Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

Môn: Ngữ văn - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản báo chí sau và trả lời những các câu hỏi bên dưới:

ĐỀ A

PHÁT HIỆN DẠNG THÀNH LŨY BÊN DƯỚI THÀNH CỔ LOA
Đây là phát hiện mới nhất sau khi tiến hành khảo cổ thành Cổ Loa, huyện Đông Anh,
Hà Nội, được báo cáo tại Hội nghị báo cáo kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa từ năm
2007 đến nay, được tổ chức ngày 3/12. Dạng thành lũy này hình thành sớm hơn thành Cổ
Loa nằm bên dưới thành Trung thuộc văn hóa cư dân Đông Sơn. Hình thái cụ thể, chiều
rộng – dài của thành lũy chưa được xác định rõ. Như vậy, có thể khẳng định, thành Cổ
Loa do vua An Dương Vương đắp đã kế thừa tòa thành trước đó. Thành do vua An
Dương Vương đắp có quy mô lớn gấp nhiều lần, khối lượng công việc tương ứng với chế
độ xã hội cao cấp dạng nhà nước sơ khai.
(Báo Giáo dục & Thời đại, số 291, ngày 5/12/2014)
a) Xác định thể loại của văn bản báo chí trên. Vì sao anh/ chị xác định văn bản thuộc thể
loại đó?
b) Nêu chức năng của ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: (2 điểm)
Mở đầu tác phẩm, nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao xuất
hiện trong cơn say và chửi bới với trạng thái đầy tức giận, nhưng chẳng một ai lên tiếng


đáp lại lời của Chí. Anh/ chị hiểu gì về ý nghĩa tiếng chửi ấy?
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân).
-----Hết-----


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

Môn: Ngữ văn - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ B

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn bản báo chí sau và trả lời những các câu hỏi bên dưới:
LIÊU XIÊU DI TÍCH
[…] Theo thông tin của Ban Quản lí di tích và du lịch Mỹ Sơn, trong số khoảng 50
đền tháp, phế tích hiện còn tại Mỹ Sơn phần lớn đã bị xuống cấp, hư hại. Nghiêm trọng
nhất phải kể đến 2 tháp B3 và F1, đây là những tháp có thể sụp đổ bất kì lúc nào do tác
động tự nhiên, sự bào mòn theo năm tháng và sự xâm hại có ý thức hay vô ý thức của con
người. Báo cáo hiện trạng hàng năm của Ban Quản lí di tích và du lịch Mỹ Sơn cũng nêu
rõ, tại tháp F1, qua hơn 10 năm được khai quật khảo cổ, từ một kiến trúc to lớn, đẹp đẽ
thì hiện trạng còn lại không khác gì một đống gạch đỗ hỗn độn được chằng chống, níu
kéo bởi những trụ sắt kiên cố[…]
(Báo Giáo dục & Thời đại, số 285, ngày 28/11/2014)

a) Xác định thể loại của văn bản báo chí trên. Vì sao anh/chị xác định văn bản thuộc
thể loại đó?
b) Nêu đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: (2 điểm)
Khi đón nhận bác cháo hành của thị Nở, nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng
tên của nhà văn Nam Cao rất ngạc nhiên và thấy mắt mình ươn ướt; khi bị thị Nở từ chối
tình yêu, Chí uống rượu say và ôm mặt khóc rưng rức. Anh/chị hiểu gì về ý nghĩa những
giọt nước mắt trên của Chí Phèo.
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân).
-----Hết-----


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 11
ĐỀ A:

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Thầy cô giáo cần chú ý trình độ tổng thể của học sinh về nhận thức, kĩ năng để đánh giá
bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm; cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm
này.

