Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ và vận dụng vào việc nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.08 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

PHƢƠNG THỊ THU THỦY

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

PHƢƠNG THỊ THU THỦY

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01



Người hướng dẫn khoa học: PSG. TS Nguyễn Mạnh Tường

Hà Nội - 2016

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 5
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 8
Chƣơng 1 . TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 15
1.1. Cán bộ và công tác cán bộ ............................................................... 15
1.1.1. Cán bộ và cán bộ cấp cơ sở............................................................. 15
1.1.2. Tiêu chuẩn, bồi dưỡng - đào tạo, lựa chọn - sử dụng cán bộ cấp
cơ sở ............................................................................................................ 19
1.2. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ........................................................................................................... 30
1.2.1. Cán bộ chủ chốt và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ............................... 30
1.2.2. Chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ........................................... 32
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
ở thành phố Hà Nội trên cơ sở tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ........................ 38
1.3.1. Về cơ chế hình thành đôị ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấ p cơ sở ............ 38
1.3.2. Về chính sách đào taọ , bồ i dưỡng cán bộ chủ chốt cấ p cơ sở ...... 40
1.3.3. Về yế u tố văn hóa điạ phương ........................................................ 40
1.3.4. Về chế độ chính sách đãi ngô ̣ ......................................................... 41
1.3.5. Về yếu tố nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt ........................ 42
1.3.6. Về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát ......................................... 42
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 44

Chƣơng 2. VÂN DỤNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ CỦA THÀ NH PHỐ HÀ NỘI .............. 45
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Hà
Nội ở giai đoạn hiện nay .......................................................................... 45
2.1.1. Một vài nét về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Hà
Nội .............................................................................................................. 45

3


2.1.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành
phố Hà Nội ................................................................................................. 59
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở của thành phố Hà Nội ở giai đoạn hiện nay ................................. 61
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ................................................................................ 61
2.2.2. Xây dựng các tiêu chuẩn về quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng cán
bộ cấp cơ sở ............................................................................................... 71
2.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ chủ
chố t cấp cơ sở ............................................................................................ 77
2.2.4. Đổi mới chính sách đãi ngộ với cán bộ cấp cơ sở ......................... 80
Tiểu kết chương 2: .................................................................................... 85
KẾT LUẬN ............................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 91
MÔ TẢ VỀ CUỘC ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ........................................... 98

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường.
Các kết quả nghiên cứu, số liệu nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, chính xác đã được Ban tổ chức thành ủy Hà Nội và Sở Nội vụ
Hà Nội cung cấp. Những kết luận khoa học của Luận văn mới và chưa công
bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phƣơng Thị Thu Thủy

5


LỜI CẢM ƠN
Với tin
̀ h cảm trân tro ̣ng nhấ t , tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành, sâu sắ c nhấ t tới PGS . TS. Nguyễn Mạnh Tường vì sự tâ ̣n tiǹ h
hướng dẫn , giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn : “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào việc nâng cao

chất

lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Hà Nội”. Tác giả xin tỏ
lòng biết ơn đến các th ầy cô khoa Triết học - trường đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã tâ ̣n tin
̀ h , chu đáo trong quá triǹ h giảng da ̣y và truyề n
đa ̣t kiế n thức . Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô, các lãnh
đạo VPTU, ban tổ chức TU Hà Nội và ba ̣n bè , đồng nghiệp đã quan tâm
giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này .
Do sự ha ̣n chế về thời gian nghiên cứu và kinh nghiê ̣m công tác thực tế

nên luâ ̣n văn vẫn có thể có thiế u sót . Tôi mong nhâ ̣n đươ ̣c sự góp ý , chỉ bảo
của các thầy cô, bạn bè để luận văn mang lại giá trị thực tiễn cao.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phƣơng Thị Thu Thủy

6


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chƣ̃ viế t tắ t

Chƣ̃ viế t đầ y đủ

BTĐU:

Bí thư đảng ủy

HĐND :

Hô ̣i đồ ng nhân dân

UBND :

Ủy ban nhân dân

CNH


:

Công nghiê ̣p hóa

HĐH

:

Hiê ̣n đa ̣i hóa
Xã hội chủ nghĩa

XHCN:

