Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

TỔNG HỢP PHÂN TÍCH VĂN 10-11-12 - VĂN MẪU - BẢN WORD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.27 KB, 99 trang )

Đề ra: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn
Minh Châu)
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
“Chiếc thuyền ngoài xa” là sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu
thời kì đổi mới sau 1975. Tác phẩm rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ
góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Có thể nói, đây là một trong
những tác phẩm chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.
II. THÂN BÀI
1. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà
văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm kể về tình huống của nghệ sĩ Phùng khi anh về
chụp bức tranh cảnh biển tại một bãi biển miền Trung. Tại đây anh phát hiện bức
tranh thiên nhiên đẹp mà trong cuộc đời cầm máy ảnh anh chưa bao giờ được thấy.
Nhưng đằng sau bức tranh đẹp ấy là cả một sự thật nghiệt ngã về cuộc sống của
một gia đình hàng chài. Cảnh người chồng vì đói nghèo thất học đã xem việc đánh
vợ là phương thức giải tỏa những khổ đau cho mình. Rồi ở tòa án huyện anh đã
chứng kiến câu chuyện đầy cảm động của người đàn bà hàng chài khiến anh ngộ ra
biết bao điều về cách tiếp cận cuộc sống. Tất cả được đều nhìn qua cái nhìn đầy
nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được
tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người,
những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng
niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của
con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
a. Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” đó là sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến
tranh. Qua đó nhà văn lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình đang diễn ra
trong xã hội: nhà văn đã miêu tả cuộc sống ấy với bao nỗi nhọc nhằn của con
người lao động thông qua hình tượng người đàn bà hàng chài. Nhà văn cảm thương
cho số phận bất hạnh của chị (các em phân tích nỗi khổ của người đàn bà: xấu xí,


nghèo khổ, nạn nhân của bạo hành gia đình).
b. Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đó làsự phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng
trong đối xử với vợ, con (các em miêu tả cảnh người chồng đánh vợ) . Không
những vậy, nhà văn còn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối
tăm của con người (cảnh đói nghèo, cơ cực, tình trạng bất ổn, bất trắc trong cuộc
sống …là nguyên nhân sâu xa của sự bạo hành và sự nhịn nhục chịu đựng); đồng


thời, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ niềm trắc trở trước cuộc sống của thế hệ
tương lai (qua cách nhìn của nhà văn đối với cậu bé Phác).
c. Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
đó là ở sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mà tiêu biểu là người
đàn bà hàng chài và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ: Đó là vẻ đẹp của
lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng (các em phân tích câu
chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện). Trong hoàn cảnh đau khổ, nghèo khó,
tăm tối vẫn ngời lên vẻ đẹp của tình yêu thương, của đức hi sinh thầm lặng.
d. Biểu hiện thứ tư của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
đó là tư tưởng nhân đạo mang tính triết lí của tác phẩm, còn được thể hiện ở việc
nhà văn đặt ra vấn đề : làm thế nào để giải phóng con người khỏi những bi kịch gia
đình, bi kịch cuộc sống con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần
những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ
nhưng xa rời thực tiễn, cần rút ngắn khoảng cách giữa văn chương và hiện thực đời
sống. (các em đưa thông điệp của nhà văn vào)
III. KẾT BÀI
Tóm lại, tinh thần nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tấm lòng yêu
thương, thông cảm, băn khoăn , trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát
hiện đời sống và con người ở bình diện đạo đức thế sự. Qua đó tác phẩm thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đọan sáng tác thứ hai : Văn học nghệ
thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người...Quan niệm ấy đã khiến tác

phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đọan này giàu nhân bản.Đọc tác phẩm của
ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con người và cùang tràn đầy khát
vọng làm người cao đẹp

Đề ra: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao
(Sách giáo khoa 11 - Nâng cao, NXB Giáo Dục 2012)
HƯỚNG DẪN
(GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU)
I. MỞ BÀI
Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê
phán trước năm 1945. Nhà nhân đạo ấy đã để lại cho đời những tác phẩm thật sự
có "tấm lòng lớn" như "Đời thừa", "Chí Phèo". Trong đó, "Đời thừa" thực sự đã để
lại dấu ấn của Nam Cao về giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.
II. THÂN BÀI


1. Khái quát: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học dựa trên
niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn đối với số phận nhân vật. Nhà văn từ lòng
thương người mà lên án tố cáo những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con
người. Cũng từ lòng nhân đạo, nhà văn cũng phát hiện và ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp của con người và kêu gọi giải phóng cá nhân ra khỏi những khổ đau và bất
hạnh. Truyện ngắn "Đời thừa" ra đời năm 1943, là tác phẩm phản ánh sâu sắc và rõ
nét về cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo ở nước ta trong bối
cảnh đất nước bị ngoại bang giày xéo. Tác phẩm đã gây tiếng vang lớn và thực sự
trở thành "tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Nam Cao đã
phản ánh một cách rõ nét và chân thực những bi kịch lớn của người trí thức đương
thời và cất tiếng kêu cứu thảm thiết đòi quyền sống cho họ.
2. Trong tác phẩm "Đời thừa", Nam Cao đã xây dựng thành công giá trị nhân đạo
sâu sắc ấy.
a. Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo là nhà văn xót xa thương cảm trước

những nỗi khổ đau của nhà văn Hộ khi sụp đổ giấc mộng văn chương và bi kịch
tình thương.
Nam Cao đã xót thương và đồng cảm trước bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ
, một nhà văn - một trí thức giữa “cơn dâu bể” của cuộc đời, giữa một xã hội “chó
đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được
“thiên chức” cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực. Có thể nói, bi kịch đầu
tiên trong tấn bi kịch tinh thần của cuộc đời Hộ là bi kịch về những giấc mộng văn
chương. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung cho
cả loài người. Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại.
Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng
lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” Và nhất
định anh sẽ giật giải Nobel !
Thế nhưng, trong sáng tác của mình anh đã viết những gì ? Anh đã cho ra đời
những sáng tác như thế nào ? Chao ôi ! Anh đã viết những bài mà thậm chí khi đọc
thấy tên của mình dưới bài viết, anh phải “đỏ mặt” xấu hổ. Anh giận dữ với chính
anh. Anh khinh ghét những tác phẩm chỉ biết “gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông
bằng một thứ văn quá ư bằng phẳng dễ dãi” của chính mình. Anh dằn vặt ghê gớm,
anh lên án chính mình "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương,
còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Chính nỗi lo về tiền bạc đã buộc anh phải viết những bài trái với lương tâm
và trách nhiệm. Trong đầu anh luôn quay cuồng với những tính toán về giá cả sinh
hoạt, về bữa ăn hằng hàng… thì đâu còn chỗ cho văn chương nữa. Anh phải viết
thật nhanh, thật nhiều để người vợ, đàn con và chính anh khỏi chết đói. Giá như
anh cứ bỏ dứt cái mộng văn chương thì chắc đời anh chẳng khốn đốn đến thế !


