Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tác động của hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.86 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


LỜI MỞ ĐẦU
Liên minh Châu Âu EU là một thể chế kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất trên
thế giới, là đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Các chính sách thương mại quốc tế của EU đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường vị thế của EU trong các
quan hệ đầu tư và thương mại quốc tế.
Từ năm 1971 EU đã xây dựng các quy tắc để giúp hàng hóa xuất khẩu từ các
nước đang phát triển được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất hàng sang EU. Điều này
giúp cho các nước đang phát triển và kém phát triển tiếp cận thị trường EU và góp
phần vào tăng trưởng kinh tế của họ. Đề án này được gọi là “Hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP)”. Ngày 31/12/2012 EU đã chính thức cơng bố quy chế GSP
sửa đổi nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa của các quốc gia đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng. GSP sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Hiệu lực
của chính sách mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU, tạo thêm nhiều việc làm trong nước.
Đồng thời, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu kĩ các quy định của GSP để áp dụng
thành công là rất cần thiết cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU. Do đó em đã chọn đề tài: “ Tác động của hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU” cho đề án của mình.


Ngồi lời mở đầu, kết luận, phụ lục, bản chỉ dẫn tài liệu tham khảo, nội dung
của đề án được kết cấu như sau:
Chương 1 Khái quát về hệ thống thuế quan ưu đãi GSP.;
Chương 2 Thực trạng tác động của GSP đối xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chương 3 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên cơ sở khai thác
lợi thế của hệ thống thuế quan ưu đãi GSP.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG ƯU ĐÃI
THUẾ QUAN PHỔ CẬP GSP
1.1.Định nghĩa về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập - Tên tiếng Anh: The EU’s General
Scheme of Preferences (viết tắt: GSP) : Là kết quả của cuộc đàm phán liên
chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển
của Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo đó GSP là chương trình ưu đãi thương
mại đơn phương của EU nhằm giúp các nước đang phát triển tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa thơng qua miễn/giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU,
qua đó các nước đang phát triển có thể tăng thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm. GSP của EU được lập phù hợp với
các quy định của WTO là cho phép có ưu đãi ngoại lệ ngồi “Quy chế Tối-HuệQuốc” (MFN).GSP khơng nhằm giải quyết các khó khăn hay các vấn đề khác
tại các nước đang phát triển.
Trên cơ sở hệ thống GSP chung, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho
riêng mình sao cho vẫn đảm bảo được mục tiêu của GSP chỉ khác nhau về nội dung,
qui định và các mức ưu đãi. Các mục tiêu chính của GSP là:
- Tạo điều kiện để các nước đang phát triển và chậm phát triển thấy được khả
năng mở rộng buôn bán sang thị trường các nước phát triển phát sinh từ chế độ GSP
và tận dụng những lợi thế từ chế độ này.
- Tăng luồng xuất khẩu cho các nước được hưởng, khuyến khích xuất khẩu

sang thị trường châu Âu. Thúc đấy cơng nghiệp hóa của các nước này.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỉ lệ đói nghèo cho các nước được
hưởng.
- Phổ biến thông tin về các quy định, thủ tục buôn bán điều chỉnh theo chế
độ GSP.
- Tập trung lợi ích vào những mặt hàng mà các nước kém và đang phát triển
đang cần nhất để tăng cường sử dụng GSP.
- Cung cấp thông tin về pháp luật thương mại quy định các điều kiện thâm
nhập thị trường các nước cho hưởng. Các qui định về chống bán phá giá, chống bù

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


giá, các qui định về hải quan, thủ tục và giấy phép nhập khẩu.
Việc có hệ thống GSP này tạo ra một lợi thế canh tranh cho các nước đang
phát triển và các nước kém phát triển xuất khẩu vào thị trường các nước cho hưởng
ưu đãi. Nhà nhập khẩu thay vì đặt mua hàng của các nước khơng được hưởng ưu
đãi thì sẽ chuyển sang mua hàng của các nước được hưởng ưu đãi này. Như vậy, lợi
ích kinh tế của việc giảm hay miễn thuế quan sẽ được các bên cùng hưởng không
chỉ riêng người xuất khẩu hay nhập khẩu hưởng.
Hệ thống GSP được các cơ quan lập pháp của các nước cho hưởng ưu đãi ban
hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực cho từng thời kì nhất định có thể là 1
năm, 10 năm hoặc vài ba chục năm. Ví dụ: năm 1971 Nhật Bản ban hành chế độ
GSP của mình đến 31/3/2001. Mới đây nhất ngày 25/10/2012 Nghị viện châu Âu và
Ủy ban châu Âu đã ban hành Qui định số 978/2012, có hiệu lực từ 01/01/2014 và
thực hiện trong vòng 10 năm tới.
Các vấn đề thường được các nước cho hưởng ưu đãi trong chế độ GSP qui
định gồm:
- Những qui tắc chung về hệ thống GSP mà nước cho hưởng giành cho các
nước được hưởng ưu đãi.

- Công bố danh mục hàng hóa được hưởng ưu đãi, hàng hóa khơng được
hưởng ưu đãi, hàng hóa thuộc diện ưu đãi có điều kiện hạn chế.
- Danh sách những nước được hưởng ưu đãi.
- Mức độ ưu đãi so với thuế suất trong chế tối huệ quốc (MFN).
- Quy định về tiêu chuẩn xuất xứ cần phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi GSP
của nước cho hưởng ưu đãi.
1.2. Các nội dung chính của GSP
1.2.1. Nước cho hưởng và chế độ GSP.
Nước cho hưởng là các nước phát triển cho các nước đang phát triển và chậm
phát triển, được gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm
hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở khơng có sự phân biệt đối
xử và khơng địi hỏi bất kì nghĩa vụ nào từ phía các nước được hưởng.
Hiện nay có 17 chế độ ưu đãi khác nhau hoạt động tại 42 nước phát triển,
trong đó bao gồm 28 nước thành viên của EU là:
Bảng 1.1. Danh sách các nước thành viên EU.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


