Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu ôn tập và kiểm tra môn ngân hàng thương mại (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.9 KB, 14 trang )

Chương I: Phân tích kết quả kinh doanh của NHTM
I.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: 1 ngân hàng chính sách. 5 NHTM nhà nước, 39 NHTM cổ
phần, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Trong những năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và
đáng ghi nhận, góp phần quan trọng với sự phát triển đất nước. Để đánh giá sự phát triển sự phát triển của hệ
thống ngân hàng, mỗi tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. Trong bài viết này, chúng em xin lựa
chọn 2 tiêu chí phổ biến nhất là: mức độ phát triển và đóng góp của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế;
và năng lực của hệ thống ngân hàng.
1. Mức độ phát triển và đóng góp của khu vực ngân hàng đối với nền kinh tế
a) Tổng mức huy động vốn từ nền kinh tế
Bảng 1: Huy động vốn từ nền kinh tế

Từ bảng biểu trên cho thấy tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng liên tục tăng trong những năm gần
đây.
Năm 2009: Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29,88%, cao hơn so với mức 22,84% của năm 2008.
Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 30,07% ( năm 2008 tăng 21,38%), huy động bằng ngoại tệ tăng
22,29% (năm 2008 tăng 27,74%)
Huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm, đạt mức bình quân trên 3%/tháng. Tuy nhiên trong 6 tháng
cuối năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã chậm lại, bình quân tăng 1,67% tháng.
Năm 2010: Huy động vốn của ngân hàng tăng 27,2% là do Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách
tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và yêu cầu kiềm chế lạm phát của
Chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
b) Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng
Bảng 2: Tín dụng đối với nền kinh tế

1



Cũng tương tự như tổng mức huy động vốn từ nền kinh tế, tồng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế cũng ngày
càng tăng
Năm 2009: Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53% cao hơn nhiều so với
mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu là do chính sách kích thích nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho
phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với năm 2008
(tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12% thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%).
Trong 2 tháng đầu năm 2009, tăng thấp theo xu hướng từ nửa cuối năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9/2009,
tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của chính phủ
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độ
hỗ trợ lãi suất đã giảm dần.
Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín
dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22.8% (năm 2008: 28,84%), ngành thương nghiệp chiếm 19,2%
(năm 2008: 18,67%). Tỷ trọng tín dụng đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm
12,9%, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5,4%, ít biến động so với năm 2008.
Năm 2010: Đến tháng 6/2010 tín dụng tăng khoảng 10,52%, nhưng tín dụng bằng VNĐ chỉ tăng 4,6%, tín
dụng ngoại tệ tăng 27%. Tuy nhiên, đến hết năm 2010, tín dụng tăng 27,65%, tín dụng bằng VND tăng
25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo các phân vùng đã có những chuyển động hợp lý: khuyến khích tín dụng cho
sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất: hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng
khoán, bất động sản và tín dụng tiêu dùng. Và điểm nổi bật trong năm 2010 là sự lên ngôi của tín dụng phục
vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Năm 2010 đã có sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ rất lớn so với các năm trước đó. Năm 2010, tăng
trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lên tới 37,76%, so với năm 2009 là 15,12%.
Năm 2011: nhằm thực hiện mục tiêu phát triên nền kinh tế ổn định và kiềm chế lạm phát, NHNN đã định
hướng nhiệm vụ cho ngành ngân hàng năm 2011 là tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%.
2


c) Độ sâu tài chính

Theo một đánh giá toàn diện của một nghiên cứu thực nghiệm của Demirgü-Kunt và Levine (2008), các bằng
chứng được kiểm nghiệm cho thấy độ sâu tài chính, được đo bằng các chỉ số như: tỷ lệ của các khoản nợ có
tính thanh khoản trên GDP, tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng. Sự gia
tăng của độ sâu tài chính, thể hiện qui mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, thường được xem
như là một trong nhiều bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia.
Bảng 3: Xu thế tín dụng ngân hàng của Việt Nam (Dư nợ tín dụng/GDP)

