PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN
LỜI MỞ ĐẦU
Cây cà phê gắn liền với đời sống của người dân ở Tây Nguyên và giữ vị trí đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Nguyên. Trong nhiều
năm qua, cây cà phê là một trong những sản phẩm chính làm thay đổi thu nhập và
mức sống của đa số người dân Tây Nguyên. Cây cà phê góp phần trực tiếp thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động phổ thông, định canh - định
cư và xóa đói giảm nghèo cho đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhưng việc phát triển cà phê ở Tây Nguyên cũng đang đối mặt với những khó
khăn, thách thức trước mắt cũng như trong dài hạn. Người nông dân đổ xô phát
triển diện tích cây cà phê tràn lan đang dẫn đến nguy cơ suy kiệt nguồn nước ngầm
vốn là tài nguyên khan hiếm của Tây Nguyên, nạn chặt phá rừng hủy hoại môi
trường sinh thái ngày càng trầm trọng. Việt nam đứng thứ hai về sản lượng xuất
khẩu cà phê nhưng chưa có thương hiệu cà phê nổi bật trên thị trường cà phê quốc
tế, chất lượng cà phê và giá xuất khẩu kém hơn sản phẩm cà phê của nhiều nước…
Để cà phê Tây Nguyên có thể phát triển mạnh mẽ hơn, vươn ra khỏi quy mô hiện
tại, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển bền vững, toàn diện và lâu dài.
Mục tiêu trọng tâm của đề tài này hướng vào việc đề xuất xây dựng một chiến lược
phát triển thương hiệu và những kiến nghị về chiến lược phát triển bền vững cho
ngành cà phê ở Tây Nguyên.
1
I. THỰC TRẠNG NGÀNH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN:
Năm 2008 Việt Nam có 530,9 ngàn hecta cà phê, xuất khẩu hơn 954 ngàn tấn cà
phê, là nước đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil về sản lượng cà phê xuất khẩu,
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,95 tỷ USD. Tính trung bình cả năm 2008, giá cà
phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,044 USD/ tấn, có lúc lên đỉnh điểm là 2,240
USD/ tấn ,tăng 31% so với năm 2007. Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự
báo giá cà phê robusta trong năm 2010 sẽ đứng ở mức 1,470 USD/tấn (tính theo giá
trị đồng Đô la năm 2000), tăng khoảng 6,5% so với năm 2009.
Kim ngạch cà phê xuất khẩu Việt Nam năm 2009 và quý I năm 2010
(Nguồn:lấy từ trang />phe-se-tiep-tuc-gap-kho-khan.htm)
Trong đó các tỉnh Tây Nguyên có trên 450 ngàn hecta cà phê chiếm hơn 75% diện
tích đất trồng và sản lượng cà phê của cả nước, giải quyết việc làm cho trên 700
ngàn lao động và đóng góp từ 30% đến 40% vào GDP hằng năm của các tỉnh trong
vùng.
Tỷ trọng cà phê Tây Nguyên so với cả nước
Diện tích
(ha)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Cả nước 561.900 565.300 522.200 510.200 496.800 497.400 497.000 506.400
Tây Nguyên 403.128 399.964 378.400 374.149 369.379 374.603 379.282 389.229
Tỷ trọng 72% 71% 72% 73% 74% 75% 76% 77%
2
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên và Niên giám thống
kê 2007-Nhà xuất bản Thống kê).
Sản Lượng
(tấn)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Cả nước 802.500
840.60
0
699.500
793.70
0
836.00
0
752.10
0
985.300 961.200
Tây Nguyên 612.776
624.97
6
505.525 657.646 655.275 589.747
819.51
1
735.757
Tỷ trọng 76% 74% 72% 83% 78% 78% 83% 77%
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê-Nhà xuất bản Thống kê 2007)
Ở khu vực Tây Nguyên thì Đắc Lắc là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất,
với trên 185 ngàn hecta, trong đó có 173,4 ngàn hecta cà phê kinh doanh cho sản
phẩm, kế đến là tỉnh Lâm Đồng, với diện tích cho thu hoạch 128,289 ngàn hecta,
diện tích cà phê còn lại là các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông.
Sự mở rộng diện tích trồng cà phê đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên góp phần làm
cho Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới (sau
Brazil) trong việc xuất khẩu cà phê, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp
phần cải thiện đời sống của người lao động, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở Tây
Nguyên.