Nhưng anh cần nghĩ tới tác phẩm của anh – các tác phẩm cho toàn nhân loại nên
anh lại càng đau đớn, càng khổ đau. Chao ôi ! “Đau đớn thay cho những kiếp sống
muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất” (Sống mòn). Đó chính là bi
kịch của cuộc đời viết văn của anh – bi kịch của những giấc mộng văn chương

chính là ở chỗ đó !
Bi kịch đầu tiên của cuộc đời nhà văn Hộ và đó cũng là nguyên nhân cho bi
kịch thứ hai – bi kịch của một con người. Giấc mộng văn chương sụp đổ qua
những bài viết ẩu. Thế nhưng Hộ vẫn còn chút an ủi. Đó chính là cuộc sống, sự tồn
tại của vợ con anh. Quả là một sai lầm khi anh kết luận: nguyên nhân trực tiếp cho
sự sụp đổ các giấc mộng văn chương chính là vợ anh và đàn con nheo nhóc kia.
Thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình đã khiến anh tìm
niềm vui trong men rượu. Và rượu - kẻ "làm đỏ mặt và đen danh dự" đã đưa Hộ
thành kẻ vi phạm nguyên tắc tình thương. Anh trở thành kẻ vũ phu, kẻ vô học.
Rượu đẩy Hộ đến bờ vực của sự tha hóa. Chính anh cũng không hiểu tại sao anh về
được đến nhà. Anh chỉ biết anh đã tỉnh dậy trên giường nhà mình khi tay chân rã
rời. Men rượu “chết tiệt” ấy chính là cái trực tiếp làm cho bi kịch trong anh xuất
hiện. Anh đã đánh đập vợ, người vợ hiền lành tận tuỵ của mình không biết bao
nhiêu lần nữa mà kể. Anh chỉ mặt Từ mà quát mắng: “Cả con mẹ mày nữa cũng
đáng vật chết”. Anh đã làm tất cả, tất cả trong say. Sao mà tai hại quá ! Anh đã vi
phạm lẽ sống của mình, vi phạm cái tốt đẹp – cái phần “người” vô cùng cao đẹp
tưởng còn được an ủi bởi anh đã giữ trong lẽ sống tình thương của mình. Ai ngờ,
cuộc sống vẫn không cho phép anh thực hiện điều đó. Thế mà nay, chính cái lẽ
sống ấy anh cũng chà đạp nốt. Lẽ sống tình thương là cái được anh đề cao nhất mà
anh còn vi phạm thì chẳng còn gì nữa cả. Bi kịch này của anh, lớn hơn gấp bội bi
kịch kia bởi lẽ sống tình thương, chỗ dựa của bao giá trị nhân phẩm khác sụp đổ.
Viết về nỗi đau này, Nam Cao dường như cũng đang thổn thức cùng nhân vật.
b. Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Đời thừa" là tiếng nói của
nhà văn lên án tố cáo thế lực đã gây ra nỗi đau cho nhà văn Hộ, đẩy Hộ đến bờ vực
của sự tha hóa, của bi kịch khủng khiếp. Bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa chính từ
xã hội đương thời. Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo
sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng
ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Nguyên nhân ấy có lẽ
anh không hiểu được – nguyên nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến – nguyên
nhân mà ngày ấy người ta đã nhận ra. Anh chưa tìm được lối thoát cho sự bế tắc.

Đó là cái bế tắc của thời đại mà anh đang sống.
c. Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Đời thừa" đó chính là nhà
văn phát hiện và trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của nhà văn Hộ.
Hộ là nhà văn chân chính. Anh là nhà văn rất có ý thức về nghề nghiệp. Anh
mê văn, say văn và có giấc mộng đẹp, một ngày nào đó, anh sẽ viết được một tác
phẩm mà sẽ "làm mờ hết tất cả các tác phẩm ra cùng thời". Đó là tác phẩm "ca


ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn". Tác
phẩm đó phải đạt giải Nobel. Đó là cuốn tiểu thuyết vĩ đại trong đời viết văn của
anh. Nó sẽ làm rạng danh cho anh, cho nền văn học nước nhà. Đó quả là ước mơ
chính đáng ! Không phải người nghệ sĩ nào cũng khao khát như vậy khi bước vào
con đường văn chương đầy khổ ải. Nhà văn phải biết xây ước mơ đẹp, và khát
vọng của Hộ là khát vọng mạnh mẽ nhất và đẹp nhất. Hộ xác định đúng con đường
cho mình – xác định tư tưởng cho mình.
Hộ lên án thứ văn chương rẻ tiền, hời hợt, dễ dãi. Thứ văn chương "cẩu thả", "bất
lương". Hộ yêu cầu văn chương phải sáng tạo, bởi "văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa có". Hộ đầy hoài bão về giấc mơ chinh phục đỉnh cao. Anh là nhà
văn chân chính.
Không chỉ vậy, Nam Cao còn phát hiện ra Hộ là con người giàu lòng nhân ái.
Chính trong lời khẳng định về tác phẩm trong tương lai của mình, anh đã nói: tác
phẩm có giá trị là tác phẩm “ca tụng lòng tương, tình bác ái, sự công bình”. Trong
văn chương, anh muốn ca ngợi tình thương và trong cuộc đời thực, tình thương là
tất cả. Chính vì lẽ sống tình thương của mình, anh đã đón Từ, giúp Từ thoát khỏi
những tủi nhục khi một mình trơ trọi với đứa con không cha. Những giọt nước mắt
của Từ và của bà mẹ già của Từ đã khiến anh xúc động. Họ muốn khóc cho đến khi
“bao nhiêu xương thịt cứ tan ra thành nước mắt” nhưng gặp anh, tình thương của
anh đã toả rạng đến giúp họ thoát khỏi những đớn đau. Một người dám bỏ cái đời
bay nhảy của tuổi xanh để nuôi nấng vợ con chẳng là người dũng cảm lắm sao !

Chính tình thương - lẽ sống tình thương đã khiến anh làm việc ấy. Anh cao đẹp biết
dường nào!
d. Biểu hiện cuối cùng của giá trị nhân đạo là niềm tin của Nam Cao vào khả năng
vươn dậy của nhân vật. Cuối tác phẩm là hình ảnh Hộ ôm từ vào lòng. Bao nhiêu
đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếng khóc. Tiếng
"khóc nức nở, tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bóp mạnh" của Hộ cho ta
thấy sự hối hận và đau khổ lên đến tột cùng của người trí thức tiểu tư sản nghèo có
nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanh lọc tâm hồn anh, giúp anh đứng
vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá. Chắc chắn đằng sau những giọt nước mắt ấy
là sự "trở về" của nhà văn Hộ.
3. Đánh giá chung :Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao thể hiện ở việc nhà
văn biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã biết thông cảm với
những nổi khổ của họ. Những “tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng
quý, đáng trân trọng biết bao ! Độc đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người –
tình người nồng đượm bao la đằng sau lối viết văn tưởng như dửng dưng lãnh đạm.
Dường như những day dứt trong cuộc đời ông - cuộc đời văn sĩ khổ ải – đã nhập
vào những suy tư của Hộ, đã nhập vào tấn bi kịch tinh thần của Hộ. Có người nói,


Hộ chính là hình ảnh của nhà văn Nam Cao thời kì trước Cách mạng.
Có thể tự tin mà nói rằng với "Đời thừa", Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng
nhân đạo mới mẻ, độc đáo của mình khi viết những dòng bi kịch về Hộ. Kinh
nghiệm và vốn sống đã cho ông viết những điều có sức rung động, lay chuyển lòng
người đến thế! Đó chính là nhờ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của nhà văn
Nam Cao. Nhân đạo ở sự ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ, nhân đạo ở sự cảm
thông sâu sắc với người trí thức… Và viết lên được những dòng như thế cũng là
nhờ cái nhân đạo “mới mẻ” độc đáo của Nam Cao.
Qua bi kịch tinh thần đầu tiên này của Hộ, Nam Cao đã bộc lộ được sự cảm thông,
trân trọng bao kiếp người lao khổ trong cuộc đời này. Và phải chăng tư tưởng ấy đã
kế thừa được của cha ông lòng nhân đạo truyền thống. Nhà văn không “phản ánh