Sử dụng chỉ số tín dụng/GDP để so sánh về độ sâu tài chính của Việt Nam, có thể thấy độ sâu tài chính của
Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, từ 35% GDP năm 2000 lên 90%GDP năm 2008 và 107% năm
2009. Năm 2010, dự kiến đạt 115%, ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và
Malaysia.
d) Khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng
Số lượng các tổ chức tài chính/chi nhánh/phòng giao dịch/điểm giao dịch tính trên một số lượng đầu người
nhất định trả lời cho vấn đề về mức độ dễ dàng tiếp cận vào các dịch vụ tài chính trong một quốc gia. Điều
này có ý nghĩa quan trọng vì: Thứ nhất, nó hỗ trợ cải thiện tình trạng đói nghèo, vì trên thực tế, hạn chế tín
dụng ngăn cản những người nghèo hoặc những người không có tài sản thế chấp tham gia vào việc kinh
3


doanh có lợi nhuận. Thứ hai, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế tiếp cận nguồn tài
chính để sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới, do đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội (Beck, DemirgüKunt, và Peria 2007).
Ở Việt Nam, tính đến 2009, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước
(NHTMNN) với 1.405 chi nhánh, 38 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần với 1.830 sở giao dịch, chi
nhánh và văn phòng giao dịch. Như vậy tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 người dân trung bình
vào khoảng 3,72. Con số này mặc dù khá tương đồng với Philippines (khoảng xấp xỉ 4) nhưng vẫn thấp hơn
Thái Lan và Indonesia và là một khoảng cách khá xa so với các nước OECD (xấp xỉ 27).
2. Năng lực của hệ thống ngân hàng
a) Quy mô vốn của các ngân hàng
Bảng 4: Vốn điều lệ của một số ngân hàng Việt Nam
2007


2008

2009

2010

Agribank

10,543

10,924

11,283

BIDV

7,699

8,756

10,499

Vietinbank

7,609

7,717

11,253


15,172

Sacombank

5,662

5,978

8,078

10,931

VCB

4,429

12,101

12,101

13,224

Eximbank

2,800

7,220

8,800


10,560

Techcombank

2,521

3,642

5,401

6,932

VPbank

2,000

2,117

2,117

Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy được quy mô vốn của ngân hàng đã có sự tăng khá nhanh trong thời gian
gần đây.
Năm 2010: thực hiện các quy định của NHNN, cũng như chiến lược phát triển kinh doanh, các NHTM ở
nước ta đã tăng vốn điều lệ theo lộ trình đến hết năm 2010, tăng quy mô tổng tài sản khá ấn tượng. Tuy nhiên
trong điều kiện hiện nay, tính đến hết quý I/2010 thì có 10 NHTMCP chưa nâng đủ vốn điều lệ lên 3000 tỷ
đồng
Bảng 5: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia


Vốn

INDONESIA

Quốc gia

Vốn

MALAYSIA

Bank Mandiri

2.122

Maybank

4,102

Bank BNI

1.499

Public bank (PBB)

2,382

Bank central Asia

1.304


Commerce Asset - Holding

1,695

4


Bank Rakyat Indonesia

1.070

AMMB Holding

1,476

Bank Danamon Indonesia

807

RHB Bank Berhad

1,179

Panin Bank

363

Hong Leong Bank


1,128

VIETNAM

THAILAND

Vietinbank

577

Bangkok Bank

3,178

BIDV

724

Siam Commercial Bank

2,189

Vietcombank

621

Kasikornbank

1,996


Agribank

1062

Krung Thai Bank

1,837

Sacombank

344

Siam City Bank

853

ACB

401

Thai Military Bank

802

Techcombank

355

Bank of Ayudhya


771

PHILIPINES
Bank of Philippine Islands

SINGAPORE
975

DBS Bank

9,623

704

United overseas Bank

6,297

Metropolitan Bank Et Trust
Company

Oversea - Chinese Banking
Equitable PCI Bank

464

Corporation

5,589


Như vậy, có thể thấy quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ so với các ngân hàng
trung bình trong khu vực. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, 4 NHTM có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ
đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 15 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần
160 triệu USD), số còn lại thấp nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) đang tiếp tục thực
hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào 2010.
Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV
cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu
vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD,
Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân
hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines
cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn
1000 triệu USD.
Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân
hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các
ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và
Indonesia.
b) Chất lượng hoạt động
5