1.Áo
2. Bỉ
3. Bulgaria
4. Croatia
5. Síp
6. Séc
7. Đan Mạch

8. Estonia
9. Phần Lan
10. Pháp

11. Đức
12. Hi Lạp
13. Hungary
14. Ireland

15. Ý
16. Latvia
17. Litva
18. Luxembourg
19. Malta
20. Hà Lan
21. Ba Lan

22. Bồ Đào Nha
23. Romania
24. Slovakia
25. Slovenia
26. Tây Ban Nha
27. Thụy Điển
28. Anh Quốc

Ngoài EU cịn có các nước: Hoa Kì ( đã gia hạn chế độ GSP từ tháng 10/2011
đến 31/07/2013. Theo thông tin từ Bộ Cơng Thương từ 1/8 Hoa Kì khơng tiếp tục ra
hạn nữa), Nhật, Australia, Thụy Sĩ, Liên minh thuế quan Nga- Kazactan – Belarut,
các quốc gia trung lập (CIS), Canada, Nauy, Newzealand, Thổ Nhĩ Kì.
Từ đầu những năm 1990 các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc
lập (CIS) đã được hưởng GSP của EU, Mĩ, Nhật, Phần Lan, Thụy Điển, Newzeland
và đồng thời cũng giành ưu đãi cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
1.2.2. Các nước được hưởng ưu đãi.
Bao gồm những nước đang phát triển và những nước chậm phát triển. Các

nước chậm phát triển thường sẽ được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu
đãi hơn các nước đang phát triển. và không bị hạn chế số lượng trần (Ceiling). Đối
với các nước cho hưởng sẽ ban hành danh sách các nước được hưởng kèm theo chế
độ GSP tương ứng. Danh sách này có thể được sửa đổi bổ sung.
Đến hết năm 2014 Nhật Bản đã cho 137 nước và 14 vùng lãnh thổ được hưởng
chế độ GSP. Theo chương trình GSP mới của EU, số các nước được hưởng đã giảm
từ 176 xuống cịn 90, trong đó có 49 quốc gia kém phát triển bao gồm có: 33 quốc
gia Châu Phi, 10 quốc gia Châu Á, 5 quốc gia thuộc Châu Úc và Thái Bình Dương
và 1 thuộc Caribe; 41 quốc gia thuộc nhóm có thu nhập thấp và thu nhập thấp hơn
trung bình theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Một số nước bị loại ra khỏi cơ chế GSP do khơng cịn đáp ứng được yêu cầu
của các quy định được hưởng. Thường có hai dạng là: nước trưởng thành và hàng
trưởng thành. Lí do là các nước cho hưởng e ngại về sự cạnh tranh của hàng hóa
nhập khẩu theo GSP đối với sản phẩm trong nước. Đồng thời nếu không có quy

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


định về ngưỡng trưởng thành thì các nước kém phát triển vẫn khơng có cơ hội canh
tranh với các nước đang phát triển cùng được hưởng GSP, như vậy sẽ làm GSP mất
đi mục đích của nó. Nên một số nước bị loại khỏi danh sách các nước được hưởng
GSP của một số nước cho hưởng.
Theo GSP hiện tại của EU ( có hiệu lực từ 1/1/2014) những quốc gia không
được hưởng bao gồm: 33 quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã có kênh ưu đãi thâm
nhập thị trường EU mà không cần tới GSP ( như các hiệp định thương mại bắt đầu
thực thi); và 20 quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao hoặc thu nhập trung bình theo
đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB).
Ủy ban Châu Âu (EC) dự báo, giá trị xuất khẩu của các quốc gia thuộc nhóm
thu nhập cao hoặc trung bình sẽ giảm khơng đáng kể (khoảng 1%). Thay vào đó sẽ
tạo điều kiện cho các quốc gia kém hơn có cơ hội tăng xuất khẩu vào EC. Ví dụ, trị

giá 1% xuất khẩu của Brazil vào EU tương đương với hơn 16 lần tổng kim ngạch
xuất khẩu của Burkina Faso vào EU.
Hiện nay, GSP mới của EU vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế trưởng thành, không
cho hưởng ưu đãi GSP đối với một mục của biểu thuế đối với sản phẩm vượt
ngưỡng trưởng thành. Ngưỡng trưởng thành mới là 17,5% tăng 2,5% so với 15%
của GSP cũ, riêng với hàng dệt may ngưỡng trưởng thành là 14,5% tăng 2% so với
12,5% trước đấy. Quy định về ngưỡng trưởng thành chỉ áp dụng cho GSP phổ
thông, không áp dụng với GSP+.
Vào từng thời kì các quốc gia ban hành chế độ ưu đãi GSP (GSP scheme)
công bố danh sách các quốc gia được hưởng GSP, hằng năm có cơng bố lại hoặc bổ
sung các nước mới vào danh sách ưu đãi hoặc loại bỏ ra khỏi danh sách.
Ví dụ: từ 1993 đến 1995 :
- Canada cho Nam Phi hưởng ưu đãi GSP.
- Mĩ cho Albany, Séc và Slovakia, Nga, Kirgistan, Kazactan, Rumany,
Ucraina, Nam Phi được hưởng GSP. Đồng thời loại Syria, Mauritania ra khỏi GSP
của Mĩ vì lí do quyền con người bị xâm phạm và thu nhập GDP/người vượt ra khỏi
nhóm thu nhập thấp.
1.2.3. Hàng hóa được hưởng ưu đãi.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