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hà Nội là thủ đô, trái tim của cả nước . Hà Nội đang hàng ngày , hàng
giờ chuyển mình, thay đổ i , phát triển đi lên để theo kịp và sánh vai với
những thủ đô hiện đại của các cường quốc trên thế giới. Và, để phát triển
toàn diện trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, Hà Nội cần phải xây dựng
một đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Thành phố đến cơ sở (Xã, Phường,
Thị trấn) vừa có tâm, vừa có tầ m, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cán bộ là gốc của mọi việc , công viê ̣c
có thành công hoặc thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém , có cán bộ
tố t viê ̣c gì cũng xong . Vì thế hơn lúc nào hết chúng ta phải trở lại nghiên
cứu mô ̣t cách thấ u đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bô ̣ và công tác cán bộ
để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay , đă ̣c biê ̣t là viê ̣c bồ i

dưỡng, xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ nói chung, đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp cơ
sở nói riêng.
Từ khi nước nhà mới thành lâ ̣p , Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm đến
công tác cán bộ và khẳng định: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là
gốc của mọi công việc và cán bộ quyết định tất cả. Vấn đề cán bộ giữ một
vị trí cực kỳ trọng yếu và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng
cũng như trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Cán bộ là lực lượng
nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyết
định thành bại của cách mạng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của
Đảng cao hay thấp, việc tổ chức thực hiện mọi đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đạt hiệu quả nhiều hay ít đều tuỳ thuộc rất lớn ở chất
lượng của đội ngũ cán bộ, ở trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công
tác của họ.
Cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng
8

, gắ n liề n


với vâ ̣n mê ̣nh của Đảng , của đất nước và chế độ , là khâu then chốt trong
xây dựng Đảng . Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo

,

huấ n luyê ̣n, xây dựng đươ ̣c đô ̣i ngũ cán bô ̣ tâ ̣n tu ̣y kiên cường , hoàn thành
xuấ t sắ c nhiê ̣m vu ̣ qua các giai đoa ̣n cách ma ̣ng . Song hiê ̣n nay do các tác
đô ̣ng ngày càng ma ̣nh mẽ của mă ̣t trái kinh tế thi ̣trường dẫn đế n hâ ̣u quả l à
“mô ̣t bô ̣ phâ ̣n không nhỏ” cán bô ̣, đảng viên bi ̣tha hóa về lố i số ng, đa ̣o đức,
phong cách làm suy giảm niề m tin trong nhân dân, một số khác có biểu hiện
xa dân, quan liêu, cửa quyền, lạm quyền đã dẫn đế n chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ chưa

đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u công viê ̣c . Chính vì vậy , vấ n đề nâng cao hơn nữa
chấ t lươ ̣ng cán bô ̣, chấ t lươ ̣ng phu ̣c vu ̣ nhân dân đang là vấ n đề đă ̣t lên hàng
đầ u trong công tác cán bô ̣ nói riêng và trong toàn hê ̣ thố ng chính tri ̣nói
chung. Vấ n đề này còn đă ̣c biê ̣t có ý nghiã với đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp
cơ sở của Thành phố Hà Nội , với vi ̣thế là mô ̣t trong hai trung tâm kinh tế ,
chính trị , văn hóa lớn nhấ t trong cả nước . Bởi ở đây , vấ n đề về cán bô ̣
không chỉ biểu hiện những đă ̣c điể m chung như mọi thành phổ trên cả nước,
mà còn có nhiề u yế u tố riêng của một thành phố trung tâm đòi hỏi nâng cao
hơn nữa chấ t lươ ̣ng của đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t , đặc biệt là đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở giai đoạn hiện nay – giai đoạn thực hiện chương trình
“Nông thôn mới”, “Xã, Phường văn hóa” của thành phố Hà Nội. Đó cũng là
một phầ n quan điể m chỉ đa ̣o của Đảng ta

trong giai đoan cách ma ̣ng đ ấy

mạnh “Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa” đất nước.
Ngày nay, xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế để phát
triển là một xu thế tất yếu khách quan. Vì thế, để khắc phục những tồn tại,
yếu kém của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, hơn lúc nào hết,
Hà Nội cần nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hơn nữa chấ t lươ ̣ng
của đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chốt , nhấ t là những cán bô ̣ chủ chố t cấp cơ sở của
Thành phố nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình

mở cửa, hội nhập

phát triển bền vững của thủ đô ở giai đoạn cách mạng mới.
Vì những lý do trên , tác giả chọn đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh v ề
9



công tác cán bộ và vận dụng vào việc nâng cao chất lượng cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở của thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn và hướng
nghiên cứu của min
̀ h.
2. Tình hình nghiên cứu
Với sự phát triể n của đấ t nước , trước những đòi hỏi về công tác nhằ m
đáp ứng yêu cầ u phát triể n đấ t nước cũng như hoàn thiê ̣n hơn về cơ cấ u t ổ
chức, các hoạt động, phong cách lañ h đa ̣o; vấ n đề về cán bô ̣ và công tác cán
bô ̣ đươ ̣c nghiên cứu rấ t nhiề u . Đặc biệt là những nghiên cứu vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bô ̣ và công tác cán bô ̣ đươ ̣c triể n khai và đi vào
thực tiễn , song chưa có mô ̣t công triǹ h nào đi sâu nghiên cứu riên