Sự lớn mạnh về quy mô vốn, tài sản và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dần đáp ứng được tốc độ tăng
trưởng của tài sản đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) qua từng năm. Hiện nay theo thông tư 13,
CAR được quy định cho các tổ chức tín dụng được nâng từ 8% lên 9%. Đây có thể được coi là mức điều
chỉnh để tiến gần hơn đến mức mà các ngân hàng thế giới hiện nay đang áp dụng là 10 – 11% cho giai đoạn
đến năm 2019 theo Basel III.
Tuy nhiên mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hãn còn thấp nếu so với hệ thống ngân hàng
trong khu vực. Nếu so sánh mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương
(gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) với tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng các nước châu Á mới nổi (14 ngân
hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Philipinnes) thì tỷ lệ của các ngân hàng việt nam hiện nay còn thấp
hơn nhiều chỉ trên 9%.

Bảng 6: Tỷ lệ CAR một số ngân hàng
2007

2008

2009

2010

9,2

8,9

8,11

-

Vietinbank (Việt Nam)

11,62

-

8,06

8,02

DBS (Singapore)

13,4


14,0

16,7

18,4

Bangkok (Thái Lan)

14,54

13,79

15,51

-

Madiri (Indonesia)

21,1

15,7

15,6

-

VCB (Việt Nam)

c) Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời

Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tương xứng
với mức độ gia tăng rủi ro và quy mô hoạt động, đồng thời ở mức thấp so với các ngân hàng trong khu vực.
Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lợi nhuận khu vực ngân hàng Việt Nam liên tục tăng. Tính đến
cuối năm 2009, lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt 29.241 tỷ VND, tăng khoảng 3,7 lần so với
năm 2005 (7.984 tỷ VND). Chi phí hoạt động của khu vực ngân hàng cũng tăng lên tương ứng (hơn 90%
năm 2009).
Sự tăng lên tương ứng giữa thu nhập và chi phí phản ánh sự ổn định về lợi nhuận của hệ thống ngân
hàng. Tuy nhiên, nếu như tốc độ gia tăng của chi phí vẫn được duy trì trong khi cơ sở hạ tầng hoạt động của
khu vực ngân hàng không có những thay đổi lớn thì đây là vấn đề đáng lưu ý bởi nó chứng tỏ năng suất lao
động trong khu vực ngân hàng thấp, do đó ảnh hưởng làm giảm thu nhập và giảm năng lực tài chính của khu
vực ngân hàng.
Về hiệu quả hoạt động, tỷ lệ bình quân lợi nhuận ròng sau thuế so với tổng tài sản (ROA) mặc dù tăng
đều qua các năm (lên tới 1,2% cuối 2009), nhưng vẫn còn thấp so với một số nước châu Á mới nổi
(Indonesia trung bình khoảng 2%; Malaysia trung bình khoảng 1,5%; Philippines khoảng 1,5% và Singapore
khoảng 1,4%).
6


Như vậy hệ thống Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển nhanh chóng, nhưng so với các quốc
gia Đông Nam Á thì vẫn còn một khoảng cách mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cố gắng để theo kịp.
Thứ nhất, tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối
nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính.
Thứ hai, số lượng ngân hàng lớn, nhưng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với
các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của
hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện là thấp hơn so với mức bình quân của khu vực ngân hàng các quốc gia
dẫn đầu của khu vực.
Thứ ba, mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong
khu vực, xét trên 2 chỉ số: Tỷ lệ an toàn vốn thấp.
II.


