Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu môn bảo hiểm phần (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.19 KB, 10 trang )

VI. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm:
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà
nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng.
- Mục đích: chi trả cho người lao động khi họ gặp biến cố rủi ro nhằm ổn định
cuộc sống.
- Chủ thể: người tham gia đóng góp gồm người lao động , người sử dụng lao
động và Nhà nước.
- Phân biệt : Quỹ bảo hiểm xã hội với Ngân sách nhà nước
• Giống nhau:+ cùng bản chất: không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời.
+ quá trình hình thành và sử dụng đều được biểu hiện dưới
hình thức giá trị (tiền tệ).
+ tuân theo nguyên tắc cân đối thu - chi
• Khác nhau:
Quỹ bảo hiểm xã hội

Ngân sách nhà nước

Ra đời , tồn tại và phát triển gắn
với kinh tế hàng hóa, với mối quan
hệ thuê mướn nhân công
Quan hệ phân phối có tính pháp lý
thấp hơn ngân sách nhà nước.

Ra đời , tồn tại và phát triển gắn
với Nhà nước, thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của nhà nước
Quan hệ phân phối có tính pháp lý
cao , dựa vào quyền lực của nhà
nước.



Phải tham gia mới được hưởng
quyền lợi, quan tâm tới lợi ích của
các bên tham gia trước sau đó mới
tới lợi ích xã hội

Phân phối lại, không mang tính
hoàn trả trực tiếp, phản ánh lợi ích
xã hội

b. Đặc điểm:
• Mục đích của quỹ : đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và
gia đình họ khi gặp biến cố khó khăn. Nguyên tắc quản lý quỹ : cân bằng
thu chi


• Vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. Nguyên nhân là
do có người tham gia được hưởng trợ cấp nhiều lần với những chế độ
khác nhau nhưng có những người được ít hơn thậm chí không được
hưởng tùy theo biến cố mà họ gặp phải cũng như mức đóng góp và thời
gian đóng góp.
• Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn tài chính cho quỹ
là vấn đề mang tính nguyên tắc
• Quỹ BHXH là hạt nhân là nội dung vật chất của tài chính bảo hiểm xã
hội
• Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội
2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Hình thành từ các nguồn chủ yếu sau( điều 88, luật bhxh)
• Người sử dụng lao động đóng góp

• Người lao động đóng góp
• Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
• Các nguồn khác
(Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng
bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một
lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh
nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng
tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý
hoặc sáu tháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật
này do Chính phủ quy định.
Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho
người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và
thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;


c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến
khi đạt mức đóng là 14%.
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao
động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến
khi đạt mức đóng là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm

nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản
1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. )

. Thế nào là người lao động và người sử dụng lao động?
+ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động
và có giao kết hợp đồng lao động.
+ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân,
nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả
công lao động.
Phương thức đóng góp của người lao động và người sử dụng lao
động hiện có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất : phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của
cơ quan doanh nghiệp
Quan điểm thứ hai : phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao
động được cân đối chung trong nền kinh tế để xác định mức đóng góp.
- Mức đóng góp: thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự
cân đối thu chi quỹ BHXH.
- Công thức xác định phí BHXH:
P=f1 + f2 + f3
Trong đó: P: phí BHXH
f1 : phí thuần túy trợ cấp BHXh
f2: phí dự phòng
f3: phí quản lý
3. Sử dụng quỹ BHXH:
• Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH
• Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
• Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
a. Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH:



- Đây là mục chi lớn nhất và quan trọng nhất; thu ở chế độ nào thì chi ở chế
độ đó.
Nếu theo phương thức thành lập quỹ BHXH :
+ nếu chỉ có một quỹ thống nhất thì khi chi cũng phải thống nhất theo
các nội dung chi.
+ nếu hình thành theo hai loại : ngắn hạn và dài hạn thì việc chi trả
cụ thể hơn.
-Quỹ BHXH ngắn hạn : chi cho các chế độ ngắn hạn như : ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nguồn này cân đối theo từng
năm.
-Quỹ BHXH dài hạn : chi cho hưu chí, tử tuất. Nguồn này cân đối trong
nhiều năm.
+ nếu quỹ được thành lập theo từng chế độ : quỹ ốm đau, quỹ thai
sản, quỹ hưu trí..... thì chi trả cụ thể theo đúng mục đích.
Nếu nội dung chi trả gắn với nội dung kinh tế- xã hội:
+chế độ hưu trí và tử tuất
+ chế độ ốm đau , thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm
sóc y tế, gia đình...
Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
Bao gồm : tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống
BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm, một số khoản chi
khác..
c. Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
- Đầu tư là yêu cầu khách quan
Do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian
dài và thường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài
hạn đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm
thường có chênh lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tại một
thời điểm nhất định có số tiền kết dư lớn.
Mặt khác, quỹ BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy

cơ rủi ro, như việc tính toán mức đóng - mức hưởng của đối tượng
không khoa học; những biến động xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi
quỹ; bị giảm giá trị do lạm phát thông thường, do lạm phát từ các cuộc
b.


khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và nước ngoài tác
động...
Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH phải được chú trọng đến
hoạt động đầu tư tăng trưởng để tránh bị bội chi. Hoạt động đầu tư
quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH là một
yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và
phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong việc bảo đảm an sinh
xã hội và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.
- Lợi ích và các hình thức đầu tư của quỹ BHXH
• Thông qua hoạt động đầu tư quỹ BHXH vào các lĩnh vực có khả năng
sinh lời của nền kinh tế, nguồn tài chính nhàn rỗi từ quỹ BHXH có thể
tạo ra một nguồn tài chính tương đối lớn bổ sung vào quỹ, từ đó tăng quy
mô và sức mạnh cho quỹ BHXH
• Đối với nền kinh tế, nguồn vốn lớn có được từ tín dụng quỹ BHXH sẽ hỗ
trợ quan trọng để đầu tư phát triển một số dự án phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
• Quỹ BHXH đầu tư hiệu quả, đem lại một nguồn tài chính không nhỏ sẽ
giúp ngân sách nhà nước giảm gánh nặng bù đắp cho quỹ BHXH.
Hiện nay, quỹ BHXH thường được đầu tư vào các lĩnh vực như: Mua
trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương
mại của Nhà nước. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay .
Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. Các hình thức
đầu tư khác do Chính phủ quy định. Trong đó, mua trái phiếu chính
phủ và gửi ngân hàng là an toàn hơn cả và được hầu hết các nước áp

dụng.
Cụ thể: Các hình thức đầu tư được phân bổ trong năm 2009 như sau: cho
ngân sách Nhà nước vay 21,02%; mua trái phiếu Chính phủ 29,95%; mua công
trái giáo dục 0,21% và cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay 48,82%.
Năm 2008, số lãi đầu tư đã thu được gần 9 nghìn tỷ đồng với tỷ lệ lãi bình
quân năm là 11,76%. Năm 2009, số lãi ước thu được khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng với
tỷ lệ lãi bình quân năm là 9,1% . Ước tính đến cuối năm 2009, tồn quỹ BHXH trên
95 nghìn tỷ đồng.


- Nguyên tắc đầu tư của quỹ BHXH
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH là an
toàn (không chỉ bảo toàn được số vốn đầu tư mà còn phải giữ được giá trị thực sự
của vốn), nhằm trước hết là bảo toàn được quỹ, đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người lao động về chi trả BHXH.
Do hậu quả của việc mất quỹ BHXH là rất nghiêm trọng nên quỹ BHXH
không được đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao, mạo hiểm lớn; không nên tập trung đầu
tư vào một ít dự án hoặc công trình, mà nên phân tán đầu tư vào nhiều lĩnh vực
khác nhau (cả trong nước và nước ngoài) để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Ngoài
ra, quỹ BHXH cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận
cao.
Nguyên tắc thứ hai khi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH là tính hiệu quả.
Nguyên tắc này rất quan trọng vì nếu đầu tư không sinh lời thì không thể thực hiện
được mục tiêu tăng trưởng quỹ, và ảnh hưởng tới độ an toàn của quỹ cũng như khả
năng chi trả trong tương lai. Để thực hiện được nguyên tắc này, cần thiết phải xác
định được danh mục đầu tư, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu. Đối với từng dự án đầu
tư, phải đánh giá chính xác nhất hiệu quả kinh tế dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu
khoa học, từ đó mới có được quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao.
Nguyên tắc thứ ba là phải chú trọng đến tính thanh khoản của dòng vốn (dễ
luân chuyển vốn). Quỹ BHXH luôn vận động không ngừng, đó là quá trình tạo lập

và sử dụng quỹ để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Do vậy, đầu tư
quỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi
các tài sản đầu tư thành tiền mặt để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chi trả cho người
lao động.
Tóm lại, đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH có vai trò quan
trọng và góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội.
Song với sự vận động không ngừng của thực tiễn kinh tế, nội dung và hình thức
đầu tư cần được tiếp tục nghiên cứu để hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả
cao nhất, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
(Điều 96. Nguyên tắc đầu tư


Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần
thiết.
Điều 97. Các hình thức đầu tư
1. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước.
2. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
3. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
4. Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.)

4. Thực trạng sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam.
4.1. Hiện trạng quỹ BHXH Việt Nam hiện nay
- Đến hết năm 2009, cả nước có trên 9,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, đạt trên 82% số đối tượng phải tham gia.
- Cuối 2009 khoảng 5,4 triệu người tham gia BH tự nguyện với số tiền tham gia là
3060 tỷ đồng
- Quỹ bảo hiểm y tế tiếp tục thâm hụt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Tỷ lệ bội chi là 15%.
Quý I-2010, đã có 14 tỉnh, thành phố có “đầu ra” quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) bội
chi lên trên 70 tỷ đồng
- Nợ đóng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp cả nước đã lên tới 2.000 tỷ đồng Dự tính đến 2030, kết dư qũy BHXH sẽ bằng 0.

