Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

XÂY DỰNG CHUYÊN đề dạy học và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.32 KB, 15 trang )

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH


QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ


1. Xác định vấn đề học tập theo chuyên đề
• Căn cứ vào nội dung CT, SGK của môn
học và những ứng dụng, hiện tượng, quá
trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn
xác định các nội dung kiến thức liên quan
với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết
hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn
đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy
học trong môn học.


1. Xác định vấn đề học tập theo chuyên đề
• Trường hợp có những nội dung kiến thức liên
quan đến nhiều môn học, các tổ chuyên môn
liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống
nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
• Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các
loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và
ứng dụng kiến thức mới.



2. Xác định chuẩn KT, KN, TĐ và PC, NL
• Xác định chuẩn KT, KN, TĐ theo chương trình
hiện hành.
• Sử dụng PPDH tích cực tổ chức các hoạt động
học tập, từ đó xác định các năng lực và phẩm
chất có thể hình thành cho học sinh.
Một số năng lực chung: Tự học, phát hiện và
giải quyết vấn đề, sáng tạo; Giao tiếp và hợp
tác; Sử dụng CNTT&TT.
Một số phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Làm
chủ bản thân; Thực hiện nghĩa vụ học sinh.


3. Xây dựng nội dung chuyên đề
• Lựa chọn nội dung từ các bài/tiết trong sách giáo
khoa của một môn học hoặc/và các môn học có
liên quan để xây dựng nội dung chuyên đề dạy
học.
• Lựa chọn nội dung từ các nguồn học liệu khác
nhau, so sánh đối chiếu với CTGDPT và SGK để
xây dựng nội dung.
• Cập nhật thông tin để xây dựng nội dung chuyên
đề sao cho đảm bảo tính hiện đại.
• Nội dung chuyên đề phù hợp với trình độ HS, địa
phương và liên hệ thực tiễn.


4. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu
hỏi/bài tập KTĐG

• Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của
mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để
kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của
học sinh trong dạy học.
• Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các
mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá
trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm
tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây
dựng.


5. Thiết kế tiến trình dạy học
• Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các
hoạt động học của HS có thể thực hiện ở trên
lớp và/hoặc ở nhà.
• Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một
số hoạt động trong tiến trình sư phạm của PP và
KTDH được sử dụng.
• Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm
xây dựng tình huống xuất phát.


6. Thử nghiệm tiến trình dạy học
• Tổ chức dạy thử nghiệm, các chuyên đề được
xây dựng.
• Sau khi dạy thử nghiệm, tổ/nhóm chuyên môn
thảo luận rút kinh nghiệm về chuyên đề, theo
các tiêu chí trong CV 5555.
• Chỉnh sửa chuyên đề và thực hiện đại trà.



Đăng kí trên “Trường học kết nối”
• Mỗi môn/tỉnh tạo thành 1 nhóm đăng kí vào 1
chuyên đề/môn học/lớp trên TH kết nối tại địa
chỉ:
• Đăng kí theo tài khoản đã được cấp tại các
đơn vị: Vào “Sinh hoạt chuyên môn”, chọn
“Lĩnh vực” và “Lớp” để tìm bài tập huấn.
• Dự thảo về chuyên đề đang xây dựng trong
lớp tập huấn được đưa lên mạng để tiếp tục
thảo luận sau giờ lên lớp.
• Cuối đợt, mỗi nhóm phải nộp SP lên mạng.


Yêu cầu về sản phẩm phải nộp
Mỗi nhóm nộp 01 chuyên đề gồm:
1. Vấn đề cần dạy và tên của chuyên đề.
2. Mục tiêu: KT-KN-TĐ và những phẩm chất, năng
lực của học sinh có thể hình thành và phát triển
trong dạy học CĐ.
3. Nội dung của chuyên đề.
4. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu
hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy
học chuyên đề.


Yêu cầu về sản phẩm phải nộp
5. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi

loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá
trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
6. Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế
thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm
của phương pháp dạy học tích cực được lựa
chọn.
7. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học minh họa
về chuyên đề đã được thực hiện trong lớp tập
huấn (đối với chuyên đề dạy thử nghiệm).


Yêu cầu triển khai tại địa phương
1. Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên trở về đơn vị
công tác của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn
tổ/nhóm chuyên môn của mình đăng kí tham gia
xây dựng 01 chuyên đề trong khóa tập huấn tương
ứng trên "Trường học kết nối".
2. Đối với chuyên viên sở GDĐT: Tổ chức và quản lí
hoạt động của các tổ/nhóm chuyên môn tham gia
tập huấn qua mạng.
3. Đối với báo cáo viên: Theo dõi, hỗ trợ các
tổ/nhóm chuyên môn xây dựng chuyên đề dạy học
thuộc môn mình phụ trách.


Trách nhiệm của các đơn vị
• Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà
trường chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên
môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để
hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy

học và phương pháp tổ chức hoạt động
dạy học.
• Thời hạn nộp sản phẩm đã hoàn thiện sau
đợt tập huấn trên “Trường học kết nối” là
ngày 12/02/2015.


Vụ Giáo dục Trung học
ĐT: 0438697285
Email:

Trân trọng cảm ơn!



×