Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

tình yêu là sứ mệnh của chúng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 156 trang )

TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH
CỦA CHÚNG TA



Tình Yêu
LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA
ĐỂ GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO



Giới thiệu

của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình HĐGMVN

T

hư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
tháng 10.2014 xác định điểm nhấn mục vụ cho
toàn Hội thánh tại Việt Nam trong năm 2015 này là Tân
Phúc-Âm-hóa Đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn sống đời
thánh hiến, nhưng tiếp nối liên tục và phát huy bao nhiêu là
“nỗ lực và sáng kiến của các giáo phận, giáo xứ, cũng như
đoàn thể tông đồ, để đồng hành với các gia đình trong việc
xây dựng gia đình Công giáo thành ngôi nhà cầu nguyện,
ngôi nhà của tình yêu thương, ngôi nhà mở ra cho tình liên
đới và chia sẻ” (số 1).
Lời mời gọi của các vị mục tử ở Việt Nam: “Xin anh chị
em hãy tiếp tục hướng đi tốt đẹp này, nhất là trong khung
cảnh Giáo Hội toàn cầu đang hết sức quan tâm đến ơn gọi
và sứ vụ gia đình”, muốn nhắc nhở các tín hữu rằng “tương


lai của nhân loại đi ngang qua gia đình”, rằng mọi công trình
của Nước Trời và Hội Thánh muốn thành sự phải bắt đầu từ
“tu thân, tề gia”. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã chuẩn bị
một bước qua Đại hội ngoại lệ lần thứ Ba tháng 10.2014 vừa
qua, và Hội thánh toàn cầu vẫn tiếp tục suy tư hướng mục vụ
gia đình nhắm đến Đại hội thường lệ thứ XIV của Thượng


6

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

Hội Đồng sắp tới (4-25.10.2015) tại Roma. Trong thời gian
một năm chuẩn bị này, sự kiện Đại hội Gia đình Thế giới tại
Philadelphia, Hoa Kỳ, 22-27.09.2015, quy tụ các gia đình
lại với nhau và chung quanh Đức Thánh Cha, là sự kiện rất
ý nghĩa trực tiếp hướng đến Thượng Hội Đồng Giám mục
được tổ chức một tuần lễ sau đó. Chủ đề của Đại hội Gia
đình Thế giới “Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta - để gia
đình được sống dồi dào” được Giáo phận Philadelphia và
Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình khai triển qua 10 bài giáo
lý về gia đình.
Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGMVN xin
giới thiệu với quý độc giả Việt Nam 10 bài giáo lý này đã
được chuyển ngữ sang tiếng Việt, trong thời gian khá ngắn
ngủi, bởi nhóm anh chị em giáo dân, tu sĩ và linh mục cộng
tác viên và Ban thư ký của Ủy Ban Mục vụ Gia Đình. Mười
bài có thể được phân chia để học hỏi, sống và chia sẻ trong
gia đình, giữa các gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong
mười tháng cho đến tháng Chín 2015.

Chân thành tri ân quý Đức Tổng - Chủ tịch HĐGMVN,
Đức cha đặc trách Ủy Ban MVGĐ, quý cha, và anh chị em
trực tiếp góp phần hình thành nên bản dịch Việt Ngữ này. Xin
Chúa ban muôn phúc lành về sức khỏe, ơn khôn ngoan, trong
ân sủng, cho quý vị trong Năm Mới 2015 này.
Sài gòn, ngày 01.01.2015
Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn
Thư Ký Ủy Ban MVGĐ
Chánh Văn Phòng HĐGMVN