Tuy nhiên cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, năng suất cà phê chịu sự ảnh
hưởng rất lớn của thời tiết. Khi nóng hạn, không đủ nước thì cây cà phê không ra
hoa hoặc chết, khi sương muối nhiều thì hạt lép, nhỏ… do đó, sản lượng của cà
phê cũng tăng giảm theo vụ mùa và từ đó ảnh hưởng đến giá cả. Ví dụ như năm
2007, sản lượng cà phê trên toàn thế giới giảm trên 10,6 ngàn bao so với năm
2006, tương đương 636 ngàn tấn thì giá tăng, kéo theo thị trường trong nước tăng
giảm không ổn định
Ngoài ra chất lượng của sản phẩm từ cà phê vẫn luôn là một vấn đề nan giải đối
với ngành cà phê Tây Nguyên nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung.Với chủng
loại chủ yếu là Robusta (cà phê vối), giá cà phê của Việt Nam thấp hơn giá cà phê
của một số nước trên thế giới (Brazil, Colombia, Costa Rica…). Bên cạnh đó cà
phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng xấu, có lúc bị thải
loại đến 60%, giá bị giảm 100 USD-200 USD/tấn, có lúc lên đến 600 USD/tấn tại
London.
Lượng cà phê robusta được cấp chứng nhận chất lượng London ngày càng ít,
khiến có lúc cà phê Việt Nam bị tồn kho tại London lên đến 400 ngàn tấn vào cuối
năm 2007, đầu 2008.
3
Xét riêng trong những tháng gần đây của năm 2010, trong khi dự đoán giá cà phê
trên thế giới đang trên đà tăng lên thì cà phê Tây Nguyên trong mấy tháng vừa qua
lại gặp phải sự thay đổi liên tục về giá, điển hình là giá cà phê nhân trên thị trường
(lúc tăng – đạt khoảng 35.000 đồng/kg– 39.000 đồng/kg, lúc thấp – chỉ còn không
đến 20.000 đồng/kg và giá thường chỉ ở mức chỉ khoảng 25.000 đồng/kg) đã khiến
cho không ít hộ nông dân tỏ ra chán nản, không còn quá mặn mà với loại cây trồng
này như trước đây. Bên cạnh đó, theo dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục giảm xuống
(hiện đang dao động ở mức 28.000 đồng/kg – 30.000 đồng/kg) khi hai quốc gia khá
hùng mạnh về cà phê là Brazil và Colombia đang bắt đầu vào vụ thu hoạch mới
trong năm nay, thậm chí đã có nhiều người lo ngại rằng giá cà phê năm 2010 sẽ rớt
giá xuống còn 3000 đồng/kg - 4000 đồng/kg như cách đây 10 năm.
Cũng như đặc điểm của các loại nông sản khác thì cà phê Tây Nguyên từ trước đến
nay luôn có tình trạng mất mùa thì được giá, được mùa thì mất giá, tuy nhiên, trong
năm nay, tuy bị mất mùa nhưng giá của cà phê vẫn bị giảm.
Rõ ràng, cà phê Tây Nguyên hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Khoan
hãy nói về việc cà phê Tây Nguyên cũng như cà phê Việt Nam không tạo được một
thương hiệu nổi bật trên thị trường thế giới, mà việc người nông dân trồng cà phê
Việt Nam phải đối mặt với việc giá cả không ổn định, mùa vụ bị sâu bệnh đe dọa,
…đã, đang và sẽ là một bài toán làm đau đầu các nhà quản lý.
II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGÀNH CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN:
Bên cạnh những đóng góp quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế- xã hội
thì ngành sản xuất cà phê ở Tây Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung vẫn
còn những hạn chế, yếu kém và khó khăn từ giai đoạn quy hoạch, cải tạo giống,
trồng trọt, thu hoạch đến giai đoạn bảo quản và chế biến cà phê sau thu hoạch…
Chính những điều này là nguyên nhân dẫn đến việc giá trị xuất khẩu cà phê Việt
Nam chưa cao cho dù sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới và cà
phê Việt Nam chưa tạo được cho mình một thương hiệu nổi bật trên thị trường thế
giới.
