
nghị tái thẩm.
1.3. Mục đích, ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1.3.1. Mục đích của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là nhằm khắc phục, sửa chữa
những sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo
tính hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL, tính thống
nhất trong hoạt động xét xử và tính pháp chế XHCN trong TTHS.
3.1.2. Ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Về mặt chính trị, xã hội: kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm góp
phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, công
bằng trước pháp luật và nâng cao uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Về mặt pháp lý: kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khắc phục
những sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, hướng
dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật; góp phần thực hiện các
nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và có ý nghĩa to lớn trong công tác xây
dựng, hoàn thiện pháp luật TTHS.
1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật TTHS Việt

Nam về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 1945 đến nay
1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi ban hành BLTTHS Việt Nam năm 1988
Sau khi giành được chính quyền, nhiều văn bản liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Tòa án được ban hành, nhưng nói chung các văn
bản trong giai đoạn này đều không quy định về thủ tục kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm mà chỉ quy định về thủ tục tiêu án đối với bản án đã có
HLPL nhưng phát hiện có sai lầm.
Sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức
TAND, Luật tổ chức VKSND và nhiều văn bản khác được ban hành
như: Pháp lệnh ngày 23-3-1961, Thông tư số 2397-TC ngày 22-12-1961
và Thông tư số 06-TC ngày 23-7-1964..., trong đó đã quy định về thẩm
7


quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC
đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL, nhưng phát hiện
có sai lầm.
Ngày 03-7-1981, Luật tổ chức TAND được ban hành, trong đó đã
phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm và quy định về
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC, Phó
Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án cấp tỉnh. Tại Điều 13 Luật tổ
chức VKSND năm 1981 cũng quy định VKSNDTC có quyền kháng
nghị các bản án và quyết định đã có HLPL của TAND các cấp theo thủ
tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái
thẩm khi thấy có tình tiết mới.
1.4.2. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về
kháng nghị giám đốc thẩm [46, 48]
Về tính chất của giám đốc thẩm: nếu Điều 241 BLTTHS năm 1988
chỉ quy định “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có

HLPL nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc
xử lý vụ án” thì Điều 272 BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể là “... vi
phạm pháp luật nghiêm trọng...” mới bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: tại Điều 242 BLTTHS năm
1988 và Điều 273 BLTTHS năm 2003 đều quy định các căn cứ để kháng
nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL, đó
là: 1). Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2).
Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết
khách quan của vụ án; 3). Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; 4). Có những sai lầm nghiêm trọng
trong việc áp dụng BLHS.
Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: BLTTHS
năm 1988 quy định Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh và cấp
Trung ương, Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trưởng VKSNDTC có
quyền kháng nghị giám đốc thẩm. BLTTHS năm 2003 bỏ quy định về
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Phó Chánh án TANDTC và
Phó Viện trưởng VKSNDTC.
Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm: BLTTHS năm 1988 và năm
2003 đều quy định về việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị
kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc
quyết định có HLPL; còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án
có thể được tiến hành bất cứ lúc nào. Điều 278 BLTTHS năm 2003 còn bổ
sung quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án
hình sự được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
8


1.4.3. Quy định của BLTTHS Việt Nam năm 1988 và năm 2003 về
kháng nghị tái thẩm [46, 48]
Về tính chất của tái thẩm: BLTTHS năm 1988 và năm 2003 đều quy

định thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có
HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể
làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không
biết được khi ra bản án quyết định đó.
Về căn cứ kháng nghị tái thẩm: Điều 261 BLTTHS năm 1988 quy
định những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: 1).
Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người
phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2). Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã có kết
luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; 3). Vật chứng hoặc những tài
liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. BLTTHS năm
2003 còn quy định bổ sung các căn cứ như: biên bản điều tra, biên bản các
hoạt động tố tụng khác bị giả mạo hoặc không đúng sự thật và những tình
tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
Về thẩm quyền kháng nghị tái thẩm: BLTTHS năm 1988 và năm
2003 quy định việc kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc thẩm quyền của Viện
trưởng VKS cấp tỉnh và cấp Trung ương, Chánh án Tòa án không có thẩm
quyền kháng nghị tái thẩm.
Về thời hạn kháng nghị tái thẩm, cả BLTTHS năm 1988 và năm
2003 đều quy định việc tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết
án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hạn
kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày VKS nhận được tin báo
về tình tiết mới được phát hiện; còn tái thẩm theo hướng có lợi cho người
bị kết án thì không hạn chế về thời gian. BLTTHS năm 2003 còn quy định
bổ sung về thời hạn kháng nghị tái thẩm về dân sự trong vụ án hình sự
được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1.5. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong luật TTHS một
số nước trên thế giới
1.5.1. BLTTHS Liên bang Nga [81]
BLTTHS Liên bang Nga quy định hai thủ tục xem xét lại bản án,