7



Lời mở đầu
C

húng tôi hân hoan giới thiệu tập sách giáo lý về đời
sống gia đình này, do Tổng giáo phận Philadelphia
và Hội đồng Tòa thánh về Gia đình soạn thảo, để chuẩn bị
cho Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày
22- 27.09.2015 tại thành phố Philadelphia, Hoa kỳ.
Tập giáo lý này giải thích giáo huấn công giáo về tính
dục, hôn nhân và gia đình vốn phát xuất từ niềm tin cơ bản,
tin vào Chúa Giêsu. Tập giáo lý này bắt đầu với trình thuật
tạo dựng, trình bày tóm tắt về sự sa ngã và những thách đố
chúng ta đang đối diện, nhưng nhấn mạnh kế hoạch của Thiên
Chúa để cứu độ chúng ta. Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta.
Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân đem đến cho

chúng ta sự sống dồi dào.
Công đồng Vaticanô II dạy rằng mỗi gia đình đều là một
“Hội thánh tại gia,” một tế bào nhỏ của Hội thánh lớn phổ
quát. Tập giáo lý này giúp tìm hiểu ý nghĩa của điều đó.
Chúng tôi mời gọi hết mọi người học hỏi các bài giáo lý này,
cùng thảo luận với nhau, nhất là trong các giáo xứ, và cùng
nhau cầu nguyện để Hội thánh biết có thể phục vụ cho các


8

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

gia đình như thế nào, và để các gia đình biết có thể phục vụ
Hội thánh như thế nào. Gia đình và Hội thánh hằng tùy thuộc
lẫn nhau.
Trong tập giáo lý này, chúng tôi cố gắng trình bày giáo
huấn công giáo theo cách mới mẻ, rõ ràng, dễ hiểu đối với
người công giáo hôm nay và tất cả những ai thành tâm thiện
chí. Có thể nói tương tự theo cách diễn tả của thánh Augustinô
trong quyển Tự Thuật (Confessions), Thiên Chúa vẫn là hôm
qua, nhưng luôn luôn mới. Chúng tôi hy vọng bài giáo lý mới
này trình bày cho anh chị em vẻ đẹp và tính xuyên suốt của
giáo huấn công giáo, vốn là sự khôn ngoan cao cả tuyệt vời,
và nguồn mạch dồi dào để canh tân trong mọi thời đại, kể cả
thời đại chúng ta.
Chúng tôi mong đợi cuộc quy tụ các gia đình từ khắp
nơi trên thế giới tại Philadelphia. Để chuẩn bị cho sự kiện
trọng đại này, chúng ta đặc biệt cầu xin Đức Maria và Thánh
Giuse, phụ mẫu của Thánh Gia Thất, bổn mạng của các gia

đình, chuyển cầu cho chúng ta.
Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.
Tổng Giáo Phận Philadelphia
Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia
Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Gia đình


9



TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH
CỦA CHÚNG TA
GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO
TOÁT YẾU

H

ội thánh tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và Ngài
yêu thương chúng ta. Chúng ta xác tín như thế
bởi vì chúng ta đã gặp gỡ và tin vào Đức Giêsu Kitô. Niềm
tin này từ đó mới có thể tạo ra mối tương quan trong đó
kế hoạch của Thiên Chúa đối với tất cả mọi tạo vật được
mạc khải và tỏ lộ cho chúng ta. Tin tưởng vào kế hoạch này,
chúng ta có thể loan báo rằng mỗi người và mọi người được
tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng
Thiên Chúa tạo dựng chúng ta với một mục đích và cho một
sứ mệnh.
Chúng ta tin rằng trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã làm
người. Chúng ta tin rằng trong Đức Giêsu, Thiên Chúa mời

gọi và quy tụ toàn thế giới nhận biết Ngài và sống như dân
giao ước của Ngài trong Hội thánh. Chúng ta tin tình yêu
Thiên Chúa là hữu hình và tỏ lộ trong giao ước này, qua
đó mạc khải Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành đến mức
chấp nhận ngay cả cái chết, mặc dù chúng ta bất trung và tội