g về tư

tưởng Hồ Chí Minh về bồ i dưỡng cán bô ̣ , mà chỉ có những công trình về
công tác cán bô ̣ nói chung . Các công trình nghiên cứu của các tác giả được
công bố dưới da ̣ng chuyên đề , luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ , các bài đăng trên các sách
báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Đó là nguồ n tư liê ̣u quý báu giúp tôi
kế thừa trong quá trin
̀ h nghiên cứu , hoàn thiện đề tài của mình . Có thể kể
đến những công trình như:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của PGS.TS
Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2002
2. Hồ Chí Minh về vấ n đề đào tạo cán bộ của tác giả Đức Vượng, Nhà
xuấ t bản Chính tri ̣Quố c gia, Hà Nội, 1995
3. Đạo đức, phong cách, lề lố i làm viê ̣c của cán bộ , công chức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh của ban tổ chức cán bộ Chính Phủ, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ chuyên đề khoa ho ̣c cấ p nhà nước
KX.02, chủ nhiệm đề tài: GS. Đặng Xuân Kỳ;


10


5. Tư tưởng Nhân văn Hồ Chí Minh với viê ̣c giáo dục Đảng viên hiê ̣n
nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ , Chủ nhiệm đề tài TS Hoàng Trang ,
2002;
6. Tập Kỷ yế u hội thảo Khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ do ho ̣c viê ̣n Chiń h tri ̣quố c gia Hồ Chí Minh tổ chức gồ m
hàng trăm bài nghiên cứu , đề cập nhiều khía cạnh trong công tác xây dựng
đô ̣i ngũ cán bô ̣ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoài ra c òn một số luận văn thạc sĩ , nhiề u bài báo của nhiề u nhà
nghiên cứu đăng trên các ta ̣p chí khoa ho ̣c theo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bô ̣ và công tác cán bô ̣ như: “Thực hiê ̣n tố t lời dạy của chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh
về cầ n kiê ̣ m liêm chính” ; chố ng tham ô lãng phí , và quan liêu của tác giả
Trầ n Đình Quảng, tạp chí Lao động công đoàn , số 289, 2003; vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào viê ̣c đổ i mới phương pháp lãnh đạo và
phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên –
luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ của tác giả Lê Thi ̣Hương Lan , chuyên ngành Hồ Chí Minh
học, Mã số 60.31.27, 2006; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với viê ̣c nâng
cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang
trong giai đoạn hiê ̣n nay ,luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ của tác giả Nguyễn Thi ̣Lương
Uyên, chuyên nghành Hồ Chí Minh ho ̣c , Mã số 60.31.27, 2007; Xây dựng
đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ
nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đấ t nước

Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công
của tác giả Lê Văn Dương , Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ ở quận Tân Bình thành phố Hồ
Chí Minh của tác giả Phạm Xuân Diệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh với viê ̣c xây dựng đạo đức cách mạng
cho cán bộ đảng viên, binh chủng pháo binh. LVCN chuyên ngành tư tưởng
Hồ Chí Minh , Nguyễn Khắ c Hoan , Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2002; Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức của
11


người cán bộ đảng viên. Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ đan̉ g viên
ở nước ta hiện nay , LVCN chuyên nghành tư tưởng Hồ Chí Minh , Hoàng
Triê ̣u Quan, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Nâng cao vai
trò đội ngũ cán bộ chủ trì công tác của Đảng , công tác chính tri ̣ của đơn vi ̣
cơ sở trong quân đội nhân dân Viê ̣t Nam hiê ̣n nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, LVCN chuyên nghành tư tưởng Hồ Chí Minh , Nguyễn Văn Lương ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay,
LVCN chuyên nghành Hồ Chí Minh , Nguyễn Thanh Thiê ̣t, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đào tạo , LVCN chuyên nghành tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy Tráng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí
Minh về cán bô ̣ và công tác cán bô ̣ dưới nhiề u góc đô ̣ khác nhau như vấ n đề
rèn luyê ̣n đa ̣o đức , năng lực của cán bô ̣, mô ̣t số nô ̣i dung quan tro ̣ng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đổ i mới phương thức lañ h đa ̣o và phong cách công
tác của đội ngũ cán bộ … song có thể nói chưa có nhiề u công trình nào đi sâu
nghiên cứu vâ ̣n du ̣ng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dưỡng cán bô ̣ , nhấ t là
viê ̣c giáo du ̣c bồ i dưỡng cho đô ̣i ngũ cán bô ̣ mô ̣t cách có hê ̣ thố n,gvì vậy trên
cơ sở kế thừa có cho ̣n lo ̣c các kế t quả nghiên cứu đã đươ ̣c công bố , tác giả
luận văn hy vo ̣ng sẽ góp phầ n làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ C hí Minh về

