Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CỘNG ĐỒNG CHÂU âu hệ THỐNG ưu đãi THUỂ QUAN PHỔ cập GSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.11 KB, 17 trang )

Danh sách nhóm:
1.Lê Thị Tuyến-B32
2.Hà Dương Thanh-G32
3.Đỗ Thị Thu Hồi-C32
4.Trần Thị Thanh Hải-I32
THẢO LUẬN VỤ “ CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU-HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUỂ QUAN
PHỔ CẬP GSP”
I.Giới thiệu sơ lược về vụ việc
1.Các bên tranh chấp:
-

Nguyên đơn: Ấn Độ

-

Bị đơn : Cộng đồng Châu Âu EC

Cơ quan xét xử: Ban hội thẩm (Panel), Cơ quan phúc thẩm (AB)
Mã số văn bản: WT/DS246/AB/R
Ngày ra văn bản: 7/4/2004
2.Nội dung vụ kiện:
a, Giới thiệu về GSP
Trong hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển của UNCTAD trong
những năm 60, các nước phát triển đồng ý thành lập Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP), theo đó các nước phát triển sẽ cấp cho những nước và vùng lãnh thổ đang phát triển
một chế độ ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, một nguyên tắc cơ bản được quy định trong Điều
I.1 của GATT là nguyên tắc “tối huệ quốc”, nên nếu thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan thì sẽ
vi phạm nguyên tắc này. Vì vậy, nếu muốn thực hiện được chế độ ưu đãi thuế quan thì cần
bãi bỏ điều khoản này.
Năm 1971, trong Waiver Decision đã đạt được thoả thuận về việc bãi bỏ Điều I.1 của
GATT trong thời gian 10 năm (GSP 1971) trong đó quy định: Điều I.1 sẽ được miễn áp dụng


trong thời gian 10 năm nhằm cho phép các nước phát triển trao chế độ ưu đãi cho hàng hoá
xuất xứ từ các nước và các vùng lãnh thổ đang phát triển …mà không phải dành ưu đãi như
thế cho các bên ký kết khác với điều kiện là ưu đãi về thuế đó nhằm mục đích thuận lợi hố
thương mại của các nước và vùng lãnh thổ đang phát triển và không nhằm dựng lên rào cản
đối với thương mại của các bên ký kết khác.


Năm 1979, trước khi GSP 1971 hết hiệu lực, các bên ký kết GATT đã thông qua
Điều khoản đối xử đặc biệt (Enabling Clause) dành cho các nước đang phát triển
(ĐKĐXĐB), qua đó cho phép áp dụng vĩnh viễn GSP “như được miêu tả trong” GSP 1971.
10/12/2001, EC ra văn bản số 2501/2001 (Council Regulation) quy định về áp dụng
phạm vi ưu đãi thuế quan giai đoạn 1/1/2002 đến 31/12/2004. Văn bản quy định 5 ưu đãi
thuế quan bao gồm:
-

ưu đãi thuế quan chung theo Điều 7 của Council Regulation

-

ưu đãi thuế quan cho những hàng hoá nhạy cảm cho những nước bảo vệ quyền của
người lao động

-

ưu đãi thuế quan cho những hàng hoá nhạy cảm cho những nước bảo vệ môi trường

-

ưu đãi thuế quan đặc biệt cho những nước kém phát triển nhất


-

ưư đãi thuế quan cho những nước chống lại việc sản xuất và buôn bán thuốc phiện
(Drug Arrrangements)

Trong phụ lục I của Regulation có quy định các nước và các hàng hố nhạy cảm hay
khơng nhạy cảm được ưu đãi thuế. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đựoc hưởng ưu đãi
từ điều khoản ưu đãi chung – General Arrangements (GA)- (điều 7) thì đều được hưởng
ưu đãi từ các điều khoản còn lại. Đặc biệt Drug Arrangements chỉ được áp dụng cho 12 nước
trong đó khơng có Ấn Độ. Ấn Độ thì chỉ được hưởng ưu đãi thuế chung.
Vì vậy, việc áp dụng Drug Arrangements (DA) thì 12 nước có trong danh sách sẽ được
ưu đãi thuế nhiều hơn so với các nước đang phát triển khác. Đối với hàng hoá được quy định
trong D.A mà khơng có trong G.A thì 12 nước này được hoàn toàn miễn thuế khi nhập khẩu
vào thị trường EC. Trong khi các quốc gia đang phát triển khác chỉ được hưởng mức thuế ưu
đãi chung. Đối với các hàng hoá nhạy cảm trong cả hai DA và GA thì 12 nước có trong danh
sách DA được miễn thuế hoàn toàn, trong khi các quốc gia đang phát triển khác thì chỉ đựoc
giảm thuế theo mức thuế chung.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, EC đã quy định về việc cấp ưu đãi cho các nước cam kết chống
sản xuất và buôn bán vận chuyển mà tuý nhưng lại khơng đưa ra cơ chế cụ thể để các nước
có thể đăng ký hưởng chế độ ưu đãi này. Hơn nữa việc nước nào được nhận ưu đãi hoàn toàn
phụ thuộc vào tiêu chuẩn do EC đặt ra.
b. Nội dung vụ kiện
Tranh chấp trong vụ kiện liên quan đến việc EC cung cấp thêm GSP cho các nước
tham gia hoạt động chống sản xuất và vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Cuối năm 2001,


EC viện lý do này để cấp thêm ưu đãi cho Pakistan. Ấn Độ cho rằng, việc EC cấp thêm ưu
đãi cho Pakistan đã làm chuyển hướng thương mại và gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế của
mình
5/2002, Ấn Độ yêu cầu tham vấn với EC về vấn đề này.