10

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

lỗi. Chúng ta tin Đức Giêsu đã chịu đau khổ, chết và sống lại
từ cõi chết, trong khi xác nhận quyền năng và sự trung thành
của Thiên Chúa, và xác tín con đường của Ngài là con đường
đích thật. Chúng ta tin rằng, như là dân của giao ước Ngài,
Đức Giêsu vẫn đang hiện diện với chúng ta dưới hình thái bí
tích, và cuối cùng chúng ta sẽ chia sẻ vinh quang và sự hiệp
thông trên trời với Người.
Được nâng đỡ bởi Chúa Thánh Thần và các bí tích của
Hội thánh, chúng ta tìm kiếm sự hiệp thông này, sự hiệp
thông mà Đức Giêsu hứa ban là định mệnh của chúng ta.
Chúng ta tin mọi khía cạnh của đời sống chúng ta (bao gồm
tính dục, tính phong nhiêu và đời sống gia đình) là một phần
sứ mệnh này để sống và yêu thương như Đức Giêsu đã dạy.
Chúng ta tin rằng trong Bí tích Hôn phối, Thiên Chúa
đã trao ban cho chúng ta ơn huệ sống kinh nghiệm giao ước
của Ngài. Trong giao ước hôn nhân, chồng và vợ chung sống
với nhau trong ánh sáng của giao ước đã được thiết lập giữa
Thiên Chúa và dân Israel, giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
Chúng ta tin hôn nhân là mảnh đất phát triển đời sống gia

đình, hạt nhân của Hội thánh tại gia, chính gia đình là thành
phần thiết yếu của Hội thánh phổ quát rộng lớn hơn.
Chúng ta cũng nhìn nhận rằng con người đã sa ngã, mọi
hình thức đau khổ, cám dỗ và tội lỗi đè nặng trên chúng ta và
ngăn cản chúng ta trở thành những tạo vật như Thiên Chúa
mong muốn. Nhưng chúng ta tin rằng bất chấp những thử
thách mà chúng ta đối diện, những thương tích mà chúng ta
gây ra cho chính mình và cho người khác, Thiên Chúa luôn
trung thành. Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

11

Giêsu Kitô là bằng chứng quyết liệt Thiên Chúa luôn trung
thành với giao ước của Ngài. Đức Chúa đã cho chúng ta biết
Ngài mạnh hơn mọi tội lỗi của chúng ta và Ngài đã chiến
thắng tội lỗi. Khi gia đình cùng nhau chung sống, qua sự
hiện diện của Chúa Giêsu và Thánh Thần ở giữa chúng ta,
chúng ta tin Thiên Chúa sẽ làm trổ sinh hoa trái công việc
mà Ngài đã khởi sự trong chúng ta. Hướng về ngày Chúa
Giêsu đến lần thứ hai để thiết lập cách viên mãn vương quốc
của Ngài trên trần gian, chúng ta tin sứ mệnh của chúng ta là
làm chứng tá cho những gì Thiên Chúa đã làm và đang làm.
Chúng ta tin sứ mệnh của chúng ta là yêu mến Thiên Chúa
và người lân cận như Ngài đã dạy chúng ta.
Chúng ta tin tình yêu là sứ mệnh của chúng ta, sứ mệnh
này là con đường duy nhất chúng ta có thể sống dồi dào và
trở thành những con người mang hình ảnh Thiên Chúa như

đã được tạo dựng. Chúng ta tin tình yêu này cần phải được
giáo dục, chia sẻ và chuyển giao trong và qua gia đình, Hội
thánh tại gia. Chúng ta tin gia đình chia sẻ sứ mệnh của toàn
thể Hội thánh, và chúng tôi xin trao gửi việc diễn giải viễn
cảnh tình yêu này cách chi tiết hơn cho tập sách giáo lý này.



13



MỤC LỤC

T

hánh Giáo phụ Irênê có câu nói lừng danh “Vinh
quang Thiên Chúa là con người sống dồi dào”.
Cũng có thể nói tương tự, vinh quang của người nam và
người nữ là khả năng của họ để yêu thương như Thiên Chúa
yêu thương. Cuộc sống trong một gia đình là lời mời gọi thể
hiện tình yêu thương này trong đời sống hằng ngày.
Điều mà người công giáo tin tưởng về cùng đích, hôn
nhân và gia đình của con người - chính là nền tảng của tập
giáo lý này để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ các gia đình trên thế
giới tại Philadelphia năm 2015. Tập giáo lý này bao gồm 10
bước hoặc 10 chương :
I. Được Dựng Nên Để Chung Hưởng Niềm Vui

