Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu ôn tập và kiểm tra môn ngân hàng thương mại (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 21 trang )

Ngân hàng thương mại

Rủi ro và quản lý rủi ro trong Ngân hàng thương mại
Mục lục
1.

Rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam: .................................................................................................... 2
1.1 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng...................................................................................................... 2
1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng .................................................................................... 3
1.3 Ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động ngân hàng: ........................................................................................ 3

2.

Rủi ro tín dụng: .................................................................................................................................................... 3
2.1 Bản chất của rủi ro tín dụng: ............................................................................................................................. 3
2.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng: ............................................................................................................... 4
2.3 Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng: .................................................................................................................. 4
2.3.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng ........................................................................................................................... 5
2.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng

3.

đ

h nh

h n á

hỉ ti

hản ánh



............................................... 6

Rủi ro lãi suất: ...................................................................................................................................................... 7
3.1 Khái niệm: .......................................................................................................................................................... 7
3.2 Nguyên nhân rủi ro lãi suất ............................................................................................................................... 9
3.2.1 Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản đượ đo bằng khe hở lãi suất ..................................... 9
3.2.2 Sự tha đổi của lãi suất thị trư ng ngo i ự kiến: ..................................................................................... 9
3.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợ đồng: ........................................................................ 10
3.3 Công cụ quản lý rủi ro lãi suất: ........................................................................................................................ 10
3.3.1. Duy trì khe hở lãi suất = 0 ........................................................................................................................ 10
3.3.2 Hoán đổi LS (interest rate swap) .............................................................................................................. 10
3.3.3 Sử dụng lãi suất thả nổi: ........................................................................................................................... 12
3.3.4 Sử dụng các hợ đồng kỳ hạn: ................................................................................................................. 12

4.

Thực trạng quản lý rủi ro tại ngân hàng Vietcombank: ..................................................................................... 14
4.1 Khái quát: ......................................................................................................................................................... 14
4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank: ...................................................................... 14
4.2.1 Tình hình tài chính: .................................................................................................................................. 14
4.2.2 Tình hình kinh doanh: ............................................................................................................................... 15
4.3 Thực trạng rủi ro tín dụng, lãi suất tại ngân hàng Vietcombank: .................................................................... 15

5.

Một số giải pháp hạn chế rủi ro ở các NHTM: ................................................................................................... 18
5.1 Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. ......................................... 18
5.2Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng: .............................................................................................................. 19


Page 1


Ngân hàng thương mại

1. Rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam:
Ngân hàng là một trung gian tài chính. Vai trò trung gian của ngân hàng thể hiện qua việc ngân
hàng là đầu mối kết nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong đó, một phía là các chủ thể có tiền, còn
phía bên kia là những chủ thể cần tiền. Trong vai trò trung gian, ngân hàng có thể “hứng chịu” rủi ro đến
từ hai phía. Để có thể nhận biết được những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cần quan sát các hoạt
động mà các ngân hàng đang thực hiện và phân tích những rủi ro trong quá trình hoạt động đó. Các hoạt
động của ngân hàng có thể tóm lược qua các công việc chủ yếu sau: nhận gửi và chi trả hộ, thực hiện tài
trợ, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ…
So với các đơn vị kinh doanh khác, hoạt động của ngân hàng có đặc điểm sau:
* Lượng tiền mà NHTM sử dụng: Đại bộ phận số tiền mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho khách
hàng không phải là vốn của ngân hàng mà được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu
là tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là việc ngân hàng nhận được nhiều
hay ít tiền gửi đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro có thể phát sinh từ sự
hình thành các nguồn tiền mà ngân hàng sử dụng.
* Về hướng sử dụng tiền của ngân hàng: Tiền ngân hàng chuyển cho khách hàng sử dụng vượt
khỏi tầm quản lý trực tiếp của ngân hàng. Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào
chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác tác
động đến ngân hàng và khách hàng. Đặc trưng này liên quan tới khả năng dự liệu những rủi ro có thể xảy
ra của ngân hàng.
* Khách hàng của ngân hàng vừa là người cung ứng vừa là những người sử dụng tài nguyên của
ngân hàng. Mối quan hệ đặc biệt giữa ngân hàng với khách hàng là điều kiện quan trọng vừa giúp cho
ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro nhưng đồng thời cũng gây cho ngân hàng những tổn thất không đáng
có nếu như ngân hàng quá tin đến mức thiếu thận trọng đối với những khách hàng quen
* Sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước: Không có lĩnh vực kinh doanh nào lại chịu sự
giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước như lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng. Mặc dù

mục tiêu giám sát của các cơ quan này nhằm giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế thông qua cơ chế quản lý
tài chính đối với các hoạt động của ngân hàng, nhưng cũng có thể điều này gây nên tâm lý thụ động hoặc
ỷ lại của ngân hàng, hoặc “đơn giản hoá”, bỏ qua các vấn đề cần được quan tâm. Chính điều này tiềm ẩn
rủi ro khó lường cho ngân hàng.

1.1 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất đa dạng và được đề cập tới theo nhiều tiêu thức khác nhau,
theo những quan điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Nhưng có một số loại rủi ro thường được nhắc tới
nhiều nhất như:
* Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hang vay không
trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
* Rủi ro thanh khoản: là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt
quá khả năng thanh khoản dự kiến, làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm
cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Page 2


Ngân hàng thương mại
* Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có
liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập của ngân hàng.
* Rủi ro tồn đọng vốn: xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vay và đầu tư làm thu nhập của Ngân
hàng bị giảm sút.
Ngoài ra, cũng phải kể đến những loại rủi ro khác như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong
thanh toán, hỏa hoạn….

1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Mỗi loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân riêng, nhưng nhìn
chung có thể xem xét nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng dưới 3 giác độ:
- Thứ nhất, từ phía ngân hàng: cơ cấu ngân hàng, phương thức quản lý, trình độ lãnh đạo chưa đạt hiệu

quả; đạo đức và trình độ nhân viên yếu kém; uy tín ngân hàng không cao …
- Thứ hai, từ phía khách hàng: làm ăn thua lỗ hoặc yếu kém, cố tình chây ì hoặc lừa đảo… dẫn đến không
trả được nợ cho ngân hàng.
- Thứ ba, từ phía môi trường bên ngoài: thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán
của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền, những thay đổi trong quyết
định của chính phủ.

