Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu ôn tập và kiểm tra môn ngân hàng thương mại (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.79 KB, 14 trang )

Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn
I. Nguồn vốn của NHTM:
1. Khái niệm:
2. Các khoản mục nguồn vốn:
2.1 Vốn chủ sở hữu: là một lượng vốn nhất định mà chủ ngân hàng phải có để bắt đầu
hoạt động.Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài,hình thành trang thiết bị,nhà
cưả cho ngân hàng.
VD: Vốn chủ sở hữu của BIDV hết năm 2009 là 17106238( triệu đồng),
VIETCOMBANK là 255496000( triệu đồng).
a. Vốn hình thành ban đầu:
tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau:
ngân hàng nhà nước, cổ phần,liên doanh,tư nhân…
b. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động:
Dùng để bổ sung cho nguồn vốn chủ hữu trong quá trình hoạt động của ngân hàng:
 Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện kinh doanh có lãi, lợi nhuận ròng lớn hơn
không,chủ ngân hàng có xu hướng chuyển một phần lợi nhuận thành vốn đầu tư.
 Nguồn bổ sung: Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần
,góp thêm,cấp thêm…để mở rộng hoạt động kinh doanh, đổi mới trang thiết bị,tăng vốn
chủ sở hữu.Đặc điểm của nguồn vốn này là không thường xuyên,song giúp cho ngân hàng
huy động được lượng vốn lớn trong lúc cần thiết.
VD: ngày 29/11/2010 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho Ngân hàng
TMCP Tiên Phong (TiênPhongBank) phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
nhằm tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng.
c. Các quỹ:
Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng,nguồn hình thành các quỹ này là
từ thu nhập của ngân hàng,mỗi quỹ có mục đích riêng.
VD: quỹ dự phòng tổn thất,quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng…
Qũy của tổ chức tín dụng năm 2009 của VIETCOMBANK là 1283539 (triệu đồng).
d. Chênh lệch do đánh giá lại Tài Sản
Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể
và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dỡ


dang. . .
Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:
-

Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản
1


-

Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

- Các trường hợp khác theo quy định (Như khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh
nghiệp
Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên
kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại trong các
trường hợp này được phản ánh vào TK 711 - Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 Chi phí khác (nếu là lỗ).
Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng
định giá tài sản thống nhất xác định.
Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính
hiện hành.
2.2 Vốn nợ:
a. Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi: Tiền gửi của khách hàng là nguồn tiền
quan trọng nhất của ngân hàng thương mại,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của
ngân hàng
- Tiền gửi thanh toán(tiền gửi giao dịch, hoặc tiền gửi thanh toán): Đây là tiền của doanh
nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.Lãi xuất
của các khoản tiền này rất thấp,thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ
ngân hàng với mức thấp.Trong phạm vi số dư cho phép,các nhu cầu chi trả của chủ tài
khoản đều được ngân hàng thực hiện,các khoản thu nhập của chủ tài khoản có thể được

nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu.
- Tiền gửi có kỳ hạn của doang nghiệp,các tổ chức xã hội: Tiền gửi thanh toán tuy rất
thuận thiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp để đáp ứng nhu cầu tăng thu
của người gửi tiền,ngân hàng đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn.Người gửi không được
sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để
áp dụng đối với các loại tiền này.Nếu cần chi tiêu,người gửi phải đến ngân hàng rút tiền
ra.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Người dân có thể gửi tiết kiệm khoản thu nhập của họ
tạm thời không sử dụng vào ngân hàng để hưởng lãi suất và bảo toàn số thu nhập đó.Ngân
hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều sổ tiết kiệm cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi
khác nhau,sổ tiết kiệm không dùng để thanh toán song có thể dùng để thế chấp vay vốn
nếu ngân hàng cho phép.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân
hàng khác nhắm mục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác.
b. Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương mại: Trong những giai đoạn cụ
thể,số tiền gửi không đáp ứng được nhu cầu chi trả của ngân hàng thương mại, do đó ngân
hàng thương mại phải đi vay mượn thêm.
2