quyết định đã có HLPL là:
- Thủ tục giám đốc thẩm:
Theo Điều 402 thì người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người được
Tòa án tuyên vô tội, người bào chữa của họ, người bị hại, người đại diện
của họ... đều có quyền kháng cáo yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định
của Tòa án đã có HLPL; Kiểm sát viên VKS có quyền kháng nghị yêu
9


cầu xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL theo thủ tục
giám đốc thẩm.
Theo Điều 404 và Điều 405 thì kháng cáo, kháng nghị giám đốc
thẩm được gửi trực tiếp cho Tòa án cấp giám đốc thẩm có thẩm quyền và
việc xem xét lại bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc
thẩm không được phép làm xấu hơn tình trạng ban đầu của người bị kết án.
Sau khi nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm, Thẩm phán ra
một trong những quyết định sau: 1). Không chấp nhận kháng cáo, kháng
nghị giám đốc thẩm; 2). Chấp nhận giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm
và chuyển kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm để giải quyết tại Tòa án
cấp giám đốc thẩm cùng với hồ sơ vụ án nếu thấy cần thiết (Điều 406).
Trường hợp Tòa án cấp giám đốc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng
nghị thì việc kháng cáo, kháng nghị tiếp theo đến Tòa án cấp giám đốc
thẩm đã bác là không được phép (Điều 412).
- Thủ tục tái thẩm:
Theo quy định tại Điều 413 thì căn cứ để tiến hành tố tụng theo thủ
tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL có những tình
tiết mới hoặc những tình tiết mới được phát hiện. Việc xét lại bản án theo
thủ tục tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án là không bị hạn chế
về thời gian, nhưng nếu xét lại bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc quyết định
đình chỉ vụ án hoặc bản án kết tội có hình phạt quá nhẹ hoặc cần áp dụng

luật hình sự đối với người bị kết án về tội nặng hơn thì chỉ được tiến hành
trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và trong thời hạn không quá
01 năm kể từ ngày phát hiện được những tình tiết mới (Điều 414).
1.5.2. Luật TTHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [82]
Luật TTHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ quy định thủ
tục xét xử giám đốc thẩm để xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL.
Theo Điều 203 thì đương sự hoặc người đại diện pháp lý hoặc người thân
thích của họ có thể nộp đơn kiện đến Tòa án hoặc VKS. TAND phải xét
xử lại vụ án nếu đơn kiện của những người trên phù hợp với một trong 4
điều kiện quy định tại Điều 204. Theo Điều 205 thì trường hợp
VKSNDTC phát hiện những sai sót trong bản án hoặc quyết định đã có
HLPL của TAND các cấp hoặc VKS cấp trên phát hiện những sai sót trong
bản án hoặc quyết định đã có HLPL của TAND cấp dưới thì có quyền
kháng nghị bản án hoặc quyết định đó đến Tòa án cùng cấp theo thủ tục
giám đốc thẩm.
1.5.3. BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức [80]
BLTTHS Cộng hòa Liên bang Đức chỉ quy định thủ tục tái thẩm để xét
lại bản án của Tòa án đã có HLPL. Trên cơ sở lợi ích của người bị kết án,
10


BLTTHS Đức có sự phân biệt căn cứ kháng nghị tái thẩm theo hai trường
hợp là: vì lợi ích của người bị kết án hoặc đối với những thiệt hại của bị cáo,
khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 359 và Điều 362.
Điều 365 BLTTHS Đức công nhận quyền kháng cáo tái thẩm của
người bị kết án và quyền kháng nghị tái thẩm của cơ quan công tố. Về hình
thức yêu cầu mở thủ tục tái thẩm có thể được trình bày bằng văn bản hoặc
bằng lời (khoản 2 Điều 366). Kháng nghị tái thẩm của cơ quan công tố
phải làm thành văn bản. Nội dung yêu cầu mở thủ tục tái thẩm phải thể
hiện rõ các căn cứ pháp luật để mở thủ tục tái thẩm và các tài liệu, chứng