1.3 Ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động ngân hàng:
Rủi ro gắn liền với hoạt động NHTM, khi tổn thất xảy ra trước hết thu nhập của ngân hàng giảm
sút, dẫn đến tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu giảm giá nếu không
được kịp thời chấn chỉnh, sẽ có thể kéo theo việc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu
của quá trình mua lại, sát nhập hoặc thay thế ban quản lý ngân hàng.
Rủi ro tín dụng và lãi suất có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người gửi tiền rút
tiền ra khỏi ngân hàng, buộc ngân hàng phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.
Tổn thất ở mức thấp làm giảm quỹ dự phòng, giảm vốn và quỹ của ngân hàng. Để đối phó với
tình huống trên ngân hàng có thể phải giảm tiền lương, giảm lao động…
Rủi ro sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng: mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động,
giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản; khiến ngân hàng thua lỗ, phá sản, sẽ ảnh hưởng đến
những khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng vay tiền,… làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ
thống ngân hàng. Từ đó có thể làm nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, sẽ kéo
theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong nước, trong khu vực; Ngoài ra rủi ro tín dụng cũng ảnh
hưởng đến nền kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay.

2. Rủi ro tín dụng:
2.1 Bản chất của rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương
mại – hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các
yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất và ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng
rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự
đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do


Page 3


Ngân hàng thương mại
nhiều nguyên nhân, cộng thêm vào đó nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng phân tích tín dụng
thích đáng. Do vậy, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi,
là khách quan.
Nhiều quan điểm nhất trí rằng rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng,
hạn chế chứ không thể loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt
động chung của ngân hàng.

2.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:
a, Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn.
- Tốc độ tăng giảm của các tỷ lệ trên: tỷ lệ càng cao tốc độ tăng cho thấy rủi ro cao và có xu hường
tăng và ngược lại.
b, Nợ có vấn đề ( có khả năng trở thành nợ quá hạn)
Nhiều khoản cho vay tuy chưa xếp vào nợ quá hạn xong ngân hàng nhận thấy rủi ro đang gia tăng (có
các dấu hiệu không tốt như doanh thu sụt giảm, chi phí gia tăng..). Tỷ lệ càng cao, tốc độ tăng cho
thấy rủi ro cao, có xu hướng tăng và ngược lại.
c, Một số ngân hàng dùng phương pháp chấm điểm (xếp hạng tín dụng) để phản ánh rủi ro tín dụng.
Đây là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải có phần mềm quản lý
tập trung. Khách hàng vay vốn sẽ được chấm điểm dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính (tình
hính tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ với ngân hàng và tính sòng
phẳng…) sau đó được xếp hạng. Hàng càng cao (A) rủi ro càng thấp và ngược lại.
o Nợ quá hạn là Nợ đến hạn mà khách hàng không trả được. Tuy nhiên đối với món vay được
trả làm nhiều lần (trả góp), khi khách hàng không trả được nợ vào 1 kỳ nhất định trong thời gian
vay, không có quy định rõ ràng là NH phải chuyển dư nợ chưa trả kỳ đó hay toàn bộ dư nợ còn
lại sang nợ quá hạn. Hơn nữa, NH có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, làm cho món nợ

đến hạn trả mà khách hàng không trả được sẽ không bị chuyển nợ quá hạn.→ NQH ko phải là chỉ
tiêu đáng tin cậy để đánh giá RRTD.
o Tính đa dạng hóa, Tình hình tài chính và phương án của người vay, TSĐB không phải là chỉ
tiêu đo lường được RRTD do không nói lên được mức độ RRTD của NH, mà chỉ là yếu tố ảnh
hưởng đến RR

2.3 Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng:
Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng. Nếu quản lý tốt, tín dụng sẽ góp phần đáng kể
trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng. Ngược lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây
ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngân hàng. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng
là làm giảm tối đa rủi ro tín dụng. Muốn vậy, ngân hàng cần phải lượng hóa và đánh giá được rủi ro tín
dụng để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Page 4


Ngân hàng thương mại
2.3.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng

Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách
hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như
để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:
* Mô hình chất lượng 6 C:
(1) Tư cách người vay (Character)
Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù
hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng
mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng
bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…
(2) Năng lực của người vay (Capacity)

Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự.
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)
Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu
nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,…
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)
Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho
ngân hàng.
(5) Các điều kiện (Conditions)
Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu
với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương
theo từng thời kỳ.
(6) Kiểm soát (Control)
Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh
hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của
ngân hàng hay không?
* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor:
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và
khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có
Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất.
Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc
xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không
được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng
khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp
hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ
tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi

Page 5



Ngân hàng thương mại
ro không hoàn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các
loại chứng khoán (cho vay) này.
2.3.2

nh gi rủi ro tín dụng

chính

ph n c c ch ti u ph n nh RRTD

Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại
không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ
được phép là 5 đồng. Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ
nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn
thành các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.
+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.
* Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các
đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không
thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ
gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các
nhóm nợ như sau:
- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi
nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá
hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại.
- Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày
đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Page 6


Ngân hàng thương mại
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu
hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Theo quy
định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.
* Tỷ lệ xóa nợ
Tỷ lệ xóa nợ =

x 100%


 Sau khi lượng hóa NH sẽ trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro nếu có

a, Dự phòng cụ thể:
Cho dù được phân loại theo phương pháp nào, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ 1,
2, 3, 4, và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Quyết Định 493 đưa ra cách tính số tiền dự
phòng bằng công thức hoàn toàn mới khác với cách tính dự phòng quy định tại các quy định trước
đây.Quyết Định 493 đưa ra công thức tính số tiền dự phòng như sau:
R = max {0, (A-C)} x r
trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị khoản nợ (số dư nợ gốc của khoản nợ)
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (giá trị định giá tạo thời điểm định giá x tỷ lệ khấu trừ qui định tại
khoản 3, điều 8 QĐ493)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng,
mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ
phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín
dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó.
b, Dự phòng chung:
số tiền dự phòng = 0,75% tổng dư nợ gốc từ nhóm 1- 4 theo QĐ 493

