Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÂN TÍCH, ĐỐI CHIẾU TÌNH YÊU VÀ SỰ HY SINH TRONG “THE GIFT OF THE MAGI” CỦA O. HENRY VÀ “THE SENSIBLE THING” CỦA F. SCOTT FITZGERALD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.75 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
323
PHÂN TÍCH, ĐỐI CHIẾU TÌNH YÊU VÀ SỰ HY SINH
TRONG “THE GIFT OF THE MAGI” CỦA O. HENRY VÀ
“THE SENSIBLE THING” CỦA F. SCOTT FITZGERALD
LOVE AND SACRIFICE IN “THE GIFT OF THE MAGI” BY O. HENRY AND
“THE SENSIBLE THING” BY F. SCOTT FITZGERALD

SVTH : TRẦN NỮ THẢO QUỲNH
Lớp : 04CNA05 Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng
GVHD : ThS. NGUYỄN CHÍ TRUNG
Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mặc dù là những sáng tác được viết cách đây khá lâu bởi hai tác gia thuộc hai thời kỳ khác
nhau của nền văn học Mỹ, “The Gift of the Magi” của O. Henry và “The Sensible Thing” của F.
Scott Fitzgerald vẫn tạo được sức hút mạnh mẽ đối với bạn đọc trên toàn thế giới bởi những ý
tưởng sâu sắc từ nội dung. Những quan niệm về tình yêu và sự hy sinh trong hai tác phẩm
càng được tiến hành phân tích, đối chiếu về chiều sâu thì giá trị của những thông điệp tình yêu
ẩn giấu bên trong tác phẩm càng được khẳng định và tôn vinh.
A SUMMARY OF THE STUDY
Despite being written a long time ago and by two writers who came from two different literary
periods, “The Gift of the Magi” by O. Henry and “The Sensible Thing” by F. Scott Fitzgerald
strongly appeal to the readers of all times throughout the world thanks to their profound
contents. The more the concepts of love and sacrifice in both works are analyzed and
contrasted in depth, the more appreciated the values of love messages become.

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua sự thử thách của thời gian, những giá trị văn học vẫn nguyên vẹn và sống mãi trong
trí óc và trái tim của các thế hệ độc giả. Cùng với hai kiệt tác của mình- “The Gift of the
Magi” của O. Henry và “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald- hai nhà văn bậc thầy


của nền văn học Mỹ này đã mang đến cho người đọc những khúc ca đẹp về tình yêu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung phân tích, đối chiếu quan niệm về tình yêu và sự hy sinh trong hai tác phẩm, làm nổi
bật lên giá trị những thông điệp tình yêu mà hai tác gia này muốn truyền tải đến người đọc.
3. Cơ cấu đề tài
Chương 1: Dẫn nhập
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.2 Lý do chọn đề tài
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Cơ cấu đề tài
Chương 2: Tổng quan
2.1 Sơ lược các đề tài nghiên cứu liên quan
2.2 Hoàn cảnh lịch sử
2.3 Bối cảnh văn học
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.2 Loại hình nghiên cứu
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
324
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.4 Câu hỏi nghiên cứu
3.5 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Chương 4: Thảo luận về kết quả nghiên cứu
4.1 Tình yêu và sự hy sinh được thể hiện trong “The Gift of the Magi” của O. Henry
4.2 Tình yêu và sự hy sinh được thể hiện trong “The Sensible Thing” của Fitzgerald
4.3 Phân tích, đối chiếu quan niệm về tình yêu và sự hy sinh được thể hiện trong “The
Gift of the Magi” của O. Henry và “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald
Chương 5: Kết luận
5.1 Tóm tắt sự phát triển đề tài nghiên cứu
5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

