Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.7 KB, 15 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1: Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là một thông điệp nói đến vai trò quan trọng
của việc nuôi dưỡng giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, đặc biệt là
trẻ lứa tuổi mầm non. Đó là lứa tuổi mà nhân cách của trẻ đang hình thành và phát
triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ văn hóa và nghệ thuật
trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải đa
năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả.
Do vậy, giáo dục mầm non phải hướng đến mục tiêu hình thành ở trẻ những chức
năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn làm quen chữ cái giúp trẻ hiểu
được cái đúng, cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc một cách chính xác,
góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ, cách diễn đạt, làm tiền đề
cho trẻ bước vào học phổ thông được thuận lợi, dễ dàng. Chính vì thế, bộ môn làm
quen chữ cái là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm
non.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen
với chữ cái? Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn lo lắng, trăn trở, suy
nghĩ, làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động trong giờ làm quen chữ cái,
đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”.
1.2: Điểm mới của đề tài:
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi mới viết lần đầu, điểm mới của đề
tài là giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ phát
huy tính tích cực thông qua các hoạt động với đồ dùng dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người
hướng dẫn, gợi mở. Trẻ hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tránh dạy áp
đặt, rập khuôn, hướng dẫn theo thông tin một chiều.
Dạy trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để củng cố kiến thức.
Rèn luyện kỹ năng phát âm chính xác về các chữ cái, sử dụng vốn từ của mình để


nhận biết chữ cái đã học ở trong các bức tranh ảnh treo trên tường xung quanh lớp,
trong từ, viết tên trường lớp của trẻ....
Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát
âm đúng ngữ pháp, tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Bên


cạnh đó còn giúp tôi có thêm kỹ năng trong việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục
trẻ, lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý
trẻ, có thêm kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng, nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham
gia vào các hoạt động làm quen chữ cái.
1.3: Phạm vi áp dụng đề tài.
Một số biện pháp “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ
cái cho trẻ 5-6 tuổi” được áp dụng réng r·i ở trường Mầm non.

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Năm học 2013 - 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6
tuổi thực hiện theo chương trình đổi mới, với số trẻ trong lớp là 26 trẻ.
Với chuyên đề văn học - chữ cái đã được tổ mầm non Phòng giáo dục huyện
Lệ Thủy triển khai tập huấn rộng rãi về các trường mầm non, đến từng giáo viên
với nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy ở lớp tôi
thường gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
Năm học 2013-2014 vừa qua, nhà trường đã mua sắm cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học như tivi đa năng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy học của
cô và trẻ, phòng học có diện tích rộng phù hợp, thoáng mát.
Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chương trình giáo
dục mầm non, tổ chức thao giảng dự giờ.
Lớp tôi đang dạy có 26 cháu học qua mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên rất
thuận lợi cho trẻ trong việc tư thế ngồi, cách cầm bút khá thành thạo, đa số cháu

rất hứng thú tham gia hoạt động tích cực, nhất là tiết làm quen chữ cái.
* Khó khăn:
Số lượng trẻ lớp tôi đang dạy khá đông, khả năng trẻ nhận biết chưa đồng đều, một
số cháu còn nói lắp, nói ngọng nên việc phát âm chưa chuẩn nên trong quá trình
giảng dạy gặp không ít khó khăn.
Một số phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu
giáo, chưa quan tâm đến việc cho trẻ làm quen chữ cái và bồi dưỡng các kiến thức
cho trẻ chuẩn bị vào lớp một. Cho con nghỉ học còn tùy tiện, chưa chịu khó dạy
thêm cho con ở nhà.
Ngược lại, có một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em
mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng
đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn hứng thú đến tiết học.


Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và
khả năng tiếp thu của trẻ.
* Quá trình điều tra thực tiễn:
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn khả năng giao tiếp và khả năng tiếp thu phát
triển hơn, ngôn ngữ phong phú hơn giai đoạn trước. Để biết được mức độ phát âm,
đọc của trẻ như thế nào. Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch khảo sát chất
lượng trẻ dưới mọi hình thức như: Trò chuyện với trẻ, đọc thơ , kể chuyện cho trẻ
nghe, hướng dẫn trẻ đọc chữ to để nhận biết từ, chữ ở các góc trong lớp, ngoài lớp,
cho trẻ đọc chữ cái ở thẻ, ở bảng chữ cái, nhận biết các kiểu chữ (in thường , viết
thường…) Nhận biết tên và ký hiệu của mình ở bảng bé ngoan, ca cốc uống nước,
khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, bảng kí hiệu, thẻ ở các góc. Qua đó tôi thấy kết
quả đạt được như sau:
Nội dung

Tổng số cháu


Đạt
%
53,8

Không đạt
SL
%
12
46,2

Kỹ năng nhận biết,
phát âm
Kỹ năng cầm chữ cái

26

SL
14

26

13

50

13

50

Kỹ năng ngồi


26

14

53,8

12

46,2

Qua thực tế khảo sát cho thấy số lượng trẻ chậm, trẻ yếu về bộ môn chiếm tỷ lệ
cao, điều này đã làm tôi băn khoăn, suy nghĩ ngày đêm tích cực nghiên cứu, học
hỏi để tìm ra cái biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm
quen chữ cái.
2.2: Các giải pháp:
a) Tạo môi trường “Làm quen chữ cái”:
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo thì thích những gì mới, đẹp mắt, hấp dẫn là gây
được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường “Làm quen chữ cái trong lớp
học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hằng ngày vào những lúc
vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay các con vật
để trang trí gọi theo chủ đề.
Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ cái” và
tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “ Cây xanh” thì tôi cắt bìa thành cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán
hoặc sưu tầm họa báo, tranh ảnh về các loại lá, hột, hạt...sau đó cho trẻ cắt các chữ
cái l,n,m ( trong chủ đề cây xanh) cho trẻ dán chữ dưới các loại hột, hạt hay tranh


ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì dán chữ l, mận thì dán chữ m, hạt na

thì dán chữ n.....
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề. Không
những ở góc “ Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và
từ tương ứng, như hộp đựng hoa lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và
dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé lên lớp, thời trang
của bé, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có
những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng
ngay trên hoạt động “ Làm quen chữ cái”, trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ
tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục
vụ môn chữ cái đó, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô...Ngoài ra còn
có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời,
các chấm tròn để ghép chữ lô tô. Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt
97%.
b) Tiến hành giờ học linh hoạt mềm dẻo:
Giờ hoạt động làm quen chữ cái tổ chức theo trình tự gần giống như một tiết
học phổ thông, nên ít nhiều mang tính có tổ chức kỷ luật đối với trẻ. Do vậy tôi
luôn soạn bài, nghiên cứu bài trước khi lên lớp. Nhằm lồng ghép, đan xen các trò
chơi ở phần củng cố, ôn luyện một cách linh hoạt mềm dẻo, nhằm lôi cuốn sự chú
ý của trẻ vào tiết học giúp trẻ hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán uể oải đối với
khi trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. Bởi vì trẻ mẫu giáo học mà chơi, chơi mà
học.
* Cụ thể: Vào giờ hoạt động làm quen chữ cái tôi thường cho trẻ hát, đọc thơ, trò
chuyện phù hợp với chủ đề tạo cho trẻ hứng thú vào tiết học. Cô giới thiệu bài,
dùng câu đố, bài thơ, các biện pháp thủ thuật để treo tranh có chứa từ mang chữ
cái làm quen tiết học.
*Ví dụ: Làm quen chữ cái “u,ư” chủ đề “Quê hương đất nước” Tôi sẽ tổ chức cho
trẻ đi tham quan Thủ Đô Hà Nội qua các hình ảnh, mô hình về các địa danh ở Thủ
Đô Hà Nội.
* Ổn định , tổ chức:
C¸c con ¹. §Êt níc ViÖt Nam ta cã nhiÒu danh lam th¾ng c¶nh næi tiÕng trong ®ã

có thñ ®« Hµ Néi. Vậy hôm nay cô và các con cùng đi tham quan Thủ đô Hà Nội
nhé.
- Cho trẻ làm quen chữ “u” Cô mời cả lớp mình sẽ đến với khu di tích lịch sử Văn
Miếu.