3. Rủi ro ãi suất:
3.1 Khái niệm:
.Ví dụ: Giả sử ngân hàng A đang có nhu cầu cho vay:
- 100 triệu có thời hạn 1 năm với lãi suất cố định là 10%/năm, (thời gian đặt lại lãi suất là 1 năm).
- 100 triệu thời hạn 2 năm với lãi suất cố định là 11%/năm, (thời gian đặt lại lãi suất là 2 năm).
Ngân hàng A tìm kiếm nguồn cho vay bằng cách vay trên thị trường liên ngân hàng 200 triệu với lãi suất
cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay hai năm.
Tình trạng tái tài trợ:


Page 7


Ngân hàng thương mại
Giả sử ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm, 100 triệu cho vay
được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả: khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh
hưởng của lãi coi như bằng không). Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu được:
Chênh lệchlãi suất = 10%-6%=4%
Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường liên ngân hàng. Như
vậy, ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vay vào năm thứ 2. Cách tài trợ như
trên được gọi là tái tài trợ: Là tình trạng trong đó kì hạn của tài sản dài hơn kì hạn của nguồn tiền.
Chênh lệch lãi suất mà ngân hàng thu được phụ thuộc vào lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ.
Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không đổi, chênh lệch lãi suất thu được của khoản cho vay 2
năm là :
Chênh lệch lãi suất =11%-6%=5%
Ngân hàng sẽ thu được 5%/năm, trong cả hai năm. Khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
giảm, chênh lệch lãi thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suất tăng, chênh lếch lãi suất thu được
sẽ giảm, thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ.
- Năm1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:
[(10%-6%)100+(11%-6%)100]/200 =9/200 = 4,5%
- Năm 2: Giả sử lãi suất trên thị trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân
hàng vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kì hạn đi vay trên thị trường liên ngân hàng chỉ là một năm, do
vậy vào năm thứ hai, lãi suất được đặt lại, chỉ còn 5%, vậy chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai :
Chênh lệch lãi suất = 11% -5% = 6%
Bình quân mỗi năm ngân hàng thu được chênh lệch :
(4,5%+1%)/2 =5,25%
Giả sử lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng thêm 4% , chênh lệch lãi suất năm thứ hai là :
11% -10% =1%
Bình quân mỗi năm ngân hàng thu được chênh lệch là :
(4,5%+1%)/2 =2,75%

Tại sao ngân hàng lại dùng nguồn có kì hạn ngắn để cho vay với kì hạn dài hơn? Một lí dolà ngân
hàng kì vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng cho vay với kì hạn như huy động,
chênh lệch lãi suất thu được là: 10%-6% = 4%.
Khi thay đổi kì hạn ngân hàng thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽ cao hơn, đạt
4,5%, tuy nhiên, chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳ thuộc vào mức độ và xu hướng thay
đổi của lãi suất thị trường.
Ngân hàng sẽ thay đổi kì hạn nếu nhà quản lí dự đoán rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng không vượt quá tỷ lệ làm cho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ
hơn 4%.
+ Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho ngân hàng = (4% x2 – 4,5%) = 3,5%

Page 8


Ngân hàng thương mại
+ Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng an toàn = 11% n-3,5% =7,5%. Nếu lãi suất trên thị trường
liênngân hàng năm thứ 2 tăng tới 7,5%, thì chênh lệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so vớ năm
1. Kết cục chung, chênh lệch lãi suất bình quân2 năm đạt 4%. Nếu lãi suất tăng quá dự tính ( quá 7,5%)
sẽ gây ra tỏn thất cho ngân hàng.
Tình trạng tái đầu tư (kì hạn của tài sản nhỏ hơn nguồn tài trợ)

Các giả thiết tương tự như trên song nguồn vay 2 năm với lãi suất cố định 7%/năm. Sau 1năm, 100 triệu
được hoàn trả, thu được chênh lệch lãi suất là 3%. Ngân hàng có thể cho vay một khoản mới : tái đầu tư
khoản cho vay vừa hoàn trả. Nếu lãi suất cho vay không đổi, chênh lệch lãi suất thu được là 3% . Khi lãi
suất cho vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm.
Kết luận:

Ở cả hài trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kì hạn của tài sản và nguồn vốn trong điều kiện
các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định. Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất
ngoài dự kiến trên thị trường làm nảy sinh tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng

giảm chênh lệch lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi.
=> Khái niệm:
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi
ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô
và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn…

3.2 Nguyên nhân rủi ro lãi suất
3.2.1 Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài s n ược o bằng khe hở lãi suất

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất
Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các loại mà số dư nhanh chóng
chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, ví dụ như khoản tiền gửi ngắn hạn , các khoản cho vay và
đi vay trên thi trường liên ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn.
Các loại ít nhạy cảm thuộc về tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãi suất cố định.
Ví dụ, một khoản tiền gửi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) với lãi suất 10%/năm. Khi lãi suất thị trường
thay dổi ( tăng hoặc giảm) , thì khoản tiền này ( 100tỷ ) sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới. Ngược
lại, với khoản tiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phần nhỏ sắp đến hạn, hoặc mới
gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới. Do ngân hàng sử dụng lãi suất cố dịnh đã tạo ra các tài sản và
nguồn kém nhạy cảm với lãi suất.
Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm (kì hạn huy động dài
hơn sử dụng) và ngược lại.
3.2.2 Sự tha

ổi của lãi suất thị trư ng ngo i dự kiến:

Lãi suất thị trường thường xuyên thay đôỉ. Ngân hàng luôn nghên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất.
Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất dương:
-Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng;
-Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm;


Page 9


Ngân hàng thương mại
Nếu ngân hàng duy trì Khe hở lãi suất âm:
-Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm;
-Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng;
3.2.3 Ngân hàng sử dụng lãi suất cố ịnh trong các hợp ồng:

Nếu ngân hàng thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng hoặc
giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và không có rủi ro lãi suất.