4.2. Nguyên nhân thâm hụt quỹ BHXH ở Việt Nam
- Đối tượng mà BHXH phải chi cho ngày càng tăng.
+ Năm 2002, chi cho 244.467 đối tượng, đến năm 2003 đã lên tới 304.757 người
(tăng hơn 24,72% so với năm 2002). Điều đó đã làm cho tỷ trọng kinh phí do quỹ
BHXH chi trả so với tổng số Quỹ thu được hàng năm cũng ngày càng tăng theo
(năm 2002 chiếm 37,1% và đến năm 2003 đã chiếm 39,4%). Mặc dù đang hiện có
số tồn Quỹ BHXH khá lớn (khoảng 35.000 tỷ đồng), nhưng với tỷ trọng thu- chi
như hiện tại sẽ sớm dẫn tới tình trạng nguồn thu chỉ đủ chi hàng năm và dần dần sẽ
mất cân đối thu- chi vào những năm sau.


- Chính sách BHXH hiện nay chưa phù hợp sẽ gây ra tình trạng mất cân đối thu
chi.
+ Việc quy định mức đóng BHXH bằng 15% quỹ lương và sau 30 năm làm việc sẽ
được hưởng 75% mức lương bình quân của 5 năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu,
nếu xét về kinh tế thì chưa phù hợp. Bởi vì, nếu một người lao động đóng BHXH
trong suốt 30 năm thì số tiền đó (kể cả ước tính tăng trưởng 6%/năm) cũng chỉ đủ
chi lương hưu cho bản thân người đó được khoảng 15 năm. Việc quy định tỷ lệ
đóng- hưởng BHXH như vậy chỉ đáp ứng được yêu cầu thực tế trước mắt mà sẽ
ảnh hưởng đến khả năng cân đối lâu dài của Quỹ BHXH.
+ Việc mở rộng và tăng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động thuộc
các thành phần kinh tế có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên sẽ tăng nguồn thu,
nhưng cũng đồng nghĩa với tình trạng những năm tới số lượng đối tượng được
hưởng và số tiền chi trả BHXH sẽ tăng lên. Như vậy chỉ kéo dài được thời gian
mất cân đối của Quỹ BHXH mà nó vẫn phải đứng trước nguy cơ thâm hụt một
cách rất nghiêm trọng.
+ Trong những năm qua do việc thực hiện một số chính sách xã hội như: Giảm tuổi
nghỉ hưu cho một số đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nơi có
nhiều khó khăn; tinh thần giảm biên chế khu vực hành chính sự nghiệp, sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước... đã dẫn tới tình trạng bình quân của tuổi nghỉ hưu từ năm

1995 đến nay chỉ còn 51,5 tuổi và cùng một số chính sách xã hội khác đã làm giảm
nguồn thu, tăng chi từ Quỹ BHXH.
+ Từ tháng 10-1995, Quỹ BHXH tách ra khỏi ngân sách, tự hạch toán cân đối thuchi, nhưng vẫn có gần 3 triệu người trong khu vực nhà nước đã tham gia BHXH
theo cơ chế cũ (bình quân 14 năm) vẫn phải dùng Quỹ BHXH hiện nay để chi trả
(ước tính hàng chục ngàn tỷ đồng) mà lẽ ra trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước
hoặc ngân sách phải bổ sung cho Quỹ BHXH để uỷ nhiệm chi trả.

4.3. Giải pháp
- Trong tương lai cần phải từng bước điều chỉnh lại tỷ lệ đóng- hưởng BHXH cũng
như tuổi nghỉ hưu cho phù hợp trên cơ sở cân nhắc các khía cạnh xã hội và kinh tế .


+ Ví dụ như có thể tăng tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng có đủ sức khoẻ và trình
độ tiếp tục làm việc để tuổi trung bình của người nghỉ hưu luôn ổn định ở 60 tuổi.
- Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH
+ Mua trái phiêu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của các Ngân hàng thương mại
của Nhà nước.
+ Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
+ Đầu tư các công trình kinh tế trọng điểm….

Nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH
Phí quản lý
Đóng góp từ
chủ sử dụng lao động

Phí đầu tư
Đóng góp từ
người tham gia BHXH

Tài sản đầu tư



Phạt

Hỗ trợ của NN

Thu nhập từ đầu tư

Quỹ BHXH

Chi trả trợ cấp

Trợ cấp ngắn hạn:

Trợ cấp dài hạn

Trợ cấp tai nạn lao động

- Chăm sóc y tế

- Mất sức lao động

- Mất sức tạm thời

- Ốm đau

- Tuổi già

- Thai sản
- Mai táng


- Tuất

- Mất sức vĩnh viễn
- Trợ cấp người ăn theo



×