Cô cho trẻ đi vòng quanh mô hình Văn Miếu và cô giới thiệu về khu di tích lịch sử
Văn Miếu cho trẻ nghe.
Cô cho trẻ đọc từ 3 lần và cho trẻ tìm chữ cái đã biết, sau đó cô giới thiệu chữ cái
mới cho trẻ cô đọc mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
- Cô cho trẻ phát âm, tổ phát âm.
- Cô cho trẻ quan sát chữ cái và nhận xét về cấu tạo chữ cái “u”.
Cô phân tích: Chữ u bắt đầu bằng 1 nét móc dưới và 1 nét sổ thẳng bên phải.
Chữ cái “ư” thì cô đọc bài ca dao:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiêng bút tháp chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này”.
Cô đố trẻ bài ca dao nói về cảnh vật ở đâu.
Cô cho xuất hiện từ “Hồ Gươm”cho trẻ xem phát âm và yêu cầu trẻ tìm chữ cái đã
học, sau đó cô giới thiệu chữ cái mới “ư”.
Cô phân tích: Chữ ư bắt đầu bằng 1 nét móc dưới và 1 nét sổ thẳng bên phải có 1
nét móc phía bên phải.
* Phần trò chơi với chữ cái: Đối với trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thì phần trò
chơi cũng không kém phần quan trọng. Nếu trong tiết hoạt động chúng ta đưa trò
chơi vào thì nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ, làm cho trẻ hứng thú học và khắc
sâu chữ cái hơn vì vậy trên tiết học cần tổ chức các trò chơi động, tĩnh xen kẽ nhau
nhằm lôi cuốn sự hấp dẫn đối với trẻ.
Ví dụ: Trò chơi về đúng nhà
Trò chơi ô chữ kỳ diệu

Trò chơi chữ cái gì biến mất
Trò chơi chiếc nón kỳ diệu
Trò chơi siêu thị
Trò chơi bé thi tài
Trò chơi ô cửa bí mật….
Có rất nhiều trò chơi khác mỗi tiết học cô nên chọn 2-3 trò chơi xen kẽ động, tĩnh
mà trò chơi đó phải phù hợp với nội dung tiết dạy.
Ví dụ: Trò chơi với chữ cái b,d,đ
Trò chơi 1: Nhanh tay, nhanh mắt.
Các vận động viên đã trải qua phần thi “Hiểu biết” rất xuất sắc.
Phần thi thứ 2 “nhanh tay, nhanh mắt”. Xin mời các động viên lên lấy dụng cụ của
mình.


- Trên bảng của con có gì?
- Trong rổ các con có gì?
Cô nêu luật chơi, cách chơi: Nhiệm vụ của các con là dùng những dụng cụ thể thao
đó xếp thành chữ cái b,d,đ vào bảng theo đúng hàng. Cô cho trẻ thực hiện sau đó
cô đi kiểm tra và nhắc nhở trẻ. Khi xếp xong cô cho trẻ đọc lại chữ cái.
Trò chơi 2: Bật tiếp sức.
- Cô giới thiệu luật chơi: Đội nào để dung rỗ các chữ cái b,d,đ đội đó sẽ được
thắng cuộc.
- Cách chơi: Chia các động viên thành 2 đội: Đội hoa đào, đội hoa mai
Cô phát cho 2 bạn đầu hàng của 2 đội 2 thẻ chữ cái(Các vận động viên xếp thành 2
hàng dọc). Khi có hiệu lệnh 2 vận động viên đầu hàng sẽ bật vào vòng có rổ hình
giống chữ cái trên tay thì dừng lại phát âm to chữ cái đó. Trẻ phát âm xong để vào
rỗ bật tiếp rồi sau đó chạy lên lấy thẻ chữ cái đưa cho bạn tiếp theo rồi về đúng
cuối hàng.
Sau khi trẻ chơi xong cô kiểm tra lại kết quả và nhận xét.
* Mặt khác tổ chức hoạt động làm quen chữ cái thông qua ứng dụng công nghệ