Hàng hóa được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai nhóm là: nhóm các sản
phẩm cơng nghiệp và nhóm các sản phẩm nông nghiệp.
Danh mục các sản phẩm được hưởng ưu đãi GSP của từng nước không giống
nhau, mỗi quốc gia căn cứ vào cơ cấu kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu để xây dựng
một danh mục hàng nhập khẩu được giảm, miễn thuế. Danh sách này có sửa đổi
định kì và dựa trên cơ sở biểu thuế xuất nhập khẩu của các nước cho hưởng. Các
mặt hàng trong danh mục này có gắn mã HS theo hệ số được hưởng và không được
hưởng GSP (gọi là danh mục thuận và danh mục từ chối), cộng với danh sách hàng

hóa có giới hạn trần (ceiling) được áp dụng chung với các nước hưởng GSP của
nước có liên quan.
Việc bổ sung hay loại bỏ một mặt hàng nào đó trong danh mục sản phẩm được
các nước cho hưởng ưu đãi thực hiện dựa trên tình hình sản xuất trong nước của
mặt hàng đó. Các nước cho hưởng thường khơng áp dụng GSP cho các mặt hàng
tạo nguồn thu thuế lớn cho ngân sách nhà nước, hoặc là những sản phẩm bảo hộ cao
để các ngành sản suất trong nước khơng bị tổn hại do nhập khẩu.
Ví dụ:
-Trong GSP mới của EU các nhà sản suất có quyền được lên tiếng nếu học chịu
thiệt hại. Điều khoản phòng vệ thương mại đối với nông nghiệp và dệt may giữ
nguyên. Và danh mục hàng hóa được hưởng ưu đãi sẽ được dò xét 3 năm một lần.
- Thịt lợn, thịt bò là sản phẩm EU sản suất nhiều cần bảo hộ cho nên hai mặt
hàng này không thuộc diện hưởng GSP và chịu thuế nhập khẩu rất cao ( gần 100%)
Biểu thuế nhập khẩu của các nước cho hưởng hầu hết đều có ghi rõ mức thuế
ưu đãi dành cho các mặt hàng thuộc diện được hưởng GSP theo từng loại hàng hóa
với 6-8 chữ số mơ tả các thơng tin về chính sách thương mại và biện pháp thuế quan
áp dụng cho từng loại hàng hóa như: tạm miễn thuế, thuế chống bán phá giá…điều
này giúp định hướng các dự án đầu tư lâu dài và xác định thị trường tiêu thụ sản
phẩm của các nhà kinh doanh cũng như nhà sản xuất.
Danh sách các sản phẩm được hưởng GSP mới của EU (Bảng phụ lục 1).

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


1.2.4. Mức độ ưu đãi.
Các nước cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP dựa
trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN). Mức độ ưu đãi phổ biến
đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là được giảm 50 % mức thuế MFN.
Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP ở mức thấp, khoảng vài phần
trăm hoặc được miễn hồn tồn.

Ví dụ:
- Đối với hệ thống GSP của Mĩ thì tất cả các mặt hàng được hưởng GSP đều
được miễn thuế.
- Hệ thống GSP của Nhật dành ưu đãi cho hơn 20 hạng mục sản phẩm nông
nghiệp, 67 hạng mục sản phẩm công nghiệp được 50% thuế suất so với thuế suất MFN.
- Hệ thống GSP của EU chia hàng hóa thành hai loại: sản phẩm khơng nhạy
cảm

và sản phẩm nhạy cảm. Theo đó, sản phẩm khơng nhạy cảm sẽ được miễn

thuế hồn tồn ( trừ các thành phần có nguồn gốc nơng sản) , sản phẩm nhạy cảm sẽ
đươch giảm xuống 3,5%. Khi tính thuế ưu đãi theo điều 6 của Quy định cũ
(Regulation (EC) No 732/2008), nếu giảm nhiều hơn 3,5% thì vẫn được giữ nguyên
hiệu lực. Nếu thuế đối với sản phẩm cụ thể đó là thuế tính theo trị giá hàng hóa,
được giảm xuống 30% nếu thuế cho sản phẩm cụ thể đó là thuế đặc biệt.
1.2.5. Điều kiện được hưởng ưu đãi.
1.2.5.1. Quy tắc về xuất xứ trong hệ thống GSP
Quy tắc xuất xứ là yếu tố chính của tất cả các chế độ GSP. Hiểu rõ và áp dụng chính
xác quy tắc này mang tính tối quan trọng trong việc thực hiệu các quy định của GSP.
Mục tiêu của tiêu chuẩn xuất xứ là để bảo đảm rằng ưu đãi về thuế quan trong
GSP áp dụng cho đúng đối tượng được hưởng. Tránh trường hợp nhập khẩu hàng
hóa từ quốc gia thứ 3 rồi mới xuất khẩu để tận dụng ưu đãi nhằm chuộc lợi.
Quy tắc về xuất xứ bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
-Các tiêu chuẩn xuất xứ
- Điều kiện gửi hàng
- Bằng chứng, chứng từ
1.2.52. Các tiêu chuẩn xuất xứ.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG



Tiêu chuẩn xuất xứ là cách xác định nước xuất xứ của sản phẩm.
Có 2 tiêu chuẩn:
-Xuất xứ tồn bộ
- Xuất xứ có thành phần nhập khẩu
1.2.5.3. Tiêu chuẩn xuất xứ tồn bộ
Sản phẩm “xuất xứ tồn bộ” hay có xuất xứ GSP được sinh trưởng hoàn toàn,
được lấy từ đất hoặc thu hoạch trong các nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất chỉ từ
những sản phẩm này. Hoàn toàn không sử dụng các bộ phận, hay nguyên phụ liệu
nhập khẩu, hoặc khơng rõ xuất xứ.
Tiêu chuẩn xuất xứ tồn bộ được giải thích một cách tuyệt đối. Một thành
phần nhỏ nhất của nguyện liệu , bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, hoặc xuất xứ
của chúng không xác định được, sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất tính
chất “xuất xứ tồn bộ”.
Ví dụ: bàn học làm từ gỗ “xuất xứ toàn bộ” tại một nước được hưởng ưu đãi,
nhưng được đánh bóng bằng vecni nhập khẩu thì hàng hàng hóa này khơng có xuất
xứ tồn bộ vì dùng vecni nhập khẩu.
Tất cả các nước cho hưởng đều chấp nhận những loại hàng hóa sau đây có
“xuất xứ tồn bộ” ở một nước được hưởng:
a. Khống sản lấy từ lòng đất hoặc từ đáy biển; hoặc đối với Bungary, Cộng
hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Liên Bang Nga và Slovakia khoáng sản khai thác trong
lãnh thổ hoặc từ thềm lục địa nước được hưởng.
b. Rau quả thu hoạch ở nước được hưởng.
c. Động vật sống sinh trưởng ở nước được hưởng.
d. Những sản phẩm có được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước được hưởng.
e. Những sản phẩm từ đánh bắt xa bờ hoặc những sản phẩm khác lấy từ biển
cả bởi tàu thuyền của nước được hưởng; đối với Bungary, Cộng hòa Séc, Hungary,
Ba Lan, Liên Bang Nga và Slovakia tàu thuyền do nước được hưởng thuê cũng
được hưởng ưu đãi.
f. Những sản phẩm được làm trên tàu chế biến - chỉ từ những sản phẩm nói tại

