Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Ô nhiễm boxit ở Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.61 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
Ô NHIỄM ĐẤT VÀ KIỂM SOÁT

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BOXIT TỚI MÔI
TRƯỜNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN

Giáo Viên Hướng Dẫn : Phạm Thị Hồng
Nhóm

:

Sinh Viên Thực Hiên :

3
Mã SV :

Bùi Tuấn Anh

1451090875

Phạm Mai Hoa

1451090884

Nguyễn Nhật Quang

1451082962


Yên Thị Hoa

1451090681

Đỗ Thị Mỹ Huyền

1451090668

Hà nội,2016


`

Mục Lục

Nhóm 3

Trang 2


`

MỞ ĐẦU

1.Lý Do Chọn Đề Tài.
Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng boxit lớn nhất và có chất lượng
tốt nhất thế giới, trong đó khu vực Tây Nguyên là khu vực có trữ lượng lớn nhất. Tuy
nhiên trên thực tế trong các năm vừa qua thì Việt Nam hàng năm vẫn nhập 1.2 tỷ USD
nhôm, điều này gây lãng phí rất nhiều cho quốc gia khi mà với trữ lượng boxit như
hiện tại thì Việt Nam hoàn toàn có thể tự khai thác boxit để sản xuất nhôm phục vụ

không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiểu được
vấn đề trên cũng như tầm quan trọng của việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
giàu giá trị kinh tế như boxit, chính phủ Việt Nam đã đồng ý và thông qua việc triển
khai Dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên từ năm 2009 thông qua việc triển khai 2 dự
án là dự án boxit Nhân cơ tại Đắk Nông và dự án Tân Rai tại Lâm Đồng. Hai dự án đều
do tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư thực
hiện và quy hoạch khai thác.
Ngay từ khi mới bắt đầu triển khai cho đến nay, dự án đã gặp rất nhiều luồng ý
kiến trái ngược. Bên cạnh những phân tích ban đầu về những lợi ích của dự án mang
lại như tiết kiệm được nguồn ngân sách nhà nước trong việc nhập nhôm, thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng thông qua việc xuất khẩu
nhôm, tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt là dân tộc thiểu số ở khu vực
Tây Nguyên qua đó nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân…thì nhiều
chuyên gia hàng đầu cũng đã phân tích những tác động xấu của dự án đến môi
trường, đời sống xã hội của người dân,an ninh quốc phòng của quốc gia và đặc biệt là
hiệu quả kinh tế mà dự án thực sự mang lại. Trải qua hơn 6 năm triển khai dự án thì
cho đến nay hiệu quả kinh tế dự án vẫn chưa đạt được như kỳ vọng ban đầu thậm chí
là bị âm ngân sách nhà nước, các tác động của dự án tới môi trường, xã hội vẫn gây
nhiều tranh cãi. Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài “Phân Tích Hoạt Động Khai
Thác Boxit Tới Môi Trường Đất Ở Tây Nguyên.”

2.Mục Tiêu Nghiên Cứu.
-

Mục đích chính của đề tài là thực hiện tìm hiểu, đánh giá thực trạng dự án khai
thác Boxit ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những ý kiến cũng như đánh giá nhận xét
về dự án, đề xuất một số giải pháp cho dự án trên.

3.Phạm Vi Nghiên Cứu.
-


Phân Tích Hoạt Động Khai Thác Boxit Tới Môi Trường Đất Ở Tây Nguyên

4.Phương Pháp Nghiên Cứu Đề Tài.
Các phương pháp sử dụng.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp phân tích.
Nhóm 3

Trang 3


`
+

Nhóm 3

Phương pháp liệt kê.

Trang 4


`

Chương 1.Giới thiệu khai thác sử dụng boxit

1.Định nghĩa boxit
Boxit hay bauxite là một loại quặng nhôm nguồn gốc á núi lửa có màu hồng, nâu
được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng
có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng boxit phân bố chủ yếu trong vành đai xung

quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ boxit có thể tách
ra alumina (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân, chiếm
95% lượng boxit được khai thác trên thế giới. Tên gọi của loại quặng nhôm này được
đặt theo tên gọi làng Les Baux-de-Provence ở miền nam nước Pháp, tại đây nó được
nhà địa chất học là Pierre Berthier phát hiện ra lần đầu tiên năm 1821.
Có 3 loại boxit: Gibbsite (đọc là gip-xit theo tiếng Pháp hay gip-sait theo tiếng Anh),
Boehmite (đọc là bơ-mit theo tiếng Pháp hoặc bây-mait theo tiếng Anh) và Diaspore
(đọc là đi-as-po theo tiếng Pháp hay đai-ơ-spo theo tiếng Anh).
Gibbsite khác với boehmite và diaspore về:
Thành phần hóa học vì gibbisite chứa hydoxit nhôm (aluminium hydroxide)
Al(OH)3 còn boehmite và diaspore chứa ô-xit hydroxit nhôm (aluminium oxide
hydroxide) AlO(OH)
• Cấu trúc tinh thể.
• Nhiệt độ khử nước nhanh của gibbsite thấp hơn nhiều so với boehmite và
diaspore.