- Vay ngân hàng nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong
chi trả của ngân hàng thương mạỊ.Hình thức chủ yếu cho vay của ngân hàng nhà nước là
tái chiết khấu,các thương phiếu đã được các ngân hang thương mại chiết khấu(hoặc chiết
khấu) trở thành tài sản của họ.Khi cần tiền các ngân hang thương mại mang những thương
phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hang trung ương,các thương phiếu được tái chiết khấu
thường có thời hạn đáo hạn ngắn,khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân
hàng nhà nước trong từng giai đoạn.Trong điều kiện chưa có thương phiếu ,ngân hàng nhà
nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng
nhất định.
- Vay các tổ chức tín dụng khác: Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau và vay của

các tổ chức tín dụng khác trên thị trường lien ngân hàng.Các nguồn vay này dùng để đáp
ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách của ngân hàng.Khoản vay có thể không cần bảo
đảm hoặc được bảo đảm bằng các chứng khoán của kho bạc.
VD: Tiền vay các tổ chức tín dụng khác trong năm 2009 của VIETCOMBANK là
6857580(triệu đồng), 2008 là 5093101( triệu đồng).
- Vay trên thị trường vốn: Các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy
tờ có giá trên thị trường vốn.Khả năng vay mượn phụ thuộc vào lãi suất,uy tín .trình độ
phát triển của thị trường tài chính.
VD: Trong năm 2009 VIETCOMBANK phát hành các giấy tờ có giá là 386058( triệu
đồng), 2008 là 2922015( triệu đồng).
c. Vốn nợ khác:
- Tiền ủy thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho
vay.ủy thác đầu tư,ủy thác cấp phát,….Các nguồn hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại
ngân hàng
- Tiền trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành
nguồn trong thanh toán
- Tiền khác: Thuế chưa nộp,lương chưa trả…
VD: Các khoản phí,nợ phải trả của VIETCOMBANK năm 2009 là 1848712 (triệu đồng).
3. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến từng nguồn vốn:
a. Tiền gửi:
- Đặc điểm chung là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu,chi phí tiền gửi
thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi.
- Nhân tố ảnh hưởng:lãi suất,tỷ giá,thu nhập,chu kỳ chi tiêu,…
b. Tiền vay:
- Các khoản vay thường là với thời hạn và quy mô xác định trước,do vậy tạo thành
nguồn ổn định cho ngân hàng.Ngân hàng chỉ vay lúc cần thiết và chủ động quyết định
3


khối lượng vay phù hợp nhu cầu sử dụng,lãi suất trả cho tiền vay thường lớn hơn lãi suất

trả cho tiền gửi cùng kỳ hạn.
- Nhân tố ảnh hưởng: thu nhập nhân cư,ổn định vĩ mô và các kỹ thuật nghiêp vụ của
ngân hàng tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay.
c. Nguồn khác:
- Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi,chi phí để có và duy trì chúng
tương đối.
Nhân tố ảnh hưởng: phụ thuộc vào chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng,khả năng
thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ này.
VD: Cơ cấu vốn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( Vietinbank) năm 2009 :
đơn vị ( triệu đồng)

=> Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương ( Vietcombank) năm 2009 là:

II. Quản lý các khoản mục nguồn vốn (vốn nợ):
1. Khoản mục nguồn vốn ngân hàng:
Nguồn vốn chiếm khoảng 90-95% tổng các nguồn vốn của ngân hàng trong đó tiền gửi
chiếm tới hơn 75% tất cả nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
Các nguồn vốn khác gồm có vay ngân hàng khác, vay có cầm cố chứng khoán, phát hành
hối phiếu, trái phiếu.
Theo nghĩa rộng, quản lý nguồn vốn bao gồm các hoạt động liên quan đến việc nhận vốn
từ người gửi tiền và người cho vay tiền khác nhau. Theo nghĩa hẹp, quản lý nguồn vốn
được xem như là các hoạt động liên quan đến việc đáp ứng các nhu cầu về thanh toán bằng
cách chủ động huy động nguồn vốn bổ sung dưới nhiều hình thức. chính các nguồn vốn
này được sử dụng đầu tư vào các tài sản khác nhau của ngân hàng, chi phí của vốn huy
động sau khi được khấu hao trừ vào thu nhập của tài sản sẽ cho ra mực lơi nhuận của ngân
hàng. Do vậy, liên hệ giữa nguồn vốn và tài sản là một yếu tố quyết định tới lợi nhuận của
ngân hàng.
1.1 Tiền gửi giao dịch:

4


Đối tượng gửi tiền giao dịch của NHTM là cá nhân, công ty, cơ quan hành chính sự
nghiệp…
Về mặt pháp lý, khi gửi tiền không kỳ hạn theo tài khoản giao dịch thể hiện một hợp đồng
mặc nhiên giữa khách hàng và ngân hàng. Theo đó ngân hàng phải có trách nhiệm thực
hiện các khoản chi trả theo yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và chính xác. Nếu
không thực hiện đầy đủ trách nhiệm ấy thì ngân hàng bị coi là vi phạm hợp đồng và phải
bối thương thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Lý do khiến khách hàng mở tài khoản giao dịch đó là trong các quan hệ thanh toán có nhu
cầu tiền mặt với số lượng lớn có thể xuất hiện tức thì và ngân hàng có thể đáp ứng được
các yêu cầu về tiền mặt đó với nhiều dịch vụ tiện lợi kèm theo đồng thời bảo đảm được
tính an toàn cao, tính chính xác và kịp thời. đối với phần lớn khách hàng, mục đích hương
lãi từ loại tiền gửi này là thứ yếu. Tài khoản tiền gửi giao dịch còn được gọi với tên khác
là tài khoản séc hay tài khoản thanh toán vì phần lớn quan hệ thanh toán trong giao dịch
được thực hiện thông qua séc. Ngoài ra, ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ
cho ra đời nhiều loại hình mới như nghiệp vụ ngân hàng điện tử và thẻ rút tiền tự động…
Tiền gửi giao dịch gồm 2 loại:
 Tài khoản séc dùng cho doanh nghiệp. tài khoản này không được hưởng lãi trực tiếp
mà người gửi chỉ hưởng lãi gián tiếp thông qua dịch vụ thanh toán miễn phí của ngân
hàng.
 Tài khoản tiền gửi giao dịch dành cho cá nhân hay còn gọi là lệnh rút tiền có thể
thương lượng ( negotiable order of Withdrawal-NOW ). Tài khoản này được ngân hàng trả
lãi nhưng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn đồng thời các ngân hàng cũng hạn chế
một số dịch vụ đối với tài khoản loại này.
Tiền gửi giao dịch chiếm khoảng 28% tổng các nguồn vốn của ngân hàng, điều đó chứng
tỏ đây là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng và nó cũng giải thích tại sao ngày nay các
ngân hàng không ngừng đưa ra các dịch vụ thanh toán thuân lợi.
1.2 Tiền gửi phi giao dịch:

Tiền gửi kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng nó chiếm tới 61,5% tổng các
nguồn vốn của ngân hàng. Chúng có đặc tính chung là được hưởng tiền lãi và người gửi
tiền không được phát séc. Lãi suất của chúng thương cao hơn tiền gửi không kỳ hạn có
hưởng lãi bời vì người gửi tiền kỳ hạn không được hưởng nhiều dịch vụ thanh toán. Tiền
gửi phi giao dịch gồm có 2 loại chính : tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn. tiền gửi tiết
kiệm đã từng là tiền gửi phi giao dịch phổ biến nhất. với tài khoản tiền gửi tiết kiệm vốn
có thể rút ra hay gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào. Việc rút tiền gửi và thanh toán lãi được theo
dõi trong 1 cuốn sổ nhỏ gọi là sổ tiết kiệm( do chủ tài khoản giữ) hoặc trong thông báo
tình hình tiền gửi của ngân hàng vào cuối tháng.
Về mặt kỹ thuật, tiền gửi loại này không được rút ra trước thời hạn, tuy nhiên do sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng nên người gửi tiền có thể được phép rút tiền ra ngay lập tức.
5