thông tin:
Đối với hoạt động làm quen chữ cái mới đều phải sử dụng phần mềm Powerpoit
để tổ chức hoạt động. Vì trong quá trình sử dụng Powerpoit thì hình ảnh được lấy
trên mạng hay được chụp màu sắc vừa rõ nét, vừa thu hút trẻ vào hoạt động. Đồng
thời cụm từ ghi trên bức tranh nếu sử dụng công nghệ thông tin thì kiểu chữ đẹp,
màu sắc hấp dẫn và trong quá trình tổ chức hoạt động bài dạy một cách liên hoàn
hơn so với những bài dạy thông thường. Tuy nhiên để thay đổi hình thức bài dạy
không nhất thiết hoạt động làm quen chữ cái nào cũng úng dụng công nghệ thông
tin, đôi khi cũng sử dụng hình thức dạy thông thường nhằm gây sự mới lạ đối với
trẻ, vì tâm lý của trẻ khi nào cũng muốn sự khác lạ và sự khác lạ đó luôn lôi cuốn
trẻ, vì tâm lý của trẻ khi nào cũng muốn sự khác lạ và sự khác lạ đó luôn lôi cuốn
trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái “h,k” Chủ để “Hoa”.
* Ổn định, tổ chức: Cho trẻ biểu diễn bài hát “Hoa trường em”. Tác giả Dương
Hưng Bang.
Các con vừa dành những tình cảm của mình về những bông hoa tươi thắm rồi.
* Nội dung: Cô cho trẻ ngồi trước màn hình ti vi đội hình chữ U.
Cô đọc câu đố:
Chiếc kèn nhỏ
Trắng trắng tinh
Nhụy xinh xinh


Thơm thơm ngát.
- Đố các con đó là loại hoa gì?
- Các con nhìn xem có đúng là “hoa loa kèn” không nhé!
(Trên màm hình xuất hiện hoa loa kèn).
- Dưới tranh “hoa loa kèn” cô cho xuất hiện từ “hoa loa kèn”
Cô đọc từ rồi cho trẻ đọc theo cô cả lớp.
Cô cho trẻ quan sát kỹ và tìm các chữ cái giống nhau.

- Các con nhìn xem có đúng là 2 chữ cái giống nhau không nhé!
- Cô bấm chuột: 2 chữ cái o, 2 chữ cái a chuyển màu xanh.
- Cô mời một trẻ chỉ chữ cái đã học.
- Xem bạn chỉ có đúng không nhé.
- Cô bấm chuột: 3 chữ cái l,e,n chuyển màu xanh.
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái “h,k” nhé. Cô bấm chuột cho 2 chữ cái
“h,k” chuyển màu đỏ.
* Giới thiệu chữ cái “h”.
Cô nhấp chuột cho màm hình xuất hiện chữ cái “h” phóng to.
- Cô phát âm mẫu 3 lần.
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Cô phân tích chữ cái “h”: Chữ “h” gồm một nét sổ thẳng và một nét móc xuôi.
- Màn hình xuất hiện 2 nét chữ rời nhau ra.
- Cô chỉ từng chỉ nét chữ và hỏi trẻ:
- Nét sổ thẳng và nét móc xuôi. Các con thử xem 2 nét này có ghép được thành
chữ cái “h” không nhé
- Màn hình xuất hiện 2 nét chữ ghép vào với nhau tạo thành chữ cái “h”. Cô cho
trẻ phát âm lại 2-3 lần theo nhiều hình thức: Cả lớp, cá nhân, tổ.
* Giới thiệu chữ cái “k”. Cô cho xuất hiện và hướng dẫn tương tự với chữ cái “h”.
* So sánh chữ cái “h.k” .
Cô cho xuất hiện chữ cái “h,k”.
- Các con nhìn xem chữ cái “h, k” có đặc điểm gì giống.( Chữ “h,k” đều có một
nét sổ thẳng).
Cô cho xuất hiện hai nét sổ thẳng trên màn hình của chữ cái “h,k” chuyển màu đỏ.
- Vậy chữ cái “h,k” có điểm gì khác nhau?
Chữ “h” có nét móc xuôi (Nét móc xuôi cô bấm chuột chuyển màu đỏ).
Chữ “ k” có 2 nét xiên nhỏ( 2 nét xiên nhỏ cô bấm chuột chuyển màu đỏ).
- Cô cho cả lớp phát âm lại chữ cái “h,k” theo nhiều hình thức: Cả lớp, nhóm, cá
nhân).