3.3 Công cụ quản lý rủi ro lãi suất:
3.3.1. Duy trì khe hở lãi suất = 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn)
(Khe hở l i suất

ài sản nhảy cảm với l i suất- Nguồn vốn nhảy cảm với l i suất .

 Tài sản nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại
các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn sắp đến
hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,…. và khi tái đầu tư thì sẽ được trả theo lãi suất thị trường
 Tài sản không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay trungdài hạn, đầu tư trung-dài hạn,… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác định trước hoặc không sinh
lãi.
 Nguồn vốn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền gửi
ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,… và khi huy động nguồn vốn bổ
sung thì sẽ phải trả theo lãi suất thị trường
 Nguồn vốn không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền gửi
trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,… có lãi suất cố định hoặc không phải trả lãi.
=> Phương pháp này rất khó áp dụng trong thực tế vì Ngân hàng thường huy động phần lớn nguồn vốn ngắn

hạn, nhưng lại có nhu cầu cho vay/đầu tư trung dài hạn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc chiến lược
đầu tư của ngân hàng, nên Khe hở nhạy cảm LS thường < 0. Hơn nữa, việc điều chỉnh Khe hở nhạy cảm lãi
suất thường xuyên theo sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào cũng dễ dàng (ví dụ ngân hàng không thể
hoàn trả lãi tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng khi lãi suất giảm, hay thu hồi tiền cho vay ngay khi lãi suất
tăng).
3.3.2 Ho n ổi LS (interest rate swap)
Giả sử có 2 tổ chức tín dụng:
Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay trung dài hạn
với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR.
Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có thể vay
trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%).
Sau đây là Bản cân đối kế toán của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất
-

Ngân hàng A:

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy
450
cảm LS)

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy
300
cảm LS)

LIBOR


Page 10


Ngân hàng thương mại
Tài sản dài hạn (TS
50
kém/không Nhạy cảm LS)

Nguồn vốn dài hạn
kém/không Nhạy cảm LS)

Tổng Tài sản

Tổng Nguồn vốn

-

500

(NV

200

10%

500

Công ty tài chính B:

TÀI SẢN


NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy
150
cảm LS)

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy
320
cảm LS)

LIBOR + 1%

Tài sản dài hạn (TS
280
kém/không Nhạy cảm LS)

Nguồn vốn dài hạn
kém/không Nhạy cảm LS)

12%

Tổng Tài sản

Tổng Nguồn vốn

430

(NV


110
430

A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký hợp đồng đổi
chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất 10%. B vay ngắn hạn
(cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%).
Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai bên không
cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi.
Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn, để giảm Khe
hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn ngắn hạn
450

(TS Nhạy cảm LS)
Tài sản dài hạn

LIBOR

100

10%

Nguồn vốn dài hạn
50


(TS không Nhạy cảm LS)
Tổng Tài sản

400
(NV Nhạy cảm LS)

(NV không Nhạy cảm LS)
500

Tổng Nguồn vốn

500

A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để có được
100tỷ mà B vay hộ và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn hạn nữa nên tiết kiệm được
(100tỷ x LIBOR).
→ A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí.
A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để trả cho B do
B vay hộ nguồn ngắn hạn.
Lãi của A

= [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)]
= 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% - LIBOR + 0,75%)
= 100 tỷ x 0,75%

Page 11


Ngân hàng thương mại


Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn hạn, để giảm
Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn ngắn hạn
150

(TS Nhạy cảm LS)
Tài sản dài hạn

LIBOR + 1%

210

12%

Nguồn vốn dài hạn
280

(TS không Nhạy cảm LS)
Tổng Tài sản

220
(NV Nhạy cảm LS)


(NV không Nhạy cảm LS)
430

Tổng Nguồn vốn

430

B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có được
100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x 12%).
→ B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm chi phí.
B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có nguồn
ngắn hạn vay hộ cho A.
Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+ 1%)]
= 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% - 10% - LIBOR – 1%)
= 100 tỷ x 0,25%
Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất khi xảy ra rủi
ro lãi suất.
3.3.3 Sử dụng ãi suất th nổi:
Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi theo cung – cầu trên thị trường (lãi suất thị trường). Khi NH áp dụng lãi suất thả
nổi, lãi suất được tính vào thời điểm tính lãi => Hạn chế được rủi ro lãi suất cho NH. Tuy nhiên, lại gây khó khăn
cho khách hàng trong việc lập kế hoạch đầu tư => Gây rủi ro cho khách hàng (phần lớn DN vay và người vay tiền
đều muốn chọn lãi suất cố định). Do đó lãi suất thả nổi mới chỉ áp dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Vì
vậy NH nên mở rộng phạm vi áp dụng thả nổi trong quan hệ tài trợ cho khách hàng.
3.3.4 Sử dụng c c hợp ồng kỳ hạn:

a, Sử dụng hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
FRA là một hợp đồng kỳ hạn mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh toán cho nhau bằng tiền
mặt khoản chênh lệch lãi suất ( không có giao nhận khoản tiền gốc) của một khoản vay ngắn hạn. Cũng
như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng FRA được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC.
Ta cùng xem xét việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua ví dụ:

Giả sử vào thời điểm hiện tại, ngân hàng X cho vay 100 triệu USD, lãi suất cố định 4,5%/ năm, kỳ
hạn 6 tháng và huy động được 100 tr USD, lãi suất cố định 4,3%/năm, với kỳ hạn 3 tháng. Như vậy sau
3 tháng, ngân hàng phải trả lãi 4,3%/ năm cho khoản vay cũ và đi vay mới. Nếu như lãi suất trên thị
trường tại thời điểm đó là 5,2%, ngân hàng đứng sẽ phải chịu chi phí lãi vay tăng lên khá cao. Đứng