5.3 Kiến nghị về các giải pháp thực tế
5.4 Giới hạn của đề tài nghiên cứu và đề xuất nghiên cứu thêm
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mang đến cho người đọc những nhận định sâu sắc hơn về quan niệm tình yêu và sự hy sinh
trong hai tác phẩm của Fitzgerald và O. Henry, từ đó những thông điệp tình yêu và sự hy sinh
được thắp sáng và trở thành những bài học vô giá trong lòng độc giả của mọi thế hệ.
5. Loại hình nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính.
- Miêu tả.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chính: phân tích nhân vật kết hợp với so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp hỗ trợ: miêu tả, phân tích lô-gích như suy luận, diễn dịch, quy nạp và tổng hợp.
7. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Tình yêu và sự hy sinh trong tác phẩm “The Gift of the Magi” của O. Henry được thể hiện
như thế nào?
(2) Tình yêu và sự hy sinh trong tác phẩm “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald được
thể hiện như thế nào?
(3) Những điểm giống nhau và khác nhau trong quan niệm về tình yêu và sự hy sinh trong hai
tác phẩm “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald “The Sensible Thing” của F. Scott
Fitzgerald là gì?
8. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
- Thu thập dữ liệu từ sách báo và mạng toàn cầu. Trao đổi thông tin với thầy cô, bạn bè.
- Đọc tăng cường, mở rộng dữ liệu và ghi chép những suy nghĩ, cảm xúc nội tâm của các nhân
vật cùng những dụng ý của tác giả, phân tích những bài bình luận về “The Gift of the Magi”
và “The Sensible Thing”.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu, làm rõ những thông điệp tình yêu của hai tác phẩm cùng với
giá trị của nó trong thời đại ngày nay.
9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
9.1. Tình yêu và sự hy sinh trong tác phẩm “The Gift of the Magi” của O. Henry
“The Gift of the Magi” là một câu chuyện tình yêu về cặp vợ chồng trẻ Della và Jim. Phải

sống trong cảnh túng thiếu, nhưng vì tình yêu, họ sẵn sàng hy sinh những gì quý giá nhất của
mình để đổi lại món quà giáng sinh ý nghĩa khiến người mình yêu được hạnh phúc.
Đó là một chiếc đồng hồ vàng mà đến “Vua Solomôn phải bứt râu ganh tị”- vật gia truyền của
gia đình Jim. Đó là suối tóc tuyệt đẹp của Della, tuyệt vời đến mức “những vật phẩm của nữ
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
325
hoàng Sheba cũng phải đành chịu nhún nhường”. Đối với vợ chồng này chúng là những vật
phẩm không gì sánh được, tuy nhiên, khi chỉ còn một sự chọn lựa duy nhất, họ đã hành động
vì tình yêu, bán đi những vật sỡ hữu giá trị nhằm mang lại niềm vui cho người kia. Vào cuối
câu chuyện, những món quà cao thượng đó đã trở nên vô dụng khi Jim đã bán đi chiếc đồng
hồ vàng của mình để mua chiếc lược quý giá mà Della hằng mong ước và Della đã mua dây
đeo đồng hồ bạch kim cho chiếc đồng hồ vô giá của Jim từ số tiền bán đi mái tóc của mình.
Tuy nhiên tất cả sự trớ trêu đó đều chứng tỏ tình yêu và sự hy sinh vô hạn mà họ đã dành cho
nhau. Chính những suy nghĩ, hành động cao thượng của cặp vợ chồng này đã khiến những
món quà giáng sinh ý nghĩa của họ trở nên vô giá và họ là những người thông thái nhất.
9.2. Tình yêu và sự hy sinh trong “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald
9.2.1. Sự phai nhạt tình yêu trong “The Sensible Thing”
- Những ngày dài chờ đợi trong vô vọng đã vắt kiệt tình yêu trong Jonquil. Đã vậy, sau sáu
tháng xa cách, chủ đề đầu tiên họ chia sẻ cùng nhau cũng chỉ là tiền. Họ càng nói chuyện, mâu
thuẫn giữa họ càng không giải tỏa được.
- George đã nhiều lần rời Tennessee và người mình yêu để tìm kiếm những miền đất hứa khác.
Và mỗi lần trở lại, khoảng cách trong tình yêu của họ ngày càng không thể cứu vãn. Chính
George đã nhận ra con tim họ đã không đập cùng một nhịp yêu thương nữa.
- Họ đã cùng nhau đi qua vườn cúc rực rỡ một cách hững hờ và vô cảm bởi những bông hoa
mùa hạ tuyệt đẹp đang đua nhau khoe sắc chỉ có tình yêu của họ đang héo dần cùng thời gian.
Tháng tư- mùa xuân tình yêu của họ- đã qua. “Trong thế giới này, tình yêu với muôn hình vạn
trạng nhưng không bao giờ một tình yêu có thể đến hai lần.”
9.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự phai nhạt và tan vỡ tình yêu giữa George và Jonquil
- Các giai đoạn của tình yêu:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn của những cảm xúc yêu thương, mới lạ của hai người yêu nhau