1. Vấn đề về giống cây trồng:
Hiện nay, đa số các loại giống ở Việt Nam cho năng suất và chất lượng không cao,
bị sâu bệnh nhiều. Tuy nhiên Nhà nước vẫn chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho
việc cải tạo giống mới.
Diện tích trồng bị chênh lệch giữa 2 loại giống Robusta (cà phê vối) và Arabica (cà
phê chè) quá lớn trong khi cây cà phê Robusta có chất lượng kém hơn cây cà phê
Arabica. Mặt khác, người dân trồng cà phê thì vẫn làm theo kinh nghiệm, trồng
trọt nhỏ, lẻ, manh mún chủ yếu vẫn trồng các loại giống cũ đã qua nhiều năm sử
dụng nên mức độ thoái hóa cao, năng suất thấp. Kiến thức người dân về chuyên
môn không cao, vấn đề thâm canh cây cà phê còn hạn chế. Trong khi đó thị trường
4
thế giới thì bấp bênh nên tâm lý người dân luôn lo sợ đầu ra dẫn đến việc trồng rồi
chặt bỏ rồi lại trồng lại là vấn đề thường xuyên. Do đó,việc đầu tư cho giống còn
nhiều hạn chế.
2. Vấn đề về suy thoái đất trồng cà phê:
Tài nguyên đất là lợi thế to lớn của Tây Nguyên. Với diện tích đất đỏ bazan chiếm
25% diện tích đất tự nhiên, kết hợp với đặc điểm về độ cao và khí hậu rất phù hợp
với những cây công nghiệp dài ngày. Tuy nhiên trong quá trình canh tác chúng ta
đã tập trung thâm canh cao độ, kết hợp với việc bón một lượng phân hóa học quá
lớn, tập trung mà thiếu phân hữu cơ và sử dụng quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực
vật đã làm cho dinh dưỡng của những mảnh đất trồng cà phê bị bạc màu, xói mòn.
Đến khi cây cà phê già cỗi, người nông dân phải chặt đi nhưng không thể trồng lại
những lần sau vì cây cà phê mới khi phát triển tới năm thứ hai, thứ ba thì bị chết vì
hiện tượng táp lá, khô rễ.
3. Vấn đề suy kiệt nguồn nước ngầm tại Tây Nguyên hiện nay:
Báo cáo đoàn khảo sát của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, mực nước ngầm
tại các khu vực được khảo sát như: huyện Krông Pách, Krông Búc, Lắc (tỉnh Đắc
Lắc), Đắc Min, Đắc Song, Cư Jút (tỉnh Đắc Nông), Chư Xuê (tỉnh Gia Lai)...đang
suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3m- 5m so với trước đây.
Cụ thể, tại các huyện trong diện khảo sát ở Đắc Lắc, từ những năm 2006 trở về
trước, có thể khai thác tối đa 0,6 triệu mét khối/ngày thì nay chỉ còn chưa đầy 0,4
triệu mét khối/ngày.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do tình trạng biến đổi khí hậu khiến mùa
khô kéo dài, mùa mưa ngắn đi đã làm cho lượng nước bổ sung cho nguồn nước
ngầm ngày càng ít đi. Đồng thời diện tích rừng ở Tây Nguyên ngày càng bị thu
hẹp, lớp phủ bề mặt đất cũng giảm, diện tích trồng cà phê được mở rộng một cách
nhanh chóng nên làm cho việc khai thác nguồn nước ngầm trở nên quá mức làm
mạch nước ngầm ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tụt giảm.
4. Vấn đề bảo quản, chế biến cà phê sau thu hoạch:
Có một thực tế tồn tại trong ngành sản xuất và chế biến cà phê ở Việt Nam là người
dân chỉ tập trung nguồn vốn lớn phát triển diện tích vườn cây, tập trung thâm canh
để đạt năng suất cao, sản lượng nhiều, nhưng không quan tâm đến việc đầu tư cho
việc xử lý sau thu hoạch nên chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao.
Về kỹ thuật thu hái cà phê:
Từ trước đến nay nông dân trồng cà phê có thói quen thu hoạch một lần, tức là hái
hết quả cà phê không phân biệt quả xanh, quả non, quả nẫu, quả khô bởi vì diện
tích trồng cà phê rộng lại sử dụng lao động chân tay là chủ yếu nên không đủ lao
động để thu hoạch có chọn lọc. Mặt khác các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua cà
phê quả xanh.
5