Page 12


Ngân hàng thương mại
trước tình hình trên, để cố định lãi suất huy động vào 3 tháng tiếp theo, Ngân hàng đã quyết định ký một
hợp đồng FRA 3x6 như sau:
Ngân hàng quyết định cho công ty B vay với lãi suất thả nổi Libor 3 tháng sau 3 tháng nữa, đổi lại,
công ty B chấp nhận cho ngân hàng vay với lãi suất cố định 4,4%/năm (có thể nhỏ hơn, tùy thương
lượng) sau 3 tháng nữa. Ta có bảng phân tích sau:
Libor(= r) > 4,3 %/năm

Libor (= i) < 4,3%/năm

Lãi cho vay sau 6 tháng

100x(4,5%/2 + r/4)

100x(4,5%/2 + i/4)

Lãi đi vay sau 3 tháng

100x4,3%/4

100x4,3%/4


Lãi đi vay sau 6 tháng*

100x 4,4%/4+ 100x r/4

100x 4,4%/4+100x i/4

Thu nhập ròng của Ngân hàng

dương

dương

* Ngân hàng huy động thêm 100 tr vốn bên ngoài từ sau tháng thứ 3 và phải chịu lãi suất huy động
bằng lãi suất thả nổi.
Trên thực tế, việc lãi suất trao đổi là 4,4% ở trên sẽ được tính toán kỹ lưỡng sao cho dung hòa
được lợi ích của cả Ngân hàng X và doanh nghiệp B.
Vậy, bằng cách sử dụng hợp đồng FRA, Ngân hàng không những phòng ngừa được rủi ro lãi suất,
mà còn thu về cho mình một khoản thu nhập.
b, Sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp
đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày
xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng.
Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của
hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá
quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.
Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng,
hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp
đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác
theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.
Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 5/2007 theo một hợp đồng tương lai

với giá $65/thùng. Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000
thùng dầu với giá $65 hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20x100,000= 2tr USD.
Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh được mua bán ở các sàn giao dịch tập trung. Trung tâm xử
lý thanh toán (clearinghouse) trong sàn giao dịch đóng vai trò như là một bên trong tất cả các hợp đồng,
nó đặt ra những yêu cầu nhất định về kí quĩ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với những người tham gia
giao dịch...
c, Sử dụng hợp đồng quyền chọn

Page 13


Ngân hàng thương mại
Sử dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất có thể giúp cho ngân hàng chắc chắn được chị phí lãi vay, tránh
được rủi ro lãi suất. Để hiểu rõ hơn có thể xem trường hợp mua quyền chọn mua dưới đây
Khi tài sản nợ của ngân hàng có lãi suất thả nổi trong khi tài sản có có lãi suất cố định hay khi tài sản nợ
có thời lượng ngắn hơn tài sản có. Dự kiến lãi suất trong thời gian tới sẽ tăng, để phòng ngừa rủi ro lãi
suất ngân hàng mua quyền chọn mua và phải trả một khoản phí cho ngân hàng bán.
Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn so với lãi suất trong hợp đồng, ngân hàng mua quyền chọn sẽ
nhận được một khoản bù đắp từ ngân hàng bán tại thời điểm nhất định đã được thỏa thuận trong hợp
đồng. Khoản bù đắp này bằng giá trị hợp đồng nhân với chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất của
hợp đồng. Khoản tiền này dùng để bù đắp cho chi phí huy động vốn tăng do lãi suất thị trường tăng hoặc
bù đắp cho sự giảm giá trái phiếu trong tài sản có của ngân hàng.
Nếu lãi suất thị trường giảm thấp hơn so với lãi suất trong hợp đồng thì người bán không phải
thanh toán khoản tiền nào cho người mua. Ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí quyền chọn đã cố định
trước.
Như vậy, công cụ phái sinh có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu và hiệu quả giúp
cho ngân hàng thương mại khắc phục rủi ro lãi suất

4. Thực trạng qu n lý rủi ro tại ngân hàng Vietcombank:
4.1 Khái quát:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6
năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển,Vietcombank đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt
Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như : cho vay (~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc
tế (~23%), thanh toán thẻ (~55%)… Với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong
trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra
các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet banking,
VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…
Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại
Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt
Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại
Singapore. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp
nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300
ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

4.2 ình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank:
4.2.1 Tình hình tài chính:

Hiện tại, vốn điều lệ của VCB đã tăng lên gần 16,3197 tỷ đồng. Ngày 23/03/2011 tới, VCB chính
thức giao dịch bổ sung gần 40.5 triệu cổ phiếu.

Page 14


Ngân hàng thương mại
Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2009 đạt 255.496 tỷ quy đồng - tăng 15,0% so với
cuối năm 2008, vượt 3,7% so với chỉ tiêu kế hoạch của HĐQT giao. Tổng tài sản của riêng Ngân hàng

đạt tại 31/12/2009 đạt 255.067 tỉ, tăng 15,6% so với năm 2008;
4.2.2 Tình hình kinh doanh:

a) Kết quả kinh doanh và những hoạt động chủ yếu:
- Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2009 đạt 255.496 tỷ quy đồng - tăng 15,0% so
với cuối năm 2008, vượt 3,7% so với chỉ tiêu kế hoạch của HĐQT giao. Tổng tài sản của riêng Ngân
hàng đạt tại 31/12/2009 đạt 255.067 tỉ, tăng 15,6% so với năm 2008
- Lợi nhuận trước thuế 2009 đạt 5.004 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ 2008 và vượt 50,7% so với kế
hoạch; Lợi nhuận sau thuế đạt 3.944,8 tỷ đồng; Lợi nhuận thuần trong kỳ (Lợi nhuận sau thuế trừ đi Lợi
ích cổ đông thiểu số) đạt 3.921 tỷ đồng;
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 25,58%;
- Mặc dù việc huy động vốn trong năm 2009 rất khó khăn, nhưng huy động vốn từ khách hàng bằng
VND tăng trưởng tương đối tốt, tăng 18,8% so với năm trước.
- Vietcombank đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25,6%.
- Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể khi tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,47% so với tỷ lệ nợ xấu 4,61%
của năm 2008, và thấp hơn mức 3,5% của Đại hội đồng Cổ đông giao;
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro: Đến thời điểm 31/12/2009, Vietcombank đã trích đủ 100% dự
phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư
Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm 31/12/2009 theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 5.502 tỷ đồng trong
đó dự phòng chung là 1.387 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 4.115 tỷ đồng.
- Vietcombank triển khai kịp thời và hiệu quả chương trình Cho vay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng với
số dư đến 31/12/09 đạt 47.198 tỷ đồng, doanh số cho vay trong năm lên tới 151.995 tỷ đồng;
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã nỗ lực bám sát sự thay đổi của thị trường, áp dụng các biện pháp
điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa và đóng góp đáng kể vào nguồn
thu của Ngân hàng;
- Các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ được thực hiện khá tốt, bao gồm cả huy động vốn, cho vay thể nhân,
dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán v. v...;
-

Tỷ lệ chi trả cổ tức 12%


b) Khả năng cạnh tranh:
Được đánh giá là ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong những năm vừa qua, và với số lượng tài
khoản cũng như luôn dẫn đầu về số lượng thẻ thanh toán quốc tế và nội địa, Vietcombank chứng tỏ khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

4.3 hực trạng rủi ro tín dụng, l i suất tại ngân hàng Vietcombank:
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động NH phải đối diện với nhiều khó khăn, như: sự biến động
mạnh của tỷ gia, lai suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an toàn theo thông tư 13/2010/TTNHNN, 19/2010/TT-NHNN; v.v. Vietcombank đa nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được
kết quả kinh doanh tốt, giữ vững vị thế vai trò là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

Page 15


Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng:
Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều nghành trong nền
kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Vietcombank
cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các nghành
quan trọng như dầu khi, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp v.v…Đồng thời,
Vietcombank cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay
trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của Vietcombank năm 2010 đã đạt được một số kết quả đáng ghi
nhận. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tin dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2009, hoàn
thành kế hoạch HĐQT đề ra.
Chỉ tiêu

2008

2009


2010

Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động
vốn

70,50%

83,57%

84,88%

Tỷ lệ nợ xấu

4,61%

2,47%

2,83%

Hệ số an toàn vốn CAR

8,90%

8,11%

9,0%

CHỈ TIÊU

KẾ HOẠCH

HĐQT GIAO

THỰC HIỆN 2010

ĐÁNH GIÁ

168.656

176.813.906

Vượt

20%

25%

Vượt

<3,5%

2,83%

Đạt

Tổng dư nợ
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tăng trưởng tổng dư nợ
so với 2009
Tỷ lệ nợ xấu tối đa


Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể khi tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,83% so với tỷ lệ nợ xấu 4,61%
của năm 2008, 2,47% của năm 2009 (Tỷ lệ nợ xấu 2010 cao hơn 2009 chủ yếu là do thay đổi phương
pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của Vietcombank) và thấp hơn mức 3,5% của Đại
hội đồng Cổ đông giao. Điều này có được là do Vietcombank thường xuyên chú trọng quản lý chất lượng
tín dụng. Thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7-QĐ 493, chất lượng tín dụng của
Vietcombank được cải thiện. Nhưng chủ yếu là do thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan
điểm thận trọng hơn của Vietcombank.
Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Đến thời điểm 31/12/2010, Vietcombank đã trích đủ 100% dự phòng chung va dự phòng cụ thể theo kết
quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Số dư quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm
31/12/2009 theo báo cáo kiểm toán hơp nhất là 5.689.082 triệu đồng trong đó dự phòng chung là
1.278.370 triệu đồng, dự phòng cụ thể là 4.410.082 triệu đồng.
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng
Triệu đồng

Page 16


Ngân hàng thương mại

Dự phòng chung
Dự phòng cụ thể

2010
1.278.370
4.410.712
5.689.082

2009
1.072.050

3.553.070
4.625.120

Kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động
Cùng với việc mở rộng và phát triển kinh doanh, trong năm 2010, Vietcombank không ngừng nâng cao
khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro tín dụng, thị trường và tác
nghiệp. Vietcombank đã hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; chính thức thực hiện phân loại nợ
và trích lập DPRR theo yếu tố định tính Điều 7 - QĐ 493, đưa công tác phân loại nợ và quản trị rủi ro tín
dụng tiếp cận gần với thông lệ quốc tế.
Hàng quý, VCB thực hiện phân laoij nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Các
loại nợ sẽ được phân làm 5 nhóm theo các mức độ rủi ro khác nhau. Theo đó ,VCB sẽ trích lập dự phòng
rủi ro theo tỷ lệ phần trăm được quy định tương ứng với mỗi nhóm nợ.
Phân tích dư nợ theo chất lượng nợ vay như sau:
Triệu đồng
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn

2010
154.293.019
17.515.340
1.022.348
300.389
3.682.810
176.813.906

2009
130.088.700

8.033.742
440.649
394.977
2.663.058
141.621.126

Để quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các
quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi
ro tín dụng; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ; phân cấp thẩm quyền trong hoạt động
tín dụng.
Rủi ro lãi suất:
là rủi ro khi luồng tiền trong tương lai của công cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động
của lãi suất thị trường.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất
cho tới kỳ điều chỉnh lãi suất gần nhất của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của Vietcombank.
Các giả định và điều kiện sau được áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các
khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán của Vietcombank.
(Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 2010: trang 122-123)
Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất
động sản đầu tư và các tài sản khác) được xếp vào nhóm các khoản mục không chịu lãi.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh phụ thuộc vào
quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với từng chứng khoán.