Con người chúng ta không chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên

của cuộc tiến hóa. Chúng ta có phẩm giá cao trọng còn hơn
một xác thể tổng hợp về sinh học. Thiên Chúa hiện hữu. Ngài
nhân lành. Ngài yêu thương chúng ta. Ngài tạo dựng chúng
ta giống hình ảnh Ngài để chia sẻ niềm vui với Ngài. Ngài
tích cực can dự vào cuộc sống chúng ta. Ngài đã sai Con Một


14

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

của Ngài đến thế gian để khôi phục lại phẩm giá và dẫn đưa
chúng ta về Nhà với Ngài.
II. Sứ Mệnh Yêu Thương

Thiên Chúa thực hiện công trình của Ngài qua chúng ta.
Chúng ta có một sứ mệnh. Chúng ta đang sống trong một thế
giới với một cùng đích, đó là đón nhận tình yêu của Thiên
Chúa, và tỏ lộ tình yêu ấy cho những người khác. Thiên Chúa
tìm cách cứu chữa một thế giới đã đổ vỡ. Ngài mời gọi chúng
ta làm chứng và giúp thực hiện công trình ấy.
III. Ý Nghĩa Tính Dục Con Người

Thế giới vật chất hữu hình trần thế này không chỉ là một
chất liệu bất động hay một thứ vật liệu đất sét làm nên ý chí
con người. Tạo thành này là thánh thiêng và mang ý nghĩa
bí tích. Tạo thành phản ánh vinh quang Thiên Chúa. Nó bao
gồm cả thân xác chúng ta. Tính dục của chúng ta có năng lực
truyền sinh, và thông phần phẩm giá của hiện hữu được tạo
thành theo hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cần phải sống cho

phù hợp với phẩm giá đó.
IV. Hai Nên Một

Chúng ta đâu phải sinh ra để sống cô đơn. Chúng ta cần
có nhau và bổ túc cho nhau. Tình bằng hữu và cộng đồng thỏa
mãn niềm khát mong ấy bằng những mối dây liên kết cùng
chung lợi ích và tình yêu. Hôn nhân là một thứ tình bằng hữu
thân mật duy nhất thúc đẩy một người nam và một người nữ
yêu nhau theo cách thức của “giao ước Thiên Chúa”. Hôn


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

15

nhân là một Bí tích. Tình yêu vợ chồng phong nhiêu và được
trao tặng cho nhau một cách trọn vẹn. Tình yêu này diễn tả
sự thủy chung của Chúa Giêsu đối với Hội thánh.
V. Tạo Dựng Tương Lai

Mục đích của hôn nhân là sự sống phong nhiêu và đón
nhận sự sống mới. Con cái định hình nên tương lai y như
chính chúng được định hình trong gia đình của chúng. Không
có con cái, không thể nào có tương lai được. Trẻ được nuôi
nấng trong tình yêu thương và sự dìu dắt là nền tảng cho một
tương lai đượm thắm tình người. Trẻ bị tổn thương báo hiệu
một tương lai bị thương tổn. Gia đình là nền tảng cho mọi
cộng đồng lớn hơn. Các gia đình là những Hội thánh tại gia,
là nơi cha mẹ giúp cho con cái khám phá được rằng Thiên
Chúa yêu thương chúng và Ngài có một kế hoạch cho cuộc

đời của từng đứa trẻ.
VI. Mọi Tình Yêu Đều Mang Lại Hoa Trái

Không phải mọi người đều được ơn gọi tiến đến hôn
nhân. Nhưng đời sống nào cũng đều nhắm tới sinh bông kết
trái. Đời sống nào cũng đều có năng lực và nhu cầu nuôi
dưỡng sự sống mới - nếu không qua sinh sản và nuôi dạy con
cái, thì cũng qua các hình thức sinh yếu khác nhằm dâng hiến
bản thân, kiến tạo và phục vụ. Hội thánh là một đại gia đình
bao gồm những ơn gọi khác nhau, nhưng tuy khác biệt nhau,
các ơn gọi này đều cần đến nhau và cũng đều nâng đỡ nhau.
Đời linh mục, đời tu trì, và cuộc sống độc thân giữa đời đều
làm phong phú, và được trở nên phong phú, nhờ chứng tá của
đời sống hôn nhân. Những cung cách khác nhau để giữ đức