công tác cán bộ và vận dụng vào nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Hà Nội ở giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những nô ̣i dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác cán bô ̣, Luâ ̣n văn vâ ̣n du ̣ng để đánh giá thực tra ̣ng đô ̣i ngũ cán
bô ̣ chủ chố t cấp cơ sở của thành phố Hà Nô ̣
12

i, từ đó đề xuấ t mô ̣t số kiế n


nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở Thành phố Hà Nô ̣i ở giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiê ̣m vụ của Luận Văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đề tài cần phải làm rõ:
- Phân tić h mô ̣t số nô ̣i dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bô ̣ và công tác cán bô ̣
- Đánh giá thực tra ̣ng của công tác cán bô ̣ trên điạ bàn Thành phố Hà
Nô ̣i. Trọng tâm là đội ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp cơ sở Thành phố Hà Nội
- Đề xuấ t mô ̣t số kiế n nghi ̣về đào tạo, bồ i dưỡng nâng cao chất lượng
đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp cơ sở của thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bô ̣ và vận dụng vào việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của thành phố Hà Nội
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bô ̣ là vấ n đề lớn . Trong pha ̣m vi luâ ̣n

văn này, tôi chỉ nghiên cứu mô ̣t số nô ̣i dung chủ yế u trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác cán bô ̣ làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng đội
ngũ cán bộ hiện nay và đề xuất những kiế n nghi ̣nhằ m nâng cao hơn nữa
chấ t lươ ̣ng của đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp cơ sở của thành phố Hà Nội nói
riêng và của đấ t nước nói chung.
Vì năng lực có hạn nên trong giới hạn luận văn chỉ nghiên cứu đô ̣i ngũ
cán bộ chủ chốt c ấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của thành phố Hà Nội chỉ
xét đến các chức danh lãnh đạo chủ chốt: Bí thư; chủ tịch UBND; chủ tịch
HĐND.
13


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiê ̣n của
Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam . Tác giả cũng có sử dụng những thành tựu đã có
của các công trình đi trước trong việc phân tích cơ sở lý luận chung.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp: phân tích - tổng hợp, lịch sử, thố ng
kê, phương pháp điề u tra xã hô ̣i ho ̣c , đối chiếu so sánh và các phương pháp
khác.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bô ̣ và công tác cán
bô ̣. Trên cơ sở đánh giá thực tra ̣ng công tác của đô ̣i ngũ cán bô ̣ chủ chố t cấp
cơ sở của Thành phố Hà Nội để đưa ra mô ̣t số kiế n nghi ̣nhằ m nâng cao hơn
nữa chấ t lươ ̣ng công tác của đô ̣i ngũ cán bô chủ
chốt cấp cơ sở của thành phố
̣
Hà Nội hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn

Đề tài có thể làm tài liê ̣u tham khảo phu ̣c vu ̣ cho công tác nghiên cứu ,
giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh
Cung cấ p những luâ ̣n chứng về cơ sở khoa ho ̣ c và thực tiễn cho công
tác cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở của thành phố
Hà Nội nói riêng.
8. Kế t cấ u của Luâ ̣n Văn
Ngoài phần Mở đầu , kế t luâ ̣n , danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và phầ n
phụ lục, luâ ̣n văn đươ ̣c kế t cấ u làm 2 chương, 5 tiết.

14


Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1.1. Cán bộ và công tác cán bộ
1.1.1. Cán bộ và cán bộ cấp cơ sở
Cuộc cách mạng nào cũng vậy, muốn thành công và nắm giữ được
chính quyền thì phải có một hệ thống những người lãnh đạo, những người
ấy không phải ai khác chính là đội ngũ cán bộ. Cách mạng vô sản muốn
giành được thành công thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung
thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng. Kế thừa có chọn lọc
những tư tưởng của các nhà cách mạng vô sản đi trước, kết hợp với thực tế
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng nhận thức rõ ràng vai trò quan
trọng cần thiết của người cán bộ trong việc giành, giữ và xây dựng chính
quyền. Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc” bởi cũng như cây phải có gốc, không có gốc thì cây không thể sống,
điều đó có nghĩa là mọi công việc cách mạng đều phải bắt nguồn từ cán bộ.
Công việc cách mạng bao gồm rất nhiều việc khác nhau, từ công việc hoạch
định đường lối cho đến các công việc tổ chức và thực hiện đường lối. Hồ
Chí Minh đã nhận xét “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ

tốt hoặc kém” [27, tr240]. Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây
dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp
cách mạng đi đến bước phát triển. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng cán bộ là cái
dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì dù động
cơ, máy móc có tốt đến đâu cũng không thể hoạt động được. Cán bộ là cầu
nối giữa Đảng và nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời
đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để
đặt chính sách cho đúng” [24, tr118]
15