Page 17


Ngân hàng thương mại
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay
khách hàng, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác và tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

- Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn điều chỉnh lãi suất thực
tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế dựa trên kỳ điều chỉnh lãi suất
gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian
đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phục thuộc vào quy định về lãi suất của Ngân hàng đối với
từng đợt phát hành.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.
Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3 tháng. Trên thực tế, các khoản
mục này có thể có thời gian điều chỉnh lãi suất khác nhau.
Công tác quản lý rủi ro thị trường trong năm 2010 đã hỗ trợ và giúp Ban lãnh đạo ngân hàng điều hành
hiệu quả trước những biến động phức tạp của thị trường, quản ly rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất
được an toàn hiệu quả. Việc tuân thủ các quy định tại Thông tư 13 & 19/2010/TT-NHNN cũng được
Vietcombank nghiêm túc thực hiện. Vietcombank tiếp tục hoàn thiện các chính sách nội bộ thông qua
việc ban hành mới một số quy chế chính sách như: QĐ 204/QĐ-VCB.HĐQT v/v ban hành chính sách
đảm bảo tín dụng của NHTMCPNTVN; QĐ 557/QĐ-NHNT.HĐQT v/v ban hành Quy chế quản lý và
hoạt động của người đại diện theo ủy quyền của NHTMCPNTVN tại doanh nghiệp khác; QĐ 642/QĐNHNT.HĐQT v/v ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTMCP
NTVN; QĐ 593/QĐ-NHNT.QLRRTN v/v ban hành quy định báo cáo và xử lý sự cố rủi ro hoạt động tại
NH TMCPNTVN. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ đang được tăng cường cùng với việc
phối hợp với Thanh tra Chinh phủ, Thanh tra Giam sat NH, Kiểm toan độc lập trong việc soát xét, nhằm
đảm bảo tính tuân thủ và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

5. Một số gi i ph p hạn chế rủi ro ở c c NHTM:
Trên thực tế rủi ro ngày càng gia tăng trong các ngân hàng thương mại, chính vì vậy để hoạt động kinh
doanh NH được an toàn và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện 1 số giải pháp sau:

5.1 Một số giải pháp hạn chế rủi ro l i suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Các NHTM trong nước cần phải:
 Kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kiểm soát chất lượng tăng trưởng TSC và dư nợ tín dụng để đảm
bảo an toàn tăng trưởng và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải

gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động.
 Nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, thông lệ quản trị ngân
hàng hiện đại. Trước hết, cần quan tâm hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục nội bộ phù
hợp để kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trọng yếu.
 Nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống mức trung bình trong khu vực vào
năm 2011; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NH TMCP;

Page 18


Ngõn hng thng mi
Cỏc NHTM phi hp vi cỏc n v liờn quan thng xuyờn t chc cỏc khúa o to v bi
dng kin thc nõng cao nng lc ỏnh giỏ, o lng, phõn tớch ri ro cho cỏn b. Trong vic
ỏnh giỏ ri ro, yu t kinh nghim ca nhõn viờn rt quan trng nờn NHTM cn o to v nuụi
dng mt i ng cỏn b chuyờn mụn húa v cú kinh nghim v qun lý ri ro.
Trong qun tr TSN TSC, cỏc Ngõn hng cn phõn loi cỏc k hn theo ỳng bn cht ca nú.
C th: i vi cỏc khon tin gi rỳt gc linh hot, khi phõn tớch k hn khụng c da vo k
hn khỏch hng cam kt gi m phi a vo khon tin gi khụng k hn. Nghiờm tỳc thc hin
quy nh v vic tớnh s tin d tr bt buc phi duy trỡ, cỏc khon tin gi cú k hn ghi trờn
hp ng phi phn ỏnh ỳng k hn m khỏch hng thc gi.
Để giảm rủi ro lãi suất trong hoạt động cho vay, các NHTM cần có các quy định thoả thuận rng
buộc cụ thể chi tiết trong hợp đồng tín dụng áp dụng: lãi suất cho vay, cam kết về thời hạn nợ, kỳ
hạn trả nợ, về phơng thức thu lãi, các khoản phí rút vốn, phí trả nợ trớc hạn... để phòng tránh rủi
ro trong các trờng hợp cụ thể. Đối với các khoản cho vay trung di hạn các NHTM nên thoả
thuận áp dụng lãi suất linh hoạt, có điều chỉnh phù hợp với lãi suất thị trờng theo từng kỳ hạn cụ
thể hoặc trong những trờng hợp lãi suất biến động bất thờng (với một biên độ cụ thể so với lãi
suất trên hợp đồng tín dụng).
Cn cú cỏch gii quyt khoa hc khụng xy ra tỡnh trng cỏc khỏch hng gi tin rỳt tin trc
hn khi lói sut th trng tng cao hoc khi cú cỏc i th khỏc a ra lói sut cao, hp dn khỏch
hng hn

Việc thực hiện các quy định nh- trên nhằm duy trì nguồn thu ổn định, phòng ngừa rủi ro lãi suất,
bảo đảm hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để khách hàng dễ
chấp nhận trong các tr-ờng hợp nền kinh tế có những biến động khó l-ờng, có sự điều chỉnh về chính
sách lãi suất./

5.2Cỏc gii phỏp hn ch ri ro tớn dng:
Tip tc i mi, hon thin qui trỡnh tớn dng:
Theo quy trỡnh tớn dng mi, chc nng ca 3 b phn quan h khỏch hng, qun lý ri ro v qun lý
n cú s cỏch bit. Tuy vy trong tng khõu vn cn cú s phi hp cht ch gia cỏc b phn qun lý
ri ro tớn dng t hiu qu cao. Trong quỏ trỡnh cho vay, gim thiu thi gian ch i cho khỏch
hng, cỏn b Quan h khỏch hng cn ch ng tho lun vi cỏn b qun lý ri ro cựng i n thng
nht trong vic ra quyt nh cho vay.
nõng cao cht lng thm nh, cỏn b qun lý ri ro cng cn ch ng tỡm kim cỏc ngun
thụng tin khỏc ngoi nhng thụng tin trờn h s tớn dng, ng thi i gp g khỏch hng, kim tra tỡnh
hỡnh thc t cú c nhng thụng tin tng hp v y nht.
Nõng cao cht lng tớn dng: bng vic thc hin cỏc gii phỏp sau:


Chp hnh tt cỏc quy nh ca NHNN v t l an ton trong hot ng ca t chc tớn dng theo quyt
nh s 457/2005/Q- NHNN ngy 19/4/2005 v Quyt nh 493/2005/Q- NHNN ngy 22/4/2005.