Do đòi hỏi năng lượng lớn hơn trong quá trình tách ô-xit nhôm từ quặng bô xít nên
quặng bô-xit loại boehmite và diaspore được coi là có chất lượng thấp hơn so với
quặng bô-xit loại gibbsite. Hầu hết boxit được khai thác hiện nay trên thế giới là loại
gibbsite. Bô-xit ở miền Trung và Tây Nguyên của nước ta là loại gibbsite và boxit ở các
tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng là diaspore.
( Trích: )

Nhóm 3

Trang 5


`


2. Giới thiệu khai thác boxit ở Tây Nguyên và các quy trình sản xuất
a.Giới thiệu khai thác boxit ở Tây Nguyên
80% lượng boxit trên thế giới được khai thác lộ thiên từ các mỏ dạng vỉa (blanket
deposits), còn lại từ khai thác hầm lò (chủ yếu từ các mỏ ở Nam châu Âu và Hungary).
Chiều dày lớp phủ có thể từ 0 cho tới 70m, chiều dày thân quặng dao động từ 1m đến
40m. Các mỏ bô-xit ở Lâm Đồng, Đăk Nông có dạng vỉa gồm những thân quặng dày 45 m phân bố chủ yếu ở khu vực đỉnh đồi và có chiều dày lớp phủ từ 0 – 3m.
Quy trình công nghệ khai thác boxit lộ thiên tương đối đơn giản. Sau khi cây cối
trên bề mặt được cắt, lớp đất đá phủ được bóc và lưu giữ gần nơi khai thác, boxit
được đào và xúc bằng máy xúc và sau đó được vận chuyển bằng ô-tô và băng tải tới
phân xưởng tuyển rửa (washing plant). Sau khi được tuyển rửa boxit được vận
chuyển bằng băng tải về nhà máy tinh luyện alumin (alumina refinery). Quặng boxit
chưa qua tuyển rửa thì được gọi là quặng boxit nguyên khai hay quặng boxit thô
(crude bauxite). Quặng boxit đã qua tuyển rửa được gọi là quặng tinh hay quặng cô
đặc (concentrated bauxite).
Để có thể hình dung được mức độ sử dụng đất trong khai thác boxit ta có thể lấy ví
dụ tính toán sau đây: trên diện tích 1 km² của mỏ Gia Nghĩa (đã được thăm dò) ta có
thể khai thác được bao nhiêu tấn quặng boxit nguyên khai?. Để tính toán ta lấy hình
vuông có cạnh 1000 m và diện tích 1 km². Với chiều dầy thân quặng trung bình 4 m thì
ta có thể đào được 4 triệu m³ (1000 m × 1000 m × 4 m) boxit. Với trọng lượng riêng
trung bình của boxit là 1,6 tấn/ m³ thì khối lượng bô-xit có thể khai thác trên 1 km² là
khoảng 6,4 triệu tấn quặng nguyên khai. Với độ thu hồi tinh quặng sau tuyển rửa là
42,54 % thì ta có tổng lượng quặng tinh thu được trên 1 km² là 2,7 triệu tấn. Với hàm
lượng ô-xit nhôm trung bình là 49,74% thì với 2,7 triệu tấn quặng tinh này ta có thể
sản xuất được khoảng 1,3 triệu tấn alumin. Nói cách khác việc khai thác boxit trên
Nhóm 3

Trang 6



`

một diện tích 1 km² có thể đủ cung cấp cho hoạt động của một nhà máy sản xuất
alumin công suất 600.000 tấn/ năm trong hơn 2 năm.
Tuy nhiên việc khai thác boxit không được thực hiện ngay một lúc ngay trên toàn
bộ diện tích 1 km² mà được thực hiện dần dần trên từng ô nhỏ, đảm bảo cung cấp đủ
boxit cho hoạt động thường xuyên của nhà máy sản xuất alumin. Để đủ boxit cho một
nhà máy sản xuất alumin công suất 600.000 tấn/năm (giả sử hoạt động 320 ngày/
năm) hoạt động trong 1 ngày người ta chỉ cần tới khoảng 3750 tấn quặng tinh
(1.200.000/ 320) hay 8771 tấn quặng nguyên khai (tương đương với 5.482 m³ quặng)
và với độ dầy trung bình thân quặng 4 m người ta chỉ cần khai thác boxit trên một
diện tích khoảng 1370 m², tức là một hình chữ nhật có cạnh 45 m × 30 m (bằng
khoảng 1/5 diện tích sân bóng đá chuẩn có kích thước 105 m × 68 m).
Tuyển rửa boxit là
Quá trình loại bỏ bớt tạp chất trong quặng để tăng hàm lượng khoáng chất được
gọi là quá trình làm giàu quặng (beneficiation process). Một trong những biện pháp
làm giàu quặng là phương pháp tuyển rửa bằng nước (washing process). Phương
pháp tuyển rửa áp dụng cho các loại bô-xít có chứa nhiều tạp chất có thể tan trong
nước như bùn sét. Boxit ở Tây Nguyên có hàm lượng sét tương đối cao vì vậy cần được
tuyển rửa trước khi đưa vào quá trình tinh luyện (refinery process) để tách alumin.
Trong quá trình tuyển rửa quặng được sàng tuyển và rửa bằng nước, bùn sét hòa tan
trong nước và quặng có độ hạt nhỏ hơn khe hở của lưới sàng được thải ra một hồ
chứa. Quặng thải sau quá trình tuyển rửa được gọi là quặng đuôi (tailing). Quặng
đuôi sẽ lắng trong hồ chứa quặng đuôi, còn nước sẽ được thu hồi đề tái chế sử dụng
lại. Theo kết quả nghiên cứu tính khả tuyển của boxit mỏ Gia Nghĩa, với lưới sàng có
đường kính lỗ 1 mm, độ thu hồi của quá trình tuyển rửa là 51,13 %, hàm lượng ô-xit
nhôm tăng từ 40,3 % (của quặng nguyên khai) lên 50,51% (của quặng tinh). Quá trình
tuyển rửa là cần thiết vì nó giảm chi phí vật tư (đặc biệt là xút NaOH) và chi phí vận
hành trong công đoạn hòa tách và đồng thời giảm lượng bùn đỏ thải ra ở công đoạn
hòa tách.