6/2002, Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm tố cáo rằng, việc cấp ưu đãi cho hàng
hoá của Pakistan là việc làm không công bằng và phân biệt đối xử.
12/2003, Ban hội thẩm đưa ra báo cáo ủng hộ Ấn Độ.
19/1/2004, EC hoàn thành thủ tục đưa vụ tranh chấp lên AB.
3.Các điều khoản liên quan tới các hiệp định của WTO
-

Điều I.1 GATT 1994

-

Điều XX(b) GATT 1994

Điều 2(a) của ĐKĐXĐB
2. The provisions of paragraph 1 apply to the following:
(a) Preferential tariff treatment accorded by developed contracting parties to products
originating in developing countries in accordance with the Generalized System of
Preferences (ưu đãi thuế quan của các nước phát triển dành cho hàng hố có nguồn gốc từ
các nước đang phát triển phù hợp với hệ thống ưư đãi thuế quan phổ cập GSP)
(d) Special treatment on the least developed among the developing countries in the context of
any general or specific measures in favour of developing countries. (ưu đãi đặc biệt dành cho
những nước kém phát triển nhất)
II. Kết luận của Ban hội thẩm
1. Ban xác định các bên tranh chấp trong việc liệu ĐKĐXĐB có tư ̣ bản thân nó tạo ra các
nghĩa vự hay nó là một ngoại lệ. dựa vào quyết đinh của AB trong vụ Mỹ và các sản phẩm
len sợi, Ban cho rằng ĐKĐXĐB ko tự bản thân nó tạo ra các nghĩa vụ tích cực. Hơn nữa
ĐKĐXĐB cho phép các thành viên bỏ qua I.1 của GATT để ưu đãi GSP cho các nước đang
phát triển, nên nó là một ngoại lệ.
2. Ban hội thẩm xác định vấn đề chính trong tranh chấp giữa hai bên là liệu rằng ưu đãi trong
Drug Arrangements có phù hợp với điều 2(a) đặc biệt là chú thích 3 của ĐKĐXĐB hay

khơng?


3. Ban hội thẩm xác định ý nghĩa của 3(c) của ĐKĐXĐB. Ban đi đến kết luận rằng chỉ có thể
xác định ý nghĩa đầy đủ của 2(a) và phụ lục 3 khi xác định xem liệu 3(c) có cho phép đối xử
khác biệt giữa các nước đang phát triển đáp ứng với nhu cầu phát triển, tài chính và thương
mại của họ. Ban hội thẩm kết luận 3(c) không biểu lộ rằng nhu cầu của các nước đang phát
triển cũng chính là nhu cầu của tất cả các nước đang phát triển hay là nhu cầu của một số
nước cụ thể nào+> kết luận 3(c) không cho phép đối xử khác biệt giữa các quốc gia bởi vì
mục đích của nó là ưu đãi cho các nước kém phát triển nhất và thiết lập những giới hạn cho
ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước đang phát triển. => Không
cho phép phân biệt đối xử giữa các nước.
4. Về cụm từ “ non-discriminatory” – không phân biệt đối xử. Văn cảnh để giải thích cụm từ
này là điều 2(a), 2(d) và 3(c), Nghị quyết 21(II) của cuộc họp thứ hai của UNCTAD, và các
kết luận đã được thoả thuận (Agreed conclusions.) => cụm từ này phải mang nghĩa là các
quốc gia phải ưu đãi cho tất cả các nước đang phát triển, ngoại trừ giới hạn ưu tiên trong
phạm vi của GSP
5. Cho rằng điều khoản Drug Arrangement của EC không ưu đãi cho tất cả các nước đang
phát triển=> không phù hợp với 2(a) đặc biệt là chú thích 3 của ĐKĐXĐB.
6. Vì những lý do trên nên EC đã thất bại trong việc chứng minh Drug Arrangements của họ
là phù hợp với điều 2(a) của ĐKĐXĐB.

III. Mối liên hệ giữa Điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triên
(ĐKĐXĐB) và điều I.1 GATT.
Một trong những vấn đề chính của vụ EC-GSP liên quan đến mối quan hệ giữa
ĐKĐXĐB và điều I:1 của GATT. Để xem xét mối liên hệ giữa ĐKĐXĐB và điều I.1
GATT Ban phúc thẩm xem xét trên hai khía cạnh:
- ĐKĐXĐB có phải là ngoại lệ của điều I.1?
- ĐKĐXĐB có làm mất giá trị của điều I.1 GATT?
1. ĐKĐXĐB có phải là ngoại lệ của điều I:1 GATT


- Để xem xét ĐKĐXĐB có phải là ngoại lệ của điều I:1 GATT hay không AB xem xét
trên hai khía cạnh:
Giải thích điều khoản ĐKĐXĐB


- Để xem xét liệu rằng ĐKĐXĐB có phải là ngoại lệ của điều I.1 GATT 1994 trước
tiên AB xem xét đến nội dung của điều khoản. Điều I.1 bao gồm nguyên tắc MFN:
“Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào được áp dụng có liên
quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hoặc được áp dụng đối với việc chuyển tiền quốc tế
để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu
nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi
vấn đề nêu tại khoản 2 và khoản 4 của điều III, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay
miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào, phải dành ngay lập tức và vô điều kiện cho
bất cứ một sản phẩm có xuất sứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ
được áp dụng đối với sản phẩm tương tự có xuất xứ hay giao tới mọi bên ký kết
khác”.

- Đoạn 1 của ĐKĐXĐB có nêu rõ: “ Bất chap điều I của GATT, các nước thành viên
có thể dành cho các nước đang phát triển sự đối xử thuận lợi và thiện chí hơn mà
khơng phải dành sự đối xử đó cho các quốc gia thành viên khác”.