để phản ánh” mà sau những câu chữ tưởng như lãnh đạm, thờ ơ chính là một trái
tim nhiệt thành, sôi nổi - một trái tim của tình nghĩa.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo của Nam Cao đã khiến cho nhân vật
dù qua bao thăng trầm vẫn đứng vững với tư cách một con người chân chính.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
BÀI GIẢNG ĐÃ CÔ ĐÚC, NGẮN GỌN, DỄ HIỂU
BẢN QUYỀN - PHAN DANH HIẾU
Phục vụ cho đề: Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn
độc lập (hoặc tính luận chiến)
I. KHÁI QUÁT CHUNG
(Học thuộc lòng phần này để làm mở bài và khái quát trước khi phân tích)
1. Tác giả: Hồ Chí Minh không chỉ biết đến là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của
dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn.
Người để lại nhiều tác phẩm lớn ở nhiều thể loại truyện, ký, thơ ca, văn chính luận.
Trong đó “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực, một nghệ
thuật lập luận tài tình có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.
2. Tác phẩm:
Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền khắp cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2.9.1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn này trước hàng vạn đồng bào
thủ đô, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ nguyên độc lập tự chủ. Tác phẩm là
kết tinh của chủ nghĩa yêu nước của khát vọng tự do, hòa bình và tự chủ.


II. NỘI DUNG TÁC PHẨM
1. Mở đầu, Người nêu lên cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên Ngôn:Người
trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ
(1776): “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ

những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Pháp (1791) cũng đã nói: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi
và phải luôn tự do bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai có thể
chối cãi được.
Ý nghĩa của viêc trích dẫn: Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối
phương. Đó chính là thành công của nghệ thuật “Gậy ông đập lưng ông” dùng
chính lời lẽ của kẻ thù để đánh lại chúng. Cái hay là ở chỗ là: Bác một mặt như
ngợi khen, một mặt lại hạ bệ chúng. Mặt khác người đọc có thể thấy Bác đã đặt ba
cuộc Cách mạng, ba nền độc lập, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau. Khẳng định
tư thế đầy tự hào của một dân tộc độc lập và có quyền để hưởng tự do và độc lập.
Đây chính là sự kế thừa và phát huy bản Tuyên ngôn thứ hai của Việt Nam là
“Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
Từ việc trích dẫn trên Bác đã đi đến một lập luận sáng tạo: Suy rộng ra điều đó có
nghĩa là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, dựa trên hai bản
tuyên ngôn nói về quyền lợi của con người Bác đã nâng lên thành quyền lợi của
dân tộc. Nghĩa là bản Tuyên Ngôn của Việt Nam còn cao hơn cả hai bản Tuyên
Ngôn của Pháp và Mỹ.
Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản
Tuyên Ngôn, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
Đây cũng là cơ sở để Người vạch tội chúng trong phần tiếp theo. Đúng như Chế
Lan Viên nhận định “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta giống như một trái
táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt
không vô mà khạc cũng không ra”.
2. Ở luận điểm tiếp theo, Hồ Chí Minh đã nêu cơ sở thực tế của bản Tuyên Ngôn:
Bác đã nêu lên lý lẽ và lập luận hết sức thuyết phục về mặt pháp lý và thực tế nhằm
bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân. Để vạch trần luận điệu về công lao
“khai hóa” của Pháp đối với Đông Dương, Bác đã nêu rõ “Những hành động trái
hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của chúng trong 80 năm thống trị nước ta về hai

phương diện: Chính trị và Kinh tế.
Pháp kể công “Khai hóa”, Bác vạch trần tội ác của chúng về chính trị:chúng tuyệt
đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… “Chúng thi hành những
luật pháp dã man. Chúng ... ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản
dân tộc ta đoàn kết… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học...Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi


nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách
ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.
Chưa hết, về mặt kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta
nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất,
hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất
là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc
đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Ở hai đoạn văn trên, cái tài tình của Hồ Chủ Tịch là nghệ thuật lập luận: câu văn
lặp cấu trúc, phép điệp liên tục “chúng tuyệt đối... chúng thi hành...chúng lập
ra...chúng tắm các cuộc khởi nghĩa... chúng dùng thuốc phiện...chúng cướp
không...” tạo nên một liên hoàn lời, tố cáo mạnh mẽ, đanh thép khiến chúng
“không thể chối cãi” và trở tay không kịp. Mặt khác, Bác cũng tranh thủ quan tâm
đến giai cấp tư sản, công nhân, nông dân khơi dậy tình đoàn kết hữu ái giai cấp.
Đặc biệt từ tội ác trên của thực dân bác đanh thép kết án chúng đã gây ra cái chết
thảm thương cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc vào nạn đói năm 1945.
Pháp kể công “Bảo hộ”: bảo hộ nghĩa là bảo vệ nhưng chúng đã không làm được.
Bác đã tố cáo tội ác của chúng: Tội ác trong 5 năm (1940 – 1945). Trong năm năm
chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Đó là mùa thu năm 1940, Nhật xâm lăng
Đông Dương để mở rộng căn cứ đánh Đồng Minh... bọn thực dân Pháp quỳ gối
đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Nhật tước khí
giới của quân đội Pháp, bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là quỳ gối đầu
hàng. Bác vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp: quỳ gối đầu hàng, bỏ chạy... Như

vậy là chúng đã phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để
chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái, Cao
Bằng. Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với
nước ta ngót gần một thế kỉ.
3. Trong phần tiếp theo của bản tuyên ngôn, Người đã nêu cao những tự hào của
Cách mạng Việt Nam: Ta luôn đứng về lập trường chính nghĩa “Đem đại nghĩa để
thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Việt Nam khoan hồng với kẻ thù
bị thất thế: giúp người Pháp chạy qua biên giới, bảo vệ tài sản và tính mạng, của
cải cho họ. Láy đi láy lại hai chữ “Sự thật” nhằm nhấn mạnh thắng lợi to lớn của
Cách mạng ta khi đứng về phe Đồng minh chống phát xít, đồng thời Bác cũng dứt
khoát bác bỏ sự có mặt của Pháp trên đất nước ta cũng có nghĩa là Pháp không có
cớ gì để quay trở lại Việt Nam :“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã trở
thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải là của Pháp nữa... Sự thật là nhân dân ta
đã lấy lại Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải là tay Pháp”. Thắng lợi to lớn của
Cách mạng Việt Nam là: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Chế độ
Dân chủ Cộng Hòa từ đó được ra đời.


4. Ở phần cuối, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phủ định chế độ thuộc địa của thực dân
Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc. Phủ định dứt khoát, triệt để:
“Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước
Việt Nam”. Cuối cùng Bác đưa ra Lời tuyên bố độc lập trước thế giới : Lời tuyên
bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Người về quyền dân tộc đồng thời thể
hiện khát vọng tự do của cả dân tộc. Điều đó thể hiện qua giọng văn hào hùng
mãnh liệt đầy niềm tin: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và
thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và
độc lập ấy”.
5. Nghệ thuật:

“Tuyên ngôn độc lập” có lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực,
giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. Giọng văn linh hoạt,
đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết. Tuyên ngôn Độc
lập của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng.
III. TỔNG KẾT
"Tuyên ngôn Độc lập" xứng đáng là một áng văn mẫu mực về nghệ thuật lập luận.
Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của "Nam quốc sơn hà" và "Bình Ngô đại
cáo". Nó là lời nước non cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại:
"Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Đọc đoạn văn cuối bản "Tuyên ngôn Độc
lập", chúng ta càng thấm thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được
bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Đề 1: Cảm nhận về khát vọng nghệ thuật và bi kịch của người nghệ sĩ trong
“Đàn ghita của Lorca” và “Vĩnh biệt cửu trùng đài” – Nguyễn Huy Tưởng.
DÀN Ý
1. Khát vọng nghệ thuật:
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài năng. Ông khao khát điểm tô cho non sông một
“kỳ quan muôn thuở” để dân ta ngàn thu hãnh diện. Đây là một khát vọng chân
chính của một người nghệ sĩ có cái tâm, cái tài.