Trong các giờ hoạt động nếu giáo viên sử dụng Powerpoit đưa vào các siles tạo
các hiệu ứng, khi thực hiện dạy chỉ cần kích chuột thì hình ảnh với cụm từ, chữ đó
sẽ xuất hiện làm cho trẻ có hứng thú hơn, hoạt động tích cực hơn. Còn nếu tiết dạy
thông thường không sử dụng Powerpoit thì phải sử dụng các thao tác ghép từ, lấy
chữ cái mới để giới thiệu...sẽ làm dán đoạn tiết dạy và sẽ mất sự tập trung chú ý
đối với trẻ.
Không những thế trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu
phát âm đúng. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với
những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục do đó
nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn
là một phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá
trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân
vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với
bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ rất thích học làm quen các chữ cái.
Ví dụ:
+ Làm quen với chữ cái g,y. Chủ đề Phương tiện giao thông.
Tôi tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ như sau:
- Cho trẻ xem vi deo về phương tiện giao thông.
Cô hỏi:
+ Các con vừa xem đoạn phim về gì?
+ Có những loại phương tiện giao thông gì?
+ Các con đã được ngồi trên những phương tiện giao thông đó chưa?
Khi ngồi trên các phương tiện giao thông đó, các con phải nhớ trật tự, không thò
đầu, thò tay ra ngoài, và có một loại phương tiện giao thông thường chở các bệnh
nhân đi cấp cứu, muốn biết đó là loại xe gì cô mời các con cùng hướng lên màn
hình để xem nhé.
1. Làm quen chữ cái : g, y
a. Làm quen chữ cái g
- Xuất hiện hình ảnh“xe cứu thương” và hỏi trẻ:

+ Trên màn hình có gì?
- Cô giới thiệu dưới hình ảnh xe cứu thương cũng có từ “xe cứu thương”.
- Cô đọc “xe cứu thương”( 1 lần).
- Cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong từ “xe cứu thương”..
- Giới thiệu chữ cái mới g trong từ “xe cứu thương”.


- Cô phát âm mẫu g “gờ” 3 lần: Sau mỗi lần phát âm cô chú ý hướng trẻ nhìn
khẩu miệng của cô.
- Cho trẻ phát âm theo hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân
- Giới thiệu các kiểu chữ cái g:có (g in thường, viết thường, in hoa)
+ Các con có nhận xét gì về cấu tạo chữ g? (Trẻ trả lời được cô tuyên dương trẻ)
→Cô khái quát lại: Chữ g được cấu tạo bằng một nét cong ở bên trái và một nét
móc ở bên phải ghép lại tạo thành chữ cái g.
b. Với chữ cái y:
Ngoài phương tiện giao thông đường bộ ra, còn có rất nhiều phương tiện giao
thông khác nữa đấy! Để biết đó là phương tiện giao thông gì thì cô mời các con
cùng hướng lên màn hình.
- Xuất hiện hình ảnh “tàu thủy”
+ Đây là gì?
+ Cô giới thiệu dưới hình ảnh “tàu thủy” cũng có từ “tàu thủy”.
+ Cô đọc từ “tàu thủy” 1 lần.
+ Cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong từ “tàu thủy”. Cô tuyên dương trẻ.
- Cô giới thiệu chữ cái mới được làm quen: y .
- Cô phát âm mẫu chữ cái y (3 lần): Sau mỗi lần phát âm hướng trẻ chú ý khẩu
miệng của cô.
- Cho trẻ phát âm bằng nhiều hình thức: Nhóm, Cá nhân.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ y: (y in thường, viết thường, in hoa).
- Cho trẻ nhận xét về cấu tạo chữ cái y.
- Cô khái quát:Chữ y có một nét xiên ngắn bên trái, một nét xiên dài bên phải.