Cần nhấn mạnh rằng nước thải chứa quặng đuôi cũng có màu đỏ nhưng không
phải là bùn đỏ (red mud). Do không chứa hóa chất nên nước bùn chứa quặng đuôi
không phải là chất thải độc hại. Với hệ số thu hồi 50 % thì cứ 2 tấn quặng nguyên khai
thì ta thu hồi được 1 tấn quặng tinh và thải ra 1 tấn quặng đuôi. Như vậy nếu quặng
đuôi được thải ra một hồ chứa có độ sâu trung bình 4 m (bằng chiều dầy trung bình
của thân quặng boxit) thì diện tích hồ chứa cần phải bằng 50 % diện tích mỏ đã được
khai thác. Vì vậy hồ chứa quặng đuôi phải có độ sâu tương đối lớn để giảm diện tích
chiếm đất của hồ chứa. Lượng nước cần có cho quá trình tuyển rửa cũng là một vấn
đề cần phải xem xét trong việc thu xếp nguồn cung cấp nước cho sản xuất.

Nhóm 3

Trang 7


`

b.Các quy trình sản xuất
Bản chất của quá trình sản xuất alumin là việc tách boxit nhôm ra khỏi quặng
boxit. Quy trình công nghệ để tách ô-xit nhôm ra khỏi quặng boxit được phát minh bởi
Karl Bayer năm 1887 và do vậy quy trình này được đặt tên là quy trình Bayer. Quy
trình Bayer gồm 3 giai đoạn :
gđ1.Công đoạn hòa tách (digestion)
Quặng boxit được nghiền nhỏ và trộn với xút (NaOH) trong thùng chứa ở nhiệt độ
và áp suất cao. Ở nhiệt độ và áp suất cao hydroxit nhôm hòa tan trong xút thành
aluminat natri (sodium aluminate) NaAl(OH)4 nổi lên trên còn các thành phần khác
không bị hòa tan như ô-xit sắt, ô-xit silic, ô-xit titan và các tạp chất khác thì lắng
xuống dưới và được thải qua đáy thùng. Chất thải này được gọi là quặng boxit thải
(bauxite residue) hay bùn đỏ (red mud) vì có chứa ô-xit sắt và có dạng sền sệt. Bùn đỏ
được rửa bằng nước để thu hồi xút trước khi được thải ra bãi thải. Bùn đỏ được thải ở

dạng lỏng thì được gọi là thải ướt và ở dạng cô đặc thì gọi là thải khô.
Phản ứng hóa học của quá trình hòa tách là :
Đối với bô-xit loại gibbsite :
Al(OH)3 + Na+ + OH- —> Al(OH)4- + Na+ (*)
Đối với bô-xit loại boehmite và diaspore:
AlO(OH) + Na+ + OH – + H2O —> Al(OH)4- + Na+ (**)
Công đoạn này còn có thể được gọi là công đoạn “tiêu hóa” theo đúng nghĩa của
từ “digestion” vì nó giống quá trình tiêu hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa của con người
(thức ăn được nghiền bằng răng và dạ dầy và đưa vào ruột, ở đó các chất dinh dưỡng
được hấp thụ còn cặn bã thì được thải qua ruột già ra ngoài).
gđ2.Công đoạn kết tủa (precipitation)
Dung dịch chứa aluminat natri NaAl(OH)4 được lọc sạch trước khi được đưa sang
công đoạn kết tủa. Công đoạn kết tủa thực chất là một quá trình ngược của quá trình
hòa tách.
Phản ứng hóa học của quá trình kết tủa là:
Al(OH)4- + Na+ —> Al(OH)3 + Na+ + OHVới các mầm kết tủa là các hạt ô-xit nhôm, hydoxit nhôm Al(OH)3 kết tinh và lắng
xuống đáy thùng.
gđ3.Công đoạn nung (calcination)
Nhóm 3

Trang 8


`

Hydroxit nhôm Al(OH)3 từ công đoạn kết tủa được đưa sang một lò nung để tách
nước và thu được ô-xit nhôm:
2Al(OH)3 —> Al2O3 + 3H2O

Quá trình sản xuất alumin được mô tả ở sơ đồ dưới đây.