+ Giai đoạn 2: giai đoạn của ước mong được thuộc về nhau, sống cùng nhau.
+ Giai đoạn 3: giai đoạn của lòng khát khao được yêu thương và hy sinh cho nhau
Tình yêu giữa George và Jonquil đã đạt đến đỉnh điểm của giai đoạn 1. Những gì họ cần làm
cho tình yêu của mình bây giờ là chuyển sang giai đoạn 2. Tuy nhiên, George dường như
không thể hiểu được điều đó và vì thế tình yêu của họ đã ra đi.
- Khoảng cách trong tình yêu:
+ Khoảng cách về không gian: “Xa mặt cách lòng”: đến New York và Peru để tìm kiếm danh
vọng, tiền tài, George đã tạo ra những khoảng cách về địa lý làm tình yêu của mình phai nhạt.
+ Khoảng cách về thời gian: George không có thời gian dẫu chỉ là một phút dành cho Jonquil.
+ Khoảng cách về tình cảm: không thư từ, không điện thoại hay bất cứ hình thức liên lạc nào
để nuôi dưỡng trong Jonquil một niềm tin về tình yêu của họ.
- George quá tham vọng và ích kỷ. Cùng một lúc anh ta muốn theo đuổi cả tình yêu, tiền tài và
danh vọng. Anh ta không hiểu rằng để có được cái này người ta phải hy sinh cái kia.
9.3. Phân tích, đối chiếu quan niệm về tình yêu và sự hy sinh trong hai tác phẩm “The Gift
of the Magi” của O. Henry và “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald
9.3.1. Những điểm giống nhau và khác nhau trong quan niệm về tình yêu và sự hy sinh của hai
tác phẩm.
Tác
phẩm
Điểm
so sánh

The Gift of the Magi The Sensible Thing
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
326

1) Các
nhân vật
chính
đều trải

qua
hoàn
cảnh
khó
khăn về
vật chất
Giống
nhau
- Sau khi trả các khoản chi tiêu
hàng ngày, họ hầu như không
còn một đồng nào.
-
Jim và Della đã phải bán đi
những vật quý giá nhất của
mình để có tiền mua quà
giáng sinh tặng nhau.
- Tài sản George không hơn 100$,
nhà George là một phòng trong căn hộ
cho thuê tồi tàn.
- Cái nghèo đã khiến George từ bỏ
giấc mơ đẹp của mình khi còn là một
kỹ sư xây dựng để trở thành nhân viên
bán bảo hiểm với mức lương 40$/
tuần
Khác
nhau
- Jim và Della vẫn giữ được sự
tươi tắn, lãng mạn trong tình yêu
của mình dẫu phải trải qua sự
khó khăn, túng thiếu trong cuộc

sống.
- Đối với họ, tình yêu quý giá
hơn bất cứ điều gì khác trên thế
giới này.
- Trong một chừng mực nào đó, cái
nghèo đã gây ra sức ép lớn trong tình
yêu của George và Jonquil.

- George luôn cho rằng hạnh phúc sẽ
khước từ George nếu cuộc hôn nhân
của anh ta không được xây dựng bởi
tiền tài và danh vọng.
2)
Những
người
yêu
nhau
trong cả
hai tác
phẩm bị
đặt vào
thế tiến
thoái
lưỡng
nan và bị
buộc lựa
chọn
giữa tiền
bạc và
tình yêu

Giống
nhau
- Không một đồng với mong
ước tặng cho người mình yêu
món quà Giáng sinh, họ hiểu
rằng mình đã ở trong tình thế
tiến thoái lưỡng nan
- George phải quyết định lựa chọn
giữa việc ở lại cùng người con gái
mình yêu và việc ra đi tìm kiếm cơ hội
cho sự thăng tiến
Khác
nhau
- Họ đã không hề do dự khi hy
sinh những vật phẩm có giá trị
của mình để đổi lại những món
quà Giáng sinh đầy ý nghĩa.
- Có thể, Jim và Della là “hai
đứa trẻ ngốc nghếch, đã hy sinh
những gì quý giá nhất trong ngôi
nhà của mình.” Tuy nhiên, cuối
cùng, họ là những người thông
thái nhất bởi sự hy sinh của họ
đã mang lại cho họ những gì họ
mong ước- họ đã yêu và được
yêu.
- George đã quyết định dấn thân vào
con đường tìm kiếm tiền tài, danh
vọng và để tình yêu lại phía sau.


- Có thể đối với “thế hệ vứt đi”, George
đã sáng suốt khi lựa chọn tiền tài thay vì
tình yêu. Tuy nhiên, theo như câu nói
của William Thackery: “Yêu sáng suốt
là tốt nhất, thế nhưng yêu dại khờ vẫn
tốt hơn là không thể yêu ai”, cuối cùng,
George không thể yêu Jonquil dù là yêu
một cách dại khờ.
3)Ttình
huống
để thử
thách
tình yêu.
Giống
nhau
- Cuộc sống túng thiếu về vật
chất là tình huống để đánh giá
tình yêu của họ.
- Tình yêu giữa George và Jonquil đã
được thử thách qua những khoảng
cách không gian, thời gian và tình
cảm.


