Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.17 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU HẰNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THU HẰNG

PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CỒNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN DŨNG

Hà Nội - 2015




1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN
TẢNG DI ĐỘNG ............................................................................................................ 5
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................5
1.2. Thƣơng mại di động, cuộc cách mạng trong Thƣơng mại điện tử .......................6
1.3. Các phƣơng pháp phát triển phần mềm .............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Ứng dụng web .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Ứng dụng gốc ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Ứng dụng lai ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.4. Nền tảng phát triển ứng dụng di động ................ Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Môi trƣờng phát triển tích hợp ..................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây ........ Error! Bookmark not
defined.
1.4.3. So sánh các nền tảng lập trình ...................... Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Nhà cung cấp, hỗ trợ các kho ứng dụng....... Error! Bookmark not defined.
1.5. Ứng dụng công nghệ điện thoại di động ............. Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Tƣơng tác phần cứng.................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Lớp trung gian API ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Modul hóa và phần cứng phụ thuộc ............ Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Quản lý phiên bản ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.6. Quá trình trải nghiệm của ngƣời dùng trên thiết bị .......... Error! Bookmark not
defined.
1.6.1. Trang Web .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.6.2. Trình quản lý thiết bị .................................... Error! Bookmark not defined.
1.6.3. Công nghệ cảm ứng tƣơng tác ..................... Error! Bookmark not defined.

1.6.4. Ứng dụng nhập xuất thông tin bằng giọng nói .......... Error! Bookmark not
defined.
1.6.5. Hệ thống cảm biến cử chỉ và chuyển động .. Error! Bookmark not defined.
1.6.6. Máy ảnh ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.6.7. Bảo mật ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.7. Kiểm thử ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.8. Các công nghệ xây dựng ứng dụng web trên di động ...... Error! Bookmark not
defined.
1.8.1. HTML5 ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.8.2. JQuery .......................................................... Error! Bookmark not defined.


2

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ
DI ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN CHO VIỆT NAM ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu về dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thƣơng mại di động và dịch vụ thanh toán ví điện tử trên di động tại một số
nƣớc trên thế giới ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hoa Kỳ ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Ấn Độ ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Trung Quốc .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Kenya ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Kết quả thu đƣợc qua những điển hình trên ....... Error! Bookmark not defined.
2.4. Thực trạng phát triển hệ thống ví điện tử trên thiết bị di động tại Việt Nam
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5. Định hƣớng phát triển mô hình thanh toán ví điện tử trên thiết bị di động tại
Việt Nam .................................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT
BỊ DI ĐỘNG ................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Mô tả bài toán ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Biểu đồ chức năng hệ thống ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Biểu đồ ca sử dụng ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biểu đồ tƣơng tác ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biểu đồ hoạt động ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Biểu đồ trạng thái ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Giao diện và chức năng chính của chƣơng trình thử nghiệm .. Error! Bookmark
not defined.
3.4. Lợi ích của việc thực hiện ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 9
PHỤ LỤC ...................................................................... Error! Bookmark not defined.


3
MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngày nay, Thƣơng mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh chóng và đang dần đi
sâu vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong cuộc sống nhƣ: Khoa học
máy tính, marketing, hành vi khách hàng, tài chính, kinh tế, hệ thống quản trị thông
tin, kế toán, ngân hàng …
Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động đã và đang trở thành là xu hƣớng phát
triển mới và góp phần không nhỏ trong hoạt động mua bán, mang lại doanh thu và uy
tín cho các đơn vị kinh doanh. Việc tiêu thụ và sử dụng điện thoại không chỉ với mục
đích liên lạc đơn thuần nữa mà còn liên quan đến hầu hết các công việc, nhu cầu tất
yếu hàng ngày cho mọi cá nhân. Môi trƣờng ứng dụng di động có sự tƣơng tác phong
phú, hỗ trợ ngƣời sử dụng, do đó mang lại rất nhiều lợi ích. Những nhà phát triển di