mục (f) nói trên; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang
Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


g. Những sản phẩm đã qua sử dụng thu thập tại nước được hưởng chỉ dùng
cho tái chế nguyên liệu thô.
h. Phế liệu và phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước được hưởng.
i. Những sản phẩm có tại nước được hưởng chỉ từ những sản phẩm nói tại
mục (a) đến mục (i) nói trên như sắt tấm, thỏi, sản xuất từ quặng sắt, vải cotton dệt
từ bơng, tái chế chì phế thải từ ắc quy ơ tơ, tái chế sắt từ vỏ bào sắt.
Úc nói chung chấp nhận những sản phẩm trong danh sách trên là những sản
phẩm có xuất xứ tồn bộ, mặc dù những sản phẩm này không được quy định trong
pháp luật của Úc.
Trong khi khơng có một danh sách những sản phẩm “xuất xứ tồn bộ” trong
pháp luật của nước mình, cơng nhận những sản phẩm nói trên là những ví dụ về
việc đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của Mĩ.
1.2.5.4. Tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu.
Những sản phẩm có thành phần nhập khẩu là những sản phẩm được làm từ
nguyên phụ liệu, bộ phận nhập khẩu bao gồm: những sản phẩm được chế tạo toàn bộ
hay từng phần từ nguyên phụ liệu, thành phần nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc.
Những sản phẩm này sẽ được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng nếu
những nguyên liệu, bộ phận, thành phần đó đã được chế biến hoặc gia cơng một
cách đầy đủ tại nước đó.
Khái niệm “gia cơng chế biến đầy đủ” được hiểu là q trình làm thay đổi tính
chất đặc trưng hay đặc tính của nguyên phụ liệu sử dụng ở mức độ đáng kể. Có hai
tiêu chí chính dùng để xác định, mỗi tiêu chí này được một số nước sử dung. Một là
“tiêu chuẩn gia công”, hai là “tiêu chuẩn tỉ lệ phần trăm”.
*Tiêu chuẩn gia công:

Tiêu chuẩn này được áp dụng bởi các nước trong liên minh Châu Âu EU,
Nhật, Na Uy, Thụy Sĩ.
Tiêu chuẩn này quy định: Các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần
nhập khẩu được coi là đã trải q trình gia cơng chế biến đầy đủ nếu đáp ứng
được tiêu chuẩn thay đổi hạng mục thuế quan. Có nghĩa là sản phẩm được
xếp vào hạng mục HS (Hệ thống hài hòa) bốn số khác với hạng mục thuế

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


quan của các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu ban đầu.
Tuy nhiên, có khá nhiều sản phẩm việc thay đổi hạng mục thuế quan chưa
chắc đã đảm bảo q trình gia cơng hoặc chế biến đầy đủ ( hoặc ngược lại
trong một số trường hợp quá trình gia cơng và chế biến được tiến hành
nhưng chúng không liên quan đến việc thay đổi hạng mục thuế quan). Do các
quy định gia công chế biến đầy đủ có tính chất đa dạng phức tạp nên các
nước cho hưởng đã đưa ra một bảng liệt kê các quá trình gia cơng chế biến
cần thiết đối với các ngun phụ liệu nhập khẩu để sản phẩm cuối cùng
được coi là có xuất xứ. Đối với các sản phẩm nằm trong bảng kê, yêu cầu về
cơ bản về thay đổi hạng mục thuế quan phải được thực hiện chỉ khi điều đó
được yêu cầu cụ thể trong bảng. Phần giới thiệu của bảng kê giải thích một
số từ ngữ sử dụng trong đó cũng như những quy định cụ thể chi tiết thêm
cho một sản phẩm, ví dụ các quy định trong chương hàng dệt. Có một điểm
lưu ý rằng các quy định trong phần giới thiệu cũng được áp dụng một cách
tương ứng cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra mà có sử dụng nguyên phụ
liệu nhập khẩu ngay cả khi chúng không phải thỏa mãn những điều kiện đặc
biệt trong bảng. Nhưng thay vào đó chúng vẫn phải thỏa mãn quy định về
thay đổ hạng mục thuế quan.
Một số quy định trong bảng kê của EU:
Mã HS


Hàng hóa, sản phẩm

(1)
6401

(2)
Giày dép

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG

Các q trình gia cơng chế
biến phải được tiến hành
đối với nguyên vật liệu
nhập khẩu để đạt được tiêu
chuẩn xuất xứ
(3)
Sản xuất các nguyên phụ
liệu nhập khẩu có mã số
HS bất kì nào nhưng
khơng được sử dụng các
bộ phận định hình kim loại
nhập khẩu dành cho giày
thuộc hạng múc thuế quan
số 6406


Trích trong chương 85

Máy móc thiết bị điện tử

và các bộ phận của chúng;
máy ghi âm, đầu video,
các linh kiện kèm theo.

Trích trong chương 62

Áo khốc (jacket), bơng.

Q trình sản xuất phải
đạt:
-Giá trị của tồn bộ
ngun phụ liệu khơng
vượt q 50% giá trị xuất
xưởng của sản phẩm.
- Trong tỉ lệ giới hạn 50%
đó, tỉ lệ giá trị của nguyên
phụ liệu có cùng số HS với
sản phẩm chỉ chiếm nhiều
nhất là 5% giá trị tại
xưởng của sản phẩm.
Quá trình chế biến phải
trải qua 4 lần chế biến đầy
đủ sau:
Bông nguyên liệu được
trải sạch để chuẩn bị kéo
thành sợi
Kéo ra sợi bông
Dệt thành vải
Cắt may thành áo