- Bằng việc sử dụng từ “notwithstanding” (bất chap), đoạn 1 của ĐKĐXĐB đã cho
phép các nước thành viên dành sự đối xử “thuận lợi hơn” cho các nước đang phát
triển, cho dù điều I:1 GATT có quy định về nguyên tắc MFN. Mặc khác, sự đối xử
như trên sẽ trái với điều I:1 của GATT vì sự đối xử này khơng được dành cho các
nước thành viên khác của WTO “ngay lập tức và vô điều kiện”. Do đó đoạn 1 này đã
loại trừ các thanh viên khỏi việc tuân thủ những nghĩa vụ được nêu tại điều I:1 của
GATT để dành cho các nước đang phát triển sự đối xử ưu đãi hơn, và biện pháp đó
phải phù hợp với những điều kiện nêu trong ĐKĐXĐB.Do đó ĐKĐXĐB được xem

như ngoại lệ của điều I:1 GATT.
Giải thích dựa trên mục tiêu và đối tượng của GATT
Lập luận của EC
- Các ngoại lệ cho phép các nước theo đuổi những mục tiêu khác với những mục tiêu
cơ bản của WTO, trong khi đó ĐKĐXĐB lại được thông qua để theo đuổi một trong
những mục tiêu cơ bản của WTO, do đó ĐKĐXĐB khơng phải là một ngoại lệ.
- Vì sao Điều XX (g) được coi là một ngoại lệ, cịn ĐKĐXĐB thì khơng? Vì Điều
XX nói tới một biện pháp bảo vệ mơi trường (khác với mục tiêu cuả WTO là thương
mại) nên nó phải coi là một ngoại lệ của WTO. Còn ĐKĐXĐB là một điều khoản


mang tính thương mại, phù hợp với mục đích của WTO, nên không phải là một ngoại
lệ --> Không phải chứng minh biện pháp đó phù hợp với ĐKĐXĐB
Theo cơ quan Phúc thẩm (AB)
- Những ví dụ AB đưa ra để chứng minh
(a) Các ngoại lệ vẫn cho phép theo đuổi các mục tiêu của WTO:
Từ Vụ Mỹ- cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm, các thành viên WTO
thực hiện Điều XX với nhận thức “ tầm quan trọng và tính pháp lý của việc
coi vấn đề bảo vệ môi trường như là một trong những mục tiêu của các quốc
gia và quốc tế”. Điều XX (g) của GATT 1994 cho phép các thành viên được
thực hiện những biện pháp liên quan tới việc bảo tồn những tài nguyên thiên
nhiên có thể bị cạn kiệt nếu những biện pháp này được thực hiện hiệu quả
trong việc hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nước.
(b) Một biện pháp mang tính thương mại vẫn hồn tồn có thể là một ngoại lệ
một biện pháp theo đuổi mục tiêu thương mại cũng được coi là ngoại lệ (VD:
điều XVIII liên quan đến cán cân thanh tốn, có thể áp dụng các bịên pháp
khác vi phạm các nguyên tắc cơ bản của GATT nếu như để đảm bảo cho cán
cân thanh toán, đây cũng là nhằm mục tiêu thương mại)
 Thế nào là một “ngoại lệ”? Ngoại lệ là một quy định sẽ chỉ tồn tại khi
có một quy định khác. Còn nếu một quy định tồn tại độc lập thì khi áp

dụng người ta sẽ đi thẳng vào quy định đó.

 Tóm lại, AB quyết định:
- Việc xem xét ĐKĐXĐB có phải là một ngoại lệ khơng làm giảm bớt quyền các
thành viên được đưa ra hay được nhận sự đối xử khác biệt và ưu đãi hơn. Vai trị
và tầm quan trọng của một quyết định khơng phụ thuộc vào liệu nó có được cụ
thể hố theo mục đích của việc viện dẫn những hạn chế như bằng chứng hay như
một lập luận được 1 bên tranh chấp đưa ra. Bất kể việc cụ thể hoá một quyết định
như thế nào, quyết định ấy phải được giải thích theo “những tập quán về việc giải
thích luật quốc tế” như yêu cầu của Điều 3.2 của DSU


- Quyền của các thành viên theo ĐKĐXĐB không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu “các
nước đang dành những ưu tiên” phải giải quyết tranh chấp về sự thống nhất giữa
các biện pháp ưu tiên của họ với những điều kiện của ĐKĐXĐB.
- Việc không xem xét ĐKĐXĐB cũng không hề tước đi vai trị gây tranh cãi của
nó trong việc khuyến khích những đối xử ưu đãi và đặc biệt dành cho các nước
đang phát triển trong WTO.

 AB ủng hộ nhận định của Ban Hội thẩm rằng ĐKĐXĐB là một ngoại lệ
đối với Điều I của GATT 1994.
2. ĐKĐXĐB làm mất giá trị của Điều I (1) GATT 1994?

- Theo EC: ĐKĐXĐB tồn tài song hành và cân bằng với Điều I GATT và do đó nếu
áp dụng ĐKĐXĐB, Điều I sẽ khơng cịn giá trị.

- Theo AB: EC đã nhầm lẫn mối quan hệ giữa hai điều khoản ĐKĐXĐB và Điều I
GATT

- Điều I (1) quy định về nguyên tắc Tối huệ quốc là một nền tảng của GATT và là

một trong những nguyen tac của hệ thống thương mại WTO, được thể hiện thống
nhất như một nền tảng cơ bản và một động lực cho sự nhất trí thơng qua đàm phán
thương mại. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên đã chấp nhận quy định về đối xử đặc
biệt và ưu đãi theo ĐKĐXĐB.

- Bằng việc sử dụng từ “notwithstanding” (bất kể), đoạn 1 của ĐKĐXĐB bảo đảm
rằng trong trường hợp có tranh cãi giữa các biện pháp theo Điều I (1) và theo
ĐKĐXĐB thì ĐKĐXĐB sẽ có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, để xem xét một tranh
chấp đang tồn tại, Ban Hội thẩm đầu tiên phải xác minh sự thống nhất của một biện
pháp đang gây tranh cái với Điều I (1). Nếu biện pháp đang xem xét được coi là
không thống nhất với Điều I (1) thì Ban Hội thẩm lúc này mới xác định liệu biện
pháp tranh cái có thuộc quy định của ĐKĐXĐB không. Chỉ tại bước cuối cùng này,
một quyết định xem xét sự thống nhất hay không giữa ĐKĐXĐB và Điều I (1) mới
được đưa ra.