Tiền gửi kỳ hạn có nhiều loại khác nhau như: chứng chỉ tiết kiệm( savings certificates),
chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn. các loại tiền gửi loại này có thời gian đáo hạn cố định từ
một vài tháng đến 5 năm.
So với tiền gửi tiết kiệm chúng kém lưu hoạt hơn nhưng lại có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên
người gửi kỳ hạn sẽ phải châp nhận một khoản tiền phạt nào đó( chẳng hạn như không
được hưởng lãi vào tháng cuối) nếu rút tiền trước hạn.
Chứng chỉ tiền gửi loại lớn ( CDs-Certificates of Deposit) chủ yếu do công ty hoặc các
ngân hàng mua. Các CDs có thể mua bán trên thị trường thứ cấp trước khi nó tới hạn
thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tới 13,2% và chứng chỉ tiết kiệm chiếm 21,9% tổng
các nguồn vốn ngân hàng cho thấy tiền gửi kỳ hạn là môt nguồn vốn quan trọng của ngân
hàng. Ngoài ra ngân hàng còn phát hành các công cụ tiền tệ như: hối phiếu, kỳ phiếu…
nhằm huy động vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.
Xác định lãi suất cho tiền gửi phi giao dịch:…
Tiền gửi phi giao dịch có thể áp dụng lãi suất cố định hay thả nổi, nếu áp dụng lãi suất thả
nổ thì phải lấy lãi suất thị trường liên ngân hàng làm cơ sở xác định lãi suất.
Đối với các công cụ huy động vốn trên thị trường tiền tệ có 2 phương pháp phát hành:

- Phát hành theo mệnh giá: người mua chứng chỉ có giá loại này sẽ trả tiền theo mệnh giá
ghi trên chứng chỉ. Cuối kỳ ngân hàng thanh toán tiền theo mệnh giá đã mua và tiền lãi
khách hàng được hưởng.
- Phát hành theo hình thức chiết khấu: người mua trả tiền bằng mệnh giá trừ đi số tiền
chiết khấu và khi đến hạn ngân hàng sẽ hoàn trả theo đúng mệnh giá.
1.3 Vốn vay:
Các ngân hàng thu hút vốn vay bằng cách vay NHNN, vay ngân hàng khác, vay các công
ty. Trường hợp vay từ ngân hàng nhà nước được gọi là vay chiết khấu hoặc tiền ứng trước.
ngân hàng cũng vay các khoản dự trữ ngắn hạn của các ngân hàng khác. Các nguồn vốn
vay khác mà các ngân hàng có được đó là: tiền vay từ nhưng công ty mẹ, những dàn xếp
vay tiền các công ty…
2 . Nội dung quản lý:
2.1 Quản lý quy mô và cơ cấu:…
2.2 Quản lý lãi suất chi trả;xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền
khác nhau:
- Lãi suất danh nghĩa: đây là mức lãi suất người tiền quan tâm nhất.
Ví dụ: lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 0.35%/1 tháng thì lãi suất danh nghĩa là 0.35%.
- Lãi suất thực tế:là mức lãi suất ngân hàng phải tính toán chính xác xem chi phí thực tế bỏ
ra để có nguồn tiền đó, tránh tình trạng thua lỗ do chi phí huy động thực tế của nguồn tiền
đó quá cao ttrong khi lãi suất cho vay không bù đắp được.Tuy nhiên chi phí thực còn phụ
6


thuộc vào phương thức trả lãi: số lần trả lãi trong một kỳ , tỷ lệ dự trữ bắt buộc...số lần trả
lãi trong một kỳ càng nhiều , tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì chi phí thực tế càng lớn.
- Lãi suất bình quân: ngân hàng huy động rất nhiều nguồn tiền với các mức lãi suất, kỳ hạn
khác nhau, quy mô khác nhau mà thực tế cho vay không phân biệt rạch ròi từ nguồn nào
do đó ngân hàng phải tính toán lãi suất bình quân để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay để
đảm bảo lợi nhuận tổng thể cho ngân hàng.
2.3 Quản lý kỳ hạn:

- Kỳ hạn danh nghĩa: giả sử khách hàng gửi tiền kỳ hạn 6 tháng thì kỳ hạn danh nghĩa là 6
tháng.
- Kỳ hạn ổn định của đồng tiền: kỳ hạn này xét với từng đồng tiền riêng biệt: Thông qua
biến động số dư của một loại tiền gửi nào đó qua các thời kỳ ngân hàng có thể xác định
một mức số dư ổn định tương ứng với một thời kỳ nhất định. Việc xác định kỳ hạn ổn định
là rất quan trọng vì ngân hàng sẽ xác định chính xác nhu cầu chi trả thực tế đồng thời ngân
hàng có thể sử dụng một phần dư đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền
mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.
III. Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động huy động vốn của NHTM tại
VN:
Trước đây, các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quyết định
457/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/10/2010, quyết định này đã đc thay thế
bằng thông tư 13/2010 của NHNN, bao gồm các quy định về:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
b) Giới hạn tín dụng;
c) Tỷ lệ khả năng chi trả;
d) Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
đ) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
1.Tỉ lệ an toàn vốn tối thiếu(Capital Adequacy Ratios- CAR)
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiếu là 9%.( được quy định tại điều 4 của thông tư 13/2010)
Trong đó tỉ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng được tính như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =

Vốn tự có
Tổng tài sản “Có” rủi ro

Trong đó vốn tự có là vốn cấp 1, về cơ bản bao gồm:
-Vốn điều lệ
-Lợi nhuận không chia


7


-Các quỹ dự phòng trên cơ sở trích lập từ lợi nhuân ( ví dụ: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ, quỹ dự phòng tc …)
Tổng tài sản “có” rủi ro, xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị
tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có”
Ví dụ các khoản phải đòi với Chính phủ Việt Nam, NHNNVN, Chính phủ các nước thuộc
OECD có hệ số rủi ro là 0%, trong khi ấy, các khoản phải đòi để đầu tư máy móc, thiết bị,
tài sản cố định có hệ số rủi ro lên tới 100%.
Và nếu một Ngân hàng thương mại cho vay đầu tư bất động sản, hệ số rủi ro của khoản
vay này lên tới 250%
Thay đổi so với QĐ 457: tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu trong QĐ 457 chỉ có 8%
2. Giới hạn tín dụng đối với khách hàng
- Quản lý, theo dõi những khoản cấp tín dụng ở mức từ 5% vốn tự có trở lên.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có
- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng
không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, Tổng dư nợ cho vay của tổ
chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn
tự có
- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách
hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng
- a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của
tổ chức tín dụng.
- b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh
nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của
tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công
ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín

dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh chứng khoán.
- Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng
khoán.
- Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu
tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
- . Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn
tự có của công ty cho thuê tài chính.( Ở đây là Ngân hàng )
8


3. Tỷ lệ về khả năng chi trả
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể
từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày
hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm
đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên
ngân hàng cuối mỗi ngày).
Các tỷ lệ này được theo dõi tại bảng theo dõi và quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả tại phụ
lục 2 của thông tư 13
-Nếu các NHTM gặp khó khăn trong khả năng chi trả NHTM cần báo cáo ngay cho
NHNN. NHNN sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết đểkhắc phục khó khăn cho những
ngân hàng này.( như cho vay tái CK)
4. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự
án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp,
quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần
thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật.
- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng:

a) Trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ
chức tín dụng.
b) Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp
vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40%
vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần
của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều này.
- Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản và đáp ứng đầy
đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt
động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống và hoạt động kinh doanh có lãi
liên tục trong ba (03) năm liền kề trước đó.
b) Là khoản góp vốn, mua cổ phần vào các tổ chức tín dụng khác nhằm hỗ trợ tài chính
cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, ảnh
hưởng đến an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
5. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Đối với ngân hàng: 80%
9


IV.