cứ có liên quan. Vì lợi ích của người bị kết án, quyết định tái thẩm không
thể làm xấu đi tình trạng của người này.
Nghiên cứu về pháp luật TTHS một số nước trên thế giới và lịch sử
hình thành, phát triển các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam liên
quan đến công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, chúng ta có thể rút
ra một số bài học trong quá trình xây dựng và hoàn thiện BLTTHS Việt
Nam, đó là: Thứ nhất, giúp chúng ta có một cách nhìn toàn diện, thấy được
những ưu điểm, hạn chế trong các quy định đó, để kế thừa và phát triển
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định của BLTTHS. Thứ hai,
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của nước ta;
phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử, đảm bảo tính
khả thi, đảm bảo công bằng trước pháp luật và pháp chế XHCN. Thứ ba,
công tác này còn phải đảm bảo tính khoa học, tránh mâu thuẫn, chồng
chéo với các ngành luật khác; cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp và nội
dung một số quy định tiến bộ của các nước trên thế giới liên quan đến
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chương 2
THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THEO
QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Thực trạng pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
2.1.1. Kháng nghị giám đốc thẩm
2.1.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm [48]
Theo quy định tại Điều 272 BLTTHS thì “Giám đốc thẩm là xét lại
bản án hoặc quyết định đã có HLPL, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”. Như vậy, cơ sở
pháp lý để phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là kháng nghị giám đốc thẩm
của người có thẩm quyền, còn căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là
11



những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án
theo quy định tại Điều 273 BLTTHS.
2.1.1.2. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm [48]
Điều 273 BLTTHS quy định các căn cứ để kháng nghị giám đốc
thẩm, đó là:
Căn cứ thứ nhất: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc
không đầy đủ.
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện là việc điều tra xét hỏi
không khách quan, không xét hỏi đầy đủ các tình tiết của vụ án, mà chỉ
thiên về một hướng. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ thể
hiện ở việc thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa không làm rõ các yếu tố cấu
thành tội phạm hoặc không triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng, như
người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự... làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ và việc giải quyết vụ án.
Căn cứ thứ hai: Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù
hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Tình tiết khách quan của vụ án là những sự kiện có thực xảy ra trong
quá khứ và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Khi giải
quyết vụ án, Hội đồng xét xử đã có những nhận định, đánh giá, kết luận
mang tính chủ quan, không phù hợp với chứng cứ khách quan đã thu thập
được trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét, làm rõ tại phiên tòa, dẫn đến
sai lầm nghiêm trọng và phải kháng nghị giám đốc thẩm.
Căn cứ thứ ba: Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi
điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Đây là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các quy định bắt buộc của BLTTHS, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi
ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Các vi phạm này rất đa dạng, có
thể xảy ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc chỉ xảy ở một trong
những giai đoạn tố tụng nói trên như: khởi tố vụ án hình sự theo các tội

danh quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS, nhưng không có yêu cầu của
người bị hại; không trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định
nguyên nhân chết người, cơ chế gây thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe
hoặc chất độc, chất ma túy, tiền giả; không có luật sư bào chữa trong trường
hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS; truy
tố sai thẩm quyền hoặc truy tố người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình
sự; xét xử sai thẩm quyền, vi phạm quy định về giới hạn xét xử theo Điều
196 BLTTHS; xác định sai tư cách người tham gia tố tụng…
Căn cứ thứ tư: Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS.
Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS xảy ra rất đa dạng,
12


bao gồm cả những sai lầm trong việc áp dụng phần chung và phần các tội
phạm của BLHS như: hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, đã hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn bị kết tội;
kết án không đúng tội danh, áp dụng điều khoản của BLHS không đúng,
cho bị cáo hưởng án treo không đúng quy định của BLHS, buộc người
không có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại hoặc quyết định
về mức bồi thường không đúng pháp luật...
2.1.1.3. Phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định
đã có HLPL [48]
Theo quy định tại Điều 274 BLTTHS thì người bị kết án và mọi công
dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật
trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL và thông báo cho
người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, giải quyết. Đối với Tòa án và
VKS, không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ phát hiện những vi phạm
pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL để thông
báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm biết.