- Nói cách khác, ĐKĐXĐB không loại trừ khả năng áp dụng của Điều I (1) như vấn đề
thủ tục. Một biện pháp tranh cãi sẽ được xem xét tuần tự với cả 2 quy định trên,
nhưng chỉ một quy định được áp dụng. Đây cũng là điều mà Ban Hội thẩm đã kết


luận :” Như một quy định về ngoại lệ, ĐKĐXĐB áp dụng song song với Điều I (1)”
và thực hiện việc mở rộng tranh chấp giữa hai điều khoản.
 Kết luận: ĐKĐXĐB không loại trừ khả năng áp dụng Điều I (1) của GATT

IV.

Quan điểm của các nước phát triển, các nước đang phát triển và quan điểm
của AB về nội dung điều khoản đố i xử đă ̣c biêt.
̣


1.“Không phân biệt đối xử” và “các ưu đãi đối xử về thuế quan”.

- Đoạn 1 của ĐK đặc biệt: Mặc dù có những quy định ở điều 1 của Hiệp định chung,
các bên ký kết có thể dành sự đối xử ưu đãi và thiện chí hơn cho các nước đang phát
triển mà không phải dành sự đối xử như vậy cho các nước thành viên khác.
-

Đoạn 2(a) và footnote 3: nói rõ Đoạn 1 được áp dụng cho “những ưu đãi về thuế của
các nước đang phát triển đối với hàng hố có nguồn gốc từ các nước đang phát triển
phù hợp với Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), liên quan tới việc thiết lập
của “những ưu đãi được phổ cập, khơng mang tính có đi có lại hay phân biệt đối xử
có lợi cho các nước đang phát triển.

i.

Quan điểm của Ban Hội thẩm: Thuật ngữ “không phân biệt đối xử” trong phần
Footnote 3 và đoạn 2 (a) của Điều khoản đặc biệt đòi hỏi những ưu đãi về thuế quan
giống nhau trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP phải được trao cho tất cả
các nước đang phát triển mà khơng có sự khác biệt nào, ngoại trừ việc thực hiện
những hạn chế có từ trước (the implementation of a priori limitations)

ii.

Quan điểm của các nước phát triển

a. Mỹ: cho rằng Ban Hội thẩm đã sai lầm khi cho rằng thuật ngữ “khơng phân biệt
đối xử” trong footnote 3 có tính cưỡng chế với các nước trao ưu đãi.

b. Quan điểm của EC:
-


Cho rằng việc giải thích của Ban Hội Thẩm về “không phân biệt đối xử” tại footnote
3 là sai bởi thuật ngữ “được phổ cập, khơng mang tính có đi có lại hay phân biệt đối
xử” chỉ dẫn chiếu đến việc giải thích về GSP trong Quyết định miễn nghĩa vụ
(Waiver Decision 1971) chứ khơng có tính cưỡng chế pháp lý.

-

Cho rằng “khơng phân biệt đối xử” khơng có nghĩa là không đối xử ngang nhau là
phân biệt đối xử. Ngược lại, đối xử khác nhau trong những tình huống, hồn cảnh
khác nhau khơng phải là phân biệt đối xử. Do đó, theo EC, thuật ngữ “khơng phân


biệt đối xử” trong footnote 3 không ngăn cản các nước trao ưu đãi có sự đối xử khác
nhau đối với các nước đang phát triển mà có nhu cầu phát triển khác nhau, miễn là sự
đối xử thuế quan khác nhau là để đáp ứng một cách hợp lý những nhu cầu này.
- Giải thích về “phân biệt đối xử”: là tạo ra sự khác biệt về đối xử giữa những nhóm
người hoặc vật, đặc biệt là một cách khơng cơng bằng hoặc có thành kiến với con người
về mặt dân tộc, màu da, giới tính, địa vị xã hội, tuổi tác… -> cách giải thích nghiêng về
mặt tiêu cực của thuật ngữ -> sự phân biệt chỉ bị cấm nếu nó khơng đúng đắn
iii.

Quan điểm của các nước đang phát triển

- Ấn Độ: cho rằng “không phân biệt đối xử” liên quan đến các biện pháp thuế quan là
sự đối xử ngang bằng một cách chính thức. Đoạn 2 (a) của ĐKĐXĐB yêu cầu sự đối
xử thuế quan ngang bằng giữa các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển
đồng ý thơng qua ĐKĐXĐB khơng có nghĩa là họ từ bỏ Nguyên tắc MFN giữa họ và
cho phép các nước phát triển phân biệt đối xử giữa họ với nhau


- Giải thích về “phân biệt đối xử”: là tạo ra sự khác biệt, nhận ra và tạo ra sự khác biệt
về đối xử giữa những nhóm người hoặc vật -> cách giải thích trung lập -> tất cả
những sự đối xử khác nhau giữa những đối tưởng hưởng lợi của GSP phải bị cấm
iv.

