Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập ngân hàng phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.01 KB, 3 trang )

Bài tập môn Ngân hàng phát triển
Bài 1.
Một dự án vay ngân hàng 1 tỷ đồng vớI lãi suất 10%/năm, dự kiến sẽ trả trong 5 năm. Hãy xây
dựng kế hoạch trả nợ, biết:
a. Gốc trả đều cuối hàng năm, lãi trả vào cuối mỗi năm
b. Gốc và lãi trả theo NKCĐ vào cuối mỗi năm
Bài 2. Một công ty đang cân nhắc mua hai máy ép nhựa A và B để làm mặt đồng hồ treo tường.
Tuổi thọ của mỗi máy là 3 năm. LSCK là 12%/năm. Bỏ qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty
nên chọn mua loại máy nào theo chỉ tiêu NPV, biết:
Chỉ tiêu
Máy A
Máy B
Giá mua
100
200
Chi phí vận hành/năm
20
40
Chi phí bảo trì máy/ năm
40
10
Giá trị thu hồi
20
70
Bài 3
Một doanh nghiệp đang xem xét lựa chọn hai thiết bị với các chi phí như sau. Hãy tính chỉ tiêu
hiệu quả tài chính của từng dự án(NPV) biết lsck =10%/năm. Nếu thời gian hoạt động của cả hai
thiết bị đều là 5 năm, giá trị thu hồi của thiết bị B phải thanh lý sớm trước 3 năm dự tính là 4,5
triệu đồng thì thiết bị nào được chọn. Bỏ qua thuế TNDN.
Chỉ tiêu
Phương án 1


Phương án 2
Chi phí đầu tư ban đầu
14000
18000
Chi phí vận hành/năm
4000
3500
Giá trị thu hồi
1000
1500
Tuổi thọ
5 năm
8 năm
Bài 4
Một cửa hàng bán lẻ xe hơi có đăng quảng cáo như sau đối với xe du lịch bốn chỗ ngồi có cùng
chức năng:
Chỉ tiêu
Xe Toyota
Xe Vinaxuki
Giá bán
15000USD
9000USD
Thời gian sử dụng
5 năm
5 năm
Giá trị còn lại sau 5 năm
60%
40%
Một người có trong tay 15000USD, nếu mua xe Toyota thì hết sach món tiền này, nếu mua xe
Vinaxuki thì số tiền còn lại được đầu tư trong 5 năm với tỷ lệ sinh lời là 14%./năm. Ông ta nên

mua loại xe nào theo chỉ tiêu NPV? Biết lsck =12%/năm.
Bài 5
Nhà máy rượu Hà nội dự kiến xây dựng một phân xưởng làm vỏ chai, ước tình hàng năm cần
600.000 chai. Số tiền đầu tư là 50 triệu để mua thiết bị sử dụng trong 20 năm., chi phí vận hành
ước tính là khoảng 7,5 triệu /năm, thuế và bảo hiểm là 2.5 triệu. Tinh theo NPV thì nhà máy này
nên mua thiết bị đó ko hay cứ tiếp tục mua chai trên thị trường với giá 30 đồng/ chai như hiện
nay. Chi phí vốn là 12%/năm. Bỏ qua thuế TNDN.
Bài 6
Công ty nước khoáng Thạch Bích đang lựa chọn giữa hai phương án tài trợ cho hệ thống xe tải
giao hàng như sau:
a. Vay Ngân hàng 4,5 tỷ. ls 13%/năm. Gốc và lãi phải được hoàn trả theo CNKCĐ vào cuối
mỗi năm trong 6 năm.
b. Thuê từ một công ty cho thuê tài chính với tiền thuê là 1,1 tỷ /năm, không có điều khoản
mua lại khi kết thúc hợp đồng.
Đăng lại trên Diễn đàn SV KTQD – www.svktqd.com


Hệ thống xe tải này giúp công ty tăng doanh thu bán hàng thêm 2 tỷ/ năm, đồng thời giúp tiết
kiệm chi phí vận hành bằng xe máy 0,5 tỷ/ năm. Chi phí vận hành phát sinh thêm 0,7 tỷ/ năm.
Khấu hao trung bình,. Thuế suất thuế TNDN là 28%. Vốn tự có của công ty tham gia vào
phương án vay là 1,5 tỷ. LSCk là 12%/năm. Công ty nên thuê hay mua xe?
Bài 7
Nhà máy cao su Sao vàng định lắp đặt một máy mới có thể thay thế cho 3 công nhân thao tác
bằng tay hưởng lương ở mức 1,25 triệu/tháng mỗi người. Máy mới chỉ cần một công nhân
điều khiển hưởng mức lương như trên, nhưng hàng năm phải tốn thêm chi phí vận hành là 5
triệu. Máy mới phải mua và lắp đặt với chi phí 60 tr và được khấu hao theo phương pháp
khấu hao đều trong 5 năm. Thuế suất thuế TNDN là 28%. Lsck 10%/năm. Không có giá trị
thu hồi. Tính NPV.
Bài 8.
NH NoN& PTNT Lạng Sơn nhận được đơn xin vay vốn của Công ty phân bón và thuốc trừ