Như vậy, trong quan niệm của Hồ chí Minh thì cán bộ là người làm
việc, là người kết nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người trực tiếp
phục vụ nhân dân. Ngoài ra, có một số quan niệm về cán bộ được chấp
nhận, như:
Trong từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là: “Người làm công
tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, Đảng và đoàn thể.
Người làm công tác có chứa chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức phân
biệt với người không có chức vụ”.
Theo luâ ̣t cán bô ̣ công chức 2008, Cán bộ là “công dân Việt Nam,
được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.”
Hệ thống hành chính của nước ta hiện nay, chia theo chiều ngang
gồm 4 cấp: Cấp trung ương, Cấp tỉnh – thành phố trực thuộc Trưng ương
(gọi trung là cấp tỉnh), Cấp huyện, quận, thị xã, các thành phố trực thuộc

tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và Cấp cơ sở (Xã, Phường, Thị trấn). Cấp cơ
sở là cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) nhận định: “Các cơ sở
xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ
thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà
nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân,
huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của
cộng đồng dân cư”.

16


Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là lực lượng rất quan trọng của
Đảng, Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và
phát triển đất nước. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có vai trò quan trọng, đây là
đội ngũ trực tiếp gắn với cuộc sống hàng ngày của nhân dân, trực tiếp tuyên
truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ cho nhân
dân; trực tiếp lãnh đạo, hướng dẫn, làm gương và tổ chức nhân dân thực
hiện các chủ trương, đường lối chính sách; trực tiếp chịu trách nhiệm trước
Đảng, Chính phủ và nhân dân. Nhân dân nhìn nhận đội ngũ cán bộ của
Đảng có tốt hay không, trước hết là nhìn vào đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Theo quy đinh
̣ ta ̣i khoản 2 điề u 61 Luâ ̣t cán bô ,̣ công chức năm 2008
thì cán bộ cấp xã bao gồm các chức danh sau:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị
trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân
Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Cán bộ cấp cơ sở (Xã, Phường, Thị trấn) là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân
gồm có Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; những người đứng đầu tổ
chức chính trị - xã hội và những công chức được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân, trong biên chế hoặc
17


được giao nhiệm vụ cụ thể và được hưởng lương hoặc trợ cấp từ ngân sách
nhà nước và ngân sách địa phương.
Cán bộ cấp cơ sở có quan hệ trực tiếp, gắn bó thường xuyên với dân,
sống và làm việc trong cộng đồng dân cư. Do đó, người cán bộ cấp cơ sở
luôn luôn phải tận tâm, tận lực vì dân, phải “thực sự óc nghĩ, mắt nhìn, tai
nghe, miệng nói, chân đi, tay làm”, biết vận động nhân dân cho đúng và cho
khéo” và phải gương mẫu “nói đi đôi với làm”.
Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất năng lực đối với cán bộ
các cấp, cấp cơ sở cũng có những yêu cầu cụ thể, những vấn đề cụ thể khác
nhau. Đối với cán bộ cấp cơ sở cần chú ý đến năng lực quản lý nhà nước,
tránh chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như những lợi ích riêng của dòng họ, gia
đình. Họ cần giải quyết đúng quan hệ lợi ích cộng đồng và lợi ích dòng họ,
thôn xóm, gia đình; phải là người đại diện cho lợi ích chung của toàn thể
nhân dân chứ không thể dùng quyền thế để mang lại lợi ích cho thiểu số
dòng họ hay nhóm cá nhân có quan hệ mật thiết với mình, cần đấu tranh
mạnh mẽ với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”. Đối với cán

bộ cấp cơ sở cần khắc phục lề lối, tác phong của giai đoạn cũ “sáng cắp ô
đi, tối cắp ô về”, và thái độ quan liêu, hách dich, cửa quyền với nhân dân.
Cán bộ cấp cơ sở gồm những người có năng lực tổ chức hoạt động
thực tiễn, có năng lực vận dụng, cụ thể hóa đường lối chính sách chung,
thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức hoạt động của dân và xử lý tốt
các tình huống thực tiễn. Ở xã, cán bộ phải biết khéo léo sử dụng các mối
quan hệ, các truyền thống trong văn hóa làng xã để vận động nhân dân, tổ
chức các hoạt động của nhân dân. Ở phường, mặt bằng dân trí cao hơn, nên
trình độ năng lực của cán bộ cũng đòi hỏi cao, người cán bộ phải biết vận
dụng chính sách, pháp luật là một đòi hỏi tất yếu để tạo nên uy tín cho
người cán bộ.