Quan điểm của Cơ quan Phúc thẩm (AB)

- Phù hợp (“in accordance”) với GSP được định nghĩa trong từ điển là tuân theo
(“conformity”). Vậy chỉ có đối xử ưu đãi về thuế tuân theo việc giải thích “đối xử ưu
đãi được phổ cập, khơng mang tính có đi có lại hay phân biệt đối xử” là có thể được
coi là đúng theo đoạn 2(a). (bản tiếng Pháp và tiếng Tây Ba Nha ủng hộ lập luận này,
dùng “như được định nghĩa tại” thay cho “như được giải thích tại”)
-

Khơng đồng ý với quan điểm như trên về “không phân biệt đối xử” và “đối xử ưu đãi
về thuế quan” của Ban Hội thẩm, của EC và của Mỹ

- Nhất trí với việc giải thích “phân biệt đối xử” của EC và Ấn Độ: là sự phân biệt giữa
những người hưởng lợi trong các hoàn cảnh tương tự .
 Cả EC và Ấn Độ đều nhất trí rằng đồng ý rằng các đối tượng hưởng lợi ở các hồn
cảnh tương tự sẽ khơng bị đối xử khác nhau, tuy nhiên lại không thống nhất được căn cứ
để xác định xem các đối tượng này có ở hồn cảnh tương tự khơng.
2.Việc trao các ưu đãi khác nhau với các nước đang phát triển, phù hợp với nhu cầu
của họ.


Đoạn 3 (c) của ĐKĐXĐB khẳng định sự đối xử thuận lợi hơn và khác biệt theo
Enabling Clause mà các nước phát triển trao cho các nước đang phát triển phải
được thiết kế, và nếu cần thiết, phải được sửa đổi để đáp ứng một cách tích cực với
nhu cầu phát triển, tài chính và thương mại của các nước đang phát triển

i.

Quan điểm của Ban Hội thẩm:

- “sự đối xử giống nhau về thuế theo GSP dành cho tất cả các nước đang phát triển mà
khơng có bất cứ sự khác biệt nào, trừ việc triển khai các hạn chế quan trọng”
-

Cho rằng cách hợp lý duy nhất để đáp lại nhu cầu phát triển khác nhau của các nước
đang phát triển là các nước phát triển phải đảm bảo hệ thống GSP của họ có phạm vi
danh mục sản phẩm và những cắt giảm thuế quan hợp lý phù hợp với những nhu cầu
khác nhau này

- Ban Hội thẩm cho rằng sự ưu đãi thuế quan khác nhau có thể làm sụp đổ cả hệ thống
GSP và quay trở về những ưu tiên đặc biệt dành cho những nước đang phát triển nhất
định.
-

“Nhu cầu” trong đoạn 3 (c) này không phải là nhu cầu của một nước đang phát triển
đơn lẻ >> đoạn 3 (c) không cho phép việc trao những đối xử thuế quan ưu đãi cho
một nhóm nước đang phát triển mà sự chia nhóm này căn cứ vào một số nhu cầu
chung của các nước đó

-

Căn cứ theo Lời nói đầu của GATT 1994 thì mục tiêu “xoá bỏ những đối xử phân
biệt trong thương mại quốc tế” đưa ra nhiều cách giải thích cho thuật ngữ “không
phân biệt đối xử” hơn là mục tiêu đảm bảo cho các nước đang phát triển được hưởng
lợi từ sự phát triển của thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển của họ”
>>> Khơng tìm được lời giải thích cho kết luận này của Ban Hội Thẩm


- Để giải thích cho thuật ngữ “khơng phân biệt đối xử” ở footnote 3, Ban Hội thẩm cho
rằng đoạn 2 (d) của ĐKĐXĐB là ngoại lệ của đoạn 2 (a), căn cứ vào đoạn 2 (d) cho
rằng đoạn 2 (a) yêu cầu “sự đối xử giống nhau một cách chính thức” >> nếu các nước
phát triển dựa vào điều 2 (a) để đối xử một cách phân biệt với các nước đang phát
triển thì họ cũng có quyền đối xử một cách phân biệt với các nước đang phát triển và
kém phát triển nhất. Khi đó khơng cần thiết có đoạn 2 (d) trong ĐKĐXĐB.
ii.

Quan điểm của cơ quan phúc thẩm AB
-

Khẳng định đoạn 3 (c) cho phép các nước trao ưu đãi phải trao một cách tích cực đối
với những nhu cầu có thể khơng chung nhất đối với tất cả các nước đang phát triển.


Quan điểm này được ủng hộ trong cả Lời Nói đầu của Hiệp Định WTO và Lời nói
đầu của Quyết định khước từ (Waiver Decision 1971). Việc đáp lại nhu cầu về
thương mại, tài chính, phát triển của các nước đang phát triển trong các giai đoạn
khác nhau có thể dẫn tới sự đối xử khác nhau giữa các nước này.
-

Tuy nhiên, đoạn 3 (c) không đưa ra bất cứ hình thức trao ưu đãi nào đối với nhu cầu
của các nước đang phát triển. Việc đánh giá nhu cầu này phải tuân theo một tiêu
chuẩn khách quan (VD: công cụ trong WTO hoặc trong các tổ chức quốc tế khác).

- các bên đồng ý rằng các nước đang phát triển có những nhu cầu có thể thay đổi và có
những nhu cầu nhất định chỉ đúng với 1 số nước đang phát triển nhất định, và theo
đoạn 3(c) các ưu đãi có thể được “thay đổi” để phản ứng tích cực đối với các nhu cầu
này. Đoạn 7 cũng ghi nhận sự kỳ vọng của “những nước kém phát triển” rằng khả

năng đóng góp của họ trong GATT sẽ cải thiện cùng sự phát triển liên tục của nền
kinh tế cũng như sự cải thiện của tình hình thương mại của họ” trong khi mục đích
chính của sự đối xử đặc biệt và khác nhau được ĐKĐXĐB cho phép là nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.