2. Trò chơi cũng cố:
a. Trò chơi: “ Tìm bạn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi:
Luật chơi: Các con hãy tìm bạn của mình sao cho nét chữ trên tay cháu ghép với
nét của bạn thành chữ cái vừa học.
Cách chơi: Cô sẽ phát cho các cháu mỗi bạn là 1 nét chữ, các cháu vừa đi vừa
hát, khi có hiệu lệnh của cô “tìm bạn, tìm bạn” thì các cháu hãy tìm bạn thật nhanh
để ghép các nét chữ lại với nhau thành chữ cái g và y
- Cô tổ chưc cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô bao quát, động viên trẻ trong khi chơi.
b. Trò chơi “Chiếc nón kì diệu”:
- Cô giới thiệu tên trò chơi.


- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi:
Luật chơi: Ai phát âm đúng chữ cái mà mũi tên chỉ sẽ được thưởng một tràng
pháo tay của cả lớp.
Cách chơi: Trên hình ảnh chiếc nón kì diệu có các hình nhỏ, ở mỗi hình có chứa
chữ cái g, y và ngoài chiếc nón có hình mũi tên. Khi chiếc nón quay yêu cầu trẻ
phải chú ý quan sát xem chiếc nón dừng mũi tên chỉ ở chữ cái nào, thì trẻ phải
đoán tên và phát âm to chữ cái đó.
- Cô tổ chưc cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô bao quát, động viên trẻ trong khi chơi.
c. Trò chơi: “Xếp chữ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi :
Luật chơi: Yêu cầu mỗi đội sẽ xếp 1 chữ cái
Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội chơi, đội 1 sẽ có nhiệm vụ xếp thành
chữ cái g, đội 2 sẽ xếp thành chữ cái y
* Cũng cố:
- Hôm nay lớp mình làm quen chữ cái g, y.

* Giáo dục trẻ: Qua giờ học hôm nay cô mong các con về nhà đọc lại chữ cái cho
bố mẹ, ông bà nghe. Khi tham gia giao thông các con nhớ không thò đầu thò tay ra
ngoài tránh xảy ra tai nạn nhé.
* Kết thúc: Cho trẻ làm những chiếc xe ô tô và hát đi ra ngoài.
Sau mỗi hoạt động trẻ trả lời được hay nhắc lại được câu trả lời đó chúng ta
nên tuyên dương khuyến khích kịp thời để trẻ hứng thú.
Qua những ví dụ minh hoạ ở trên, tôi thấy hình thức sử dụng đồ dùng trực
quan trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái là hình thức rất cơ bản giúp
giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tuỳ theo nội dung của
từng bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động ở
những địa điểm thích hợp, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với
cuộc sống thực.
c) Hướng dẫn làm mẫu chính xác:
Qua quá trình hình thành kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái trải qua 2 giai
đoạn:
* Giai đoạn 1: Nhận biết chữ cái (cầm đúng chiều chữ cái) thông qua hoạt động
của các giác quan mắt nhìn, tai nghe, tay cầm, hoạt động của ngôn ngữ. Trẻ suy
nghĩ, ghi nhớ có chủ định.


* Giai đoạn 2: Phát âm chuẩn. Giai đoạn này đòi hỏi sự phát âm chính xác của
giáo viên, khi giáo viên đọc mẫu cần phải chính xác, rõ ràng. Nó ảnh hưởng đến
cách phát âm của trẻ như đọc ngọng, phát âm sai, biết được tầm quan trọng của
cách phát âm chuẩn nên bản thân tôi luôn đọc mẫu chính xác rõ ràng.
Đối với cách đọc phát âm mẫu tôi luôn hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cầm
chữ cái đúng chiều, khi cô phát âm phải nhìn vào miệng của cô để từ đó giúp trẻ
phát âm chuẩn.
Ví dụ: Khi hướng dẫn cho trẻ làm quen với chữ cái “b” thì cô hướng dẫn như sau:
Cô cầm chữ cái đúng chiều, đường gạch cầm dưới, tay phải cầm chữ cái đặt khuỷu
tay xuống bàn, mắt nhìn vào chữ “b” khi phát âm các con nhớ phát âm bằng môi