- Lorca khao khát cách tân nền nghệ thuật đã già nua của đất nước Tây Ban Nha:
“Khi tôi chết hãy chôn tôi cùng với cây đàn” (phân tích ý nghĩa của câu đề từ )
2. Bi kịch của người nghệ sĩ.
- Vũ Như Tô đam mê thi thố tài năng và rơi vào sự mê muội, mù quáng không lý
giải được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; Rơi vào sự bảo thủ không lối
thoát; cuối cùng chấp nhận cái chết; nghệ thuật của VNT là nghệ thuật vị nghệ
thuật nên bị nhân dân lãng quên.
- Lorca: khao khát chiến đấu vì công lý, khao khát cách tân nghệ thuật nhưng cô
độc trong cuộc chiến (phân tích khổ 1) ; Lorca bị phát xít sát hại (khổ 2); Lorca

mang đến những khát vọng nghệ thuật và tự do cho nhân dân nên được nhân dân
ngưỡng mộ và tôn thờ nên nghệ thuật của Lorca mãi bất tử và con người Lorca mãi
mãi sống trong lòng nhân dân TBN (phân tích khổ 3,4)
3. So sánh:
- Giống: họ đều là những người nghệ sĩ tài năng, yêu mến sự sáng tạo và khao khát
mang đến những cái đẹp cho cuộc đời; cái chết của họ đều là cái chết bi phẫn.
- Khác: VNT là kiến trúc sư tài năng nhưng chưa lý giải được sâu sắc mối quan hệ
giữa nghệ thuật và đời sống nên rơi vào nghệ thuật vị nghệ thuật.
- Lorca là một nhà thơ, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, anh ngã xuống khi con đường
sáng tạo và tranh đấu đang vào độ chín muồi; Lorca ra đi trong sự giải thoát nhẹ
nhàng không vướng bận những hệ lụy trần gian (nói qua qua về khổ cuối)
* Thông điệp: - Nghệ thuật cần gắn với nhân dân “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ
thuật phải vì nhân dân mà phục vụ thì nghệ thuật đó sẽ trở thành bất tử.
- XH cần trân trọng và nâng bước cho những tài năng phát triển.
Đề 2: Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao
và Nguyễn Huy Tưởng qua nhân vật Hộ trong Đời thừa và nhân vật Vũ
Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – trích Vũ Như Tô.

BÀI LÀM
Trong thế giới của những người cầm bút, đôi khi mỗi người có một lối đi
riêng, một con đường riêng. Nghệ thuật là thứ độc đáo trong thế giới độc đáo của


nhà văn mà không ai lặp lại trong cảm hứng sáng tạo của người khác. Tuy nhiên,
đôi lúc họ lại gặp nhau, đồng điệu với nhau đến ngỡ ngàng về điểm nhìn về niềm
cảm thông nhưng tác phẩm vẫn là của riêng không trộn lẫn. Hộ trong “Đời thừa”
và Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là sự “gặp gỡ và khám phá riêng
về người nghệ sĩ” của hai nhà văn Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng.
Nam Cao được biết đến với tư cách là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực phê phán
trước năm 1945 với rất nhiều tác phẩm xoay quanh nỗi khổ đau, cùng cực, không

lối thoát của con người. “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Sống mòn” là những tác phẩm
về tiếng kêu cứu của người trí thức nghèo”. Còn tác phẩm “Chí Phèo” là tiếng kêu
cứu đầy tuyệt vọng của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường cùng.
Nguyễn Huy Tưởng lại được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà viết kịch
hiện đại với những tác phẩm tên tuổi mang tầm lịch sử như “Bắc Sơn”, “Vũ Như
Tô”. Trong đó, “Vũ Như Tô” là một vở bi kịch lịch sử có quy mô hoành tráng nhất.
Giữa Vũ Như Tô và Hộ, là khoảng thời gian cách xa hàng thế kỷ nhưng ở họ vẫn
có những điểm tương đồng khiến khi tìm hiểu ta không khỏi ngạc nhiên.
Trước hết ta thấy, sự gặp gỡ giữa Nguyễn Huy Tưởng và Nam Cao chính là ở chỗ,
họ đều xây dựng nhân vật trí thức ở cái tài hoa, nghệ sĩ. Trong mắt của hai nhà văn,
những người nghệ sĩ là những người có khát vọng lớn, muốn đem cái tài để phục
vụ cho cuộc đời. Hộ và Vũ Như Tô là hai người nghệ sĩ như thế.
Hộ là một nhà văn nghèo nhưng đam mê văn chương. Anh yêu văn chương như
hơi thở của mình. Với Hộ “đói rét không có nghĩa gì với một kẻ trẻ tuổi say mê lý
tưởng”. Anh sống với giấc mộng văn chương đẹp nhất trên đời với ước mơ thật lớn
lao. Anh hi vọng sẽ viết được một tác phẩm văn chương sẽ “làm lu mờ tất cả các
tác phẩm ra cùng một thời”. Đó sẽ là tác phẩm “vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn,
làm người gần người hơn… nó ca tụng lòng thương, sự bác ái công bình”. Và tác
phẩm đó, Hộ mơ ước sẽ được nhận giải Nobel. Đó là một ước mơ rất chính đáng
của người nghệ sĩ khao khát được cống hiến cho đời những trang văn đẹp. Khát
khao ấy phát xuất từ một tâm hồn đẹp, coi “nghệ thuật là tất cả”. Đó là một khát
khao đẹp đẽ, trong sáng và chính đáng, một hoài bão lớn lao nó bảo cho ta biết đó
là một nhà văn chân chính, có chí hướng.
Với Vũ Như Tô, ông là người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát
sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp. Cũng như nhà văn Hộ, Vũ Như Tô
muốn đem tài năng kiến trúc của mình dựng xây cho đất nước, tô điểm cho non
sông một kỳ quan vĩ đại, một cảnh bồng lai giữa cõi trần lao lực để mai này cháu
con “ngàn thu hãnh diện”. Đó là đài Cửu Trùng “nóc vờn mây”, đồ sộ, nguy nga.
Công trình kiến trúc ấy là tâm huyết cả cuộc đời ông. Nó không phải là công trình
tầm thường nữa mà để “tranh tinh xảo với hóa công”. Có ai đó từng nói rằng:

“Thiên chức của người nghệ sĩ là hái sao trên trời điểm tô cho cái đẹp của hạ giới”.
Như vậy, cả tác phẩm mơ có ngày được giải Nobel của Hộ và Đài Cửu Trùng hãnh


diện với ngàn thu của Vũ Như Tô đều là những khát vọng lớn của những người
nghệ sĩ chân chính muốn “điểm tô cho hạ giới” những vì sao sáng.
Điểm chung nữa giữa Vũ Như Tô và Hộ đó là, cả hai người nghệ sĩ đều đam mê
sáng tạo cái đẹp, trau chuốt cho cái đẹp, sống chết vì cái đẹp: Vũ Như Tô rất tự tin
và ý thức sâu sắc về tài năng, giá trị của bản thân. Ông đã dũng cảm, khôn khéo
chống trả những đợt tấn công gay gắt, quyết liệt buộc Tương Dực phải đi từ nhân
nhượng này đến nhân nhượng khác và cuối cùng phải chấp nhận thực hiện hai điều
kiện mà người thợ cả nêu ra: “thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này,
không thay đổi một li nào. Thứ hai: Hoàng thượng và triều đình phải trọng đãi
công ngang sĩ”. Những lời đanh thép, gan ruột của ông đã hé lộ bao nhiêu suy cảm
tinh tế, sâu xa về chân tài và sự khổ luyện để đạt được chân tài; về vai trò, trách
nhiệm của nhân tài đối với nước non và những điều phải làm để phát hiện, bồi
dưỡng nhân tài – nguyên khí của quốc gia; về mối quan hệ gắn bó và bình đẳng lẽ
ra nên có giữa công và sĩ (đặt trong thang bậc phong kiến: sĩ, nông, công, thương)
…Những điều mà dường như đến tận thời điểm này không thể nói là không còn
nóng bỏng thời sự. Xây Cửu Trùng Đài, với ông còn chính là thi thố tài năng với
trời đất, tranh tinh xảo với hóa công. Như vậy, rõ ràng, khát vọng cao đẹp gắn liền
với ý thức về tài năng đã mang đến một Vũ Như Tô thật hoàn hảo giữa đời.
Nhà văn Hộ cũng thế, ước mơ cao đẹp luôn gắn liền với ý thức tài năng. Hộ ghét
cay ghét đắng cái thứ văn chương “vô vị, nhạt nhẽo, quấy loãng trong một thứ văn
chương bằng phẳng, dễ dãi”. Ý thức của người cầm bút mách bảo hộ phải có lòng
tự trọng với nghề nghiệp bởi “văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ biết dung nạp những người
biết đào sâu tìm tòi, sáng tạo, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có”. Hộ chăm chút cho cái tài của mình ngày một thêm nảy nở, anh đọc
“chăm chú quá…Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông

khắc khổ đến thành dữ tợn”. Hộ say mê đọc sách, và đọc sách theo anh là một cách
để chăm chút tài năng: “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không
biết chán”. Với anh khi “gặp được một đoạn hay lắm nên ngừng đọc, ngẫm nghĩ
và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng”. Anh coi văn chương như một thứ đạo
lành để ngưỡng vọng, để nguyện ngắm và đi theo. Tâm hồn anh thật sáng trong
biết bao. Không chỉ thế, Hộ còn rất coi trọng tình thương. Tình thương với anh là
một thứ đạo cao đẹp nhất. Anh đã từng nhủ lòng rằng mình “có thể hi sinh tình yêu
chứ không thể hi sinh tình thương” bởi anh muốn làm “người” đúng nghĩa. Mất
tình thương con người thành sỏi đá cao hơn sẽ trở thành dã thú. Mất tình thương,
con người sẽ bị sai khiến bởi lòng ích kỷ. Như vậy, Hộ là con người đáng được
kính trọng, một nhà văn đáng được tôn thờ.
Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng còn khám phá ra ở những con người như Hộ và
Vũ Như Tô không chỉ là tài năng thật sự mà còn có lòng tự trọng về nghề nghiệp:
Vũ sẵn sàng từ chối mọi bạc vàng châu báu của Tương Dực, sẵn sàng đưa cả gia


đình bỏ trốn vì không muốn đưa cái tài năng của mình để phụng sự cho tập đoàn
phong kiến ăn chơi sa đọa ấy. Chỉ khi Đan Thiềm khuyên can, Vũ Như Tô mới mới
bắt đầu thỏa hiệp nhưng luôn đưa ra những yêu cầu đối với Tương Dực để vừa
thực hiện được khát vọng của mình vừa tránh nguy biến cho gia đình. Nhà văn Hộ
cũng thế, anh luôn coi trọng nghề nghiệp, xem nghề viết văn là tất cả “nghệ thuật
là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”. Đặc biệt, Hộ đã
khẳng định cái lòng tự trọng ấy của mình khi anh cho rằng “mà tuy khổ thì khổ
thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa
chắc tôi đã đổi”. Như vậy Hộ có thể khổ, vợ con anh có thể nheo nhóc nhưng
lương tâm nghề nghiệp và lòng tự trọng về cái nghề cầm bút cao quý ấy đã làm giá
trị nhà văn trong anh cao lên một tầm mới. Thật đáng khâm phục biết bao.
Điểm gặp gỡ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng còn là việc cả hai nhà văn đều
thể hiện bi kịch của những người nghệ sĩ trong một xã hội nhiều khổ đau. Đó là bi
kịch giữa khát vọng, hoài bão lớn lao mâu thuẫn không lối thoát với thực tế đời

sống. Nam Cao đã đứng về người nghệ sĩ trong thời buổi “mưa âu gió mỹ” để cảm
thương cho nỗi khổ đau của những con người “muốn nâng cao giá trị cuộc đời”
nhưng cuối cùng lại bị nợ áo cơm ghì cho sát đất. Hộ phát “điên lên”. Bởi vì anh
phải lao vào cuộc sống đời thường với biết bao bon chen, xô bồ. Đau đớn nhất là
anh phải tàn phá nghề văn mà anh nâng niu, gìn giữ rất thiêng liêng. Điều anh có
thể làm lúc này đó là viết ẩu, viết cẩu thả, viết để có tiền. Anh phải viết như một
con rối cái thứ văn “rất nhẹ, rất nông” quấy loãng trong những tình cảm hời hợt,
phải viết những bài báo mà người ta đọc là quên ngay, phải “đỏ mặt” vò nát sách
khi thấy tên mình ở đó. Điều đó cắt vào tâm trí Hộ những nỗi đớn đau, bế tắc,
không lối thoát. Một kẻ coi văn chương là lẽ sống, coi nghệ thuật là tất cả, ngoài
nghệ thuật ra không còn gì đáng quan tâm, kể cả đói rét cũng không thể tàn phá
được tình yêu và nỗi say mê ấy. Một kẻ đã luôn miệng nói về một tác phẩm tầm cỡ,
phá vỡ mọi giới hạn để đưa con người đến với yêu thương, bác ái công bằng. Một
kẻ luôn khao khát giải văn chương cao quý để nâng tầm giá trị. Kẻ đó nay đâu còn.
Hắn là một kẻ khốn nạn, đê tiện. Một kẻ đáng khinh. Bởi hắn không mang lại một
giá trị gì cho văn chương cả ngoài những thứ vô vị. Bi kịch của Hộ là ở đó. Khổ
đau của Hộ cũng từ đó mà ra.
Bi kịch vỡ mộng văn chương lại đẩy Hộ vào vòng xoáy của bi kịch thứ hai. Rượu –
màu trắng nhưng đã làm Hộ đỏ mặt và đen danh dự. Anh hành động như một kẻ vũ
phu tàn ác, nhẫn tâm trước người vợ thảo hiền, yếu đuối với bàn tay da “xanh trong
xanh lọc” đã yêu anh như cái tình “của con chó dành cho người chủ”. Bởi anh đổ
lỗi cho hoàn cảnh là vì vợ con. Anh đã vi phạm vào nguyên tắc tình thương của
chính mình đạp đỗ hết bao khuôn vàng thước ngọc mà anh đã đặt ra. Anh đã rơi
vào biên giới của sự xấu xa, sa đọa. Phần “người” cao đẹp trong anh từng bước bị
chính anh hủy hoại. Con người lúc này của anh bị đạp đổ đã giết chết “con người”


anh lúc trước, anh tự giết mình để một lúc nào đó đau đớn bất lực thốt lên “Thôi ta
đã hỏng thật rồi”.
Vũ Như Tô cũng rơi vào bi kịch như thế, bi kịch vỡ mộng. Người kiến trúc sư vĩ