Ghi chú:
(*) Hoặc dưới dạng: Al2O3.3H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 4H2O
(**) Hoặc dưới dạng: Al2O3.H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 2H2O

Nhóm 3

Trang 9


`

3. Sử dụng boxit
Theo như thông kê thì khoảng 96% boxit khai thác được sử dụng cho ngành luyện
kim, 4% còn lại được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác như: vật liệu chịu lửa,
gốm sứ, vật liệu mài – đánh bóng. Hơn 90% sản lượng alumin ( gọi là alumin cấp
luyện kim ) trên thế giới dược sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình diện phân để sản
xuất nhôm kim loại, còn lại 10% sử dụng cho công nghiệp hóa chất và các ngành công
nghiệp khác.
Quặng boxit ở Tây Nguyên là quặng nguyên khai, có chất lượng kém. Sau khi tuyển
rửa bằng phương phát thông thường, chat lượng boxit đạt loại trung bình, đáp ứng
yêu cầu sản xuất nhôm bằng phương phát Bayer. 90% sản lượng boxit trên cả thế giới
được sử dụng công nghệ Bayer, nhưng công nghệ này đòi hỏi boxit có hàm lượng SiO2
thấp. Boxit cò hàm lượng SiO2 hoạt tính > 5% không thẻ xử lý kinh tế bằng phương
pháp Bayer vì gây mất mát kiềm rất lớn theo bùn đỏ, Nhưng ngược lại, nếu xử lý bằng
công nghệ thiêu kết hoặc thiêu kết – Bayer ( hồn hợp ) thì tiêu hao năng lượng lớn,
thường gấp 2 – 4 lần công nghệ Bayer đơn thuận. Vì lẽ đó, boxit ở Việt Nam và 1 số
nước khác cần phải được làm giàu để giảm lượng SiO2, nâng tỉ lệ Al2O3/SiO2 lên >7,
thích hợp cho công nghệ Bayer.
Boxit không chỉ để sản xuất alumin, boxit còn được sử dụng với công nghệ sản xuất

nhôm. Khác với sản xuất nhôm oxit ( alumin) trong sản xuất nhôm kim loại từ khoảng
hơn 100 năm nay chỉ có một phương pháp công nghệ duy nhất, đó là điện phân
alumin trong dung dịch criolit nóng chảy. Phương pháp này thường được gọi là
phương pháp Hall – Heroult.
Phương phát Hall – Heroult do Paul Louis Toussaint Heroult ( người Pháp) và
Charles Martin Hall ( người Mỹ ) phát minh ra hầu như đồng thời vào năm 1886.
Trước đó, người ta áp dụng phương pháp hóa học, phải dung các kim loại đắt tiền như
Na, K, Mg,… để hoàn nguyên nhôm từ các muối nhôm Halogenua ( như AlCh3 ), sản
lượng nhôm rất thấp nhưng giá thành lại rất là cao.
Phương pháp điện phân criolit nóng chảy để sản xuất nhôm kim loại là phương
pháp hiện đại, được phát triển liên tục, cùng là phương pháp chủ yếu và gần như duy
nhất hiện nay trong sản xuất nhôm. Chính vì vậy, nếu nước ta sản xuất nhôm thì
phương pháp công nghệ này là lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên ngành công nghiệp nhôm là ngành sản xuất với tiêu hao năng lượng cao
và yêu cầu đầu tư lớn, do đó hướng phát triển của ngành đang tập trung ưu tiên vào
một số vấn đề như:
- Chuyển quá trình sản xuất alumin từ các nước phát triền để các vùng có mỏ
boxit.
- Chuyển dời các nhà máy điện phân nhôm đến các vùng cso nguồn năng lượng
đòi hỏi đầu tư thấp, đặc biệt nhưng nơi có nguồn thủy điện.
Cả hai điều kiện về mỏ và nguồn thủy điện đều tập trung chủ yếu ở các nước phát
triền, do đó ngành công nghiệp nhôm nói chúng và slumin nói riêng có xu hướng phát
Nhóm 3

Trang 10


`

triển ở các nước phát triển hơn. Đối với nước ta, các nhà máy đang vận hành, cần phải

tối ưu hóa quá trình công nghệ, hiện đại hóa thiết bị để giảm chi phí nguyên, nhiên liệu
và năng lượng đến mức thấp nhát có thể. Ví dụ: bổ sung hệ thống bốc hơi nhiều giai
đoạn,..
Về mặt công nghệ có thể lựa chọn các khả năng tiết kiệm năng lượng và nguyên
nhiêu liệu như: cải tiến quy trình công nghệ, lựa chọn nồng độ tối ưu. Áp dụng công
nghệ hòa tách đặc biệt hóa bằng đường ống, hòa tách với các chất xúc tác, công nghệ
đồng xử lý các loại boxit: diassor ( bomit ) với boxit gipxit ( công nghệ dòng song
song ), công nghệ hài hào, công nghệ tách 2 giai đoạn, tang hiệu quả quá trình kết tủa
( sản xuất alumin dạng cát với nồng độ kiềm cao), giảm mất mát kiềm, sử dụng các
chất kết bông tổng hợp cho quá trình lắng.
Ngoài ra boxit thường được sử dụng trong làm lò cao, một số sản phẩm hằng ngày
như môi, thìa, giá sắt/thép, hay sản xuất xi măng, …..