Tổng quan về kết quả kinh doanh

1. Khái niệm và đối tượng của hoạt động phân tích hoạt động kinh doanh
a) Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu
cầu của nhà quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin liên quan khác, bằng
những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ
chất lượng của hoạt động kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nguồn
tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
ngân hàng, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách cho tương lai.
b) Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó.
Phân tích kết quả kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên
kết quả phân tích đó để đưa ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt – ngắn hạn hoặc xây dựng chiến
lược dài hạn - lâu dài cho tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng.
2. Mục tiêu và phương pháp phân tích
a) Mục tiêu
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng. Đó là
công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các ngân hàng đã sử dụng từ trước đến nay. Như chúng ta đã biết,
mọi hoạt động kinh doanh của một ngân hàng đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Do đó, chỉ có
thế phân tích hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho ngân hàng đánh giá đầy đủ và
sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái của chúng. Và phân tích kết quả nhằm:
-

Làm rõ thực trạng hoạt động của ngân hàng, những nhân tố tác động trực tiếp đến thực trạng đó; so
sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh

-


Làm rõ mục tiêu kết quả mà ngân hàng cần đạt đến,

-

Chuẩn đoán nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả để cải tiến và thay đổi
7


-

Tính toán dự trù các yếu tố hình thành nên kết quả, từ đó đưa ra quyết định phương hướng hoạt động
cụ thể

b) Phương pháp phân tích


Phân tích theo thời gian: là phân tích các yếu tố theo như yếu tố: tiền gửi theo thời gian để thấy mức
độ biến thiên về quy mô của tiền gửi qua các năm và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết qua kinh
doanh

Ví dụ:

(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank các năm)


Phân tích theo tỷ trọng: là phân tích các tỷ trọng của các khoản mục trong tổng số ví dụ như trong
khoản mục tổng tài sản: tiền gửi và tiền vay chiếm tỷ trọng bao nhiêu để tìm ra các khoản mục có giá
trị lớn, hoặc khoản mục cần quan tâm: thấy được sự thay đổi cấu trong tổng tài sản và ảnh hưởng của
chúng tới kết quả kinh doanh.




Phương pháp so sánh: là so sánh các chỉ tiêu kết quả thực hiện với kế hoạch ví dụ như: so sánh kế
hoạch đầu năm và kết quả thực hiện vào cuối năm của chỉ tiêu cho vay khách hàng để nhằm thấy rõ
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự kiến
8


Ví dụ:

(Nguồn: báo cáo tài chính Vietin bank năm 2010)
3. Tài liệu phân tích


Bảng cân đối tài sản: Bảng cân đối tài sản gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
Dựa vào bảng cân đối, nhà quản lí có thể phân tích sự thay đổi về quy mô, cấu trúc của từng
nhóm tài sản và nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng và mối liên hệ giữa các khoản mục.



Báo cáo thu nhập: Báo cáo thu nhập trong kỳ phản ánh các khoản thu, chi diễn ra trong kỳ. Doanh
thu ngân hàng bao gồm thu lãi và thu khác. Chi phí ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí
khác. Báo cáo thu nhập là phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh của ngân hàng.

4. Nội dung phân tích kết quả kinh doanh
A. Phân tích quy mô và kết cấu huy động vốn
Ngân hàng tập trung phân tích tình hình huy động theo các chỉ tiêu sau:


Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và vay;




Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu;



Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên;



Kết quả thực hiện so với kế hoạch, hoặc so với thực hiện kỳ trước, những nhân tố ảnh hưởng;



Phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trong thời gian tới;

B. Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản


Phân tích tập trung vào các nội dung sau:
 Quy mô và tốc độ tăng trưởng các khoản mục tài sản (so với kế hoạch hoặc kỳ trước);
 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi, đặc biệt là tín dụng, chứng khoán,
 Chất lượng tín dụng;
 Cơ cấu tài sản và sự thay đổi cơ cấu tài sản;
 Lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên;
9


 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của tài sản;

 Xu hướng phát triển của từng khoản mục tài sản.