18


Như vậy, cán bộ cấp cơ sở là một quan niệm rất rộng, bao gồm tất cả
những người làm công ăn lương, làm việc trong bộ máy chính quyền cơ sở.
Do vậy, trong giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ chủ yếu tập trung
nghiên cứu một số chức danh cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến quá trình
xây dựng và phát triển ở cơ sở (Xã, Phường, Thị trấn) trong đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở, nghĩa là những cán bộ lãnh đạo cấp trưởng của các tổ
chức chính trị. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở gồm một đội ngũ những người
đứng đầu trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở.
1.1.2. Tiêu chuẩn, bồi dưỡng - đào tạo, lựa chọn - sử dụng cán bộ cấp
cơ sở
Trong hệ thống tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, tư tưởng về cán
bộ và công tác cán bộ là một bộ phận cấu thành quan trọng. Chủ tịch Hồ chí
Minh, sinh thời, luôn coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, luôn luôn đặt
công tác cán bộ lên vai trò hàng đầu trong công tác của Đảng và Nhà nước.
Người coi công tác cán bộ là hoạt động của toàn Đảng, các cơ quan nhà

nước và đoàn thể quần chúng mà trước hết là các cấp ủy đảng; nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách
mạng, xứng đáng là lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Đó là hệ thống những khâu, những mắt xích có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tư tưởng Hồ chí Minh về công tác cán bộ có giá trị lý luận và thực tiễn to
lớn, bởi trong đó là kết tinh của tinh hoa triết học phương Đông và phương
Tây, của triết học chính trị Mác – Lênin, đặc biệt là sự đúc kết kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình gây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cách mạng.
Trong vấn đề công tác cán bộ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh có nhi ều công
việc như: xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch cán bộ; đào tạo bồi dưỡng
cán bộ; nhận xét đánh giá cán bộ; luân chuyển cán bộ; Nhân dân tham gia
xây dựng và giám sát cán bộ; chính sách cán bộ…
19


1.1.2.1. Tiêu chuẩn cán bộ
Người cán bộ là người kết nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là
người đem đường lối chính sách giúp nhân dân hiểu và thực thi. Để có được
người cán bộ có khả năng làm tốt vai trò vừa là cầu nối, vừa là người dẫn
đường thì cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những tiêu chuẩn phẩm chất cần có của đội ngũ
cán bộ:
Thứ nhất, cán bộ là những người có đạo đức cách mạng, là Nhân,
Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Đức Nhân, trong chủ tịch Hồ chí Minh chính là cái
tình, sự yêu thương tha thiết cho mỗi người dân đất Việt, tình thương bao la
ấy không có chút tư lợi cá nhân, không một chút tính toán, Bác chính là một
tấm gương như thế: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nhân dân được tự do, dân tộc tôi được độc lập, ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành” (di chúc). Nhân chính là thật thà yêu
thương, hết lòng giúp đơc đồng chí và đồng bào một cách vô tư; Nghĩa là

ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải che
giấu; Trí là không có việc tư túi làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch
sáng suất, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biết nhìn người, biết xét
việc.
Thứ hai, người cán bộ phải có tài năng để thực hiện chủ trương đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đạo đức là yếu tố tiên
quyết xác định người cán bộ cách mạng, nhưng Hồ chí Minh không bao giờ
xem nhẹ tài năng, người xem trọng người phải vừa có đức, vừa có tài, người
luôn nhấn mạnh đến năng lực lãnh đạo và thực hành công việc của người
cán bộ. Theo Hồ chí Minh cán bộ tốt nhất thiết phải là người có đủ phẩm
chất và năng lực, những phẩm chất, năng lực đó phải được cụ thể hóa bằng
kết quả những nhiệm vụ được giao. Người luôn tha thiết muốn tập hợp
những người hiền tài phục vụ đất nước: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến
20


thiết cần phải có nhân tài. Trong số hơn hai mươi triệu đồng bào chắc
không thiếu người có tài có đức” …. “trọng dụng những kẻ hiền năng, các
địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được
những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho chính phủ biết” [27,
tr19]. Tài và đức luôn là yếu tố quan trọng của người cán bộ cần phải có.
Người cán bộ là người có đủ năng lực đảm đương công việc trong những
hoàn cảnh dù là hoàn cảnh khó khăn nhất. Để có đủ năng lực đảm đương
công việc, trước hết phải có ý thức trách nhiệm, là người dám nghĩ dám
làm, dám nói dám phê bình, dám thừa nhận và sửa chữa những khuyết
điểm. Người cán bộ là người phải biết: “bất kì việc to việc nhỏ, hễ thêm
điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề
khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ
áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến” [68]. Bất kỳ ai nếu có quyết tâm
làm lợi cho nhân dân, đầu óc chịu khó suy nghĩ, tay chịu khó làm thì nhất