động thƣờng xây dựng theo các module, kế thừa nền tảng có sẵn hoặc dùng các
phƣơng pháp tiếp cận nhanh để triển khai ứng dụng. Thách thức đặt ra cho phát triển
điện thoại di động khi đứng trƣớc nhu cầu cạnh tranh gay gắt trong thị trƣờng thƣơng
mại điện tử di động mà các dòng điện thoại di động lại tồn tại trong khoảng thời gian
ngắn ngủi (Trung bình khoảng sáu tháng sẽ có một phiên bản sản phẩm mới ra đời).
Chính vì vậy, thiết bị di động phải không ngừng thích ứng, đổi mới trƣớc áp lực của
thị trƣờng và công nghệ mới .
Nhƣ vậy, với những ƣu thế và thuận lợi rõ rệt của thiết bị di động, việc xây dựng
những ứng dụng trên di động nhằm đƣa các nghiệp vụ, quy trình công việc trong thực
tế nhằm giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất trở thành vấn đề đáng
quan tâm. Việc nghiên cứu đề tài: “PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
NỀN TẢNG DI ĐỘNG” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Đánh giá hiện trạng phát triển Thƣơng mại điện tử trong giai đoạn hiện nay và
tƣơng lai.
- Nghiên cứu tổng quan về phát triển Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động
- Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ ví điện tử trên thiết bị di động tại thế giới và Việt Nam
- Ứng dụng xây dựng chƣơng trình thử nghiệm
- Đánh giá hiệu quả và đề xuất hƣớng phát triển.
Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng và phát triển Thƣơng mại
điện tử trên nền tảng di động nhằm tiếp cận việc đề xuất xây dựng ứng dụng ví điện tử
trên thiết bị di động tại Việt Nam. Mang lại lợi ích và sự thuận tiện cho khách hàng khi
thực hiện các giao dịch và sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn tại
mọi thời gian, không gian địa điểm. Ứng dụng xây dựng và phát triển dịch vụ ví điện
tử trên di động mang lại lợi ích kinh tế cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.


4


3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Các văn bản, bài báo, sách, tài liệu về phát triển Thƣơng
mại di động, công nghệ thiết bị di động, ví điện tử trên thiết bị di động… Các tài liệu,
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc nghiên cứu để áp dụng phát triển Thƣơng mại
điện tử trên nền tảng di động (Cụ thể là dịch vụ ví điện tử trên di động).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đƣa ra đƣợc những quy trình hợp lý
và đúng đắn, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến Thƣơng mại di động tại
Việt Nam. Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện đƣợc đầy đủ và cho một cái
nhìn chính xác nhất về hiện trạng phát triển thƣơng mại di động và đề xuất hƣớng phát
triển cho nƣớc ta.
- So sánh, rút kinh nghiệm từ các dịch vụ đã triển khai trên thế giới để có bài học
đúng đắn trong triển khai dịch vụ ví điện tử trên di động trong thanh toán tại Việt
Nam. Để học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học.
- Phân tích và tổng hợp: Từ những tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành phân tích và
tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đề xuất hƣớng phát triển.
5. Kết quả của đề tài
Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển Thƣơng mại điện tử
trên nền tảng di động.
Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho việc phát triển và xây dựng
website Thƣơng mại điện tử phục vụ quá trình giao dịch của khách hàng trên các trình
duyệt web của điện thoại. Xây dựng chƣơng trình thực nghiệm từ đó đề xuất và đánh
giá hiệu quả.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài đƣợc kết cấu gồm 5 phần (chƣơng) chính trong đó:
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn
nghiên cứu và xây dựng đề tài
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN

NỀN TẢNG DI ĐỘNG
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN CHO VIỆT NAM
Chƣơng 3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÍ ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.