- Căn cứ thêm vào đoạn 3 (a) và 2 (a) của ĐKĐXĐB, “bất cứ một sự đối xử nào thuận
lợi hơn và khác biệt đều có thể được áp dụng nhằm thúc đẩy thương mại của nước
đang phát triển mà không làm tăng các hàng rào thương mại hay tạo ra những khó
khăn về mặt pháp lý cho thương mại của một nước ký kết khác” >> việc nước phát
triển trao ưu đãi cho các nước đang phát triển trong hệ thống GSP không được áp đặt
gánh nặng lên các thành viên khác của GSP.
-

Phản đối quan điểm của Ban Hội thẩm về giá trị của đoạn 2 (d):
* Đây là dụng ý của người làm luật muốn nhấn mạnh đến 1 nhóm nước kém phát
triển nhất trong số các nước đang phát triển.
* Đoạn 2 (d) cho phép các nước phát triển có thể trao sự đối xử ưu đãi cho các nước
kém phát triển nhất khác với những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển khác
theo đoạn 2 (a). Nếu khơng có đoạn 2 (d) thì khi một nước phát triển trao sự đối xử
ưu đãi về thuế quan cho các nước kém phát triển nhất có thể sẽ phải chứng mình theo
đoạn 2 (a) rằng sự đối xử ưu đãi này không phân biệt đối xử với các nước đang phát
triển khác.

 Kết luận:


Sau khi xem xét phần footnote 3, đoạn 2 (a) của ĐKĐXĐB, mục tiêu và đối tượng của Hiệp
định WTO và ĐKĐXĐB, AB kết luận:

- Thuật ngữ “không phân biệt đối xử” ở phần Footnote 3 không ngăn cấm các nước

phát triển trao ưu đãi thuế quan khác nhau đối với những sản phẩm có nguồn gốc từ
các nước tham gia hệ thống GSP khác nhau, nếu sự đối xử về thuế quan khác nhau đó
thoả mãn những yêu cầu của Điều khoản đố i xử đặc biệt. Tuy nhiên, phải đảm bảo
rằng sự đối xử giống nhau sẽ được áp dụng cho tất cả những nước tham gia GSP có
những hồn cảnh giống nhau, và trao sự đối xử tương ứng với những nhu cầu về
thương mại, tài chính và phát triển của các nước đó.
>> Phản đối kết luận của Ban Hội thẩm, trong đoạn 7.161 và 7.176 của Báo cáo Ban Hội
thẩm rằng “thuật ngữ không phân biệt đối xử trong footnote 3 và đoạn 2 của Điều khoản đặc
biệt đòi hỏi những ưu đãi về thuế quan giống nhau theo Hệ thống GSP sẽ phải được trao cho
tất cả các nước đang phát triển mà không được có những điểm khác nhau, trừ ngoại lệ là việc
thực hiện những giới hạn ưu tiên”

V.

Vấn đề thuật ngữ “các nước đang phát triển” sử dụng trong Điề u khoản đớ i
xử đă ̣c biêṭ có đồng nghĩa với tất cả các nước đang phát triển không? (thế
nào là phổ cập?)

1.Quan điểm của Ban Hội thẩm:
Thuật ngữ “các nước đang phát triển trong đoạn 2 (a) có nghĩa là tất cả các nước đang phát
triển, ngoại trừ những hạn chế trước đó (priori limitations).” Giải thích này là tiền đề cho kết
luận rằng :
- Footnote 3 cho phép trao những ưu đãi thuế quan khác nhau cho các nước khác nhau trong
hệ thống GSP chỉ trong trường hợp có “những hạn chế trước đó”
- Đoạn 3 (c) cho phép việc trao những ưu đãi thuế quan khác nhau cho những nước khác
nhau thuộc hệ thống GSP chỉ với mục đích là những hạn chế trước đó và những đối xử ưu
đãi cho các nước kém phát triển nhất.
2.Quan điểm của EC: Phản đối
3.Quan điểm của Cơ quan phúc thẩm AB: Phản đối kết luận của Ban Hội thẩm
Cho rằng phần Footnote 3 và đoạn 3 (c) không ngăn cấm việc trao những biểu thuế khác

nhau đối với những nhóm nước khác nhau thuộc hệ thống GSP, nếu nó phù hợp với những
điều kiện còn lại của Điều khoản đặc biệt. Vì vậy, thuật ngữ “các nước đang phát triển”
trong đoạn 2 (c) không nên hiểu là “tất cả các nước đang phát triển” và theo đó, đoạn 2 (c)


này cũng không cấm việc các nước trao ưu đãi chấp nhận những ưu đãi thuế quan khác nhau
đối với các nhóm nước khác nhau thuộc hệ thống GSP.

VI.

Tính tương thích của biện pháp mà EC áp dụng (Drug Arrangements) với
Điều khoản Đối xử đặc biệt dánh cho các nước đang phát triển (Enabling
Clause).
Đối với Điều khoản Enabling Clause, Ấn Độ chỉ kiện ra Ban Hội thẩm theo khoản

2(a), kèm theo footnote 3. EC đã đưa ra thảo luận thêm khoản 3(c) với lập luận rằng giải
thích của EC về khoản 2(a) được ủng hộ bởi quy định tại khoản 3(c). Khi phản đối lại giải
thích khoản 2(a) của EC, Ban Hội thẩm chỉ giới hạn việc thảo luận khoản 3(c) trong những
khía cạnh liên quan đến khoản 2(a) để giải thích khoản 2(a), mà khơng xem xét liệu Drug
Arrangements có thỏa mãn các điều kiện đặt ra trong khoản 3(c) hay khơng. Cơ quan Phúc
thẩm (AB) thấy rằng ngồi việc góp phần giải thích thuật ngữ “khơng phân biệt” của
footnote 3 (như trên đã phân tích), khỏan 3(c) cịn đặt ra những yêu cầu độc lập và khác biệt
với khoản 2(a). Footnote 3 không cấm áp dụng biểu thuế quan khác nhau đối với các sản
phẩm thuộc danh mục khác nhau của những nước được hưởng lợi từ GSP, nhưng sự đối xử
khác nhau đó phải được áp dụng một cách đồng nhất với tất cả các nước hưởng lợi từ GSP
có “nhu cầu phát triển, tài chính hoặc thương mại” giống nhau. Trong trường hợp này, nhu
cầu mà EC dựa vào để áp đặt biểu thuế khác nhau là vấn đề sản xuất và buôn lậu ma túy tại
một số nước hưởng lợi từ GSP. Do vậy, Drug Arrangements chỉ được coi là tương thích với
u cầu “khơng phân biệt” ở footnotes 3 khi EC ít nhất chứng minh được rằng các ưu đãi
của Drug Arrangements được áp dụng cho tất cả các nước hưởng lợi từ GSP chịu tác động