Nhóm 3

Trang 11


`

Chương 2. Ảnh Hưởng Của Việc Khai Thác Boxit Tới Môi Trường

1.Ảnh hưởng của việc khai thác boxit tới môi trường đất
Những mỏ boxit thường có trữ lượng rất lớn lên đến hàng trăm triệu tấn. Trong
quá trình khai thác quặng boxit có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh đặc
biệt là ảnh hưởng đến môi trường đất, gây khó khăn trong việc nuôi trồng của người
dân. Việc Khai thác bô xít còn làm mất đi cấu trúc và các tính chất của đất.
Ví dụ : mỏ boxit Tân Phát thuộc địa phận phường Lộc Phát, tp.Bảo Lộc, tỉnh Lâm
Đồng. Mỏ boxit này có trữ lượng ước tính 106 triệu tấn, được công ty TNHH Một
thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam khai thác từ năm 1980, sản lượng khai thác

hiện tại khoảng 120.000 tấn/năm quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối
lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Quặng được tuyển và rửa sơ bộ
rồi chuyển về nhà máy hóa chất Tân Bình (TPHCM) để chế biến.
Theo báo cáo này, bụi, nước thải và bùn đỏ trong quá trình khai thác quặng bô xít
ở Lộc Phát tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Báo cáo cho biết: “Do đường
vận chuyển quặng dọc khu phố 8 và 9 vẫn là vẫn là đường đất, khoảng hơn 150 hộ dân
ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa”.
Ngoài ra, hoạt động trồng trọt của người dân trong khu vực cũng có phần bị ảnh
hưởng. Ví dụ : cây cà phê khu vực có nồng độ bụi cao ít đậu quả hơn so với các vùng
khá. Giá chè bị dính bụi quặng chỉ bằng một nửa so với giá chè bình thường…
Báo cáo cũng cho biết, quá trình tuyển quặng còn thải một lượng lớn bùn chứa
kiềm, ôxít sắt và một số kim loại nặng như chì, cacdimi. Hoạt động khai thác boxit đã
phá vỡ cấu trúc địa chất, làm cho bề mặt đất bị hạ thấp 4,5 – 9m, lớp đất bazan bị thay
thế bởi lớp đất sét kaolinite. Vào mùa mưa, tại khu vực mỏ có nhiều chỗ bị ngập úng
nước, xói lở với cường độ mạnh.
Đất đá không có quặng sẽ bị nhiễm dầu nhớt do rò rỉ từ những động cơ, tuy nhiên
không đáng kể. Mặc khác, để khai thác boxit, người dân xung quanh phải di dời đến
nơi khác để sinh sống, làm cho việc sử dụng đất đai trong lâm nghiệp, nông nghiệp trở
nên khó khăn.
Ngoài ra, trong quá trình tuyển quặng còn thải ra môi trường lượng lớn BĐ, phải
tiêu tốn một diện tích đất mỏ để xây hồ chứa BĐ, giả sử hồ chứa này có độ sâu trung
bình 4m thì diện tích xây hồ chứa sẽ chiếm 50% tổng diện tích mỏ.

2.Ảnh hưởng của việc khai thác boxit tới ô nhiễm bụi không khí
Vào mùa mưa, mưa ở Tây Nguyên xối xả sẽ trút xuống toàn bộ khu vực khai thác.
Từ đây, nước mưa mang theo đất đổ vào sông, suối ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng nước sẽ chảy về vùng Đông Nam Bộ và các vùng hạ du khác.
Nhóm 3

Trang 12



`

Còn vào mùa khô, hoạt động khai thác mỏ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường không khí do bụi và chất thải khí của các phương tiện cơ giới từ khu mỏ đến
nhà máy tuyển quặng. Ở mỗi nhà máy như Nhân Cơ hay Tân Rai, để sản xuất 600.000
tấn alumin mỗi năm, vùng khai trường sẽ phải khai thác 3 triệu tấn quặng nguyên
khai, tương đương với việc hàng năm có khoảng 300.000 chuyến xe. Trong khi đó,
mùa khô Tây Nguyên kéo dài nhiều tháng (từ tháng 10 - tháng 5 năm sau) nên lượng
bụi sẽ là rất lớn và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân địa phương.
Bùn đỏ là tên gọi loại quặng đuôi được sinh ra đồng thời với alumina trong tiến
trình bayer và quá trình sơ chế quặng là một chi phí ngoại sinh đối với những nhà kinh
doanh mỏ. Đây là một dạng chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường và khó xử
lý. Nguy cơ nằm ở hai cấp độ:
Cấp độ thứ nhất là sự độc hại tức thời: trong bùn có xút từ 3 đến 12 kg xút cứ
mỗi tấn nhôm được sản xuất, theo một nghiên cứu của Trường bách khoa
Montréal và những chất ăn da (caustique) khác như ô xit calci, hay vôi sống, tùy
phương pháp khai thác quặng. Đó là những hợp chất có tính ăn mòn rất lớn.
Khi hòa tan trong nước mưa hay trong những dòng nước, chúng tạo ra môi
trường có độ kiềm rất cao (alcalin). Cụ thể là khi tiếp xúc với dung dịch này,
người ra bị phỏng hay thương tổn ở làn da.
+ Về dài hạn, vấn đề xuất phát từ những nhân tố kim loại có trong các chất thải
này.
+