đại ấy đã rơi vào bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không
giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là
không lý giải được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm
gì. Nghệ thuật xứng đáng được tôn vinh vì nó là sản phẩm cao quý trong sáng tạo.
Nhưng vì nghệ thuật mà hy sinh và chà đạp lên những giá trị khác của cuộc sống
thì cần phải xem xét lại. Xuất phát từ mục đích cao cả là sáng tạo nghệ thuật,
nhưng Vũ Như Tô đã làm cho “dân lầm than, man di oán giận”, vì thế trở thành
đối tượng cho dân chúng, thợ thuyền dồn nỗi căm hận. Vũ Như Tô là hiện thân
của niềm say mê nghệ thuật . Khi gặp người “đồng bệnh” Đan Thiềm khuyên nên
“tô điểm non sông” thì tài năng bung nở với một sức bật không gì có thể ngăn cản.
Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với một quyết tâm lớn, mặc cho “dân gian lầm
than”. Chà đạp lên tính mạng dân chúng không phải là tính cách của người thợ cả
đôn hậu Vũ Như Tô. Vậy vì sao quyền sống của dân lại bị hy sinh một cách không
thương xót? Bởi vì trong cuộc đấu tranh vì nghệ thuật thì con người nghệ sĩ đã
chiến thắng con người đời thường. Với Vũ Như Tô, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi
được sáng tạo nghệ thuật, Vũ Như Tô và niềm say mê không giới hạn là trạng thái
gây ra bi kịch. Cuối cùng Cửu Trùng Đài thành tro bụi, Vũ Như Tô ra pháp
trường.
Đó là những điểm gặp gỡ tương đồng giữa Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng khi
viết về những con người tài hoa nhưng có số phận nghiệt ngã, nạn nhân của một xã
hội đầy những trái ngang, bất công. Bên cạnh điểm giống nhau ấy, ta thấy giữa Hộ
và Vũ Như Tô cũng có nhiều điểm khác biệt.
Vũ Như Tô chỉ có một bi kịch. Ông khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng
tạo nhưng những đam mê ấy của ông lại đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế,
xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả
công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho
đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến
báo cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn
không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm
gì phải trốn?”. Khi tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiền và ông bị bắt, Cửu Trùng Đài

bị thiêu huỷ thì ông mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán
tuỵệt vọng “Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi
Cửu Trùng Đài!”. Vậy đó, trong xây dựng nghệ thuật, không có cái đẹp tách rời cái
chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải
có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương
không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là
nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng


tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn
dân. Vũ Như Tô thì không như thế. Cho nên đến khi chết Vũ Như Tô mới tỉnh giấc
mộng của mình.
Nhưng Hộ thì ngược lại, anh không phải là bị mù quáng như Vũ Như Tô đến nỗi
không nhận ra đúng sai. Hộ đam mê nhưng không đến nỗi mù quáng. Hộ biết xấu
hổ trước những hành động sai trái của mình. Tự biết phải mắng mình như một
thằng khốn nạn bởi sự cẩu thả bất lương của mình đối với văn chương. Biết ân hận
về những việc đã làm. Nam Cao có lẽ cũng đã rơi lệ khi miêu tả sự giằng xé, khổ
tâm, sự ân hận của Hộ khi sau một cơn say dài anh tỉnh dậy và ôm lấy Từ mà khóc.
Nước mắt anh như “quả chanh bị bóp mạnh”. Nước mắt ấy là nước mắt của con
người có nhân cách có phẩm giá. Nước mắt của một tâm hồn khổ hạnh nhưng ấm
áp tình người.
Leptonxtoi từng nói “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu
con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn
thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng
bầu máu nóng của mình cho nhân loại”. Tác phẩm “Đời thừa” và “Vũ Như Tô”
cùng ra đời một thời điểm. Và phải chăng hai nhà văn đều cùng chung một nỗi
niềm với những người nghệ sĩ đã dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật ? Hướng đến
Vũ Như Tô – một kiến trúc sư tài năng, nhà văn còn gợi những suy nghĩ sâu sắc về
mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời

sống nhân dân. Với nhân vật Hộ - một nhà văn chân chính, Nam Cao cũng đã cất
lên tiếng kêu cứu đối với con người. Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho
các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích
thực. Hãy đạp đổ xã hội ấy đi, hãy cứu lấy người trí thức. Hai nhà văn cũng bất lực
trong việc giải quyết bi kịch nhân vật. Có thể là do tầm nhìn hạn chế về “con người
là nạn nhân của hoàn cảnh”.
Nhìn chung hai nhà văn đều có điểm tương đồng về người nghệ sĩ nhưng cách thể
hiện lại khác nhau. Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch mà chính người nghệ sĩ
không thể lý giải được, bi kịch của Hộ là bi kịch ngấm ngầm, dai dẳng có lẽ vì bản
thân Nam Cao từng phải sống như thế, cơ cực như thế. Bi kịch của Vũ Như Tô đẩy
ông đến với cái chết đầy bi tráng. Bi kịch của Hộ đưa Hộ trở về với thiên chức nhà
văn, sự tỉnh ngộ và nhận thức mang đến cái kết có hậu.
Có thể nói, xây dựng nhân vật Hộ và Vũ Như Tô, nhà văn Nam Cao và Nguyễn
Huy Tưởng đã không hẹn mà cũng nhau tái hiện trên trang giấy của mình những
nhân vật tư tưởng. Ở những nhân vật ấy vừa có những điểm chung thống nhất, hài
hòa vừa có những điểm riêng tạo nên phong cách và cá tính sáng tạo ở mỗi nhà
văn. Từ đó thông qua hai nhân vật, các nhà văn đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa xã hội,
lịch sử: Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng,
quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực.


Đề ra: Anh/chị hãy phân tích hình tượng rừng xà nu (cây xà nu) trong tác phẩm
"Rừng xà nu" của nhà văn NGuyễn Trung Thành. SGK Ngữ văn 12. Tập 2. NXB
Giáo dục 2012
(RẤT QUAN TRỌNG CHO THI TỐT NGHIỆP)
HƯỚNG DẪN
(Bài của Thầy Phan Danh Hiếu, chủ biên cuốn sách CẨM NANG LUYỆN THI
ĐH NGỮ VĂN - NXB ĐHQG Hà Nội 2014. Mua online gọi số chú Toàn:
0908588758)
I. MỞ BÀI

Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây
Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính vùng đất
và con người nơi đây đã để lại nhiều dấu ấn trong những trang viết của ông qua
“Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời trong giai
đoạn kháng chiến chống Mĩ ác liệt. “Rừng xà nu” có thể được xem là bản anh
hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân
dân Tây Nguyên anh hùng. Để viết nên bản giao hưởng anh hùng ca đấy, ngoài
những con người Tây Nguyên đáng yêu như Tnú, cụ Mết, Mai, Dít…, phải kể đến
một hình tượng không kém phần hấp dẫn. Đó là cây xà nu, một hình tượng vừa
giàu ý nghĩa thẩm mĩ, vừa giàu ý nghĩa nhân sinh.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát: Tác phẩm “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi
đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên
quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất
Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất. Truyện có hai
cuộc đời lồng vào nhau: cuộc đời của Tnú và cuộc đời của rừng xà nu.
2. Nội dung phân tích
a. Cây xà nu là một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người
dân làng Xô Man: theo tác giả thì đó là “một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man
dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn
rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng
cây, hạng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng…”
+ Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả
thẩm mĩ đặc biệt. Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác
phẩm. Nó hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và dân làng Xô Man của anh.
Gần hai mươi lần, tác giả nói đến “Rừng xà nu”, “đồi xà nu”,”cây xà nu”, “nhựa
xà nu”, “khói xà nu”, “lửa xà nu”…điều này cho thấy xà nu là mạch hồn của tác
phẩm.



+ Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: lửa xà
nu cháy bập bùng trong nhà ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc
đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen
cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…
+ Xà Nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xôman:
ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy
giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới
ánh đuốc xà nu bập bùng. Giặc đốt đôi bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và
lửa xà nu chứng kiến cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong
kháng chiến chống Mỹ. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của
kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã phải trải qua
trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.
+ Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng nhưng làng Xô Man vẫn bình
yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi
lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất
mát: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có
những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận
bão”. Ở chỗ khác, nhà văn miêu tả kỹ hơn: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm
ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết ”.
Qua việc miêu tả ấy, bằng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng tác giả đã làm
hiện lên nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù.
Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây xà
nu ngã xuống ta cứ ngỡ như một con người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là
hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã ngã
xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương,
cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng
ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Đẹp bởi đường nét, màu
sắc, hình khối, trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi

chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi
dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”. Đó chính là vẻ đẹp gắn
liền với chất bi tráng, chất sử thi hào hùng của vùng đất thiêng Tây Nguyên hùng
vĩ.
c. Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang
vươn lên mạnh mẽ như người dânTây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất
phục trước kẻ thù tàn bạo.
+ Bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống
hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở


khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên,
ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.Đúng như có lần
Nguyễn Trung Thành đã từng viết “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc/ Người nối
người đã mấy vạn mùa xuân”. Sự sống của xà nu quả là bất diệt, bất tử, không một
thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một
mẫu số nhân “một ngã” thì“bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh.
Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất
ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.
+ Quả đúng là “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc”, thế hệ này ngã xuống, thế hệ
khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy:
anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha
vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân
và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ.
Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng
điệp“Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”. Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu
qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn
lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc
chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.
+ Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do.

Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Cây xà nu rất ham ánh sáng và
khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên
cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây
thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng như Tnú, như dân
làng Xôman yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết
tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy. Có thể nói, đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu
tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng Cách mạng của người
dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam.
+ Và ở rừng Xà Nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu
khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù : “Có những cây xà nu cành lá
xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi
chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng.
Cứ thế ba năm nay , rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân
làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ
Mết với giọng nói uy nghiêm, của sức sống Tnú, của Mai, của Dít… Đó là vẻ đẹp
của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt
năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi
rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối
tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận
chân trời.


Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của
rừng xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn
kết bên nhau kháng chiến. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ
ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình
phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau
thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to
trong suốt, bình thản. Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng
trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp

của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì
đã “nhọn hoắt như những mũi lê”... Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên
suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau
thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên
cạnh“bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc
lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới
nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn
ngữ sử thi hào hùng, thủ pháp nhân cách hóa … đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp
giữa hình tượng thiên nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ
hào hùng tráng lệ về sức sống bất diệt về cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của
nhân dân Tây Nguyên giành tự do.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu
biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
Trong nghệ thuật miêu tả cây xà nu, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần
nhuyễn, thể hiện rõ một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo
hình, vừa giàu sức khái quát của Nguyễn Trung Thành.

Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác
phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Thầy Phan Danh Hiếu. Yêu cầu ghi rõ nguồn khi copy từ trang này.
HƯỚNG DẪN
I.
MỞ BÀI


Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của
những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo
là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông

qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước
Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.
II.
THÂN BÀI
1.
Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và
khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện
được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát (có thể dẫn đến
cái chết). Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi kịch tình yêu của Thúy
Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô… nhưng bi kịch
lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người” của Chí Phèo.
2.
Bi kịch ấy ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên qua tiếng chửi của Chí
Phèo. Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương
bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là hình ảnh vừa quen
vừa lạ. Quen vì đó là tiếng chửi của những thằng say rượu. Lạ vì hắn chửi mà
không có ai chửi nhau với hắn, không ai lấy làm điều. Chí "chửi trời, chửi đời,
chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ
nào đã đẻ ra thân hắn". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận
con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chửi cũng là một cách
để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng
đến rợn người. Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo lại là “tiếng chó
cắn lao xao”. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống
trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa. Qua tiếng chửi ấy, ta
nhận ra bốn thái độ: Thái độ của người chửi: hằn học, hận thù; thái độ người nghe:
dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn: xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: tò
mò… Vậy Chí Phèo là ai?
3.
Bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi. Lật lại trang đời của Chí,

người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương. Ngay
từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng
mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh
sống trong bất hạnh, tủi cực "hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho
nhà người khác, năm hai tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến". Đây là quãng
thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng
đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta
cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa
run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước
mơ giản dị: "có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải.


Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào
ruộng làm". Đó chính là một ước mơ lương thiện. Nhưng đớn đau thay, cái xã hội
bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen
vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã
tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một
kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ.
4.
Bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền
làm người.Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính
đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất
nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc "cái
đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông
gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông
tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại.
Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn
bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích
của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông
dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh "con quỷ dữ của làng Vũ

Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong
vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn
được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của
biết bao nhiêu người dân lương thiện: "Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên
vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện". Hắn
làm những việc ấy trong lúc say " ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn
còn say... đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận".
Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì "những cơn say của hắn
tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang". Nam Cao đã
cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách
mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người
nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh
sáng. Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây
chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những
kiếp người như Chí Phèo.
5.
Gặp Thị Nở và khao khát hoàn lương. Nam Cao không trách giận
Chí Phèo, ngòi bút của ông dành cho nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương. Ông phát
hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương
chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị
Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến "ma chê quỉ


hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm
hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái
tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi
với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí.
Có nhà phê bình đã cho rằng: Thị Nở là một sứ giả mà Nam Cao phái đến để thức
tỉnh Chí Phèo. Đó là sứ giả của tình yêu thương và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của
nhà văn. Nhưng có lẽ cần phải nói thêm, Thị Nở không chỉ là vai trò sứ giả của