16

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

khiết tịnh và đời sống độc thân bên ngoài đời sống hôn nhân
đều là những lối tận hiến đời mình cho công cuộc phụng sự
Chúa và cho cộng đồng nhân loại.
VII. Ánh Sáng Trong Một Thế Giới Tăm Tối

Ở tình trạng tốt nhất của hôn nhân, gia đình chính là
trường học dạy yêu thương, công bằng, lòng trắc ẩn, sự thứ
tha, sự tương kính, đức kiên nhẫn và đức khiêm tốn giữa
lòng một thế giới tăm tối bởi thói ích kỷ và những xung đột.
Theo những đường hướng này, gia đình dạy chúng ta biết

cách sống làm người. Tuy nhiên, nhiều cám dỗ cứ xuất hiện
cố gắng dụ dỗ chúng ta quên đi rằng người nam và người
nữ được tạo dựng nên để sống giao ước và hiệp thông với
nhau. Sự nghèo đói, sự giàu có, văn hóa phẩm khiêu dâm,
việc ngừa thai, những thứ triết lý và văn hóa lầm lạc, tất cả
đều có thể tạo nên những bối cảnh thách đố hoặc đe dọa đời
sống gia đình lành mạnh. Hội thánh chống lại những thứ này
để bảo vệ gia đình.
VIII. Một Mái Ấm Cho Những Trái Tim Mang
Thương Tích

Nhiều người, đặc biệt ngày nay, phải đối diện với những
hoàn cảnh đau khổ, do đói nghèo, tàn tật, bệnh hoạn, nghiện
ngập, thất nghiệp, sự cô đơn của tuổi già. Nhưng nạn ly dị
và đồng tính luyến ái đã tác hại đến đời sống gia đình một
cách sâu xa đặc biệt. Các gia đình Kitô hữu và toàn thể các
gia đình phải là nguồn mạch của lòng nhân hậu, an toàn,
thân thiện và nâng đỡ cho những ai đang phải chống chọi với
những vấn đề này.


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

17

IX. Bản Chất và Vai Trò của Hội thánh: Là Người
Mẹ, Người Thầy, Gia Đình

Hội thánh có những hình thức cơ chế, vì Hội thánh phải
hoạt động trong trần thế. Nhưng điều này không làm mất đi

yếu tính của Hội thánh. Hội thánh là Tân Nương của Đức
Kitô, một “ngôi vị” chứ không phải một “cái gì đó”. Theo
ngôn từ của Thánh Gioan XXIII, Hội thánh là mẹ chúng ta,
là thầy chúng ta, là đấng an ủi và hướng dẫn chúng ta, là gia
đình đức tin của chúng ta. Ngay cả khi giáo dân và người
lãnh đạo trong Hội thánh phạm tội, chúng ta vẫn cần đến sự
khôn ngoan, các bí tích, sự nâng đỡ và rao giảng chân lý của
Hội thánh, vì Hội thánh là chính thân mình Chúa Giêsu tại
trần thế - là gia đình của dân Thiên Chúa.
X. Chọn Sự Sống

Thiên Chúa có lý do để dựng nên ta.Tình yêu của Ngài
là sứ mệnh của đời ta. Sứ mệnh này giúp ta tìm thấy căn tính
chân thực của ta. Nếu ta chọn đi theo sứ mệnh này, ta sẽ có
được một viễn tượng mới về nhiều vấn đề, chứ không phải
chỉ duy vấn đề gia đình mà thôi. Sống sứ mệnh của Hội thánh
tại gia có nghĩa là các gia đình công giáo đôi khi sẽ phải sống
như những nhóm thiểu số, với những giá trị khác hẳn nền văn
hóa chung quanh họ. Sứ mệnh tình yêu của ta sẽ đòi hỏi lòng
can đảm và sự ngoan cường. Chúa Giêsu đang mời gọi, và
ta có thể đáp lại bằng cách chọn lấy đời sống của đức tin, đức
cậy và đức mến, của niềm vui, phục vụ và sứ mệnh.
“Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con
người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân


18

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta


mình, cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, nếu không được
mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không trải
nghiệm tình yêu và không làm cho tình yêu đó thành của
mình, nếu không dự phần một cách thâm sâu vào tình yêu
đó. Đây chính là lý do tại sao Đức Kitô Cứu Chuộc “mạc
khải đầy đủ về con người cho chính con người,” Có thể
nói rằng đây là chiều kích con người của mầu nhiệm Cứu
Chuộc. Trong chiều kích này, con người tìm lại được sự cao
cả, phẩm giá, và giá trị của nhân tính.”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Redemptor Hominis, 10
04.03.1979

“Chúng ta sẽ suy tư đặc biệt về gia đình, vốn là tế bào
căn bản của xã hội. Ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã chúc
lành cho người nam và nữ để họ sinh sôi nảy nở thật nhiều,
do đó gia đình là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi nơi
trần thế.
Những suy tư của chúng ta phải gìn giữ được trước mắt
chúng ta vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình, sự cao cả của thực
tại nhân sinh này vốn thật đơn giản nhưng hết sức phong
phú, bao gồm những niềm vui và hy vọng, những tranh đấu
và đau khổ, giống như toàn bộ cuộc sống. Chúng ta cần phải
đào sâu thần học về gia đình và phân định những thực hành
mục vụ mà hoàn cảnh hiện nay của chúng ta đòi hỏi. Ước
chi chúng ta suy tư một cách thấu đáo để không rơi vào “sự
ngụy biện,” bởi vì sự thiếu nghiêm túc tất yếu sẽ làm suy


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta


19

giảm phẩm chất công việc của chúng ta. Ngày nay, gia đình
đang bị xem thường và đối xử tồi tệ. Chúng ta được mời gọi
để nhận biết vẻ đẹp, sự thật, và sự thiện hảo tuyệt vời biết
bao khi bắt đầu một gia đình, khi thể hiện đời sống gia đình
đích thực ngày hôm nay; và chúng ta cũng được mời gọi để
nhận biết gia đình thiết yếu thế nào cho sự sống của thế giới,
cho tương lai của nhân loại. Chúng ta được mời gọi để làm
cho mọi người nhận biết kế hoạch tuyệt hảo của Thiên Chúa
đối với gia đình và giúp các đôi vợ chồng trải nghiệm một
cách hân hoan kế hoạch này trong đời sống của họ, trong khi
chúng ta đồng hành với họ giữa rất nhiều những khó khăn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô
Những nhận xét cho Công nghị ngoại thường các Hồng y
20.02.2014



21



1
Y

ĐƯỢC DỰNG NÊN ĐỂ
CHUNG HƯỞNG NIỀM VUI


Con người chúng ta không chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên
của cuộc tiến hóa. Chúng ta có phẩm giá cao trọng
còn hơn một xác thể tổng hợp về sinh học. Thiên Chúa
hiện hữu. Ngài nhân lành. Ngài yêu thương chúng ta.
Ngài tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài để chia
sẻ niềm vui với Ngài. Ngài tích cực can dự vào cuộc
sống chúng ta. Ngài đã sai Con Một của Ngài đến thế
gian để khôi phục lại phẩm giá và dẫn đưa chúng ta về
Nhà với Ngài.

