Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THUYẾT MINH bài GIẢNG e (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.57 KB, 4 trang )

THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E- LEARNING” TRUNG ĐIẺM CỦA
ĐOẠN THẲNG” -TOÁN 6
Các em thân mến cô là Nguyễn Thị Thủy - GV trường THCS Vĩnh Hòa Huyện Ninh Giang. Hôm nay cô rất vui được giới thiệu tới các em bài giảng ELearning Toán 6” Trung điểm của đoạn thẳng”
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được trung điểm (điểm chính giữa) của đoạn thẳng là gì?
- Nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
2. Về kỹ năng: Biết áp dụng các kiến thức trên để nhận biết được một điểm là
trung điểm của 1 đoạn thẳng.
3. Về thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo, vẽ, gấp, hình chính xác
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tương tác, vận dụng kiến thức về
điểm nằm giữa, về trung điểm để làm bài tập.
Trước khi vào bài mới ta cùng ôn lại kiến thức cũ bằng cách các em
hãy trả lời một số bài tập sau đây:
Cho M là điểm nằm giữa A và B. Biết AM = 4cm, AB= 8cm.
1. Độ dài của đoạn thẳng MB là:
A) 2cm
B) 3cm
C) 4cm
D) 5cm
2. So sánh MA và MB:
A) MA < MB
B) MA= MB
C) MA> MB
D) Không so sánh được
3. Nhận xét gì về điểm M đối với A và B?
A, M nằm giữa A và B, M cách đều A và B
B, M nằm giữa A và B, M không cách đều A và B
C, M không nằm giữa A và B, M cách đều A và B.
D, M không nằm giữa A và B, không cách đều A và B


Trong cuộc sống hàng ngày các em được nghe rất nhiều đến từ điểm
nằm giữa, điểm chính giữa. Vậy điểm như thế nào là điểm chính giữa, trong bài
học hôm nay em sẽ trả lời được thắc mắc này “Tiết 12- Trung điểm của đoạn
thẳng”.
Ở bài tập phần kiểm tra bài cũ ta có điểm M nằm giữa 2 điểm A, B và
M A= MB.Vậy điểm M được gọi là gì của đoạn thẳng AB cô trò mình cùng tìm
hiểu phần một: Trung điểm của đoạn thẳng:
Điểm M có các đặc điểm như trên ta gọi M là trung điểm của đoạn thẳng
AB. Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa 2 điểm A, B và
cách đều hai điểm A, B hay MA= MB
Các em chú ý trung điểm M của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm
chính giữa của đoạn thẳng AB.
Vậy điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải thoả mãn hai điều
kiện: AM + MB = AB và MA= MB


Một đoạn thẳng chỉ có 1 trung điểm hay điểm chính giữa nhưng có vô số
điểm nằm giữa hai đầu mút của nó.
Để hiểu rõ hơn về trung điểm của đoạn thẳng em hãy làm các bài tập
sau:
Bài tập 1:Trong các hình sau, hình nào có I là trung điểm của MN?
A, Hình 1
M

N
I

B. Hình 2
M


I

N

C. Hình 3
M

N

I

D. Hình 4:
N
I

M

Trong hình 1: Điểm I nằm giữa M, N và IM = IN nên I là trung điểm của MN.
Trong hình 2: Điểm I nằm giữa 2 điểm M, N nhưng không cách đều M, N.
Trong hình 3: Điểm I cách đều M, N nhưng I không thuộc MN
Trong hình 4: Điểm I không nằm giữa M, N và I không cách đều M, N
Các em làm tiếp bài tập 2:
Bài tập 2: (Bài 60 - SGK): Trên tia Ox vẽ 2 điểm A,B sao cho OA=2cm; OB =
4cm.
a) Điểm A có nằm giữa 2 điểm O và B ?
b) So sánh OA và AB?
c) Điểm A có phải là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Em làm bài tập 2 bằng cách chọn từ hoặc số thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Trên tia Ox, ta có OA = 2cm; OB = 4cm ........ nên......Suy ra ......
nằm giữa hai điểm O và B.

b) Vì điểm A nằm giữa 2 điểm O và B nên: .......
=> AB = OB - OA
=> AB = 4 – 2 =
Vậy OA =.......= 2cm
c) Vì A nằm giữa O và B nên điểm .......là trung điểm của ......
Bài tập 3: Chọn từ hoặc số điền vào chỗ trống cho thích hợp:
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên điểm M nằm giữa hai
điểm ......Suy ra MA + .........= AB mà AM=.... nên MA= MB= ....= 5:2= 2,5
Ta đã biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB phải thỏa mãn 2 điều kiện M
phải nằm giữa 2 điểm A, B và M cách đều 2 điểm A, B. Vậy có cách nào ta vẽ