- Trân trọng những bài làm sáng tạo, có nét riêng nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và tư tưởng tích cực.
- Điểm lẻ mỗi ý trong từng câu có thể tính đến 0,25 điểm; điểm toàn bài có thể lẻ đến 0,5
điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1: (2 điểm)
a) Văn bản báo chí đã cho thuộc thể loại bản tin (tin thường), vì văn bản đã nêu chính xác
về thời gian, địa điểm, sự kiện mang tính thời sự. (1điểm)
b) Chức năng của ngôn ngữ báo chí: (1điểm)
- Cung cấp thông tin thời sự.
- Phản ánh dư luận quần chúng.
- Thể hiện chính kiến của tờ báo.
- Tất cả điều đó nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
* Học sinh nêu đầy đủ, chính xác những ý trên thì mới cho điểm tối đa.
Câu 2 (2 điểm) Ý nghĩ của chi tiết Chí Phèo say, chửi bới nhưng chẳng ai lên tiếng đáp
lời:
- Đó là tiếng chửi trong quán tính của một kẻ say (cứ rượu xong là hắn chửi). (1 điểm)
- Nhưng ẩn sâu trong tiếng chửi tưởng chừng vô thức ấy là cả một nỗi đau, nỗi tức giận
của một kẻ bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. (1 điểm)
* Học sinh nêu đầy đủ, chính xác những ý trên thì mới cho điểm tối đa.
Câu 3: (7 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp với
kiến thức để viết bài nghị luận về một nhân vật truyện ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, văn phong lưu loát, ít phạm lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững về tác giả, tác phẩm và nhân vật, học sinh
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bảo đảm các kiến thức cơ bản sau:

- Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm và nhân vật Huấn Cao.
Huấn cao là nhân vật lí tưởng, được nhà văn Nguyễn Tuân dụng công xây
dựng bằng sự ngưỡng mộ, hiện ra với nhiều vẻ đẹp:
* Một nghệ sĩ tài hoa:
- Bộc lộ qua lời quản ngục về tiếng đồn Huấn Cao viết chữ rất nhanh và đẹp vang khắp
tỉnh Sơn, ở cảm nhận có được chữ ông Huấn mà treo là vật báu ở đời, ở câu nói trong
dòng nước mắt “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”,…
- Thể hiện qua lời của chính Huấn cao khi bày tỏ trực tiếp ý thức về tài năng của mình
(chữ thì quý thực),…
* Trang anh hùng dũng kiệt:
- Dám chống lại triều đình.
- Là tử tội nhưng xem những kẻ đại diện quyền lực thống trị “tiểu nhân thị oai”
- Lạnh lùng giỗ gông.
- Lãnh đạm không thèm chấp bọn lính.
- Thản nhiên nhận rượu thịt như thú sinh bình.
- Khinh bạc trước hành động của QN: ta chỉ muốn một điều, ngươi đừng đặt chân đến đây.
- Bình thản,ung dung khi biết mình sắp bị chém.
* Người có “thiên lương trong sáng” (có nhân cách, tâm hồn cao đẹp):
- Ý thức được nhân cách cao quý của mình: không tùy tiện cho chữ.
- Trân trọng người biết thưởng thức cái đẹp: cảm động trước tấm lòng của QN và cho chữ
QN.
-Hướng tới cái đẹp cuộc sống, con người: khuyên viên QN.
* Vẻ đẹp được hội tụ lại trong cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó,
cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng và tỏa sáng.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Nguyễn Tuân đã tạo một tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, tương phản, xây
dựng nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp với ngôn ngữ truyện góc chạnh, tạo hình vừa cổ kính

vừa hiện đại để làm nên sự thành công của truyện và khắc họa đậm nét nhân vật lí tưởng
Huấn cao
- Đánh giá chung về nhân vật Huấn Cao trong việc gởi gắm tư tưởng sâu sắc của nhà văn:
Qua nhân vật này, nhà văn muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp
và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
3. Thang điểm:
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; mắc rất ít lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên; mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Sơ sài hoặc chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu trên; mắc khá nhiều lỗi chính
tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì.
-----Hết-----


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 11
ĐỀ B:

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Thầy cô giáo cần chú ý trình độ tổng thể của học sinh về nhận thức, kĩ năng để đánh giá
bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm; cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm
này.