Một hoạch định Sống và Tình Yêu hằng nâng
đỡ chúng ta
1. Giáo huấn công giáo về hôn nhân và gia đình bắt
nguồn từ tâm điểm của đức tin chúng ta. Do vậy, chúng ta
có thể bắt đầu bằng cách nhìn lại tiến trình lịch sử của Hội


22

Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

thánh. Thiên Chúa của chúng ta không phải là Đấng ở quá xa
vời không chạm tới được. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã
tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu chính là nguồn
mạch của đức cậy trông, đức tin, đức mến và là nguồn vui
làm sinh động đời sống gia đình công giáo. Đức Giêsu chính
là nền tảng, dựa vào đó chúng ta có thể tin tưởng vào sự khôn
ngoan của đức tin công giáo. Mọi điều được trình bày trong
các bài giáo lý này đều xuất phát từ chính Đức Giêsu1.
2. Như gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô nói về đời

sống hôn nhân: “Triển vọng về một tình yêu vĩnh cửu có thể
thành hiện thực khi chúng ta đón nhận một kế hoạch vĩ đại
hơn những gì bản thân ta tưởng nghĩ và đảm nhận, một kế
hoạch hằng nâng đỡ và giúp chúng ta can đảm phó thác trọn
vẹn tương lai của chúng ta cho Đấng chúng ta yêu mến”2.
Nhưng chúng ta lại đang sống trong một thời đại mà con
người thế gian thường hay hoài nghi về bất cứ kế hoạch vĩ
đại nào hay ý nghĩa cao cả vượt trên những kinh nghiệm
của con người. Đối với nhiều người, thì con người chẳng
qua chỉ là một tồn tại ngẫu nhiên của tiến hóa, là một tập
hợp các nguyên tử carbon với một thái độ nào đó. Nói cách
khác, nhiều người cho rằng, chúng ta không có một cùng
đích nào cao trọng hơn những ý nghĩa do chính chúng ta tự
tạo ra cho mình.
3. Trong một kỉ nguyên của công nghệ tinh vi và vật chất
dồi dào như hiện nay, lối lí luận vô thần như thế có thể được
tán dương. Nhưng chung cuộc, đó là một tầm nhìn quá hạn
1
2

Cf. Giáo lý Hội thánh Công giáo (GLHTCG) (1992), 425-427.
ĐGH Phanxicô, Tđ. Lumen Fidei (Ánh sáng Đức tin) (LF) (2013), 52.


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

23

hẹp về con người của chúng ta, nam cũng như nữ. Lối tư duy
ấy làm tổn hại nhân phẩm. Nó làm cho những linh hồn vốn

đang đói còn phải chết đói. Lí luận như thế là không đúng.
4. Thực vậy, chúng ta luôn khao khát ý nghĩa cuộc sống.
Khao khát về cùng đích cuộc đời là một kinh nghiệm nhân
bản phổ quát. Con người luôn trăn trở với những vấn đề cơ
bản như: “Tôi là ai?”, “Tại sao tôi có mặt ở đây?”, “Tôi phải
sống như thế nào?”. Đức tin Kitô giáo xuất hiện ở vùng Địa
Trung Hải cổ xưa nơi pha trộn các nền văn hóa Hi lạp, La
mã, Do Thái và các nền văn hóa khác nữa. Đó là một thế giới
mà những giải đáp khác nhau cho vấn đề cơ bản của cuộc
sống đang đấu tranh để chiếm ưu thế.
5. Hoàn cảnh của chúng ta ngày nay cũng giống như thế.
Giống như trong thế giới xưa kia, các nền văn hóa ngày nay
chồng lấp và thấm nhập lẫn vào nhau. Hiện nay, nhiều triết
thuyết về cuộc sống đang đua nhau cống hiến những cách
nhìn khác nhau về câu hỏi này: Điều gì làm cho cuộc sống
con người được hạnh phúc? Trong lúc đó, đau khổ và nghèo
đói thì đầy dẫy, và trong một số nền văn hóa cũng lan tràn
thái độ hoài nghi yếm thế đối với bất cứ một tôn giáo hoặc
một triết thuyết nào muốn cống hiến chân lý toàn diện và trói
buộc người ta.
6. Thời đại của chúng ta là một thời đại rối rắm với nhiều
giải đáp dị biệt như thế. Ngày nay, có nhiều người thành tâm
tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống, nhưng chẳng biết phải đặt
niềm tin vào ai và giao phó phận đời mình ở đâu.
7. Giữa tình trạng đầy những ngổn ngang ngờ vực
như vậy, các Kitô hữu là những người tin vào Đức Giêsu