Phương pháp tính các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cấu trúc tài sản:
 Doanh số thu nợ cho vay trong kỳ: Tổng số tiền đã cho vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng,
quý, năm.
 Doanh số thu nợ trong kỳ: Tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ, tính cho ngày, tháng,
quý, năm.
 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cự
thể. Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các kỳ.
 Dư nợ cuối kỳ=dư nợ đầu kỳ+ doanh số cho vay trong kỳ- doanh số thu nợ trong kỳ
 Dư nợ bình quân trong kỳ

 Dư nợ cho vay ròng = dư nợ - Dự phòng tổn thất tín dụng
C. Phân tích chi phí và thu nhập
 Phân tích chi phí


Nội dung của phân tích chi phí:
 Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục phí;
 Phân tích biến động của các khoản phí: Biến động về quy mô, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng;
 Phân tích các khoản mục phí quan trọng hoặc có tốc độ nhanh;
 Phân tích các khoản phí hay biến động mạnh (biến phí): đo mối liên hệ giữa loại phí này với một
số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ nguồn huy động, thu nhập, chênh lệch thu, chi từ lãi…
 So sánh với thu nhập để thấy mức tiết kiệm phí.



Các khoản phí:
 Chi trả lãi: là khoản chi lớn nhất của ngân hàng và có xu hướng gia tăng. Chi trả tiền gửi là bộ

phận chủ yếu của chi trả lãi. Chi trả lãi phụ thuộc vào quy mô huy động, cấu trúc huy động, lãi suất
huy động và hình thức trả lãi trong kỳ.
 Tổng chi trả lãi=tổng chi trả lãi cho các khoản tiền gửi + tổng chi trả lãi từ các khoản đi vay
 Tổng chi trả lãi trong kỳ=∑(số dư tiền gửi phải trả lãi trong kỳ i x Lãi suất chi trả i) + ∑(số dư từ
các hợp đồng đi vay phải trả lãi trong kỳ i x lãi suất đi vay i)
 Chi khác: gồm chi lương, bảo hiểm, các khoản phí, chi văn phòng, chi khấu hao… Chi lương
thường là khoản chi lớn nhất trong khoản chi khác.

 Phân tích thu nhập


Nội dung của phân tích thu nhập
 Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục thu nhập;
10


 Phân tích sự thay đổi của các khoản mục thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng;


Các khoản thu nhập:
 Thu lãi: chiếm bộ phận chủ yếu trong thu nhập và quyết định độ lớn của thu nhập ròng. Nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp tới thu lãi là quy mô, cấu trúc, kỳ tính lãi và lãi suất của tài sản sinh lãi.
 Tổng thu từ lãi=tổng thu lãi từ cho vay+tổng thu lãi từ các khoản tiền gửi+ tổng thu lãi từ chứng
khoán + thu lãi từ cho thuê.
 Thu khác: gồm thu từ phí (phí bảo lãnh, phí mở L/C…); thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc; thu
từ kinh doanh chứng khoán; thu từ liên doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu khác là sự đa dạng loại dịch vụ của ngân hàng, chất lượng
dịch vụ và sự môi trường thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ này.

 Các nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh



Nhóm các chỉ tiêu sinh lời:
 Chênh lệch thu, chi từ lãi = Doanh thu lãi – Chi phí trả lãi
Chênh lệch thu, chi từ lãi phản ánh quy mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng: Huy động
vốn để cho vay từ đầu tư. Chênh lệch càng lớn thu nhập ròng của ngân hàng càng cao.
 Thu nhập ròng sau thuế (LNST) = Doanh thu từ lãi- Chi phí trả lãi+ Doanh thu khác – chi phí
khác- Thuế thu nhập
Các nhân tố ảnh hướng đến thu – chi từ lãi và thu – chi khác đều ảnh hướng đến thu nhập ròng
trước thuế (LNTT). Thuế suất và điều kiện tính thuế lại ảnh hưởng đến thu nhập ròng sau thuế.
 Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định=
 (tổng thu từ hoạt động)/ (tổng tài sản) =

+

.

Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, bằng tổng thu nhập hoạt động chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ
này có thể được chi thành 2 phần quan trọng, phần thứ nhất là mức thu lãi bình quân trên tài sản
và mức thu ngoài lãi bình quân trên tài sản.
 Tỷ lệ tài sản sinh lời =
=
=
Ngày nay các nhà quản lý ngân hàng cũng đang nỗ lực hạn chế tỷ trọng tài sản không sinh lời
(bao gồm tiền mặt, tài sản cố định và tài sản vô hình) trong tổng tài sản. Nhìn chung, khi tỷ lệ tài
sản sinh lời giảm, hội đồng quản trị và nhân viên của ngân hàng phải làm việc tích cực hơn để duy
trì được mức thu nhập hiện tại.
 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) =
11



ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị
ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.


 Chênh lệch lãi suất =

 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)=(
=

)

=

=

ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng.
 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên(NIM) =

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân
hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các
nguồn vốn có chi phí thấp nhất.


 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên =

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi. Chủ yếu là
nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu.



 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên =

 Thu nhập cận biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)
=
Thu nhập cận biên trước các giao dịch đặc biệt đo lường thu nhập của ngân hàng từ những nguồn
ổn định bao gồm cả thu nhập từ khoản cho vay, đầu tư và thu phí từ việc bán các dịch vụ tài
chính, so với tổng nguồn vốn của ngân hàng. Các khoản mục bất thường như tiền lời từ việc bán
tài sản thiết bị hay những khoản lãi lỗ từ kinh doanh chứng khoán thường không được các nhà
phân tích tài chính tính tới trong việc đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng.
 Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) =

.

Đo lường trực tiếp thu nhập của những người sở hữu ngân hàng – các cổ đông – tính trên mỗi cổ
phiếu hiện đang lưu hành.


Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro:
 Rủi ro tín dụng: các chuyên gia cho rằng một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho
vay) giảm giá trại hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vố chủ sở hữu của
ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn

12


đề sẽ có thể đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Bốn chỉ số sau sủ dụng trong việc đo lường
rủi ro tín dụng của ngân hàng:
 Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ, cho vay và cho thuê.
 Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với các khoản cho vay và cho thuê.
 Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay và cho thuê hay với

tổng vốn chủ sở hữu.
 Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở
hữu.
 Rủi ro thanh khoản: các ngân hàng cũng rất quan tâm tới sự nguy hiểm của tình trạng thiếu tiền
mặt và không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi, yêu cầu vay vốn và những
yêu cầu về tiền mặt khác. Đối với rủi ro thanh khoản có thể buộc ngân hàng phải vay “nóng” với
mức chi phí quá cao để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách và do vậy làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng. Thước đo với rủi ro thanh khoản là các tỷ số:
 Các khoản vay của ngân hàng so với tổng tài sản.
 Tỷ số giữa cho vay ròng trên tổng tài sản.
 Tỷ số giữa tiền mặt và số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài sản.
 Tỷ số giữa các khoản mục tiền mặt và chứng khoán chính phủ so với tổng tài sản.


Rủi ro thị trường: sự thay đổi về giá thị trường của tài sản, các khoản nợ, giá chứng khoán… tạo ra sự
chênh lệch so với giá trị sổ sách của chúng, gây ra những rủi ro không lường đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Các chỉ số quan trọng phản ánh rủi ro thị trường của ngân hàng là :
 Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường ước tính của các tài sản ngân hàng.
 Tỷ số giữa các khoản cho vay và chứng khoán lãi suất cố định so với các khoản cho vay và chứng
khoán có lãi suất thả nổi; tỷ số giữa các nguồn vốn lãi suất cố định so với các nguồn vốn có lãi suất
thả nổi.
 Tỷ số của giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.