Quy định trong cột 3 được hiểu như sau:
-Mặt hàng giày dép có thể được sản xuất từuế nguyên phụ liệu nhập khẩu có
số hạng mục thuế khác nhau, ngoại trừ những bộ phận định hình lim loại dành cho
giày dép thuộc hạng mục thuế quan số 6406 (các bộ phận của giày dép, đế trong của
giày dép có thể tháo rời,, đệm gót giày và các sản phẩm tương tự).
- Một số máy móc thiết bị điện tử được cho phép sử dụng các nguyên phụ liệu
nhập khẩu có cùng mã số HS với sản phẩm sản xuất cuối cùng nhưng giá trị các
thành phần nhập khẩu không vượt quá 5% giá trị xuất xưởng của sản phẩm.
- Đối với đa số các sản phẩm may mặc, quần áo khơng do đan, móc thuộc
danh mục sản phẩm chương 62, bảng kê yêu cầu phải được sản xuất từ sợi, nếu sản
phẩm sừ dụng vải nhập khẩu sẽ khơng được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng.
Đối với điều kiện quy định việc sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu không
vượt quá một tỉ lệ nhất định so với tổng giá trị của sản phẩm. Việc tính tốn các trị
giá có thể được tiến hành như sau:

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


Trị giá hàng xuất = trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu + trị giá thành phẩm (trừ
nguyên phụ liệu nhập khẩu) + trị giá tính thuế hải quan.
Trong đó:
- Trị gia nguyên phụ liệu nhập khẩu: là trị giá hải quan tại thời điểm nhập
khẩu vào nước cho hưởng hoặc là giá mua đầu tiên tại nước đó.
- Trị giá thành phẩm: là giá xuất xưởng của sản phẩm đó (là giá FOB đối với
Nhật Bản) trừ đi mọi khoản thuế nội địa được hoàn trả khi sản phẩm được xuất
khẩu. Giá này là giá trả cho nơi tiến hành q trình gia cơng hoặc chế biến cuối
cùng, giá này bao gồm giá trị của tất cả các nguyên phụ liệu sử dụng.
- Trị giá hải quan là trị giá hải quan xác định theo Hiệp định 1994 về thi hành
điều VII của GATT ( Hiệp định WTO về trị giá Hải quan).
Riêng Nhật bản quy đinh các mặt hàng thuộc chương 62 làm từ vải nhập khẩu

vẫ được hưởng GSP của nước này.
Các quy trình cơng việc đơn giản không được đa số các nước cho hưởng ưu
đãi chấp nhận là:
- Các cơng việc bảo quản hàng hóa trong q trình vận chuyển và lưu kho
(thơng gió, trải ra, sấy khơ, làm lạnh, muối, lưu hóa hay xử lí dung dịch, loại bỏ
phần hỏng và các cơng việc tương tự khác).
- Các công việc lau bụi, sàng lọc, phân loại, so (bao gồm cả việc xếp thành
bộ), lau chùi, chia cắt, sơn.
- Thay đổi bao bì đóng gói, tháo dỡ hay ghép các lơ hàng. Đóng chai, đóng túi,
hộp, cặp.. các cơng cụ đóng gói khác.
- Gắn mác, nhãn hiệu, hay kí hiệu, để phân biệt hàng hóa sản phẩm hay bao bì
đóng gói của chúng.
- Gá ráp sản phẩm cùng hay khác loại, khi một hay nhiều bộ phận gá ráp
không thỏa mãn quy định làm cho chúng có khả năng được coi là sản phẩm khơng
xuất xứ.
- Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận để tạo thành một sản phẩm.
- Sự kết hợp được của hai hay nhiều các công việc trên.
- Giết thịt động vật ( riêng Nhật Bản không coi việc giết thịt động vật là
đơn giản).
*Tiêu chuẩn phần trăm (tỉ trọng):

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


Cơng thức tính:
( Giá FOB – Giá ngun vật liệu khơng có xuất xứ từ quốc gia hoặc lãnh thổ
sản xuất) : Giá FOB x 100%
Tiêu chuẩn này được sử dụng tại các nước Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan,
Liên Bang Nga và Slovakia. Giữa các nước Bungary, Cơng hịa Séc, Hungary, Ba
Lan, Liên bang Nga và Slovakia, tiêu chuẩn này đã được thống nhất, hài hịa hóa

hồn tồn.
Các nước Canada, Bungary, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga
quy định một tỉ lệ phần trăm tối đa cho trị giá nguyên liệu, bộ phận và thành phần
nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được sử dụng. Các nước Úc, Newzeland, Mĩ quy
định một tỉ lệ phần trăm tối thiểu cho giá trị nguyên liệu nội địa, và chi phí sản xuất
khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Tỉ lệ phần trăm được các nước áp dụng rất triệt để, nhằm kiểm sốt xuất
xứ hàng hóa từ các nước. (Bảng tóm tắt các quy tắc về tiêu chuẩn tỉ trong –
xem phụ lục 1);
*Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp:
Về cơ bản, quy tắc GSP được dựa trên khái niệm xuất xứ một nước đơn nhất,
có nghĩa là các tiêu chuẩn xuất xứ phải được tuân thủ đầy đủ tại một nước được
hưởng cũng đồng thời là nước sản xuất sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Theo các
chế độ của một số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để một số sản
phẩm có thể được sản xuất hoàn thiện tại một số nước được hưởng từ các nguyên
liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ các nước được hưởng nói trên. Do đó,
xuất xứ cộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau.
Theo hệ thống cộng gộp, các quá trình gia tăng và trị giá gia tăng tại nhiều nước
được hưởng có thế được cộng vào cùng nhau (hoặc được “cộng gộp”) để xác định
sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP khơng.
Có hai chính sách về cộng gộp: Cộng gộp tồn thể và Cộng gộp từng phần.
- Chính sách cộng gộp tồn thể: coi tất cả nước được hưởng như là một khu
vực kinh tế, tất cả các giá trị gia tăng q trình gia cơng trong khu vực có thể được