24


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

Kitô3. Dẫu cho lịch sử nhân loại còn mập mờ, nhưng con
đường vui mừng và hi vọng, yêu thương và phục vụ của đạo
công giáo lại cắm rễ sâu trong cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu.
Như thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã tuyên bố trong
Thông điệp đầu tiên của ngài: “Trong lịch sử nhân loại, mạc
khải về tình yêu và lòng thương xót đã được mang một hình
hài và một danh tánh, đó là Đức Giêsu Kitô”4.
Mọi sự đều phát xuất từ đó. Đức Giêsu Kitô là nền tảng
của đức tin Kitô giáo5.

Đức Giêsu mạc khải Thiên Chúa, và kế hoạch
bắt đầu được tỏ lộ
8. Trong Thánh kinh, Đức Giêsu hỏi các môn đệ của
mình: “Các con bảo Thầy là ai?” (Mt 16,13-20). Lịch sử
nhân loại hai ngàn năm qua đã đưa ra câu trả lời. Còn các
Kitô hữu, sau khi đã gặp gỡ Chúa Giêsu bằng những phương
cách khác nhau (qua chứng từ của các thánh và các tông đồ,
qua Thánh kinh và Bí tích, qua cầu nguyện và việc phục vụ
người nghèo, qua việc thờ phượng và qua bạn hữu, gia đình)
họ có thể tín thác vào Đức Giêsu, và cùng với thánh Phêrô
tuyên xưng rằng: “Thầy là Đấng Messia, Con Thiên Chúa
hằng sống” (Mt 16,16).
9. Trong số những điều Chúa Giêsu đã làm trên trần thế,
có việc Ngài đã phải chịu đau khổ nhưng vẫn kiên trì trong
Cf. LF 57.
ĐGH Gioan Phaolô II, Tđ. Redemptor Hominis (Đấng Cứu Chuộc
Con người) (RH) (1979), 9.
5

Cf. GLHTCG, 426.
3
4


Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta

25

yêu thương: Ngài đã chịu đóng đinh do tay người phàm và
đã sống lại trong khải hoàn chiến thắng sự chết. Vì chính
Thiên Chúa đã chịu đau khổ trong cuộc sống đời thường, nên
người Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa không xa cách với thân
phận con người. Chúng ta cũng không tin vào một vị thần
linh có tính thất thường, hoặc tin một thứ thần linh thường
cạnh tranh với con người. Thiên Chúa mà chúng ta tin thờ,
luôn mong ước chúng ta được triển nở. Nhờ Đức Giêsu Kitô,
Người Công giáo luôn tin tưởng vào tình yêu mà Thiên Chúa
dành cho nhân loại. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn
giải trong Thông điệp đầu tiên của ngài:
Đối với những kẻ đang đau khổ, Thiên Chúa không trưng
dẫn những lí chứng để giải thích hết mọi sự. Nhưng hơn thế,
lời đáp trả của Ngài chính là sự hiện diện đồng hành, một
lịch sử của lòng nhân từ chạm đến từng số phận đau khổ, và
mở ra một ánh sáng chói ngời. Trong Đức Kitô, chính Thiên
Chúa ao ước được chia sẻ bước đường này với chúng ta, và
luôn đưa mắt nhìn đến chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy
ánh sáng chiếu trên bước đường ấy. Chính Đức Kitô, nhờ
kiên vững trong đau khổ, đã trở nên người khai mở và người
kiện toàn đức tin chúng ta”6.

10. Theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng, toàn bộ thần
học Kitô giáo là một chú giải về sự kiện Thiên Chúa làm
người, chết và trỗi dậy. Sự hiện diện của Thiên Chúa với thân
xác con người nơi Đức Giêsu, hàm ý Đấng Tạo dựng siêu
việt của thế giới này cũng là người Cha của chúng ta, hiện
diện nội tại trong thế giới, rất thân tình và dịu dàng. Thiên
6

LF, 57. Cf. Dt 12, 2.


×