Trong bụi đỏ có rất nhiều chất độc gây ung thư như aluminium oxide và nhiều độc
tố khác như Arsenic và Beryllium . Beryllium được xem như độc chất gây tử vong,
sưng phổi khi bị nhiễm phải . Một độc tố khác trong bụi đỏ là Thorium gây ung thư
đường thở... Đó là chưa kể tới phóng xạ nguy hiểm (radiation exposure &

radionuclides) sẽ gây thêm ung thư cho người bị nhiễm . Triệu chứng người bị nhiễm
phải bụi đỏ & bùn đỏ sẽ thấy khó thở, chóng mặt, buồn nôn trong thời gian đầu, vào
thời kỳ thứ hai sẽ bị đau ngực, có thể bị xỉu bất cứ lúc nào. Asen, crôm và thủy ngân ở
quá mức cho phép khi bị rò rỉ xuống sông có thể được hấp thụ bởi cá có thể gây tổn
hại lâu dài tới môi trường.

Nhóm 3

Trang 13


`

3.Ảnh hưởng của việc khai thác boxit đến cảnh quan môi trường
3.1.Thay đổi cảnh quan
Cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ thiên hay khai thác dải,
làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những vùng đất lân cận. Khai thác
theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá hủy phẫu diện đất phát
sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô nhiễm không khí, thay đổi
cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan
của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị
đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị
nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi
hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp
hoặc đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết
tập.

3.2.Phá bỏ lớp thực bì
Những hoạt động làm đường chuyên chở, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và
chuyên chở đất làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất

lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ
cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi
được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi
nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm
hoặc cây thuốc đều phải ngừng.

3.3.Ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực
Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do axit mỏ chảy tràn, thành phần độc tố
vết, hàm lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng
lớn phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng có
thể thải trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axit và chứa
những thành phần độc tố vết.
Nhóm 3

Trang 14


`

Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục bụi.
Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết
cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất
cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần nhiều
nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Bên cạnh đó, việc cung
cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những tác động này bao gồm
rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm
của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi
nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất
lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ
khai mỏ. Ở đầu có than hoặc chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể

tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp
nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hoặc đứa nước chất lượng kém vào những
suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng
này. Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa
nhiều axit nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải chứa than, đặc biệt là những
chất này gần với bể mặt và chứa pirít. Axit sunphuric được hình thành khi khoáng
chất chứa sunphit và bị ôxy hóa qua tiếp xúc với không khí có thể dẫn đến mưa axít.
Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn thường là độc hại và tăng lượng muối của nước mỏ và
thậm chí là ô nhiễm nước.

3.4. Tác động đến động, thực vật hoang dã
Trầm tích tác động lên động vật thủy sinh cũng thay đổi tùy theo loài và hàm
lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm
xâm nhập của ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng
nước sông rộng lớn và làm giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức ăn
cho những loài khác. Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có giá
trị và có thể tạo ra những sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Những điều
Nhóm 3

Trang 15


`

kiện hiện tại có thể gây bất lợi cho một số loài cá nước ngọt ở Mỹ, một số loài bị tuyệt
diệt. Ô nhiễm trầm tích nặng nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau
khi khai mỏ. Ở những nơi không có cây cối thì xói mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60
năm sau khi khai mỏ. Nước mặt ở nơi này sẽ không dùng được cho nông nghiệp, sinh
hoạt, tắm rửa hoặc những hoạt động khác cho gia đình. Do đó, cần phải kiểm soát
nghiêm ngặt nước mặt thoát ra từ khu khai mỏ.

Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực
vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên
bể mặt đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một
số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Tác động trực tiếp
nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và
đổ phế liệu. Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải
rời khỏi nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống,
nhiều loài bò sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp.
Nếu những hố, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và
ếch nhái cũng bị hủy diệt. Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật
ở cạn và ở nước đều bị hủy hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ
bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân cận. Nhưng những loài quý
hiếm có thể bị tuyệt chủng. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực
vật sinh trưởng trong điều kiện thoát nước tự nhiên. Những thực vật này cung cấp
nguồn thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật
gần hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nước khác đã làm giảm số lượng và chất lượng
sinh cảnh cần thiết cho chim nước và nhiều loài ở cạn khác. Phương pháp san lấp
bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên những thung lũng dốc hẹp là
nơi sinh sống quan trọng của nhưng loài động thực vật quý hiếm. Nếu đất được tiếp
tục đổ vào những nơi này sẽ làm mát sinh cảnh quan trọng và làm tuyệt diệt một số
loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm chất
lượng sinh cảnh. Yêu cầu về sinh cảnh của nhiều loài sinh vật không cho phép chúng
điều chỉnh những thay đổi do nhiễu loạn đất gây ra. Những thay đổi này làm giảm
khoảng không gian. Chỉ một số loài ít chống chịu được nhiễu loạn. Chẳng hạn ở nơi mà
sinh cảnh cần thiết bị hạn chế như hồ ao hoặc nơi sinh sản quan trọng thì loài có thể bị
hủy diệt. Những động vật lớn và những động vật khác có thể bị "cưỡng chế" đến
những vùng lân cận mà những vùng này cũng đã đạt mức chịu đựng tối đa. Sự quá tải
này thường dẫn đến xuống cấp của sinh cảnh còn lại và do đó giảm sức chịu đựng và
giảm sức sinh sản, tăng cạnh tranh nội loài và gian loài và giảm số lượng chủng quần
so với số lượng ban đầu khi mới bị di dời. Xuống cấp của sinh cảnh thủy sinh là hậu

quả của khai mỏ lộ thiên không chỉ trực tiếp ở nơi khai mỏ mà trên diện rộng.Nước
mặt bị ô nhiễm phù sa cũng thường xảy ra với khai mỏ lộ thiên. Hàm lượng phù sa có
thể tăng đến 1.000 lần so với trước khi khai mỏ. Bóc lớp đất đá nằm phía trên quặng
nếu không hợp lý sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất kiệt vô
Nhóm 3

Trang 16


`

dụng rộng lớn. Những hố khai mỏ và đất đá phế thải sẽ không tạo được thức ăn và nơi
trú ẩn cho đa số các loài động vật. Nếu không được hồi phục thì những vùng này phải
trải qua thời kỳ phong hóa một số năm hoặc một vài thập kỷ để cho thực vật tái lập và
trở thành những sinh cảnh phù hợp. Nếu hồi phục thì tác động đối với một số loài
không quá nghiêm trọng. Con người không thể hồi phục ngay được những quần xã tự
nhiên. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ qua cải tạo đất và những nỗ lực hồi phục theo yêu cầu
của những động vật hoang dã. Hồi phục không theo yêu cầu của những động vật
hoang dã hoặc quản lý không phù hợp một số cách sử dụng đất sẽ cản trở tái lập của
nhiều chủng quần động vật gốc. Khai mỏ lộ thiên và những thiết bị vận chuyển phục vụ
cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc rất ít kết hợp việc thiết lập những mục
tiêu sử dụng đất sau khai mỏ nên việc cải tạo đất bị nhiễu loạn trong quá trình khai
mỏ thường không được như ban đầu. Việc sử dụng đất hiện hành như chăn nuôi gia
súc, trồng cấy, sản xuất gỗ... đều phải hủy bỏ tại khu vực khai mỏ. Những khu vực có
giá trị cao và sử dụng đất ở mức độ cao như các khu đô thị hay hệ thống giao thông
thì ít bị tác động bởi khai mỏ. Nếu giá trị khoáng đủ cao thì những hạ tầng trên có thể
chuyển sang vùng lân cận.

4.Ảnh hưởng của việc khai thác boxit đến đời sống con người
Nồng độ cao chất asen và thủy ngân có trong bùn đỏ có thể gây ung thư nếu chúng

được phát tán trong không khí và thâm nhập vào hệ thống hô hấp của con người. Cứ
sản xuất được 1 tấn nhôm thì tạo ra gần 3 tấn bùn đỏ. Việc chiếm dụng đất để khai
thác mỏ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, hoạt động khai thác mỏ còn
có thể tăng khả năng bị rủi ro và tổn thương của một nhóm cộng đồng dân cư trong
khu vực. Các rủi ro này có thể bắt nguồn từ vấn đề môi trường hoặc vấn đề xã hội,hoạt
động vận chuyển quặng cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dân
trong vùng.

Nhóm 3

Trang 17


`

Nhóm 3

Trang 18


`

Chương 3. Biện Pháp Khắc phục Môi Trường Đất

1.Giải pháp xanh
- Từ thực tế nghiên cứu đặc điểm đất bazan thoái hóa bạc màu và biện pháp cải
tạo phục hồi độ phì của đất. Trung tâm nghiên cứu và quan trắc môi trường
nông nghiệp miền Trung-Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) đã bố trí các thí nghiệm xem xét khả năng sinh trưởng và phát triển của 7
nhóm cây với 14 loại giống cây trồng chủ yếu. Đây là những giống cây trồng