- Trân trọng những bài làm sáng tạo, có nét riêng nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và tư tưởng tích cực.
- Điểm lẻ mỗi ý trong từng câu có thể tính đến 0,25 điểm; điểm toàn bài có thể lẻ đến 0,5
điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1: (2 điểm)
a) Văn bản báo chí đã cho thuộc thể loại phóng sự, vì bên cạnh việc thông tin thời sự, văn
bản còn mở rộng phần miêu tả rất chi tiết, làm cho sự kiện được trình bày rất sinh động.
(1 điểm)
b) Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí: (1 điểm)
- Tính thông tin thời sự.
- Tính ngắn gọn.
- Tính sinh động hấp dẫn.
* Học sinh nêu đầy đủ, chính xác những ý trên thì mới cho điểm tối đa.
Câu 2 (2 điểm) Ý nghĩ của những giọt nước mắt Chí Phèo:
- Khi đón nhận bác cháo hành: giọt nước mắt chứa đựng niềm xúc động, hạnh phúc khi
lần đầu tiên được đón nhận tình yêu thương, sự chăm sóc rất chân thành. (1 điểm)
- Khi bị từ chối tình yêu: đó là giọt nước mắt của nỗi đau khổ, tuyệt vọng khi ý thức được
bi kịch của bản thân – bị cự tuyệt quyền làm người. (1 điểm)
* Học sinh nêu đầy đủ, chính xác những ý trên thì mới cho điểm tối đa.
Câu 3: (7 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp với
kiến thức để viết bài nghị luận về một nhân vật truyện ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, văn phong lưu loát, ít phạm lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững về tác giả, tác phẩm và nhân vật, học sinh
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bảo đảm các kiến thức cơ bản sau:

- Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm và nhân vật Huấn Cao.
Huấn cao là nhân vật lí tưởng, được nhà văn Nguyễn Tuân dụng công xây dựng
bằng sự ngưỡng mộ, hiện ra với nhiều vẻ đẹp:
* Một nghệ sĩ tài hoa:
- Bộc lộ qua lời quản ngục về tiếng đồn Huấn Cao viết chữ rất nhanh và đẹp vang khắp
tỉnh Sơn, ở cảm nhận có được chữ ông Huấn mà treo là vật báu ở đời, ở câu nói trong
dòng nước mắt “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”,…
- Thể hiện qua lời của chính Huấn cao khi bày tỏ trực tiếp ý thức về tài năng của mình
(chữ thì quý thực),…
* Trang anh hùng dũng kiệt:
- Dám chống lại triều đình.
- Là tử tội nhưng dám xem những kẻ đại diện quyền lực thống trị “tiểu nhân thị oai”
- Lạnh lùng giỗ gông.
- Lãnh đạm không thèm chấp bọn lính.
- Thản nhiên nhận rượu thịt như thú sinh bình.
- Khinh bạc trước hành động của QN: ta chỉ muốn một điều, ngươi đừng đặt chân đến
đây!.
- Bình thản,ung dung khi biết mình sắp bị chém.
* Người có “thiên lương trong sáng” (có nhân cách, tâm hồn cao đẹp):
- Ý thức được nhân cách cao quý của mình: không tùy tiện cho chữ.
- Trân trọng người biết thưởng thức cái đẹp: cảm động trước tấm lòng của QN và cho chữ
QN.
- Hướng tới cái đẹp cuộc sống, con người: khuyên viên QN.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Vẻ đẹp được hội tụ lại trong cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó,
cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng và tỏa sáng.
- Nguyễn Tuân đã tạo một tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, tương phản, xây

dụng nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp với ngôn ngữ truyện góc chạnh, tạo hình vừa cổ kính
vừa hiện đại để làm nên sự thành công của truyện và khắc họa đậm nétt nhân vật lí tưởng
Huấn cao
- Đánh giá chung về nhân vật Huấn Cao trong việc gởi gắm tư tưởng sâu sắc của nhà văn:
Qua nhân vật này, nhà văn muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp
và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
3. Thang điểm:
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; mắc rất ít lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên; mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Sơ sài hoặc chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu trên; mắc khá nhiều lỗi chính
tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì.
-----Hết-----



×