2.1.1.4. Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm [48]
Về thông báo kháng nghị giám đốc thẩm. Theo Điều 277 BLTTHS
thì kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi cho Tòa án đã ra bản án hoặc
quyết định bị kháng nghị, Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm, người bị kết án
và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị. Nếu
không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì trước khi hết thời hạn
kháng nghị, người có quyền kháng nghị phải trả lời cho người hoặc cơ
quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Về bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị giám đốc thẩm. Theo Điều
277 BLTTHS thì trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã
kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị
hoặc rút kháng nghị. Như vậy, tại phiên tòa giám đốc thẩm, người đã
kháng nghị không có quyền bổ sung kháng nghị hoặc rút kháng nghị, nếu
xét thấy kháng nghị không có căn cứ thì Hội đồng giám đốc thẩm không
chấp nhận kháng nghị.
2.1.1.5. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm [48]
Theo Điều 275 BLTTHS thì việc kháng nghị giám đốc thẩm đối với
bản án, quyết định đã có HLPL (trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC) thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS cấp
tỉnh và cấp Trung ương, nhưng được phân cấp cụ thể. Đây không chỉ là
quyền hạn mà còn là trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị.
2.1.1.6. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm [48]
13


Theo Điều 278 BLTTHS thì kháng nghị theo hướng không có lợi cho
người bị kết án như kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại về tội danh
nặng hơn, tăng hình phạt... thì chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm
kể từ ngày bản án, quyết định có HLPL; còn kháng nghị theo hướng có lợi
cho người bị kết án như xem xét về tội danh nhẹ hơn, chuyển từ tù giam

sang cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn như cải tạo không
giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo... thì có thể tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả
trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Việc kháng
nghị về dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
2.1.2. Kháng nghị tái thẩm
2.1.2.1. Tính chất của tái thẩm [48]
Theo Điều 290 BLTTHS thì thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với
bản án hoặc quyết định đã có HLPL, nhưng bị kháng nghị vì có những tình
tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án
hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định
đó. Do đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã biết những tình
tiết đó, nhưng do nhận thức, đánh giá không đúng về vụ án nên đã ra bản án
trái pháp luật, thì đó không phải căn cứ để xem xét, kháng nghị tái thẩm.
2.1.2.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm [48]
Theo quy định tại Điều 291 BLTTHS thì các căn cứ để kháng nghị
tái thẩm là:
Căn cứ thứ nhất: Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định,
lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là
không đúng sự thật.
Trong nhiều vụ án hình sự, lời khai của người làm chứng, kết luận
giám định và lời dịch của người phiên dịch là hết sức quan trọng trong việc
xem xét trách nhiệm hình sự của bị cáo và giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi bản án, quyết định có HLPL mà phát hiện lời khai của
người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch
không đúng có thể dẫn đến làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc
quyết định đó thì phải kháng nghị tái thẩm.
Căn cứ thứ hai: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm
đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai.
Khi giải quyết vụ án, những người tiến hành tố tụng trên có thể có

những kết luận không đúng về các tình tiết của vụ án, nhưng không phải mọi
trường hợp đều kháng nghị tái thẩm, mà “chỉ những kết luận do cố ý có tính
chất phạm tội của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân mà khi ra bản án Tòa án không biết được thì mới là tái thẩm” [33, tr.112].
14


Nếu do trình độ, năng lực yếu kém của những người trên dẫn đến có kết luận
không đúng về vụ án thì không xem xét theo thủ tục tái thẩm.
Căn cứ thứ ba: Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động
tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không
đúng sự thật.
Trong TTHS, một số hoạt động tố tụng bắt buộc phải được lập biên
bản, theo đúng trình tự, thủ tục và thành phần tham gia như: biên bản khám
nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản hỏi cung bị can,
biên bản phiên tòa... Nếu sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có
HLPL mới phát hiện ra vật chứng hoặc biên bản về các hoạt động tố tụng
nói trên bị giả mạo hay không đúng sự thật, có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án hoặc quyết định đó thì phải kháng nghị tái thẩm.
Căn cứ thứ tư: Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án
không đúng sự thật.
Đây là quy định mở để dự liệu cho những tình tiết mới khác có thể
phát sinh. Thực tiễn kháng nghị tái thẩm cho thấy, một số trường hợp
người bị kết án đã nhận tội thay cho người khác hoặc mạo danh tên của
người khác hay khai báo không đúng về lý lịch cá nhân của mình, mà các
cơ quan tiến hành tố tụng không biết và đã xác định không đúng về lý lịch
tư pháp của người bị kết án. Sau khi bản án có HLPL mới phát hiện ra nên
phải kháng nghị tái thẩm.
2.1.2.3. Việc thông báo, xác minh những tình tiết mới được phát hiện
Theo Điều 292 BLTTHS thì mọi cơ quan, tổ chức và công dân đều có