Thực trạng về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của các NHTM:

1. Tình hình huy động vốn:
a. Chính sách huy động vốn của NHNN:
(Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân
hàng, góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm 2010 và
đầu năm 2011)

Cần tập trung thực hiện 7 giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, tăng cường huy động vốn ở trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp
phù hợp quy định của pháp luật; không áp dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh
để ổn định thị trường tiền tệ. Kiểm soát tốc độ, quy mô và cơ cấu cho vay để cân đối với
vốn huy động; thực hiện quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.
Thứ hai, đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nông
thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu vốn để cung ứng hàng hoá và dịch vụ
thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm
2011.
Đối với các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do bão, lũ xem xét thực hiện cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay theo quy định của pháp luật và xem xét cho vay mới để khôi
phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ huy động và cho vay bằng ngoại tệ, không để rủi ro thanh
khoản và lãi suất bằng ngoại tệ, tỷ giá; cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp
luật.
Thứ tư, ấn định lãi suất huy động và cho vay, tỷ giá mua bán ngoại tệ phù hợp với quy
định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ.
Thứ năm, cung cấp đúng và kịp thời các thông tin về hoạt động kinh doanh của tổ chức
tín dụng theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ sáu, xử lý kịp thời các trường hợp cho vay hỗ trợ lãi suất chưa đúng quy định của
pháp luật, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra,
giám sát ngân hàng, phát hiện của tổ chức tín dụng.
Thứ bảy, khẩn trương đầu tư, nâng cấp công nghệ, nâng cao khả năng quản trị và điều
hành hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu an toàn, hiệu
quả.
b. Huy động vốn trong nước:
Trong thời gian vừa qua, lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng không
ngừng thay đổi, thậm chí là từng giờ. Có một vấn đề là tâm lý của người gửi tiền không ổn
định, sự thay đổi lãi suất đã kéo theo một hệ quả là lượng tiền mặt huy động của các ngân
hàng tăng giảm thất thường. Khi lãi suất huy động của ngân hàng A tăng lên thì lượng tiền

cùng với số lượng người gửi tăng theo, và khi lãi suất huy động của ngân hàng B cao hơn
10


thì một lượng lớn tiền mặt được rút khỏi ngân hàng A và được gửi sang ngân hàng B.
Khách hàng đi gửi tiền thường không hiểu rõ các điều kiện ràng buộc của các ngân hàng
nên khi rút tiền không đúng kỳ hạn đã phải hưởng mức lãi suất thấp không như kỳ vọng,
dẫn đến tâm lý thiếu lòng tin vào các ngân hàng. Tuy tiền lãi mất đi đối với một khách
hàng không đáng kể nhưng tính đến toàn hệ thống ngân hàng thì việc này đã dẫn đến thiệt
hại không nhỏ.
Các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất cao cùng với nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn. Thế nhưng kỳ hạn ứng với mức lãi suất đưa ra đó thường là một năm. Nếu chia
bình quân tháng và với một lượng tiền gửi không nhiều thì chi phí cơ hội sẽ cao hơn thu
nhập từ tiền lãi. Bên cạnh đó, khách hàng thường không xem trọng mối quan hệ lâu dài
giữa khách hàng gửi tiền - ngân hàng huy động, cho nên việc thay đổi đối tác trong giao
dịch là điều tất yếu xảy ra. Đây cũng có thể xem như là một chi phí nữa mà khách hàng bỏ
ra. Việc tạo dựng được mối quan hệ lâu dài của cả hai phía là một yếu tố mang đậm tính
văn hoá kinh doanh, mà điều này thường cả hai phía đều không xem trọng. Qua thời gian
biến động cho ta thấy rằng tính chuyên nghiệp cũng như văn hoá kinh doanh trong lĩnh
vực ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém khi giao dịch không được đặt trên nền tảng
lòng tin mà là lợi ích trước mắt. Chính vì sự mong manh đó nên lượng vốn trong dân còn
rất lớn nhưng với mức lãi suất huy động cao như hiện nay vẫn không thu hút đáng kể. Và
khi khối lượng lớn vốn ấy cứ nằm im thì chúng ta lại tăng chi phí cơ hội của mình một lần
nữa.
c. Huy động vốn từ nước ngoài:
(Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của chính phủ về việc nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam)
Quy định nhà đầu tư nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ theo Nghị định
69/2007 của Chính phủ trên thực tế còn những mặt hạn chế. Các quỹ đầu tư nước ngoài, cá
nhân đầu tư nước ngoài rất khó có điều kiện và cơ hội để đầu tư vào các ngân hàng cổ