định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có lợi cho nhân dân. Đó
là những người cán bộ hết lòng vì nhân dân, không tư lợi.
Thứ ba của người cán bộ tốt là phải hoàn thành nhiệm vụ thực tế. trong
thực tế có thể có người đã hoàn thành nhiệm vụ xong chưa chắc đã đủ độ tin
cậy về chính trị. Thực tế trong các nhiệm vụ được hoàn thành ấy, có thể có
nơi, có người còn có mục đích chính trị khác, như để thăng tiến, leo cao…
Tuy nhiên, cách xem xét kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ cho đến
nay vẫn là phương pháp tối ưu nhất, tuy nhiên, bên cạnh đó cần chú ý đến
những yếu tố bên cạnh khác. Để có cách nhìn của Hồ Chí Minh về cán bộ
thể hiện:
“Ai mà hay khoe khoang công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm,
trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích
người khác, hau tự tang bốc mình, những người như thế tuy họ làm được
việc, cũng không phải cán bộ tốt.
Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng,
21


không che dấu khuyết điểm của mình, không ham làm việc dễ, tránh việc
khó, bap giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn
cảnh thế nào lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù có công
tác kém một chút cũng là cán bộ tốt” [29, tr278].
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu người cán bộ phải tự học tập lý luận, năng
lực hoạt động thực tiễn. Người cán bộ phải nói được làm được và biết tổng
kết rút kinh nghiệm. Hồ Chí Minh cho rằng nếu người cán bộ mà nói được
trước nhân dân, phát biểu được suy nghĩ của mình trước quần chúng thì có
nghĩa là người đó đã hiểu lý luận, đem lý luận thấm vào trí óc để từ đó
truyền lan cho quần chúng, để quần chúng nhân dân hiểu, tin tưởng và giúp
họ hành động đúng. Người cán bộ phải nói đi đôi với làm, bởi nói xong thì
phải thực nghiệm ngay bằng hành động, chứng minh được lời mình đã nói

thì mới có được sự tin tưởng, sự đồng lòng của nhân dân. Ngoài mối liên hệ
mật thiết với nhân dân, người cán bộ còn phải biết nắm bắt tình hình của
nhân dân để báo cáo lại cho tổ chức, báo cáo lại cho Đảng, phòng trừ những
khi có sai lầm trong đường lối chính sách còn kịp thời sửa chữa.
Thứ tư, để xác định cán bộ có tốt hay không là vấn đề về phong cách
làm việc khoa học của mỗi người cán bộ. Phong cách khoa học của người
cán bộ giữ vai trò quan trọng trong tất cả các khâu hoạt động và thực thi
công vụ. Kết quả của việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ phụ thuộc một
phần vào phong cách làm việc của người cán bộ. Hồ Chí Minh có viết:
“Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn thì thành tích
của Đảng to tát nữa” [29, tr233].
Trong phong cách làm việc của người cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu 4
điều sau đây:
- Phải nêu cao tính Đảng, tức là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên
hết, trước hết.
- Phải có tác phong quần chúng, tức là sâu sát, gần gũi nhân dân,
khiêm tốn học hỏi nhân dân, tin yêu và tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến
22


và giải quyết những kiễn nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến
dân phê bình và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót.
- Phải có phong cách làm việc dân chủ, tập thể mới có thể phát huy sức
mạnh và trí tuệ tập thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “có dân chủ mới làm cho cán
bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì
những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo” [29,
tr244].
- Phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhất quán giữa lời nói và việc làm,
giữa lý luận và thực tiễn.
Như vậy, các tiêu chuẩn để xác định cán bộ theo Hồ Chí Minh đã hội

tụ đầy đủ phương cách xem xét, đánh giá cán bộ. Người cán bộ tốt phải hội
tụ đầy đủ các tiêu chuần về đức về tài, là người hoàn thành các nhiệm vụ
được giao và có phong cách làm việc khoa học, là những người phục vụ
nhân dân mà không tư lợi cá nhân, không vì mục đích riêng, làm việc vô tư,
khách quan, cọi trọng quyền lợi của nhân dân.
1.1.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Trong công tác cán bô ̣ , Hồ Chí Minh rấ t coi tro ̣ng v ấn đề đào tạo, bồ i
dưỡng cán bô ̣ : nế u như “cán bô ̣ là gố c của mo ̣i công viê ̣c thì “huấ n luyê ̣n
cán bộ là công việc gốc của Đảng” Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng phải
nuôi da ̣y cán bô ̣ như người làm vườn vun trồ ng những cây cố i quý báu” [65,
tr13] phải trọng nhân tài, trọng cán bộ trong mỗi một người có ích cho công
viê ̣c chung của chúng ta.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có chương trình thực tế,
thiết thực, tránh lan man, không thực tế, học rồi không dùng được. Huấn
luyện, đào tạo – bồi dưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng,
trình độ của cán bộ. Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn với thực tiễn,
tránh đào tạo chung chung. Thực tiễn không ngừng biến đổi, do vậy lý luận