sâu Mùa vàng với các thông tin sau:
Dây chuyền công ty định đầu tư có chi phí mua. lắp đặt và chạy thử là 15 tỷ. Tuổi thọ mong
đợi của san phẩm phân bón là 5 năm. Doanh thu dự đoán là 12 tỷ trong năm đầu, sẽ tăng thêm
với tốc độ 10% trong các năm sau. Chi phí biến đổi dự tính bằng 30% doanh thu, chi phí cố
định không kể khấu hao hàng năm là 2 tỷ. Công ty dùng phương pháp khấu hao đều. Sau 5
năm, TSCĐ này có thể được thanh lý với giá 1,2 tỷ sau khi đã bỏ ra 0,5 tỷ để sửa chữa. Đầu
năm đầu tiên công ty phải đầu tư vào hàng dự trữ là 2,5 tỷ và thu hồi hết vào năm cuối. Thuế
suất TNDN là 28%.
Công ty xin vay NH một nửa trong số 15 tỷ chi phí ban đầu., với ls 12%/năm, kỳ hạn vay 5
năm, lãi trả vào cuối hàng năm, gốc trả đều vào cuối năm. Tính NPV và IRR của dự án biết
lsck là 9%/năm.
Bài 9
NH A đang xem xét dự án đổi mới dây chuyền của Công ty bóng đèn điện quang có vòng đời
5 năm như sau:
Tổng vốn đầu tư ban đầu vào đầu năm thứ nhất là 200 tr, trong đó 180 triệu dùng để mua TSCĐ
còn lại là mua nguyên liệu dự trữ. Dthu ước tình là 98 tr/ năm kể từ cuối năm thứ nhất. Chi phí
NVL, tiền công và các chi phí khác hàng năm(không kể khấu hao) là 30 tr. KH TSCĐ theo
phương pháp trung bình. NVL dự trữ sẽ thu hồi toàn bộ vào năm cuối.
Sau khi thẩm định dự án, NH thông báo có thể cho vay 2/3 số tiền dùng mua TSCĐ, ls 11%/
năm. gốc trả đều trong 4 năm, lãi trả cuối hàng năm. Thuế suất thuế TNDN là 28%, lsck là
10%/năm. Có nên vay tiền NH ko?
Nếu TSCĐ có thể được thuê từ một công ty tài chính với chi phí thuê là 50 tr/năm và
không có điều khoản mua lại khi kết thúc thời hạn thuê. Có nên đi thuê TSCĐ ko với lsck ko
đổi?
Tại mức tiền thuê là bao nhiêu thì 2 phương án được coi là tương đương?
Bài 10
Ngân hàng X đang xem xét đề nghị của một DN như sau:
DN sẽ vay của NH 100 tr với ls 10%/năm, trả nợ theo NKCĐ vào cuối mỗi năm trong 4 năm
vào cuối hàng năm. Số tiền này sẽ được gộp với 200 tr vốn tự có của DN để mua một dây
chuyền sản xuất may gia công để đáp ứng một hợp đồng dài hạn 4 năm. Dây chuyền được khấu

hao đều, doanh thu hàng năm dự kiến là 160 triệu. Các chi phí khác (không kể khấu hao và lãi
vay) là 30 tr/năm. Thuế suất thuế TNDN là 28%. Sau 4 năm dây chuyền này có thể bán đi với
giá 85 tr nếu Dn chịu bỏ 35 Tr sửa chữa trước khi bán. Chủ DN đòi vốn của mình phải tăng
trưởng ở mức tối thiểu là 14%/năm. Ngoài ra lượng TSLĐ dự trữ tăng thêm do mở rộng sản
Đăng lại trên Diễn đàn SV KTQD – www.svktqd.com


xuất là 45 triệu được tài trợ bằng vốn của DN sẽ thu hồi hết vào năm cuối. Sử dụng NPV và
IRR để giúp NH thẩm định dựa án trên, biết Lsck là chi phí vốn trung bình WACC.

Đăng lại trên Diễn đàn SV KTQD – www.svktqd.com



×