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


cộng gộp với nhau để thỏa mãn các quy định về xuất xứ đối với sản phẩm xuất khẩu
sang một nhóm nước như: Úc, Newzeland, Canada, Nga, và các nước Đơng Âu.
- Chính sách cộng gộp từng phần quy định trên một số khu vực địa lí như: EU,

khối Adean, thị trường Trung – Mĩ.
Ví dụ:
GSP mới quy định một số quy tắc cộng gộp cho các nước được hưởng như sau:
- Quy tắc cộng gộp tỉ lệ xuất xứ: đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ các
nước cùng được hưởng GSP của EU sẽ được cộng gộp cho nước hồn thiện sản
phẩm để xác định sản phẩm có đủ tiêu chuẩn hưởng GSP hay không.
- Quy tắc cộng gộp ASEAN: đối với nguyên phụ liệu sản xuất nhập khẩu từ
các nước ASEAN cùng được hưởng GSP của EU: Brunei, Campuchia, Indonesia,
Lào, Philipin, Thái Lan và Việt Nam (Malaysia đã trưởng thành và Singapore đã kí
FTA với EU nên hai quốc gia này không được hưởng GSP nữa).
- Quy tắc cộng gộp tỉ lệ xuất xứ mở rộng: đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu
từ các quốc gia đã kí FTA với EU (ví dụ: Hàn Quốc đã kí FTA với EU).
Để được áp dụng các quy tắc cộng gộp này cách hợp lệ các nước được hưởng
phải thông báo trước cho các nước cho hưởng. Những biện pháp sẽ được khối tiến
hành để đảm bảo thực hiện các quy định về xuất xứ cộng gộp và chỉ được áp dụng
khi thông báo được chấp nhận. Nước xuất khẩu sau cùng có trách nhiệm bảo đảm
rằng nguyên phụ liệu cộng gộp thực tế có xuất xứ theo quy định về xuất xứ GSP
của nước hàng đến.
Việc vận chuyển qua các nước thành viên cũng được áp dụng quy tắc cộng
gộp nên không bị vi phạm quy định về vận tải. Theo quy định của EU, giấy chứng
nhận xuất xứ form A cho sản phẩm hưởng ưu đãi theo quy định cộng gộp được cấp
trên cơ sở những giấy chứng nhận xuất xứ form A đã được cấp từ trước tại các nước
thành viên cho các nguyên phụ liệu hoặc bộ phận xuất xứ.
*Tiêu chuẩn thành phần nước bảo trợ:
Quy tắc cho phép (nguyên liệu, bộ phận và phụ tùng) sản xuất tại nước cho
hưởng, nếu được cung cấp cho một nước hưởng ưu đãi và được sử dụng đó để gia
cơng chế biến, thì sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước được hưởng ưu đãi.

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG



Quy tắc này được một số nước cho hưởng áp dụng.
Ví dụ:
- Những sản phẩm xuất xứ từ EU được sử dụng vào sản xuất hay gia công chế
biến tại nước được hưởng coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó. Quy định này
mở rộng thêm lựa chọn việc cộng gộp bằng cách cho phép sử dụng những sản phẩm
đầu hoặc trung gian mà có xuất xứ từ EU.
- Bằng chứng về xuất xứ của những sản phẩm của EU phải được xuất trình
hoặc bằng chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc bằng một tờ khai hóa đơn. Các quy
định của EU về cấp, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ form A sẽ áp dụng một cách
phù hợp cho giấy chứng nhận EUR.1.
- Quy tắc “thành phần nước bảo trợ” của EU cũng được mở rộng cho những
sản phẩm xuất xứ tại Nauy, Thụy Sĩ. Khi hai nước này ban hành những ưu đãi phổ
cập và áp dụng cách khái niệm xuất xứ tương ứng với cách xác định trong chế độ
của EU.
1.2.6. Điều kiện về vận chuyển
Điều kiện này quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận
chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng. Trừ Úc không áp dụng
điều kiện này.
Mục đích của quy định này là giúp cơ quan hải quan của nước cho hưởng đảm
bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đúng là có xuất xứ từ nước được hưởng. Nghĩa là
chúng không bị tác động, thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn
bán, lưu thông tại bất kì nước thứ 3 trung gian nào.
Các điều kiện chung được Canada, EU, Nhật, NaUy, Thụy Sĩ, Newzeland quy
định là:
-Sản phẩm được vận chuyển thẳng mà không đi qua lãnh thổ của nước thứ
ba khác.
- Sản phẩm vận chuyển đi qua lãnh thổ của một nước khác, có hoặc khơng có
hoạt động chuyển tải, lưu kho. Cần đảm bảo rằng sản phẩm đó vẫn nằm trong sự
kiểm của hải quan nước quá cảnh hay lưu kho, không được mua bán, sử dụng hoặc


MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


có bất kì hoạt động nào ngồi hoạt động dỡ hàng, xếp hàng, và các hoạt động bắt
buộc để bảo quản sản phẩm trong trạng thái tốt nhất.
Một số nước EU cịn có thêm các quy định như sau:
-Là một Liên minh Hải quan, hàng hóa được vận chuyển thẳng từ một
nước được hưởng ưu đãi tới EU được coi là thỏa mãn quy định về vận tải khi
chúng tới một trạm hải quan bất kì của EU. Về hàng hóa sẽ khơng bị mất
quyền hưởng ưu đãi GSP ngay cả khi vào một lãnh thổ của một quốc gia
thành viên có diễn ra hoạt động bn bán rồi lại được chuyển tới một quốc gia
thành viên khác.
- Hàng hóa có thể được vận chuyển qua bất kì quốc gia nào và sau đó lại được
tái xuất khẩu một phần hay tất cả sang nước thành viên khác. Đảm bảo yêu cầu
hàng hóa nằm dưới sự giám sát của Hải quan nước chuyển tải hoặc lưu kho và
không được sử dụng tại gia đình hay bị mang ra gia cơng chế biến thêm.
1.2.7 . Bằng chứng, chứng từ.
Để được hưởng ưu đãi từ chế độ GSP phải chứng minh được bằng chứng
xuất xứ phù hợp và vận tải. Bao gồm chứng từ về vận chuyển thẳng, chứng từ về
xuất xứ là chứng nhận xuất xứ form A được điền đầy đủ thơng tin và được kí bởi
người xuất khẩu và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất
khẩu được hưởng.
Các nước cho hưởng cũng quy định những chứng từ cần thiết cho những lơ
hàng có giá trị nhỏ, bao gồm cả hàng gửi theo đường bưu điện.
1.3. Các loại giấy chứng từ được cấp và được chấp nhận.
1.3.1. Chứng từ về xuất xứ.
1.3.1.1. Các quy định áp dụng tại nước được hưởng:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A;
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A;