quyền phát hiện những tình tiết mới để thông báo cho người có thẩm quyền
kháng nghị tái thẩm. Sau khi tiến hành xác minh, nếu có căn cứ kháng nghị
tái thẩm thì Viện trưởng VKS ra quyết định kháng nghị tái thẩm; nếu không
có căn cứ thì Viện trưởng VKS trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã
phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
2.1.2.4. Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm [48]
Điều 293 BLTTHS quy định việc kháng nghị tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có HLPL (trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC)
chỉ thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKS cấp tỉnh và cấp Trung ương; còn
Chánh án Tòa án không có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm.
2.1.2.5. Thời hạn kháng nghị tái thẩm [48]
Theo quy định tại Điều 295 BLTTHS thì thời hạn kháng nghị tái
thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án và kháng nghị về vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự được quy định giống như thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm; còn kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị
kết án chỉ được tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và
15


thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày VKS nhận được
tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2.2. Thực tiễn thực thi kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
2.2.1. Kết quả đạt được trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Từ năm 2009 đến năm 2013, toàn ngành Tòa án đã xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm tổng số 362.115 vụ án hình sự với 614.558 bị cáo [58-62],
nhưng chỉ có 1.089 vụ án với 1.845 bị cáo bị kháng nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm. Kết quả giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thể hiện
qua bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.1. Số lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của
Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS các cấp đã được giải quyết

Kháng nghị giám
Đã xét xử giám
Tỷ lệ
Năm
đốc thẩm và tái thẩm
đốc thẩm và tái thẩm
(Vụ)
Vụ
Bị cáo
Vụ
Bị cáo
2009
217
341
185
283
85,2%
2010
210
380
163
302
77,6%
2011
201
323
164
257
81,5%
2012

193
308
144
225
74,6%
2013
268
493
230
403
85,8%
Tổng
1.089
1.845
886
1.470
81,4%
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Theo số liệu thống kê trên thì từ năm 2009 đến năm 2013, trung bình
mỗi năm có khoảng hơn 200 vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
So sánh với giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003 thì riêng “VKSNDTC và
VKS cấp tỉnh đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 1.027 vụ án hình
sự” [Dẫn theo 12, tr. 204]. Trong số kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
nêu trên thì Viện trưởng và Chánh án kháng nghị là tương đương nhau, thể
hiện cụ thể qua bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.2. Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giữa
Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS các cấp
Chánh án kháng nghị
Viện trưởng kháng nghị
giám đốc thẩm

giám đốc thẩm, tái thẩm
Năm
Vụ
Bị cáo
Tỷ lệ (Vụ)
Vụ
Bị cáo
Tỷ lệ (Vụ)
2009
93
151
42,9%
124
190
57,1%
2010
102
193
48,6%
108
187
51,4%
2011
114
186
56,7%
87
137
43,3%
2012

83
141
43%
110
167
57%
2013
152
245
56,7%
116
248
43,3%
Tổng
544
916
49,96%
545
929
50,05%
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
16


Theo số liệu thống kê của TANDTC, trong số 544 vụ án hình sự do
Chánh án kháng nghị giám đốc thẩm, thì Chánh án TANDTC kháng nghị
là 199 vụ (chiếm tỷ lệ 36,6%) với 350 bị cáo; còn Chánh án cấp tỉnh kháng
nghị 345 vụ (chiếm tỷ lệ 63,4%) với 566 bị cáo.
2.2.2. Một số tồn tại trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Thứ nhất: số lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn chiếm tỷ

lệ thấp trong số bản án, quyết định hình sự đã có HLPL. Trong 05 năm
qua, cả Chánh án và Viện trưởng chỉ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1.089 vụ với 1.845 bị cáo, là chiếm tỷ lệ rất thấp so với số bản án, quyết
định về hình sự đã có HLPL. Một số Tòa án và VKS cấp tỉnh có kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự rất ít, thậm chí có năm không
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được vụ án nào.
Thứ hai: chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tuy dần dần
đã được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều kháng nghị không được chấp nhận
hoặc bị rút trước khi mở phiên tòa. Kết quả giải quyết kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm trong 05 năm (2009-2013) được thể hiện qua bảng
thống kê sau đây:
Bảng 2.3. Kết quả giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của
Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS các cấp
Kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (số bị cáo)
Hủy bản án, Hủy bản Hủy quyết Hủy và
Không
Rút
quyết định
án, quyết định giám
đình
chấp
kháng
sơ thẩm để định phúc đốc thẩm
chỉ vụ
Năm
nhận
nghị
điều tra lại
thẩm để
để điều tra