Thm nh cỏc d ỏn u t, phng ỏn sn xut, kinh doanh c coi l khõu quan trng nht trc khi
quyt nh cho vay hay bo lónh.



i vi nhng d ỏn vay vn ln, NH nờn quy nh thuờ t chc t vn c lp, cú t cỏch phỏp nhõn, cú
nng lc, uy tớn thm nh, xỏc nhn trc khi chp nhn cho vay.


Page 19


Ngân hàng thương mại


Trong quá trình cho vay, NH cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tư, hàng hóa,
dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình theo các hợp đồng kinh tế đã kí kết, hóa đơn bán hàng, biên bản
nhiệm thu từng hạng mục công trình, không phát tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay
trừ các món nhỏ như chi phí cho ban quản lý dự án. Đối với khách hàng là cá nhân, tùy từng trường hợp cụ
thể có thể phát tiền mặt nhưng thông thường số tiền cho vay cá nhân không lớn như doanh nghiệp; đây là
biện pháp sử dụng tiền vay đúng mục đích.



Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập. Nếu phát hiện
sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn,
chuyển nợ quá hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để sử lý. Sau khi dự án đầu tư được hoàn thành hoặc
hoàn thành chu chuyển vốn vay đối với sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần
bám sát diễn biến về thu nhập của người vay để đôn đốc thu nợ đúng kì hạn, nếu do nguyên nhân khách
quan không hoàn trả nợ khi người vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận, đề nghị giám đốc NH
cho vay cho gia hạn nợ theo qui định.



Tùy theo mức độ tin cậy đối với từng khách hàng mà áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp như:
phải có TS thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay… nhưng việc thẩm định vẫn là biện pháp quan trọng nhất.
Việc trích lập và dự phòng để sử lý rủi ro là cần thiết để có nguồn để bù đắp rủi ro cũng như làm tăng chi
phí cho NH.




Đa dạng hóa kinh doanh, lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau điề này sẽ
hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro còn các loại hình doanh nghiệp khác ít gặp rủi ro, tức là
“không bỏ trứng vào cùng một giỏ”.



Cẩn thận trong khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn, vì thường gặp rủi ro cao
hơn cho vay ngắn hạn.

 Xây dựng chiến lược khách hàng:


Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay:
Đối với khách hàng vay vốn, NH cần thu thập thong tin liên quan đến khách hàng, từ đó có thể phân tích
nhận định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Sau khi thẩm định
NH mới ra quyết định cho vay hay không. Cụ thể hơn là phải hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng đối
với khách hàng cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp.



Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng:
Đối với các khách hàng truyền thống do có độ đảm bảo an toàn cao hơn và có quan hệ lâu dài với NH nên
có thể được hưởng lãi suất ưu tiên, thủ tục vay vốn đơn giản,… Xây dựng mối quan hệ này cũng giúp NH
giữ được khách hàng và thu hút những khách hàng tiềm năng.




Thành lập Phòng quản lý rủi ro tín dụng.
Để chuyên quản lý đối với từng khoản tín dụng và đối với danh mục tín dụng. Ngân hàng cần phải có hệ
thống giám sát chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất,quy mô và tính phức tạp
của danh mục tín dụng… Trên cơ sở đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá
mức nhằm giảm thiểu rủi ro.



Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động tín dụng và rất
lơn. Vì vậy cho vay có tài sản đảm bảo là yêu cầu cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong
trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy vậy trước khi xem xét cho vay hay không cần thẩm định
đối với các tài sản đó, đặc biệt cần lưu ý các đặc điểm: thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của

Page 20


Ngân hàng thương mại
khách hàng hoặc vay bảo lãnh; thuộc loại tài sản được phép giao dịch; không có tranh chấp tại thời điểm
ký kết hợp đồng; phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định; tính dễ chuyển nhượng của tài sản; tính
chóng hỏng, giảm giá trị nhanh theo thời gian …






Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
-


Hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng

-

Nên bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ có kinh nghiệm, công tác nhiều năm trong
lĩnh vực tín dụng.

-

Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ.

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng.
-

Thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính nguồn thông tin trong hồ
sơ vay vốn của khách hàng; qua việc tiếp xúc trực tiếp với KH; từ chứng từ lưu trữ trong hệ thống
thông tin của NH; các nguồn thông tin từ đối tác, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, báo chí, thông tin
trên mạng internet…

-

Quản lý thông tin khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm; sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ cho
quá trình tác nghiệp; phân tích hồ sơ theo hướng chuyên môn hóa; tài liệu phân tích phải được lưu
trữ theo một mẫu biểu thống nhất và quy chuẩn.

-

Tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các NHTM trong việc cung cấp thông tin về
khách hàng.


Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
-

Chú trọng bồi dưỡng , đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác tín dụng: thường xuyên
tổ chức các lớp học, tập huấn cho cán bộ làm công tác tín dụng về kiến thức pháp luật, kinh tế, bồi
dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ tín dụng. Xây dựng
chính sách đào tạo, khuyến khích cán bộ đi học cao học, tiến sỹ…

-

Nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác tín dụng: có chế độ lương bổ
thích hợp, đồng thời cũng áp dụng mức phạt nhất định trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng với
khoản vay như tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi… để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn
quyền lợi với nghĩa vụ của cán bộ làm công tác tín dụng đối với mỗi khoản vay mà cán bộ đó phụ
trách.

Rủi ro trong hoạt động NH luôn luôn tiềm ẩn và không ai có thể dự báo trước được nó sẽ xảy ra khi
nào.Vì vậy NH luôn phải có các biện pháp phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra để không làm ảnh hưởng đến
lợi ích cũng như uy tín của NH.

Page 21



×