thích hợp với điều kiện đất bazan, phù hợp với đặc điểm sinh thái trong vùng,
dễ đầu tư chăm bón; trong đó có các nhóm mô hình trồng cây làm thức ăn phục
vụ chăn nuôi là loại cỏ sả và cỏ Stylô có đặc điểm phát triển nhanh, dinh dưỡng
cao và tăng độ phì cho đất.
+ Đối với nhóm cây họ đậu được chọn loại cây đậu đen, đậu cô ve lùn; nhóm cây
lương thực chọn cây khoai lang và cây ngô.
+ Về nhóm cây công nghiệp, trung tâm đã chọn cây ca cao và cây dứa; nhóm cây
lâm nghiệp lấy gỗ, làm nguyên liệu giấy chọn loại cây muồng đen và cây xà cừ.
+ Về nhóm cây hương liệu, dược liệu, Viện chọn cây hoa hòe và cây điều nhuộn
(cây lấy hạt màu thực phẩm) là những loại cây đã được trồng phân tán ở địa
phương.
- Trồng cỏ vetiver
Cỏ vetiver là loại cây lưu niên, chỉ cần chăm sóc tối thiểu là nhanh chóng hình
thành hàng rào dày đặc chụi hạn hán và ngập lụt tốt. Phần lớn cỏ vetiver mọc thẳng
xuống ít nhất 3m.
Do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan xen trong đất và có thể chịu lực bằng
1/6 lần so với bê tông nên hàng rào vetiver có tác động đệm rất tốt, chống được xói
mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng cách nhất định. Ngoài việc là một hàng
rào bảo vệ hiệu quả, cỏ vetiver còn có thể giải phóng được năng lượng từ dòng xoáy
của nước lũ tạo thành dải bờ kè thiên nhiên bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng rất
hiệu quả và rẻ, giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thủy điện
không bị bồi lấp, chống lũ lụt, hạn chế dòng chảy mất mùa trên diện rộng, cả thiện
chất lượng nước thải và nước ô nhiễm.
Công dụng bảo vệ môi trường trồng cỏ vetiver : Phủ xanh lớp đất thô, tăng độ bền
cho đất, chống sói mòn, mang lại vẽ mỹ quan cho khu vực khai thác bauxite.
Theo báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ
nông nghiệp vốn vay ADB : Đề tài đã tìm ra được các loài cây cải tạo tăng độ phì
cho đất nghèo kiệt sau khai khoáng: Đậu đen; muồng lá nhọn, cốt khí, đậu ren, trinh
nữ không gai; keo lai BV10, BV16. Cây hút kim loại nặng: Cỏ vetiver, dương xỉ. Cây
chống xói lở: Cỏ vetiver, cỏ voi.

Nhóm 3

Trang 19


`

Mô hình trồng trồng cỏ vetiver hút kim loại nặng, mô hình trồng xen keo và cốt;
keo và muồng lá nhọn; mô hình bón phân hữu cơ vi sinh cho lúa. Bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đề tài nhân được sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan quản
lý, cơ quan nghiên cứu và các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện thí nghiệm và mô
hình
2.Thực hiện luật Môi trường
Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần
phải xử lý nghiêm khắc Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất
+ Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép,
đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo
quyết định của cơ quan
có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm

Nhóm 3


Trang 20


`

Kết Luận
Dự án khai thác boxit đã mang lại nhiều tiềm năng kinh tế nhưng bên cạnh đó
cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân xung
quanh khu vực,đặc biệt hiện tại chưa có cách nào xử lý triệt để ngoài cách chôn
lấp.Nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất và hệ sinh thái
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệpdo các hoạt
động sản xuất, khai thác khoáng sản, các chất khí độc hại được thải ra ngoài môi
trường, các chất thải hữu cơ. Thứ hai là các loại chất thải sinh hoạt của con người
hàng ngày mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải có tính
độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lí triệt để trước khi thải ra ngoài. Thứ ba
ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, chúng tích lũy dần trong đất và các loại cây trộng
và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe con người.
Mỗi con người cùng sinh sống trên cùng hành tinh này đều cũng phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang sống trong chính vỏ
bọc của môi trường, đất ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì con người và
tất cả sinh vật trên trái đất khó có thể tồn tại. hãy cùng nhau vì tương lai, vì cuộc sống
của chính chúng ta, hãy mạnh mẽ đứng lên bảo vệ môi trường vì đó cũng chính là
hành động bảo vệ mạng sống của chính mình. Hãy cùng chung bàn tay để xây dựng và
bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của tất cả loài người và tất cả sinh vật khác nữa trở
nên tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trong sạch hơn.

Nhóm 3

Trang 21



`

Tài Liệu Tham Khảo
1. Đinh Xuân Hùng - Một số kiến thức cơ bản ABC về khai thác bô-xit và sản xuất
alumin- Nguyên Quản lý Cao cấp Phát triển Thương Mại, Cơ quan Thương Mại
Chính Phủ Australia – Đại sứ quán Australia
2.
PGS.TS. Đặng Văn Minh- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Đề
tài: nghiên cứu biện pháp cải tạo, phục hồi và sử dụng đất canh tác sau khai
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nhóm 3

thác khoáng sản tại Thái Nguyên
/> />Theo TTXVN, 17/10/2012. /> /> /> />
Trang 22



×