án
kháng
(số bị cáo)
hoặc xét xử điều tra lại lại hoặc
nghị
lại
hoặc xét
xét xử lại
xử lại
11
44
162
56
16
5
2009
2010
6
35
152
100
1
36
2011
20
39
157
93
0
7

2012
13
21
193
14
0
8
2013
30
14
282
76
20
3
Tổng
61
153
946
339
37
59
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.
Theo số liệu thống kê nói trên thì từ năm 2009 đến năm 2013, Hội
đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm đã không chấp nhận kháng nghị
đối với 153 bị cáo trong số 1.470 bị cáo có kháng nghị và đã xét xử giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm (chiếm tỷ lệ 10,4%); có 61 trường hợp bị rút kháng
nghị (chiếm tỷ lệ 4,2%).
Thứ ba: việc phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ
17



kháng nghị tái thẩm cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều
khó khăn.
Thứ tư: công tác phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết
định của Tòa án đã có HLPL còn hạn chế. Hầu hết các đơn đề nghị giám đốc
thẩm không đưa ra được một trong các căn cứ kháng nghị để người có thẩm
quyền xem xét việc kháng nghị.
Thứ năm: công tác kiểm tra các bản án, quyết định đã có HLPL chưa
toàn diện. Số vụ án đã có HLPL nhưng không được kiểm tra còn rất lớn
(chiếm khoảng 50%), nên có thể nhiều vụ án có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng nhưng không được phát hiện để kháng nghị giám đốc thẩm.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng theo chúng tôi thì có một số
nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: do quy định của BLTTHS liên quan đến công tác kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thật sự đầy đủ, không rõ ràng,
nhưng lại chưa có sự hướng dẫn áp dụng thống nhất của cơ quan có thẩm
quyền đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ hai: công tác tổ chức cán bộ làm giám giám đốc thẩm, tái
thẩm còn nhiều bất cập, thiếu cả về số lượng và còn hạn chế nhất định
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ ba: công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc
biệt là giữa Tòa án và VKS chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Một số vụ
án, giữa Tòa án và VKS còn có quan điểm khác nhau, thậm chí là trái
ngược nhau về đường lối giải quyết vụ án, làm cho quá trình giải quyết vụ
án bị kéo dài.
Thứ tư: công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm còn nhiều bất

cập, một phần là do không hạn chế việc khiếu nại giám đốc thẩm, nên có
quá nhiều đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến sự quá tải và hàng
năm số đơn chưa được giải quyết còn rất lớn.
Thứ năm: công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bản án, quyết định
đã có HLPL ở một số Tòa án, VKS địa phương còn chưa quyết liệt, chưa
được quan tâm đúng mức. Việc sơ kết, tổng kết về công tác kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm để tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác này chưa được chú trọng ở các cấp Tòa án, VKS.
18


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC
QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VIỆT NAM VỀ KHÁNG NGHỊ
GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM
3.1. Sự cần thiết, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật
về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm
Một trong những nguyên nhân của hạn chế trong công tác kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm là do quy định của pháp luật chưa thật sự đầy đủ,
rõ ràng, một số quy định không còn phù hợp với định hướng cải cách tư
pháp. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt
động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là yêu cầu cấp bách trong tình
hình hiện nay. Mặt khác, theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp mà
tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 Bộ Chính trị đã xác định là
“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo
vệ công lý; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến
hành có hiệu quả và hiệu lực cao...” [4]. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu
của quá trình hội nhập quôc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương cải

cách mạnh mẽ về kinh tế, thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách về tư
pháp. Vì thế, việc sửa đổi các quy định của BLTTHS nói chung và quy định
về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng là rất cần thiết.
3.1.2. Định hướng, nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm
Phải lấy mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia
tố tụng, của Nhà nước, tập thể và công dân, đảm bảo công bằng trước pháp
luật làm định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm; nâng cao chất lượng giải quyết vụ án, hạn chế dần việc
xét lại bản án, quyết định đã có HLPL của Tòa án theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm; phải quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách
tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 và Kết luận
số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về định hướng cải cách tư
pháp; phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với
Luật tổ chức TAND sửa đổi, Luật tổ chức VKS nhân dân sửa đổi...; phải
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, như nguyên tắc
pháp chế, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân,
nguyên tắc xác định sự thật của vụ án...; phải được tiến hành trên cơ sở
tổng kết thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, kế thừa những quy định còn phù
19