được trung điểm M của đoạn thẳng AB các em sang phần 2“ Cách vẽ trung điểm
của một đoạn thẳng“
Chúng ta cùng làm ví dụ sau: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng 5cm. Hãy vẽ
trung điểm M của đoạn thẳng ấy.
Trong bài tập 3 ta đã có MA = MB = AB:2 = 2,5cm. Vậy để vẽ trung điểm M
của đoạn thẳng AB có độ dài cho trước ta có các cách sau:
+ Cách 1: Dùng thước thẳng có chia khoảng:
- Bước 1: Đo đoạn thẳng AB
- Bước 2: Tính AM= MB= AB:2= 2,5cm
- Bước 3: Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA, MB
+ Cách 2: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng bằng cách gấp giấy:
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy.
- Bước 2: Gấp giấy sao cho điểm B trùng với điểm A.
- Bước 3: Nếp gấp trên đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định.
+ Cách 3: Dùng compa
- Vẽ đoạn thẳng AB, lấy A làm tâm quay 1 đường tròn bán kính lớn hơn
AB: 2. Lấy B làm tâm quay 1 đường tròn có cùng bán kính với đường tròn tâm
A. Hai đường tròn cắt nhau tại 2 điểm, vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cắt đoạn

thẳng AB tại M => M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Cô giáo có bài tập ? sau: Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ
thẳng thành hai phần dài bằng nhau thì làm thế nào ?
Các em hãy quan sát trên màn hình:
- Bước 1: Dùng sợi dây đó đo chiều dài thanh gỗ
- Bước 2: Gấp đoạn dây đó sao cho 2 đầu mút trùng nhau
- Bước 3: dùng đoạn dây đã gấp đôi xác định trung điểm của thanh gỗ.
Đây là cách xác định trung điểm của thanh gỗ thẳng ngoài thực tế hay cách
chia các thanh gỗ thẳng thành 2 phần bằng nhau.
Như vậy các em đã biết điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB
và biết cách vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB. Giờ em hãy áp dụng kiến thức
vừa học làm một số bài tập sau:
Bài tập 1: Khi nào ta kết luận I là trung điểm M của đoạn thẳng AB?
A) IA= IB= AB/2
B) AI+ IB= AB
C) IA+ IB< AB và IA= IB
D) IA= IB.
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp vào chỗ trống:
a, Cho hai tia đối nhau Ox, Oy. Điểm M nằm trên tia Ox sao cho OM= 2cm.
Điểm N nằm trên tia Oy sao cho ON= 2cm. Điểm ..... là trung điểm của đoạn
thẳng MN.
b, Cho AB= 12cm. Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết MB= 2cm suy
ra AB=......


Bài tập 3: Trên tia Ox, vẽ các đoạn thẳng OM= 2cm, ON= 4cm, OP= 6cm, OQ=
8cm.
O
M


N

x

Q

P

Hãy nối mỗi dòng ở cột 1 với một dòng ở cột 2 để có câu trả lời đúng.
Cột 1
Cột 2
1) Trung điểm của đoạn thẳng ON là
A. điểm M
2) Trung điểm của đoạn thẳng MP là
B. 4cm
3) Trung điểm của đoạn thẳng OQ là
C. điểm P
4) Trung điểm của đoạn thẳng NQ là
D. điểm N
5) Độ dài của đoạn thẳng MQ là
E. 6cm
6) Độ dài của đoạn thẳng MP là
7) Độ dài của đoạn thẳng NQ là
Bài tập 4: Quan sát hình vẽ, chọn câu đúng trong các câu sau:
M

A

C


B

A) Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
B) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Trong thực tế trung điểm của đoạn thẳng cũng có rất nhiều các ứng dụng như
khi làm cầu bập bênh, trong xây dựng nhà ở, khi làm cân đòn... Việc xác định
điểm chính giữa của đoạn thẳng để đảm bảo các yêu cầu thực tiễn công việc,
tính chính xác, tính pháp lí, tính thẩm mỹ..
Vậy qua bài học hôm nay các em đã biết được trung điểm của đoạn thẳng
là gì. Biết được cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. Các em đã hiểu được điểm
nằm giữa, điểm chính giữa.
Để ôn tập lại các kiến thức trong bài này, các em hãy học bài theo hướng
dẫn sau:
- Học thuộc định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.
- Phân biệt: Điểm nằm giữa, điểm chính giữa( trung điểm).
- Làm các bài tập: 62, 64, 65( SGK/ tr 126)
- Trả lời các câu hỏi ôn tập chương I.
Bài học của chúng ta đến đây là hết cô xin chúc các em chăm ngoan, học
giỏi và ngày càng học tốt bộ môn toán. Xin cảm ơn các em!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×