phần. Hầu như tất cả các ngân hàng cổ phần đều mong muốn dành ưu tiên tỷ lệ room 30%
cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, như vậy chỉ có vài tổ chức nước ngoài có cơ
hội đầu tư vào một ngân hàng.
Trong khi đó, các ngân hàng cổ phần đều mong muốn có từ hai đến ba nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài nhằm hỗ trợ họ đổi mới công nghệ quản lý từ nghiệp vụ tín dụng, nghiệp
vụ ngân hàng đầu tư, đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán... Các tổ chức và cá nhân
đầu tư nước ngoài khi đặt kế hoạch đầu tư vào Việt Nam đều mong muốn trong danh mục
đầu tư của mình có các cổ phiếu ngân hàng nhưng quy định hiện hành trước khi đầu tư vào
ngân hàng chưa niêm yết thì ngân hàng cổ phần phải làm nhiều thủ tục xin phép Ngân
hàng nhà nước, còn muốn đầu tư vào ngân hàng niêm yết thì ít có cơ hội vì các ngân hàng
niêm yết đã hết room. Còn với danh mục đầu tư ít có cổ phiếu ngân hàng thì các công ty
quản lý quỹ gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.
2. MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG 8/2010:
11


a. Lãi suất:
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND trong tháng 8/2010 có xu hướng ổn định,
trong đó lãi suất huy động VND dao động ở mức 10,6-11,2%/năm; lãi suất cho vay VND
ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 12-12,5%/năm đối với nhóm ngân
hàng thương mại nhà nước và 12,5-13,5%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ
phần, lãi suất cho vay kinh doanh khác phổ biến ở mức 13-15%/năm. Lãi suất cho vay
kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng phổ biến ở mức 16-20%/năm.
Lãi suất huy động và cho vay bằng USD ít biến động so với tháng 7/2010.
b. Tỷ giá:
Đầu tháng 8/2010, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng mạnh, cao hơn nhiều tỷ giá
niêm yết 19.100 VND/USD của các ngân hàng thương mại. Sau khi Ngân hàng Nhà nước
điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ lên
18.932 VND/USD (ngày 18/8/2010), cung cầu ngoại tệ đã ổn định, tỷ giá trên thị trường
tự do giảm và hiện đang ở mức 19.480-19.520 VND/USD. Tỷ giá giao dịch của các ngân