Rủi ro lãi suất: sự thay đổi lãi suất thị trường cũng có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi
phí hoạt động của ngân hàng. Các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất được sử dụng rộng rãi nhất trong
hoạt động ngân hàng là:
 Tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: khi quy mo tài sản nhạy cảm
lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong một kỳ hạn nhật định, một ngân hàng sẽ rơi vào

trạng thái không thuận lợi, thua lỗ xảy ra nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô nguồn vốn nhạy
cảm lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm lãi suất, thua lỗ chắc chắn sẽ xảy ra nếu lãi suất tăng.
 Tỷ số giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng số tiền gửi. Tiền gửi không được bảo hiểm
thường là tiền gửi của chính phủ và công ty vượt quá mức bảo hiểm tối đa và rất nhạy cảm với những

13


thay đổi trong lãi suất. Chúng sẽ được rút khỏi ngân hàng nếu đối thủ cạnh tranh đưa ra một lãi suất
cao hơn chút ít.


Rủi ro thu nhập: rủi ro tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được gọi là rủi ro thu
nhập. Các cổ đông của ngân hàng luôn phải đối mặt với khả năng thu nhập trên cổ phiếu giảm, làm
giảm giá trị cổ phiếu gây khó khăn cho sự tăng trưởng trong tương lai của ngân hàng. các phương
pháp đo lường rủi ro thu nhập của ngân hàng được sử dụng phổ biến là:
 Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của thu nhập sau thuế. Độ lệch chuẩn hay phương sai của thu
nhập càng cao thì rủi ro thu nhập của ngân hàng càng cao.
 Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của ROA và của ROE.



Rủi ro phá sản: các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp tới rủi ro đối với khả năng tồn tại lâu dài của
mình. Rủi ro phá sản của ngân hàng có thể được đo lường bởi:
 Chênh lệch lãi suất giữa các giấy nợ do ngân hàng phát hành so với chứng khoán chính phủ cùng
kỳ hạn. Độ chênh lệch này gia tăng cho biết khả năng rủi ro thua lỗ sẽ gia tăng nếu đầu tư vào chứng
khoán của ngân hàng.
 Tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng, việc tài trợ cho tài sản bằng nguồn
vốn chủ sở hữu giảm có thể thể phản ánh mức rủi ro lớn hơn mà cổ đông ngân hàng và các trái chủ
phải đối mặt.


 Biện pháp tăng thu nhập ròng cho ngân hàng (tăng ROE)


Kiểm soát chi tiêu: kiểm soát đầu tư trang thiết bị; cân nhắc trong việc mở rộng chi nhánh; kiểm soát
chi phí tiền lương.



Kiểm soát chi phí thông qua hàm chi phí: Q = a.f (K,L). Gọi TC là tổng chi phí thì TC = Pl. L + Pk.
K, trong đó Pl và Pk là giá đầu vào của lao động vốn.



Phân tích mối liên hệ nhạy cảm (độ nhạy) giữa chi phí và tài sản của ngân hàng dựa trên các biến
ngẫu nhiên về chi phí và tài sản của nhóm các ngân hàng, để tìm ra mối liên hệ (độ co dãn) của chi
phí đối với quy mô tài sản.



Tài sản tăng dần đến tăng thu nhập. Như vậy, khi tăng nguồn và các hoạt động khác làm tăng chi phí ,
thu lãi và thu khác liên quan tới tài sản cần tăng tỷ lệ lớn hơn để đảm bảo tăng thu nhập ròng cho
ngân hàng.



Mở rộng cho vay và đầu tư. Đây là biện pháp quan trọng nhất. Ngân hàng chú trọng cả tăng quy mô
tài sản sinh lời, tăng tỷ trọng tài sản sinh lời trên tổng tài sản, thay đổi cấu trúc tài sản sinh lời theo
hướng đa dạng.




Quản lý rủi ro có hiệu quả.

14



×