- Cấp bản sao giấy chứng nhận xuất xứ. Form A cấp lần hai theo cách này phải
được đóng dấu “DUPLICATE” hoặc “DUPLICATA” tại ơ số 4. Bản cấp lần hai
này phải ghi ngày cấp và số seri của bản cấp lần 1, sẽ có hiệu lực từ ngày đó.
MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


- Với những lí do đặc biệt hoặc bất khả kháng cơ quan cấp giấy chứng nhận
xuất xứ có thể cấp cấp tạm thời hoặc cấp chậm chứng nhận xuất xứ form A;
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể yêu cờ cầu các giấy tờ khác.
1.3.1.2. Các quy định áp dụng tại nước cho hưởng.
Tất cả các nước cho hưởng đều quy định:
-Sản phẩm có xuất xứ khi nhập khẩu phải có Tờ Khai Tổng Hợp và Giấy
chứng nhận xuất xứ form A, đã được điền đầy đủ và kí bởi người xuất khẩu, được
chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tạo nước xuất khẩu được hưởng.
- Ngồi ra các nước cho hưởng cịn có quy định riêng khác:
+ Úc: u cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên hóa đơn thương mại.
Có thể dùng Form A để thay thế, nhưng khơng u cầu phải có chứng nhận.
+ Canada: u cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên hóa đơn hoặc
làm thành bản riêng.
+ Nhật: Chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan chính phủ
(ví dụ: phịng thương mại).
-Thời hạn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ form A:
Theo quy định của EU giấy chứng nhận xuất xứ form A phải được xuất trình
tại cơ quan Hải quan nơi hàng hóa được làm thủ tục hải quan trong mười (10) tháng
kể từ ngày cấp.
-Khi nhập khẩu hàng hóa nếu phát hiện ra những khác biệt nhỏ giữa lời khai
của giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ được trình làm thủ tục hải quan thì
cũng không làm cho giấy chứng nhận xuất xứ mất giá trị hay không co hiệu lực, cần
bảo đảm rằng giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với hàng hóa.
- Trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng form A:

EU, Nhật, Na-uy, Thụy Sĩ và Mĩ đều chấp nhận bản sao cấp lần hai các giấy
chứng nhận xuất xứ form A để đảm bảo rằng người xuất khẩu ở nước được hưởng
trong trường hợp bị mất, thất lạc, hoặc bị hỏng form A vẫn được hưởng ưu đãi
GSP. Canada không yêu cầu form A phải là bản gốc.
-Trường form A được cấp sau ngày xuất khẩu:
MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


Giấy chứng nhận xuất xứ nói chung được cấp vào thời gian xuất khẩu sản
phẩm. EU, Na-uy, Thụy Sĩ và Mĩ chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ form A
(với Canada là “ Tờ khai xuất xứ của người xuất khẩu”) được cấp sau vì qn vơ
ý hay do hồn cảnh đặc biệt. Nhật chấp nhận giấy chứng nhận cấp sau khi có
những ngun nhân khơng thể tránh được, và không thể yêu cầu cấp tại thời
điểm xuất khẩu. Form A cấp sau phải có dấu “ISSUED RETROSPECTIVELY”
tại ơ số 4.
*Quy định riêng về hàng gửi với số lượng nhỏ hay hàng gửi qua bưu điện:
Giới hạn giá trị của các lô hàng khác nhau theo từng nước và thông thường
dao động từ vài trăm tới khoảng hai ngàn Dola Mĩ. Các quốc gia EU, Nhật, Thụy
Sĩ, Liên Bang Nga, Mĩ, Bungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia đã bãi bỏ yêu cầu
về chứng từ đối với những lô hàng có giá trị nhỏ và hàng bưu phẩm.
1.3.2. Chứng từ về vận chuyển.
Chứng từ mà cơ quan hải quan EU và các nước cho hưởng ưu đãi yêu cầu xuất
trình để chứng minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng gồm:
- Vận đơn chuyển thẳng cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện đi qua
một hay nhiều nước quá cảnh;
- Giấy chứng nhận của cơ quan hải quan tại một hay nhiều nước quá cảnh:
+ Mô tả chính xác hàng hóa;
+ Ghi rõ: ngày dỡ hàng, ngày xếp hàng, hoặc ngày lên tàu và xuống tàu, ghi rõ
tàu sử dụng;
+ Xác nhận những tình trạng của sản phẩm khi đi qua nước q cảnh.

- Nếu khơng có các giấy tờ trên thì phải cung cấp các chứng từ chứng minh
hoặc cần thiết khác như: bản sao đơn đặt hàng, hóa đơn của người cung cấp, vận
đơn lịch trình hàng hóa được vận chuyển.
1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ- C/O.
Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là
một bằng chứng để bên bán chứng minh với bên mua là hàng hóa có xuất xứ đúng
như bên mua yêu cầu. C/O là một chứng từ cần thiết của bộ chứng từ hàng hóa do

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


người xuất khẩu khai báo, kí và được Cơ qua có thẩm quyền cấp C/O tại nước xuất
xứ chứng thực.
Một bộ C/O của hàng hóa bao gồm một bản gốc và các bản sao. Được phân
loại theo màu như sau:
- Bản gốc được đóng dấu hoặc in chữ “ORIGINAL”, thường có các màu: tím
nhạt, xanh, đỏ.
- Bản sao được đóng dâu “COPY”, trong một số trường hợp cần phân biệt thứ
tự các bản sao được đóng dấu “DUPLICATE”, “TRIPLICATE” và thường có màu
trắng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GSP ĐỐI
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU
2.1.Khái quát chung về phòng cấp C/O.
Văn phòng cấp C/O trực thuộc phòng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam.
Đây là cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước người xuất khẩu được nhà nước
ủy quyền cấp C/O.
Các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam là:
- Bộ công thương là cơ quan tổ chức việc thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp hoặc ủy quyền cho phịng Thương mại và Cơng

nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa.
Hiện tại, các phịng quản lí xuất khẩu của Bộ Cơng Thương, một số ban quản
lí các khu chế xuất, khu công nghiệp được ủy quyền thục hiện các loại C/O sau:
C/O form A hàng xuất khẩu EU; C/O form D; C/O form E; C/O form S; C/O
form AK.
- Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) có thẩm quyền cấp các
loại C/O cịn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