hợp, đồng thời tham khảo các quy định của các nước trên thế giới về công
tác giám đốc thẩm, tái thẩm.
3.2. Hoàn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam về kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm và thực tiễn áp dụng, chúng tôi cho rằng cần xem
xét, sửa đổi BLTTHS theo hướng: gộp thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục
tái thẩm trong BLTTHS thành một thủ tục là thủ tục giám đốc thẩm, để

xét lại bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL, vì những lý do
sau đây:
Thứ nhất, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục tái
thẩm thì đa phần là giống với thủ tục giám đốc thẩm. Thứ hai, việc quy
định hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có HLPL như hiện nay gây
nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng, nhất là việc phân biệt căn cứ
kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm chưa rõ ràng.
Thứ ba, thực tiễn xét xử cho thấy, việc kháng nghị các bản án hoặc quyết
định đã có HLPL chủ yếu được tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm, còn
kháng nghị tái thẩm chỉ chiếm tỷ lệ rất ít. Thứ tư, tham khảo Luật TTHS
của một số nước trên thế giới chỉ quy định một thủ tục xét lại bản án, quyết
định đã có HLPL là thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm như: Đức,
Hàn Quốc, Na Uy, Trung Quốc, Đan Mạch...
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất sửa đổi một số quy định của BLTTHS
liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, cụ thể như sau:
Về tính chất của giám đốc thẩm: cần sửa đổi, bổ sung quy định tại
Điều 272 BLTTHS cụ thể là: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định
đã có HLPL nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có HLPL mà Tòa án không
biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Về đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm: theo chúng tôi,
BLTTHS cần có một điều luật riêng quy định cụ thể những bản án, quyết
định nào là đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm và chỉ nên quy định
những quyết định của Tòa án đã có HLPL như: quyết định khởi tố vụ án,
quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, quyết
định giảm thời hạn chấp hành hình phạt, quyết định tổng hợp hình phạt,
quyết định xóa án tích, quyết định giám đốc thẩm và quyết định tái thẩm
(trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC), mới là đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm.

Về phát hiện vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới trong các bản án,
20


quyết định của Tòa án đã có HLPL: để nâng cao chất lượng phát hiện căn
cứ kháng nghị giám đốc thẩm qua đơn đề nghị giám đốc thẩm, theo chúng
tôi cần bổ sung quy định là người phát hiện phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thông báo sai sự thật và phải nộp một khoản phí nhất
định nếu yêu cầu của họ không được người có thẩm quyền chấp nhận.
Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: cần bỏ căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTHS và căn cứ kháng
nghị tái thẩm quy định tại khoản 2 Điều 291 BLTTHS; sửa khoản 4 Điều
273 BLTTHS là “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”
và giữ nguyên quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 273 BLTTHS. Ngoài ra,
đối với các căn cứ kháng nghị tái thẩm quy định tại các khoản 1, 3 và 4
Điều 291 BLTTHS thì chuyển thành căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.
Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm: chúng tôi đề nghị sửa đổi quy
định tại khoản 1 Điều 278 BLTTHS theo hướng kéo dài thời hạn kháng
nghị giám đốc thẩm theo hướng bất lợi cho người bị kết án. Về thời hạn
kháng nghị do xuất hiện những tình tiết mới theo hướng không có lợi cho
người bị kết án (khoản 1 Điều 295 BLTTHS) thì giữ nguyên và quy định
thành một khoản riêng trong điều luật về thời hạn kháng nghị giám đốc
thẩm. Ngoài ra, cần quy định trong BLTTHS hoặc có hướng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với các biện
pháp tư pháp giống như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 278 BLTTHS.
Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: theo tinh thần cải cách tư
pháp thì cần bỏ thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa
án cấp tỉnh và bổ sung quy định cho Chánh án Tòa án cấp cao có thẩm
quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đồng thời, cần quy định Chánh án Tòa
án cũng có quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ

quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 291 BLTTHS.
Về nội dung kháng nghị, thông báo kháng nghị giám đốc thẩm: cần
có một điều luật riêng quy định về hình thức và nội dung cơ bản của quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm; bổ sung vào khoản 1 Điều 277 BLTTHS
về trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm thì phải gửi
quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án cho VKS có thẩm quyền. Ngoài
ra, cần quy định bổ sung về trường hợp nếu không có căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì trong một thời
hạn nhất định kể từ ngày phát hiện, người có thẩm quyền kháng nghị phải
trả lời cho người phát hiện biết lý do không kháng nghị.
Việc bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị giám đốc thẩm: cần sửa đổi
khoản 3 Điều 277 BLTTHS như sau: Trước khi bắt đầu phiên tòa giám
đốc thẩm, những người có thẩm quyền kháng nghị có quyền kháng nghị bổ
21


sung, người đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời
hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, rút một phần hoặc toàn bộ
kháng nghị. Trường hợp tại phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị
rút toàn bộ kháng nghị và việc rút kháng nghị này là có căn cứ th ì việc
giám đốc thẩm phải được đình chỉ, nếu không có kháng nghị khác.
Về hệ quả kháng nghị giám đốc thẩm: cần sửa đổi Điều 276
BLTTHS là người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền tạm đình chỉ thi
hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có HLPL cho đến khi
có quyết định giám đốc thẩm và các trường hợp phải tạm đình chỉ thi hành
bản án. Mặt khác, cần bổ sung quy định về trường hợp cần thiết có thể
hoãn thi hành bản án hoặc quyết định đã có HLPL để xem xét, quyết định
việc kháng nghị; áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc kê biên tài sản đối
với người bị kết án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần có sự giải thích, hướng dẫn về

các khái niệm như: thế nào là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc
xử lý vụ án”, “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, “tình tiết khách
quan”, “tình tiết mới”, “dân sự trong vụ án hình sự”, “thay đổi cơ bản nội
dung của bản án hoặc quyết định đã có HLPL”... để có sự nhận thức, áp
dụng thống nhất pháp luật.
3.3. Các giải pháp khác
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS liên quan đến
hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm như đã trình bày trên, thì cần áp
dụng đồng bộ các giải pháp sau đây:
3.3.1. Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp
Đây là một nguồn chủ yếu để phát hiện những vi phạm pháp luật
trong việc xử lý vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, nên cần
kiểm tra thường xuyên, theo định kỳ hoặc theo chuyên đề từng loại án,
kiểm tra bằng nhiều hình thức, biện pháp đối với tất cả bản án hoặc quyết
định đã có HLPL.
3.3.2. Tăng cường giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm
Việc giải quyết toàn bộ các đơn đề nghị giám đốc thẩm là một trong
những điều kiện quan trọng để phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản
án, quyết định đã có HLPL. Tuy nhiên, cũng cần có quy định hạn chế việc
khiếu nại đối với các trường hợp đã có nhiều đơn đề nghị giám đốc thẩm,
đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả lời cho người khiếu nại,
để giảm bớt công việc cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị
giám đốc thẩm
BLTTHS cần có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của
22


những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, theo đó việc
kháng nghị giám đốc thẩm không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của

người có thẩm quyền kháng nghị. Vì thế, người có thẩm quyền kháng nghị
cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường trình độ chuyên môn, bản
lĩnh chính trị, đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành trong công
tác kháng nghị giám đốc thẩm.
3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao trình độ chuyên
môn, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác
kháng nghị giám đốc thẩm
Việc tiếp tục kiện toàn về tổ chức, tăng cường xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác kháng nghị giám đốc thẩm đủ về số lượng,
trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, nhất là đối với người có
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, là một yêu cầu cấp bách. Mặt
khác, cần cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, áp dụng công nghệ
thông tin hiện đại, đảm bảo chế độ tiền lương, đãi ngộ thỏa đáng đối với
các cán bộ làm công tác kháng nghị giám đốc thẩm.
3.3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc
biệt là giữa Tòa án với VKS trong công tác kháng nghị giám đốc thẩm
Trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, các cơ quan tiến hành tố
tụng không chỉ phối hợp với nhau thường xuyên, mà còn phải tăng cường
phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức Đảng... Đặc biệt là
những vụ án phức tạp, được dư luận quần chúng quan tâm thì trước khi
tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm, Tòa án và VKS nên có sự trao đổi để
thống nhất về quan điểm giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đáp
ứng được tình hình chính trị và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
tại địa phương.
3.3.6. Nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó nâng cao nhận thức
của người dân về pháp luật hình sự và pháp luật TTHS là một trong những
điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng phát hiện những vi phạm
pháp luật hoặc tình tiết mới trong các bản án, quyết định đã có HLPL để
thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm xem xét,

quyết định việc kháng nghị.

23


×