tương tự nhau bới vấn đề ma túy..
Xem xét Nội dung Quy định của Hội đồng Châu Âu (Coucil Regulation, hay “the
Regulation), AB thấy rằng
- Số lượng các nước hưởng lợi từ Drug Arrangements bị giới hạn mà khơng hề có bất cứ quy
định nào về việc bổ sung danh sách (như cơ chế bổ sung, điều kiện bổ sung):
+ Theo Đ10.1 của Quy chế, Drug Arrangements được giới hạn trong 12 nước đang
phát triển thuộc Cột 1, Phụ lục I. Điều 10 và 25 của Quy chế cũng quy định rằng
khơng có cơ chế nào cho phép bổ sung danh sách các nước được hưởng lợi theo Drug
Arrangements trong Phụ lục I, cũng như khơng có điều khoản nào khác trong Quy


chế chỉ ra sự tồn tại của của một cơ chế như thế. EC cũng công nhận sự thiếu vắng
một cơ chế như vậy khi trả lời chất vấn trước phiên tịa.
+ Hơn nữa, Drug Arrangements khơng quy định một điều kiện tiên quyết rõ ràng nào
hoặc những “tiêu chuẩn khách quan nào” để: nếu đáp ứng đủ các điều kiện đó, các
nước đang phát triển “chịu tác động tương tự bởi vấn đề ma túy” sẽ được cho phép
hưởng lợi từ Drug Arrangements. Thực tế là Bản ghi nhớ Giải thích của Ủy ban Châu
Âu đã ghi nhận rằng “lợi ích từ Drug Arrangements… được áp dụng mà khơng có
điều kiện tiên quyết nào”. Do đó, ngay cả khi Quy chế cho phép sửa đổi danh sách
nước hưởng lợi từ Drug Arrangements, nó cũng khơng có những ám chỉ về việc làm
thế nào để được chọn, những lý do nào được sử dụng để quyết định tác động của
“vấn đề ma túy” tới một quốc gia cụ thể, UB Châu Âu làm thể nào để đánh giá xem
liệu Drug Arrangements có đáp lại nhu cầu của các nước đang phát triển chịu tác
động bởi vấn đề ma túy một cách thỏa đáng và công bằng hay không,…
→ Những điều trên trái với quan điểm theo như “những ưu đãi khuyến khích đặc biệt về vấn
dề bảo vệ lao động” và “những ưu đãi khuyến khích đặc biệt về vấn dề bảo vệ môi trường”
đã được quy định ở trong điều 8 của Quy định của Hội đồng. Quy định bao gồm những điều
khoản chi tiết về tiêu chuẩn thủ tục và thực chất mà môt nước hưởng lợi từ những ưu đãi
chung (Đ 7) phải đáp ứng để trở thành nước hưởng lợi theo các ưu đãi này. Như vậy, trong
khi chờ đợi tới 31/12/04 khi Drug Arrangements hết hiệu lực, những nước đang phát triển

khác “bị tác động tương tự bởi vấn đề ma túy” chỉ có thể trở thành nước hưởng lợi từ Danh
mục đó thơng qua việc sửa đổi Quy chế. EC cũng khẳng định điều này khi bị chất vấn trước
tòa.
- Tương tự, Quy chế không hề đưa ra các tiêu chuẩn để rút một nước khỏi danh sách hưởng
lợi từ Drug Arrangements khi nó khơng cịn “chịu tác động tương tự bởi vấn đề ma túy”
nữa.
+ Đ25 chỉ ra rằng hiệu lực của Drug Arrangements quy định trong Đ25.1(b) và Đ25.2
“ sẽ ko kèm theo bất cứ sự thành kiến nào trong sự tiếp tục điều khoản về ma túy cho
đến 2004 và sự mở rộng có thể của nó về sau”. Điều này hàm ý rằng , thậm chí kể cả
khi EC nhận thấy rằng Drug Arrangements ko hề gây ra ảnh hưởng đến bất cứ điều gì
đến những nỗ lực của các bên cơ lợi ích trong đấu tranh phân phối và sản xuất ma


túy”, hay là những bên có lợi ích ko cịn chịu đựng sự ảnh hưởng của các vấn đề về
ma túy, vị thế là nước hưởng lợi vẫn được tiếp tục
+ Mặc dù Đ3 Quy chế có quy định về việc loại một nước khỏi Phụ lục I (hệ quả là bị
loại khỏi Danh mục chung và bất kì danh mục nào khác mà nó được hưởng lợi) nếu
nước đó đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định khi thỏa mãn những hoàn cảnh
cụ thể, Đ12 quy định loại một nước ra khỏi việc hưởng lợi từ Ưu đãi chung và Drug
Arrangements đối với một khu vực sản phẩm mà trình độ phát triển và cạnh tranh của
khu vực sản phẩm này ở nước đó đạt tới ngưỡng nhất định, cả 2 điều trên đều khơng
đề cập gì đến mức độ chịu tác động từ “vấn đề ma túy” của quốc gia đó.
+ tiêu đề V của Quy chế này chưa đựng “điều khoản an toàn và rút khỏi tạm thời”
nào đó mà phổ biến tới tất cả những ưu đãi theo như quy chế này. Mặc dù lý do mà
những ưu này có thể tạm thời bị đình chỉ là “ sự thiếu sót trong việc điều chỉnh tiêu
thụ việc xuất khẩu và quá cảnh ma túy ( những thủ tục và vấn đề nhập lậu) , hay là
thất bại trong việc phù hợp với các công ước quốc tế về chuyển tiền bất hợp pháp”, lý
do này áp dụng đồng đều lên các Ưu đãi chung , Drug Arrangements, và cả những ưu
đãi khuyến khích đặc biệt. điều kiện này cũng không liên quan tới vấn đề liệu nước
hưởng lợi đó có “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề ma túy” hay ko (Ban Hội