Khác
nhau

- Cái nghèo đã làm tình yêu và
sự hy sinh của họ trở nên vô
cùng cao quý.



- Khi ở xa, George đã không biết cách
nuôi dưỡng tình yêu của mình và đã
làm tình yêu đó phai nhạt dần.



Giống
- Della yêu Jim qua mỗi hành
động tằn tiện trong cuộc sống
-Mặc dù làm việc ở New York nhưng
trí óc của George cứ mãi ở Tennessee
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
327
4) Tình
yêu họ
dành
cho
nhau.
nhau thường nhật và sự chăm sóc yêu
thương cô dành cho anh.
- Tình yêu Jim không chỉ là
những lời nói sáo rỗng mà là sự
quan tâm, cảm thông và hy sinh
anh dành cho Della.
- Họ là những người yêu nhau
hào hiệp và tình yêu, sự hy sinh
của họ dành cho nhau vượt lên
trên mọi giới hạn.

nơi Jonquil sống. Điều đó chứng tỏ
rằng George luôn nghĩ về Jonquil.
Anh ta cũng đã thú nhận “Dù sắp tới
anh có làm gì anh sẽ không bao giờ
yêu ai như yêu em”
- Jonquil đã từng thừa nhận rằng cô yêu
George bằng tất cả trái tim và không
biết có thể yêu ai khác như đã yêu
George hay không .


Khác
nhau
- Họ đã cùng nhau đi qua những
năm tháng khó khăn trong cuộc
đời và tình yêu của họ đã được
minh chứng một cách sống động
qua ba giai đoạn của tình yêu.
- Tình yêu của họ đã ở những giai
đoạn khác nhau trong tình yêu. Khi
tình yêu Jonquil dành cho George đã
đạt đến đỉnh điểm của giai đoạn 1 với
mong ước xây dựng gia đình cùng
George thì George lại chần chừ kết
hôn cùng Jonquil.

9.3.2. Những thông điệp về tình yêu và sự hy sinh được chuyển tải trong hai tác phẩm “The
Gift of the Magi” của O. Henry và “The Sensible Thing” của F. Scott Fitzgerald
- Để đạt được cái này người ta phải hy sinh cái kia.
- “Hạnh phúc trông có vẻ nhỏ bé khi ở trong tay ta nhưng đến khi để tuột mất ta mới hiểu nó

quý giá biết nhường nào”. (Maxim Gorky)
- Tình yêu có khoảnh khắc của riêng nó! Người ta không thể bảo nó dừng lại, mà chỉ có thể
siết chặt lấy nó khi nó đến và hạnh phúc với nó vì vào khoảnh khắc đó tình yêu đó là của riêng
họ. Và khi yêu, chúng ta nên yêu bằng tất cả trái tim mình.
- “Yêu không có nghĩa là nhìn nhau mà là cùng nhìn về một hướng” (Antoine de Saint
Exupery)
- Yêu là hy sinh cho người mình yêu mà không hề mong chờ sẽ được đáp trả.
- Những món quà quý giá nhất là những món quà đến từ trái tim và tình yêu chân thành không
vị kỷ quý giá hơn bất cứ điều gì trong thế giới này.
10. Khuyến nghị
- Những phương pháp áp dụng để phân tích trong nghiên cứu này sẽ hữu ích đối với những ai
say mê nghiên cứu văn học và có thể được áp dụng bởi các sinh viên trong và ngoài trường
Đại Học Đà Nẵng khi phân tích các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới.
- Đề tài nghiên cứu này mang đến cho người đọc nói chung và sinh viên khoa tiếng Anh nói
riêng cái nhìn toàn cảnh về bức tranh xã hội Mỹ đương thời và những cảm nhận sâu sắc hơn về
quan niệm tình yêu và sự hy sinh cũng như những thông điệp vô giá về tình yêu ẩn giấu bên
trong hai kiệt tác của O. Henry và F. Scott Fitzgerald, bên cạnh đó, mang đến những kiến thức
thú vị và sự cảm thụ mới mẻ về văn học Mỹ và văn học thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Spiller, R. E, Thorp, W., Johnson, T. H., Canby, H. S., Lugwig, R. M. (1963), Literature
History of the United States, The Macmillan Company-London.

×