5

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, công nghệ thiết bị di động đang trong giai đoạn phát triển vƣợt bậc.
Với sự ra đời của rất nhiều các sản phẩm thiết bị di động mới. Các nhà sản xuất không
ngừng cạnh tranh và cho ra đời các tính năng cải tiến mới về giao diện và tƣơng tác
ngƣời sử dụng. Trong khi đó các hệ thống máy tính và máy tính để bàn hầu hết tập
trung phát triển về giao diện cửa sổ, biểu tƣợng, văn bản, câu lệnh, đồ họa....Các nhân
viên văn phòng đƣợc đào tạo để có thể truy cập, sử dụng điều hành các hệ thống quản
lý kinh doanh, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ Thƣơng mại điện tử trực tuyến.
MS Windows hiện đang là môi trƣờng hệ điều hành phổ biến cho hầu hết các ứng
dụng thƣơng mại điện tử trực tuyến kết hợp của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(HTML) và JavaScript. Trong điện toán di động, nhà sản xuất cung cấp phần cứng có
thể hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, cung cấp các kết nối liên thông cao, tƣơng tác
đa phƣơng thức và một số tính năng khác biệt so với các hệ thống thông thƣờng. Nhà
phát triển cần hiểu rõ lợi ích và hạn chế của các công nghệ đƣợc sử dụng trong thiết bị
di động. Ngoài ra, nhà mạng di động cần cung cấp các chế độ kết nối, ứng dụng tốt
hơn cho ngƣời sử dụng. Đây sẽ là cơ hội để phát triển thƣơng mại di động hoạt động

hiệu quả trên nhiều thiết bị khác nhau.
Ứng dụng Thƣơng mại điện tử đi cùng với sự phát triển của mạng Internet, nơi
mà mọi cá nhân tổ chức đều có thể truy cập và sử dụng. Sự phát triển của thƣơng mại
điện tử trên nền tảng di động cần đƣợc theo dõi liên tục để điều chỉnh cho phù hợp với
thiết bị và tài nguyên mạng. Chẳng hạn nhƣ: Pin, băng thông mạng… Một ứng dụng di
động mà không đƣợc duy trì sẽ nhanh chóng mất thị phần và đƣợc thay thế bởi các đối
thủ mạnh hơn.
Nhà phát triển sẽ lựa chọn xây dựng và tối ƣu duy nhất một nền tảng hoặc một
ứng dụng đa nền thực hiện trên nhiều nền tảng. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn công cụ
phát triển phù hợp vì nhiều nhà cung cấp phần cứng điện thoại di động cung cấp bộ
công cụ đƣợc thiết kế để phát triển các ứng dụng tối ƣu hóa cho phần cứng của họ. Do
đó một vấn đề lớn cho phát triển điện thoại di động là cho dù phát triển ứng dụng dựa
trên lớp phần cứng hay phát triển trên nền web thì chủ yếu vẫn là phát triển về giao
diện ngƣời dùng và thực hiện xử lý rất ít dữ liệu. Phƣơng pháp tiếp cận các ứng dụng
dựa trên nền web là phƣơng pháp có lợi nhất có thể chạy trên các phiên bản trình duyệt
khác nhau trên máy tính để bàn hoặc laptop, còn trên thiết bị di động chỉ cần chỉnh sửa


6

lại giới hạn màn hình nhỏ đi cho phù hợp. Tuy nhiên phần cứng thiết bị di động có
nhiều tính năng chuyên biệt chỉ đƣợc truy cập thông qua các mã đƣợc thiết kế riêng
cho các thiết bị, chính vì vậy các ứng dụng cần đƣợc thiết kế đặc biệt để tối ƣu hóa các
nguồn lực khan hiếm trên thiết bị di động.
Giao diện ngƣời dùng trong các thiết bị di động sử dụng một loạt các yếu tố đầu
vào thuận tiện từ chính hoạt động của ngƣời sử dụng, với màn hình cảm ứng đƣợc
thiết kế để hỗ trợ tƣơng tác giọng nói, cử chỉ (lắc, điểm), và các đầu vào trực quan cho
ngƣời sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị có thể thu thập dữ liệu về vị trí, khả năng tăng
tốc, và môi trƣờng của ngƣời sử dụng tự động từ việc xây dựng các bộ cảm biến của
thiết bị. Ứng dụng Thƣơng mại điện tử di động cần phải đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu

cầu và khả năng đầu vào phong phú từ các nguồn này. Giao diện ngƣời dùng cho các
ứng dụng điện thoại di động cần phải xây dựng và lựa chọn từ kinh nghiệm ngƣời
dùng chung trong một thị trƣờng cạnh tranh cao.
1.2. Thƣơng mại di động, cuộc cách mạng trong Thƣơng mại điện tử
Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động là bất kỳ giao dịch nào liên quan đến
việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ, đƣợc
khởi xƣớng và/hoặc hoàn thành bằng cách sử dụng truy cập di động vào mạng máy
tính qua trung gian với sự giúp đỡ của một thiết bị điện tử." (Tiwari và Buse. 2007)
Thƣơng mại di động ra đời vào năm 1997 khi mà hãng Cocacola cài đặt hai điện
thoại đƣợc kích hoạt trên máy bán hàng tự động đầu tiên đã đƣợc lắp đặt ở Phần Lan.
Các nhà phát triển đã sử dụng tin nhắn SMS trên điện thoại di động để gửi thanh toán
đến máy bán hàng tự động. Các nền tảng internet mCommerce đầu tiên đã đƣợc đƣa ra
vào năm 1999 bởi một công ty Nhật Bản gọi là I-mode. I-Mode tƣơng tự nhƣ giao diện
duyệt T-Mobile web2go cho phép ngƣời dùng khả năng duyệt net, xem email, tải trò
chơi và truy cập các dịch vụ khác. Trong năm 1997, các dịch vụ ngân hàng trên di
động cũng đã đƣợc đƣa ra ở Phần Lan bằng cách sử dụng tin nhắn SMS. Khi nói đến
công nghệ di động Bắc Mỹ thƣờng đứng sau hầu hết các thị trƣờng châu Âu và châu Á
do thiếu cơ sở sản xuất chất bán dẫn, nền tảng di động và các tiêu chuẩn còn phổ thông
và tất nhiên các vấn đề liên quan đến lợi nhuận. Ví dụ, ở Mỹ không giới hạn sử dụng
điện thoại di động giữa các tàu sân bay lớn trong khi ở các thị trƣờng châu Âu đã thực
hiện định mức sử dụng trong thực tế hoặc luật pháp quy định. Hay nhƣ ở Nhật Bản và
châu Âu triển khai 3G trong năm 2001, Mỹ đã không giới thiệu 3G cho đến năm 2003.
Một số thống kê thu đƣợc trên thế giới về Thƣơng mại di động: Đất nƣớc Trung
Quốc trở thành thị trƣờng điện thoại di động lớn nhất thế giới với hơn 750 triệu thuê
bao. Ngày 08/4/2010 đã có 50 triệu chiếc iPhone đã đƣợc bán trong ngày. Trong năm
2013, số lƣợng ngƣời sử dụng ĐTDĐ ở Mỹ đƣợc dự đoán sẽ đạt 255 triệu, chiếm 80%
dân số. Brazil là quốc gia BRIC với số lƣợng thấp nhất của các thuê bao điện thoại di