và cô phát âm mẫu trẻ nhìn quan sát cô phát âm và lắng nghe cách phát âm của cô.
Mặt khác trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi luôn sắp xếp chổ ngồi
của trẻ sao cho phù hợp để tất cả trẻ được nhìn thấy tranh và chữ cái. Giúp trẻ
được hoạt động một cách tốt hơn và linh hoạt hơn trong khi học.
d) Đảm bảo nguyên tắc dạy học:
Muốn có một tiết dạy tốt, đạt kết quả cao thì phải đòi hỏi mỗi cô giáo luôn nắm
vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Để từ đó áp
dụng vào tiết hoạt động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt đảm bảo, đảm bảo đúng
khoa học.
Bản thân tôi luôn nghiên cứu bài trước khi đến lớp, soạn bài đầy đủ, chuẩn bị đồ
dùng trực quan, phát huy tính độc lập của trẻ. Chú ý bồi dưỡng những cháu cá
biệt…
* Ví dụ 1: Đối với nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Tính vừa sức ở giờ hoạt động làm quen chữ cái là sự truyền đạt và tổ chức trò chơi
với chữ cái phù hợp, linh hoạt, không gò bó trẻ. Không tổ chức trò chơi rập khuôn,
máy móc mà phải đảm bảo tính vừa sức, đảm bảo thời gian.
* Ví dụ 2: Đối với nguyên tắc xử lý cá biệt:
Thực tế ở lớp tôi có một cháu nói lắp phát âm khó chuẩn (cháu Anh Quốc) nên khi
tổ chức tiết học làm quen chữ cái cô giáo cho trẻ ngồi phía trước, khi phát âm cô
cho cá nhân trẻ phát âm nhiều lần và sửa sai cho cháu và cho cháu phát âm ở mọi
lúc mọi nơi.
đ) Củng cố rèn luyện các kỹ năng thông qua hoạt dộng mọi lúc mọi nơi và các
hoạt động khác.
Muốn trẻ nhận biết nhanh hay khắc sâu các chữ cái đã học thì tôi tổ chức cho
trẻ học thông qua các hoạt động như hoạt động góc, hoạt đông ngoài trời, sinh hoạt


chiều, mọi lúc mọi nơi cô giáo đưa bài dã học vào các hoạt động đó nhằm củng cố,
ôn lại kiến thức cho trẻ, giúp trẻ ghi nhận và khắc sâu kiến thức hơn.
Ví dụ: Hôm nay hoạt động chung làm quen chữ cái “b,d,đ” thì vào giờ hoạt động

góc, ở góc học tập cô hướng cho một số trẻ nhận biết phát âm chưa thuộc về ở góc
học tập dùng hột hạt, nét cong, nét thẳng, để xếp các chữ cái “b,d,đ” ôn lại bài,
củng cố ghi sâu kiến thức dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
Không những thế, vào các buổi hoạt động chiều cũng vậy, tôi thường dành thời
gian cho trẻ hoạt động theo ý thích, bồi dưỡng thêm cho những trẻ yếu ôn lại chữ
cái giúp trẻ tiến bộ bằng các bạn học trong lớp.
e) Phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp trong việc hướng dẫn trẻ
làm quen chữ cái:
Hiện nay có một số phụ huynh trong việc cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Là phải
dạy trẻ, không những học thuộc chữ cái mà phải dạy trẻ biết đánh vần, tập viết
được như chương trình lớp một. Tôi nghĩ đó là quan niệm sai lầm, bởi vì trẻ ở độ
tuổi mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học”, phụ huynh không nên cho trẻ học
trước, biết trước sau này trẻ vào lớp 1 sẽ nhàm chán không hứng thú trong việc
học, dẫn đến trẻ có kết quả không tốt. Vì vậy tôi luôn dành thời gian gặp phụ
huynh và trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào những giờ đón trẻ, trả trẻ để phụ
huynh được rõ về vấn đề học tập của trẻ sau này như
Tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái như thế nào là phù
hợp. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để dạy trẻ học chữ cái
như gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường, chuyện cổ tích, truyện
tranh, chuyện sinh hoạt hằng ngày...
Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại trường hay ở huyện, tôi mời phụ huynh tham
dự giờ dạy mẫu của cô.
Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
trẻ làm quen với chữ cái như đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh...
Mời phụ huynh đến tham dự các ngày hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào các
dịp chào mừng 8/3, 20/11...
Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp tác
động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Để thực hiện tốt hoạt động làm quen chữ cái ở lớp tôi không chỉ có bản thân
tôi mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của giáo viên cùng lớp. Phải có kế

hoạch cụ thể, rõ ràng giữa giáo viên chính và giáo viên phụ để tiết dạy diễn ra liên
tục, hấp dẫn, có hiệu quả.