hàng thương mại ở mức 19.475-19.500 VND/USD.
c. Huy động vốn:
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 8/2010 ước
tăng 17,75% so với cuối năm 2009.
d. Cho vay nền kinh tế:
Tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 16,27% so với cuối năm
2009.
e. Tổng phương tiện thanh toán:
Tổng phương tiện thanh toán tháng 8/2010 ước tăng 16,31% so với cuối năm 2009; trong
đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 8,37% .
3. MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG 01/2011:
a. Lãi suất:
Trong tháng 01/2011, lãi suất huy động và cho vay VND ít biến động so với cuối năm
2010: Lãi suất huy động bình quân ở mức 12,44%/năm và vẫn có sức ép tăng; lãi suất cho
vay bình quân ở mức 15,74%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 1617%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất (kinh doanh bất động sản, chứng khoán,
tiêu dùng) ở mức 18-20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức
14-16%/năm.
Lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,5-1%/năm so với cuối tháng 12/2010, hiện lãi suất
huy động bình quân ở mức 4,17%/năm, lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,37%/năm.
Lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định, lãi suất cho vay qua đêm ở mức 1011%/năm, 1 tuần ở mức 12%/năm.
12


b. Tỷ giá
Trên thị trường chính thức, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 18.932
VND/USD, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại dao động trong khoảng
19.495-19.500 VND/USD. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do dao động nhẹ, xoay
quanh mức 20.980 – 21.050 VND/USD.
Giá vàng trong tháng 01/2011 biến động theo giá vàng thế giới và ở mức 35,33 – 35,41
triệu đồng/lượng.

c. Huy động vốn
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 21/01/2011 giảm
2,46% so với tháng trước; trong đó, số dư tiền gửi VND giảm 4,12% và số dư tiền gửi
ngoại tệ tăng 4,43%.
d. Cho vay nền kinh tế
Đầu tư cho nền kinh tế tính đến ngày 21/01/2011 tăng 0,43% so với tháng trước; trong
đó, đầu tư bằng VND giảm 0,09% và đầu tư bằng ngoại tệ tăng 2,37%.
e. Tổng phương tiện thanh toán
Tổng phương tiện thanh toán tính đến ngày 21/01/2011 giảm 0,33% so với tháng trước,
trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 12,54%.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn:
a. Đối với việc huy động vốn trong nước:
Nhằm ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động, đảm bảo đáp ứng đủ vốn phục vụ cho
mục tiêu tăng trưởng của Ngân hàng, hoạt động huy động vốn cần thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau:
- Mở rộng tín dụng trên cơ sở gắn liền với huy động vốn và cơ cấu lại khách hàng. Tiếp
tục triển khai ngay các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, giữ ổn
định nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống.
- Thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và lãi suất, tiếp tục phát huy tính linh hoạt,
nhạy bén trong điều hành lãi suất phù hợp với tín hiệu thị trường để thu hút khách hàng
nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, luôn
hướng đến khách hàng. Bên cạnh các biện pháp giữ ổn định khách hàng cũ, phải tích cực
tìm kiếm và phát triển khách hàng mới nhằm tăng trưởng số dư huy động vốn.
- Việc quản lý tăng trưởng tín dụng sẽ dựa trên tăng trưởng của số dư huy động vốn qua
từng tháng để có những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
b. Đối với việc huy động vốn từ nước ngoài:

13



Theo phân tích của VAFI (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam), việc nâng tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ làm tăng tỷ lệ huy động vốn của họ vào lĩnh vực
ngân hàng mà còn tăng quy mô các quỹ nước ngoài vào thị trường. Việc tăng tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thường đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ
nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức trong một ngân hàng, làm cải thiện đáng kể tính tổ
chức và tính ổn định trong cơ cấu cổ đông. Khi tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trong nước và
nước ngoài tăng lên thì quản trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời những
tổ chức này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các chương trình huy động vốn của ngân hàng,
nhất là sẽ cải thiện đáng kể phương thức phát hành hiện nay và gia tăng phương thức phát
hành riêng lẻ để tạo thặng dư vốn nhiều cho doanh nghiệp ngân hàng.
Việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng được một số
nhà quản lý cho là nhạy cảm nhưng nếu phân tích kỹ bản chất của vấn đề cộng với chính
sách quản lý nhà nước thích hợp trong từng thời kỳ thì sẽ không là vấn đề nhạy cảm mà là
nhu cầu thực sự của sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại và của thị
trường chứng khoán.

14



×