thẩm cũng đồng ý với điểm này).
- AB cũng thất bại trong việc xem xét xem làm thế nào để Drug Arrangements có thể phân
biệt với những từ những mục tiêu khác mà EC giải thích như là “giới hạn con số các quốc
gia đang phát triển về lâu dài”
+ Theo EC, Drug Arrangements khơng hề phân biệt đối xử vì “tất cả các nước đang
phát triển đều có khả năng trở thành nước hưởng lợi”.
+ Tuy nhiên, trong khi lập luận để được bỏ nghĩa vụ theo ĐI.1 GATT 1994 của mình,
EC lại cơng nhận rõ ràng rằng “các dàn xếp đặc biệt chỉ dành cho hàng nhập khẩu từ 12 nước
hưởng lợi từ Drug Arrangements”. Tuyên bố này đã làm suy yếu lập luận trên của EC.
Tóm lại, thuật ngữ “không phân biệt” ở footnote 3 của Điều khoản Enabling Clause
đòi hỏi sự đối xử đồng nhất phải được áp dụng với tất cả các nước hưởng lợi GSP có hồn
cảnh tương tự nhau. AB thấy rằng biện pháp mà EC áp dụng khơng thỏa mãn u cầu đó vì
những lý do sau:


1. Như chính EC đã cơng nhận, nếu muốn áp dụng lợi ích từ Drug Arrangements với các
nước khác ngồi 12 nước đã được xác định trước, cần phải sửa đổi Quy chế. Một “danh sách
khép kín” như vậy khơng thể đảm bảo ưu đãi của Drug Arrangements là dành cho tất cả các
nước hưởng lợi từ GSP chịu ảnh hưởng từ việc sản xuất và buôn lậu ma túy.
2. Quy chế khơng có các tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các nước hưởng lợi từ Drug
Arrangements với các nước hưởng lợi từ GSP khác. EC cũng không chỉ ra được những tiêu
chuẩn đó ở một văn bản nào khác khi được Ban Hội thẩm yêu cầu. EC ko thể biện hộ para 2a
bởi vì nó ko đưa ra được nền tảng cho việc xác định liệu rằng một quốc gia đang phát triển
có hay ko có đủ tư cách hưởng ưu đãi theo như điều khoản về ma túy này do đó cũng khơng
có cơ sở để xác định liệu các tiêu chuẩn đó có là sự phân biệt đối xử hay ko.
Với tất cả các lý do trên, AB nhận thấy rằng EC đã thất bại trong việc chứng minh
rằng điều khoản về ma túy thỏa mãn những yêu cầu trong footnote 3 rằng chúng ko phải là
phân biệt đối xử . Theo đó, AB xác nhận , vì những lý do khác, kết luận của ban hội thẩm ,
trong đoạn 8.1(d) của báo cáo của ban hội thẩm rằng EC “thất bại trong việc chứng minh
điều khoản về ma túy được biện hộ bởi đoạn 2(a) của điều khoản đối xử đặc biệt”


VII. Phán quyết và Kết luận của AB
- Ủng hộ phán quyết của BHT (đoạn 7.53, Báo cáo của BHT), rằng ĐKĐXĐB là một “ngoại
lệ” của ĐI.1 GATT 1994;
- Ủng hộ phán quyết của BHT, (đoạn 7.53, Báo cáo của BHT), rằng ĐKĐXĐB “không loại
trừ khả năng áp dụng” ĐI.1 GATT 1994;
- Sửa chữa phán quyết của BHT (đoạn 7.53, Báo cáo của BHT), rằng EC “có trách nhiệm
viện dẫn ĐKĐXĐB để biện minh cho Drug Arrangements” thành phán quyết: Phận sự của
Ấn Độ là đưa ra Điều khoản ĐKĐXĐB trong cáo buộc về sự khơng nhất qn với ĐI.1
GATT 1994, nhưng EC có trách nhiệm chứng minh Danh mục dược phẩm trái phép thỏa
mãn các điều kiện của ĐKĐXĐB; và quyết định rằng Ấn Độ đã hồn thành đầy đủ phận sự
của nó trước BHT;


- Không cần đến phán quyết trong kết luận của BHT (đoạn 7.60 và 8.1(b), Báo cáo của BHT)
rằng Danh mục dược phẩm trái phép là khơng tương thích với ĐI.1 GATT 1994;
- Bãi bỏ phán quyết của BHT (đoạn 7.161 và 7.176, Báo cáo của BHT), rằng “thuật ngữ
“không phân biệt” ở footnote 3 khoản 2(a), ĐKĐXĐB đòi hỏi ưu đãi thuế quan đồng nhất
theo biểu thuế GSP phải được áp dụng cho tất các các nước đang phát triển mà khơng có sự
phân biệt nào, trừ sự triển khai những giới hạn trước đó”;
- Bãi bỏ phán quyết của BHT (đoạn 7.174, Báo cáo của BHT), rằng “thuật ngữ “các nước
đang phát triển” ở footnote 3 khoản 2(a), ĐKĐXĐB được giải thích là tất cả các nước đang
phát triển, với ngoại lệ là quốc gia phát triển đã triển khai những giới hạn trước đó, “các
nước đang phát triển” có thể có nghĩa là ít hơn tất cả các nước đang phát triển”;
- Vì những lý do khác, ủng hộ phán quyết của BHT (đoạn 8.1(d)), rằng EC “không chứng
minh được Danh mục dược phẩm trái phép được biện minh bởi khoảnn 2(a) Điều khoản
ĐKĐXĐB”.




×