lòng nhân đạo mà Thị còn là một “thiên sứ” của tình yêu. Vị thiên sứ này không có
đôi cánh thiên thần nhưng có đôi tay đầy ắp tình người. Thiên sứ ấy như một ngọn
gió, một ngọn lửa thổi vào tâm hồn của Chí. Nếu là gió, gió sẽ thổi bay lớp tro tàn
đang vây quanh anh. Nếu là lửa, lửa sẽ đốt cháy lớp vỏ quỷ dữ để trả về cho anh
một con người.
Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy. Chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh
nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá,
tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi
chợ bán vải về... Những âm thanh ấy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay Chí mới
nghe thấy. Chao ôi là buồn! Âm thanh cuộc sống này khiến ta liên tưởng đến tiếng
sáo của đêm tình mùa xuân trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tiếng sáo đã lay
động tiềm thức xa xôi của Mị, đánh thức tâm hồn Mị, thức dậy cả một quá khứ đẹp
tươi. Đó chính là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc làm nên chất thơ cho tác phẩm.
Chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí. Nó như cơn gió thổi
tung đám tro tàn nguội lạnh, như từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô
làm tan đi giá băng tâm hồn. Hơn hết, nó làm sống dậy ước mơ một thời trai
trẻ :"có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ
một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Rồi
cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí Phèo đã cô đơn hơn bao giờ hết “Nhìn
phía trước người thân chẳng có/ Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người”. Hắn
như đã thấy "tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc - cái này còn sợ hơn đói
rét và ốm đau". Phải chăng Chí đang hối hận và ăn năn những việc mà mình đã
làm? Chẳng biết có phải hay không mà Chí thấy lòng buồn man mác. Và nếu như
Thị Nở không qua, chắc là hắn đã khóc được mất.
Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy
trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức
tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Kỳ diệu làm sao bát cháo hành Thị Nở, một liều
tiên dược vừa giải cảm vừa giải độc. Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa
những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá, những kẻ vô nhân
tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao mà biết được. Đó là hương vị của tình

người, hương vị của tình yêu. Khi mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con


người thì Thị Nở đã giang rộng vòng tay để đón lấy anh. Và bát cháo hành kia vô
hình dung đã sưởi ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên.
Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng. Hắn ăn cháo
hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Chí Phèo quen sống với một kiểu
định nghĩa : Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực
sự hóa thân vào con quỷ dữ... Mỗi miếng ăn hàng ngày của Chí đều có máu và
nước mắt của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Nhưng hôm nay cái triết
lý sống ấy của Chí dường như đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội
lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn
hiểu rằng người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn bằng cả tình
thương yêu nữa. Mắt hắn lần đầu tiên ươn ướt. Hơi cháo hành phảng phất phục
sinh phần người trong Chí... Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen
nhóm một mơ ước về cuộc sống bình dị... Hương cháo là hương cuộc đời, hương
tình yêu mà từ trước đến giờ chưa ai cho Chí cả... Bát cháo hành giản dị nhưng bao
nhân tính ẩn chứa, nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bờ của phần người... Nhìn Thị
hắn như muốn khóc, hắn cảm động và ngay trong chốc lát "Hắn cảm thấy lòng
thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ...”. Đó là giây phút
mà hắn người nhất. Đã hai lần chính Thị Nở đã phải thốt lên: “Ôi sao mà hắn
hiền!" rồi “Những lúc tỉnh táo hắn cười nghe thật hiền”. Cảm giác được yêu
thương và chở che đã làm Chí trỗi dậy một tình yêu cuộc sống. Phần quỷ tạm thời
rũ bỏ. Đó là giây phút Chí "thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người".
Rồi đến khát vọng hạnh phúc với Thị Nở "Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?...
Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Ôi! Phải là lời của Chí Phèo đó
không ? Nghe sao mà hiền lành, có chút gì ngờ nghệch, hồn nhiên mà lại rất đỗi
chân thành. Lời cầu hôn không tình tứ như bao kẻ khác nhưng lại khiến cho trái
tim chúng ta nghẹn ngào thương cảm. Từ một con quỉ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn
nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những

năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở
hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí,... cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người
nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào!
6.
Đỉnh điểm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhưng, bi kịch và
đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Lời
nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Chí Phèo làm tắt
ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí. “Ai lại đâm đầu đi lấy một
thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo” đã trở thành định kiến khắc
nghiệt lấp mất lối về của Chí. Cánh cửa cuộc đời vừa hé mở thì cũng ngay lập tức
đóng sầm lại trước mắt của anh. Đó chính là bi kịch của một con người chết trên
ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng
vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi


Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương
thiện được nữa. Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài người vừa mở
ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo. Thị Nở như tia chớp rạch
ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để soi lên một niềm cảm thông cũng
là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc đời Chí. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa
phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Nó
đã tiêu hủy và đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.
Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say.
Một khi rượu không còn đủ sức để làm lu mờ lí trí con người thì nó sẽ quay ngược
trở lại thức tỉnh lý trí ấy. Càng uống Chí càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch
của cuộc đời mình. Chí đau đớn khi nghe “thoang thoảng mùi cháo hành” rồi Chí
ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý
định, Chí định đến nhà đâm chết con "khọm già", con "đĩ Nở" nhưng sự thức tỉnh ý
thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà
Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải mang lốt

quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến. Anh càng thấm
thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình.
Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:
- Tao muốn làm người lương thiện ?
- Ai cho tao lương thiện ?
Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi
chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch
cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương. Câu hỏi như cứa vào
tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay trong xã hội cũ.
Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại
sao phải đi đòi lương thiện ? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp
mất. Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị
xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát. Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời
mình sau khi kết liễu tên cáo già Bá Kiến. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết
tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là
tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu
thương con người!
Tác phẩm Chí Phèo thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân
vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Tác phẩm đã lên
án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân
lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và lăng
nhục của người nông dân. Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng
trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khao khát thay đổi thực tại để mang đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn.


III.

KẾT BÀI


Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn
mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những
trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm Chí Phèo mãi mãi bất tử,
mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong
tâm hồn người đọc mọi thời đại. Có một nhà thơ đã từng viết rằng: "Nam Cao mất
và Chí Phèo vẫn sống - Nào có dài chi một kiếp người - Nhà văn chết, nhân vật từ
trang sách - Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai". Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị
nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng
minh sức sống mạnh mẽ, bất hủ của nó.

Đề bài: Sau khi ở tù về, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
đã đi đến nhà Bá Kiến mấy lần? Anh (Chị) hãy thuật lại một cách ngắn gọn và đầy
đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Trong mỗi lần cần làm rõ:
- Hoàn cảnh cụ thể.
- Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến? Từ đó, anh (chị) hãy nêu một vài
suy nghĩ về giá trị tác phẩm Chí Phèo.
GỢI Ý LÀM BÀI
Thân bài (Ý I lần thứ nhất):
1 - Sau khi ở tù về một ngày, Chí Phèo đã ra chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến
chiều, "say k hướt" rồi ngật ngưỡng, hung hăng cầm vỏ chai đến nhà Bá
Kiến gọi tên liên tục ra mà chửi. Cụ Bá chưa về. Con trai Cụ là Lý Cường nổi
tiếng hách dịch đã xông ra đánh nhau với Chí Phèo. Chí Phèo vừa rạch mặt ăn
vạ, vừa kêu làng như bị người ta cắt cổ họng "Ối làng nước ôi! Cứu tôi với....ối
làng nước ôi! Bố con thằng Lý Kiến nó đâm chết tôi...làng nước ơi!". Giữa lúc đó,
Cụ Bá về. Cụ cất tiếng hỏi rất sang: "Cái gì mà đông thế này?" Nhưng khi thoáng
nhìn thấy cảnh Chí Phèo "Nằm dài, k hông nhúc nhích, rên k he k h ẽ như gần
chết", cụ Bá đã biết cơ sự rồi. Một mặt, Cụ dịu giọng bảo mọi người đứng xem
hãy trở về nhà mình, một mặt khác cuúi xuống dỗ dành ngọt ngào Chí Phèo.
Cuối cùng, Chí Phèo đã theo Bá Kiến vào nhà, được cụ Bá thết đãi cơm rượu, thịt
gà, khi ra về còn được cho một đồng bạc mua thuốc chữa vết thương. "Chí Phèo vô

cùng hả hê"


×