2.2. Cách sử dụng ưu đãi thuế quan phổ cập.
Để cho hàng hóa của mình được hưởng ưu đãi GSP, người xuất khẩu phải
thực hiện rất nhiều bước để xác định xem mặt hàng đó có thuộc diện và có đủ các
tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi hay không.
Bước 1: Xác định phân loại hàng hóa trong biểu thuế quan
Khi người xuất khẩu dự kiến xuất khẩu một loại sản phẩm đến một thị trường
nhất định thì cần biết chính xác số mã của loại hàng hóa trong biểu thuế quan của
nước nhập khẩu.
Khi xuất khẩu hàng sang EU cần phải biết được bốn con số đầu của biểu thuế
quan của từng sản phẩm để điền vào ôn số 8 của giấy chứng nhận xuất xứ form A.
Danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi đều được quy định trong biểu thuế nhập
khẩu của EU.
Nếu gặp trục trặc trong quá trình xác định tên hàng và mã số của nó trong
biểu thuế quan thì cần kiểm tra với người nhập khẩu hoặc Cơ quan Hải quan
nước nhập khẩu.
Bước 2: Xác định mức độ ưu đãi của sản phẩm
Xem xét sản phẩm có thuộc diện được hưởng ưu đãi khơng. Do không phải
sản phẩm nào cũng được hưởng ưu đãi, nên cần kiểm tra sản phẩm quy định trong

chế độ GSP với số mã và tên sản phẩm trong biểu thuế quan của EU. Lưu ý đến
những thay đổi, bổ sung hoặc cắt bỏ các loại hàng hóa trong danh sách công bố
hàng năm của EU.
Bước 3: Đánh giá mức lợi thế ưu đãi
Đánh giá mức lợi thế ưu đãi là việc so sánh giữa mức thuế chung và mức thuế
ưu đãi theo mức thuế suất MFN áp dụng cho sản phẩm của mình, từ đó định giá
chào hàng cho người mua. Sự chênh lệch tạo ra mức lợi thế ưu đãi, đó là lợi thế
cạnh tranh với những nhà xuất khẩu khơng được hưởng ưu đãi.
Ví dụ: Một chiếc áo sơ mi xuất khẩu từ Việt Nam sang EU được giảm 3,5
UDS thì nhà xuất khẩu sẽ sử dụng khoản giám trừ này để thương lượng với nhà
nhập khẩu nâng giá bán và chia phần trăm cho nhà nhập khẩu. Làm như vậy doanh

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


nghiệp xuất khẩu vẫn có lợi nhuận đồng thời tăng được sản lượng xuất khẩu.
Bước 4: Kiểm tra hạn ngạch, danh mục trưởng thành và giới hạn cạnh tranh
cần thiết
Hàng năm các quy chế về Quota/ giới hạn tối đa đều được sửa đổi nên cần
kiểm tra và cập nhật thơng tin, hiểu rõ việc quản lí chung. Bộ Thương mại sẽ phân
bổ Quota hàng năm cho từng loại mặt hàng (đối với các mặt hàng hạn chế xuất khẩu
bằng hạn ngạch), quy chế phân bổ dựa theo số lượng năm trước của doanh nghiệp
thể hiện bằng các tờ phân bổ hạn ngạch.
Kiểm tra các trường hợp sản phẩm đã bị loại khỏi ưu đãi hay chưa, và các giới
hạn liên quan.
Bước 5: Thực hiện đấy đủ về quy chế xuất xứ
Tuân thủ theo quy tắc xuất xứ đã nêu ở mục 2.5.2.
Bước 6: Kiểm tra các tiêu chuẩn gửi hàng
Tuân thủ theo điều kiện vận chuyển đã nêu ở mục 2.5.2.
Bước 7: Chuẩn bị các chứng từ xác nhận

Theo quy định chung đã nêu ở mục 2.5.2.
2.3. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua (2010-2014).
Bảng 2.1. Cán cân thương mại – xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: tỉ USD
Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

TB= XK- NK

2010
2011
2012
2013
2014

72,2
96,9
114,57
132,033
150,19

77,3
97,4
113,79
132,033
148,05

Nguồn: Tổng cục Thống kê

-5,1
-0,4
0,78
0
2,14

Biểu đồ2. 1. Cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai
đoạn 2010 2014.
Đơn vị : tỉ USD
MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


Năm 2010:
Năm 2010 nền kinh tế thế giới dần phục hồi và tăng trưởng trở lại, tạo điều
kiện cho các nước trong đó có Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ
thể, tổng kim ngạch đạt 72,2 tỉ USD tăng 26,4% so với năm 2009. Trong đó xuất
khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng 27,8% và chiếm 54,2 kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư
trong nước tăng 22,7%.
Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của từng nhóm hàng như sau:
- Nhóm nơng sản, thủy sản: kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 15,07 tỉ
USD, tăng 22,9% so với năm 2009, chiếm tỉ trọng 21% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỉ USD như: thủy sản
4,952 tỉ USD, nhân điều 1,136 tỉ USD, cà phê 1,763 tỉ USD, gạo 3,212 tỉ USD,
cao su 2,376 tỉ USD.
- Nhóm nhiên liệu, khống sản: kim ngạch xuất khẩu đạt 7,92 tỉ USD, giảm
8,4% so với năm 2009 và chiếm tỉ trọng 11,1%; các mặt hàng có kim ngạch trên
1 tỉ USD như: than đá 1,549 tỉ USD, dầu thô 4,944 tỉ USD, xăng dầu các loại

1,272 tỉ USD.
- Nhóm hàng công nghiệp chế biến: tăng 34,4% so với năm 2009 và chiếm tỉ

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


trọng 67,9%. Các mặt hàng có kim ngạch trên một tỉ như: sản phẩm chất dẻo 1,051
tỉ USD, sản phẩm gỗ 3,408 tỉ USD, hàng dệt và may mặc 11,172 tỉ USD…..

MSV 11121574 - NGUYỄN THỊ HỒNG


×