Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.9 KB, 3 trang )
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Các bước tiến hành lễ động thổ xây dựng
Lễ động thổ là nghi lễ quan trọng trước khi xây nhà, để công trình được thi công
thuận lợi thì các bạn nên chuẩn bị chu đáo cho lễ động thổ. Dưới đây là các bước
tiến hành cúng lễ động thổ để việc xây dựng được suôn sẻ hơn.
Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn quan niệm xây nhà là một trong những việc trọng
đại nhất của đời người. Để việc xây cất được thuận lợi, ngôi nhà mang lại sự ấm cúng và
may mắn cho gia chủ thì nghi lễ quan trọng đầu tiên cần thực hiện là lễ động thổ phải
được diễn ra suôn sẻ.
1. Lễ động thổ bắt nguồn từ đâu?
Lễ động thổ là nghi lễ đã có từ 113 năm trước Công nguyên.Theo các sách cổ Trung Hoa,
vào năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không tế Đất, vì vậy
họp bàn và tổ chức lễ Hậu Thổ với mục đích tạ ơn thần Đất. Trước đây, lễ động thổ hằng
năm thường được tiến hành sau mùng 3 tết. Nghi lễ này được diễn ra theo trình tự cúng tế
Thổ thần để xin phép sau đó tiền hành động đến đất cho năm mới. Người chịu trách
nhiệm làm chủ tế và bồi tế là Bô lão và các quan viên. Lễ vật bao gồm nhang, rượu, y
phục và vàng mã. Lễ động thổ Trong buổi lễ, ông chủ tế sẽ cuốc vài nhát xuống đất rồi
lấy một tảng đất đặt lên bàn thờ, xin phép Thổ thần cho dân làng được động thổ cho năm
mới. Nếu nhà ai có tang thì phải nán lại việc chôn cất đến sau khi tiến hành lễ động thổ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
xong mới được tiến hành. Trải qua thời gian dài của lịch sử, nghi lễ truyền thống này
cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay khi xây các công trình, đồng nghĩa với việc phải động
đến đất, đào móng nhà vì thế nhất định phải làm lễ xin phép Thổ địa.
2. Các đồ dùng, lễ vật cho lễ động thổ
Lễ vật cho lễ động thổ Để lễ động thổ được suôn sẻ, giúp việc xây nhà được thuận lợi,
trước hết gia chủ cần xem tử vi để chọn ngày lành tháng tốt hợp tuổi mình nhất đẻ khởi