7


động chỉ với 174 triệu trong năm 2009. IPhone đứng ở vị trí top 6 về số lƣợng bán.
MCommerce của Nhật Bản vƣợt quá 10 tỷ USD trong năm 2009, so với 1,2 tỷ USD
vào Mỹ.
Thƣơng mại di động còn đƣợc gọi là mCommerce cho phép ngƣời tiêu dùng
thực hiện các dịch vụ thƣơng mại, sử dụng một thiết bị di động ví dụ một chiếc điện
thoại di động, PDA, điện thoại thông minh và các thiết bị di động mới khác.
MCommerce đại diện một cơ hội rất lớn cho các chủ kinh doanh để tăng doanh
số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng. Theo Nielsen thống kê, 80% ngƣời
Mỹ sở hữu một điện thoại di động, chỉ có 7% trong số họ đã mua hàng hóa hoặc dịch
vụ với điện thoại di động của họ, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ mua hàng
trên di động của khách hàng. Năm năm kể từ khi iPhone xuất hiện và 2 năm kể từ ngày
iPad ra mắt, 2 thiết bị này đã dần định hình một nền kinh tế xung quanh những trải
nghiệm và thói quen mới.
Domino Pizza tại Mỹ cũng đạt đƣợc 13% doanh số đặt hàng trực tuyến đến từ
các thiết bị cầm tay. Điện thoại thông minh smartphone với màn hình nhỏ gọn đƣợc
khách hàng dùng để mua những mặt hàng giá trị vừa phải không quá lớn. Theo thống
kê tỉ lệ mua hàng trên máy tính bảng trên lƣợt truy cập đạt xấp xỉ 4% (so với 2,3% của
truy cập từ máy tính xách tay).
Một trang web thân thiện với điện thoại di động có thể làm tăng đáng kể doanh
số giao dịch trên mCommerce. Với một tỷ lệ lớn ngƣời tiêu dùng tích cực sử dụng điện
thoại di động của họ để tìm kiếm trên web và một tỷ lệ ngày càng tăng khi mua hàng
với điện thoại, điều quan trọng là cung cấp một điện thoại di động có phiên bản thân
thiện với trang web của ngƣời sử dụng.
Hai lợi ích chính của điện thoại di động để tăng doanh số bán hàng mCommerce
thông qua các kênh tiếp thị hiệu quả và chi phí. Mƣời năm trƣớc đây nếu muốn quảng
cáo của mình đến thị trƣờng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ bị mắc kẹt với các phƣơng
pháp truyền thống nhƣ truyền hình, phát thanh và báo in. Ngƣời dùng có thể không có
hiệu quả đo lƣờng ROI (Đo lƣờng lợi tức đầu tƣ, là tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí
của ngƣời dùng) cho đến khi chiến dịch kết thúc. Sau đó, ngƣời dùng sẽ phải tìm ra

những nội dung mà ngƣời xem truy cập và sau đó thống kê con số bán hàng để đi vào
phân tích hiệu quả của chiến lƣợc.
Với sự xuất hiện của các phƣơng tiện truyền thông, mạng xã hội và các thiết bị
không dây giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua tin nhắn văn bản SMS và
xem doanh số bán hàng trong thời gian thực thông qua các ứng dụng của bên thứ 3 và
widget. Dƣới đây là một danh sách nhỏ của những ý tƣởng tiếp thị có thể sử dụng để
tăng doanh số bán hàng mCommerce:
- Số hóa dữ liệu cá nhân và cung cấp thẻ khách hàng trung thành


8

- Giảm giá giờ gửi tới khách hàng thông qua SMS
- Tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá
- Tạo các ứng dụng liên quan giúp khách hàng có thể mua hàng một cách dễ
dàng, vui vẻ thoải mái.
- Khuyến khích khách hàng thông qua các chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng,
Thẻ tích điểm (thẻ VIP, khách hàng trung thành), ƣu đãi dành cho hội viên, giảm giá
cho việc điền vào một cuộc điều tra, giảm giá khi mua nhiều sản phẩm, giảm giá theo
thời gian, bán hàng trọn bộ, giảm giá hàng tồn kho, hàng bán chậm, hàng lỗi, Khuyến
mại ra mắt sản phẩm mới, dịch vụ tƣ vấn miễn phí, khuyến mại vào những dịp đặc
biệt…
- Triển khai chỉ là một cuộc thi về điện thoại di động thƣơng hiệu/ sản phẩm/
dịch vụ của ngƣời dùng để khách hàng có cơ hội để giành chiến thắng với giải thƣởng.
Đây là một ý tƣởng tuyệt vời cho khách hàng trong việc học kiến thức sản phẩm, thu
hút ngƣời tiêu dùng thông minh và cam kết thƣơng hiệu. Sử dụng các cuộc thăm dò,
khảo sát, và các câu hỏi mà chỉ yêu cầu đánh dấu nút đơn giản.
MCommerce chắc chắn là kênh bán hàng kỹ thuật số của tƣơng lai và có một vai
trò sống còn trong việc áp dụng các công cụ thanh toán di động thế hệ tiếp theo. Để
đảm bảo tiếp tục tăng trƣởng trong thị trƣờng này, giám đốc điều hành và các nhà cung