23


cũng phải được bổ sung phát triển, vì thế cán bộ phải không ngừng học tập
nghiên cứu để nâng cao trình độ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Hồ Chí Minh, học tập là rất quan trọng, muốn trở thành người
cán bộ thì phải học: học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Thành tài
chưa chắc đã thành nhân”, vì vậy, trước khi học để trở thành cán bộ thì phải
học làm người.
Theo Hồ Chí Minh “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội
mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ nặng nề,
một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh

được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm
nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang” [44, tr4]. Đạo đức cách
mạng phải là phẩm chất đầu tiên, được coi là vấn đề gốc để giải quyết công
việc người cách mạng phải là người có đạo đức, không có đạo đức thì dù có
giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Cách mạng là một cuộc
chiến lâu dài, làm cách mạng có nhiều góc canh, thời chiến và thời bình đều
phải có cách mạng, song thời nào cũng cần có những người có đạo đức,
nhân dân cũng chỉ tin tưởng và nghe theo những người có đạo đức. Đạo đức
cách mạng chính là cả đời quyết tâm phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
Bản thân người cán bộ luôn phải ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật
của Đảng và nhân dân lao động, đặt lợi ích cá nhân của mình xuống dưới,
gương mẫu trong mọi hoạt động, trong mọi công việc của Đảng, luôn học tập
Chủ nghĩa Mác – Lênin, dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng
và cải tiến công tác của cá nhân mình và tập thể “mọi việc thành hay bại, chủ
chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”, “phải có
chính trị trước rồi mới có chuyên môn; chính trị đạo đức chuyên môn là tài.
Có tài mà không có đức là hỏng… đức phải có trước tài” [44, tr4].
Đạo đức cách mạng không chỉ là những phạm trù chung chung mà
được Hồ Chí Minh cụ thể hóa gắn với con người đạo đức cụ thể. Đó chính
24


là những đức tính, phẩm chất cụ thể: chung với nước, hiếu với dân; cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Yêu thương quý trọng con người, sống có
tình có nghĩa; Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Muốn có được
người cán bộ tốt, trước tiên phải đào tạo ra những người có những phẩm
chất nói trên.
Cán bộ phải luôn học tập trau dồi kiến thức, trước tiên học lý luận, sau
phải áp dụng lý luận vào thực tiễn. Lý luận mà Hồ Chí Minh nói đến ở đây
lý luận Mác – Lênin, là lý luận tiên tiến nhất và phù hợp nhất với con đường

cách mạng của đất nước ta. Đó cũng là lý luận thiết thực, chỉ đạo, và hành
động. Việc hiểu biết lý luận không phải chỉ để nói cho hay, để khuất phục
mọi người, mà phải biết dùng lý luận để có “tinh thần xử trí mọi công việc
đối với mọi ngươi, đối với chính mình” [39, tr97]. Nhưng chỉ dừng lại ở
việc học lý luận thôi thì chưa đủ, người cán bộ phải có đồng thời cả lý luận
và kiến thức chuyên môn tốt, cũng cần phải đem lý luận và kiến thức của
mình áp dụng vào thực tiễn công tác, có như vậy mới tránh được bệnh lý
luận suông, bệnh kinh nghiệm và coi thường lý luận.
Hồ Chí Minh còn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho
những người có học vấn thấp. Ngoài việc tổ chức, thủ trưởng tạo cơ hội học
tập cho mỗi cán bộ thì bản thân người cán bộ cũng cần tự học. Người nêu:
“Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng” “để tu dưỡng đạo đức cách
mạng” “để tin tưởng” “học để hành” và có chỉ dẫn địa chỉ để học: “học ở
trưởng, học ở sách vở, học ở lẫn nhau, và học nhân dân, không học nhân dân
là một thiếu sót rất lớn” [39, tr64].
Học từ thực tiễn sẽ đa dạng và tốt hơn rất nhiều. học gì cũng phải thiết
thực với công việc, ý thức tự học tự rút kinh nghiệm là rất quan trọng: “lấy
tự học làm nòng cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [30, tr237].
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, những quan điểm của Hồ
Chí Minh được GS.TS Mạch Quang Thắng tổng kết trong bài viết: “Tư
25


×