Với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, Tổ mầm non Phòng giáo dục, sự
giúp đỡ nhiệt tình của chị em đồng nghiệp cùng với sự nổ lực phấn đấu hết mình
của bản thân, tôi đã tìm ra được các giải pháp để giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái, trong năm học qua
đạt được một số kết quả như sau:
g) Kết quả đạt được:
* Đối với trẻ: Nhiều trẻ nhận biết phát âm chuẩn, kỹ năng cầm chữ cái đúng
chiều, ngồi đúng tư thế ngày càng thành thạo linh hoạt hơn. Cụ thể như sau:
Nội dung

Tông số cháu

Kỹ năng nhận
biết, phát âm
Kỹ năng cầm chữ
cái
Kỹ năng ngồi

Đạt

Không đạt
SL
%
0

26


SL
26

%
100

26

26

100

0

26

26

100

0

* Đối với giáo viên: Giáo viên nắm chắc phương pháp dạy, tổ chức các tiết học
linh hoạt, đúc rút nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
* Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh tin tưởng công tác giảng dạy của giáo
viên, chăm lo trẻ chú ý đến việc học tập của trẻ. Có ý thức sưu tầm nguyên vật
liệu sẵn có và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Giữa nhà trường và phụ huynh - giáo
viên có sự hợp tác chặt chẽ giúp trẻ học tập ngày một đi lên.


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Từ những thực tế trên cũng như các kết quả đã đạt được, trước hết đòi hỏi cô
giáo phải yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình năng nổ, sáng tạo, nắm vững chuyên môn,
thực sự cần mẫn chịu khó làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học. Chuẩn
bị đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học của cô và trẻ, đồ dùng có màu sắc, hình dáng
đẹp, an toàn để kích thích tính tò mò của trẻ. Biết lựa chọn trò chơi, câu đố, bài hát
phù hợp với nội dung bài dạy với chủ đề và luôn tạo tình huống bất ngờ và thú vị
đối với trẻ
Bám vào nội dung yêu cầu, dạy đúng nội dung trọng tâm của bài, tích hợp các
môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ
diễn đạt của cô ngắn gọn cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác, rõ ràng, các bước
chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ.


Giáo viên luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến chữ viết
và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên
đề nâng cao nghiệp vụ cho mình.
Cần làm tốt công tác với phụ huynh.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.
Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái.Giáo viên phải luôn nghiên
cứu tài liệu, chuyên đề tập san có liên quan đến chữ viết và tham khảo học hỏi bạn
bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
Luôn xây dựng góc làm quen chữ cái phong phú, đẹp mắt, có thÈm mỹ cao, có
chất lượng, xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế của lớp mình, chú ý dạy trẻ
phát âm, nhận biết ở mọi lúc, mọi nơi, luôn sáng tạo trong công tác làm đồ dùng,
đồ chơi hục vụ hoạt động. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ có kế
hoạch kiểm tra, khảo sát chất lượng trẻ ngay từ đầu năm học để nắm bắt tình hình
của lớp.

Luôn lắng nghe mọi ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để thực hiện
tốt công việc.
Việc nhận biết và phát âm đúng chữ cái không những nâng cao kỹ năng đọc mà
còn phát huy ở trẻ vốn từ ngữ tiếng việt phong phú, chính vì thế việc dạy trẻ cho
trẻ làm quen chữ cái đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn từ tiếng việt, giáo
dục trẻ lòng yêu quê hương, tự hào về dân tộc Việt Nam.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm về cở sở vật chất như trang cấp các dụng
cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học, tổ chức cho giáo viên tập huấn về
phần mềm Powerpoit để giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp và những kinh nghiệm dạy hoạt động làm quen
chữ cái mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về
mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẫm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ và tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Kính mong sự góp ý bổ
sung của quý cấp trên và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang
tính khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:

Người viết SKKN:


Trần Thị Liên



×