cấp dịch vụ phải tiếp tục đo số liệu cả về chất lƣợng (xu hƣớng) cũng nhƣ định lƣợng
(số liệu thống kê) cùng với các công cụ hỗ trợ đánh giá tiêu chuẩn, tốc độ tăng trƣởng
thị trƣờng, an ninh và công nghệ.
Với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, các dịch vụ 3G, 4G và áp dụng dịch
vụ dữ liệu không giới hạn, các chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp có cơ hội để dễ
dàng kết nối với khách hàng của họ trong mọi thời gian, bất cứ khi nào và bất cứ nơi
nào họ có thể.
Theo báo cáo TMĐT trên nền tảng di động Việt Nam năm 2014: Thống kê thị
trƣờng Việt Nam trong năm 2014 thể hiện tiềm năng rất lớn cho thƣơng mại điện tử
trên nền tảng di động (Mobile E-commerce). [3]


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Đặng Văn Đức (2002), Phân tích thiết kế hƣớng đối tƣợng bằng UML, Nhà
xuất bản Giáo dục
[2]. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức Thƣơng mại điện tử, Viện đào tạo công
nghệ và quản lý quốc tế
[3] Báo cáo Thƣơng mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam (2014),
www.vecita.gov.vn, Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công
Thƣơng
Tiếng Anh
[4] Brent Clark (2001), Electronic wallets: Past, present and future, Gpayments
pty ltd
[5] Beyond, (2012), Inside the Mobile Wallet: What It Means for Merchants and
Card Issuers, A First Data White Paper
[6] D. Kosivr (1997), Understanding Electronic Commerce: How Online
Transactions Can Grow your Business, Microsoft Press

[7] Donald L. Amoroso1 and Rémy Magnier-Watanabe, (2011), Building a
Research Model for Mobile Wallet Consumer Adoption: The Case of Mobile Suica in
Japan, University of Tsukuba, Graduate School of Business Sciences, Tokyo, Japan
[8] Daniel Gottlieb, (2012), Payments wave, commerce ocean: The arrival of the
mobile wallet, Kausik Rajgopal
[9] Infosys, (2014), Banking on the mobile wallet, Kausik Rajgopal
[10] June Wei (2009), Mobile Electronic Commerce:
Foundations Development and Applications, Taylor & Francis Group - LLC CRC Press is an
imprint of Taylor & Francis Group, an Informa business
[11] J. Zhang (2006), “Analyzes based on the SET agreement electronic
commerce safety mechanism,” Netinfo Security, vol. 10, pp. 9-11
[12] Gabriel Svennerberg (2010), Beginning Google Maps API 3, NXB Apress.
[13] Global mobile statistics (July, 2011), All quality mobile marketing research,
mobile Web stats, subscribers, ad revenue, usage, trends mobiThinking
[14] H. Li and J. D. Leckenby (2007), “Examining the effectiveness of internet
advertising formats,” Internet Advertising: Theory and Research, p. 528
[15] Kong , KyongSun (September 30, 2010), Mobile Contactless Payments in
South Korea: A Recipe for Future Success?, Celent
[16] PRWEB (July 22, 2011), BRAC Bank's bKash


10

[17] Mohammad Salah Uddin, Member, IACSIT, and Afroza Yesmin Akhi,
(2014), E-Wallet System for Bangladesh an Electronic Payment Syste, International
Journal of Modeling and Optimization, Vol. 4, No. 3, June 2014
[18] Simon Tatham (1997), eWallet, Ilium Software, Inc.
[19] The Daily Star (December 28, 2012), Bangladesh Bank opens gateway to ecommerce
[20] The Integer Group (2011), Mobile commerce White Paper, America
[21] Verified by Visa (2013), Digital Wallet Guidelines for Merchants, Visa’s

guidance to consumers on protecting Digital Wallets
[22] W. Xu (2000), “E-commerce online payment security issues,” Joint Hefei
University Journal, vol. 3, pp. 23-25.



×