Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh bến tre (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.64 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN HỮU TÂM

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH
HÀNG CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 62 62 01 15

Cần Thơ, 2016


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải

Phản biện 1: ..............................................................................................................
Phản biện 2: ..............................................................................................................
Phản biện 3: ..............................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại:
..................................................................................................................................
Vào lúc: …….. giờ…….. ngày …….. tháng……… năm ……….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ
- Thư viện Quốc Gia Việt Nam



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu này thể hiện tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao dựa trên những
cơ sở sau: (i) Bến tre là một trong các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất đồng bằng
sông Cửu Long, cây ca cao là loại thực vật thích bóng râm (Phạm Hồng Đức Phước,
2009) nên thích hợp trồng dưới những tán lá dừa. Ca cao là cây dễ trồng, dễ chăm sóc,
vốn đầu tư ban đầu thấp (theo khảo sát năm 2014), cho trái ổn định từ năm thứ 5 và kéo
dài đến 30 năm sau (Nguyễn Xuân Trường, 2007), (ii) Tiềm năng thị trường của ngành
hàng ca cao ngày càng lớn, đặc biệt là các thị trường Hoa kỳ, Nhật Bản và Châu Âu,
theo dự báo của Tổ chức ca cao thế giới (ICCO), sản lượng ca cao thế giới đến năm
2020 có thể thâm hụt lên đến 200.000 tấn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản
lượng của các nước có thế mạnh như Bờ Biển Ngà, Ghana và các nước trồng ca cao ở
châu Á, đặc biệt là Indonesia (ICCO, 2015) (iii) Sự liên kết giữa các tác nhân trong
chuỗi ngành hàng ca cao còn lỏng lẻo, (iv) Giá trị gia tăng (GTGT) sản phẩm ca cao còn
nhiều điểm bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu và khai thác đúng mức, (v) Giá trị nhận được
của hộ trồng ca cao rất thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, (vi) Chuỗi giá trị là cách tiếp cận
hữu hiệu của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho
các tác nhân đặc biệt là nông hộ. Như vậy, các bài toán đặt ra cần phải giải quyết là: (1)
Nâng cao lợi ích nhận được cho nông hộ trồng ca cao cũng như các tác nhân khác tham
gia chuỗi thông qua cải thiện GTGT sản phẩm ca cao; (2) Nâng cao GTGT cho sản
phẩm ca cao thông qua nâng cấp chuỗi giá trị. Vì thế, việc nghiên cứu chiến lược nâng
cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre nhằm góp phần gia tăng thu nhập cho
các tác nhân tham gia chuỗi cần được xem là một chủ đề mang tính cấp thiết cao.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là tiến hành phân tích chuỗi giá trị ngành
hàng ca cao, phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh Bến tre làm cơ sở đề xuất các
chiến lược nâng cấp chuỗi nhằm gia tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu cụ thể của luận án cần được giải quyết như sau: (i) phân tích thị
trường ca cao trong và ngoài nước, (ii) Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở
tỉnh Bến tre, (iii) Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre, (iv) Đề xuất
các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre nhằm gia tăng thu
nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi nói trên.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong luận án này, các câu hỏi nghiên cứu cần tập trung giải quyết như sau: (1)
Tình hình sản xuất và thị trường ca cao trong và ngoài nước như thế nào? (2) Dòng chảy
xuôi của sản phẩm ca cao như thế nào? Tác nhân nào tham gia trong chuỗi giá trị ca cao?
Vai trò và chức năng của họ ra sao? (3) Kinh tế chuỗi giá trị ra sao? (4) Phân phối lợi ích
1


giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào? (5) Cần có chiến lược gì để
nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn theo hai tiêu chí là diện tích và
sản lượng. Bốn huyện có diện tích và sản lượng ca cao nhiều nhất được chọn nghiên cứu
là Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Đây là 4 huyện có diện tích
ca cao chiếm gần 90% diện tích ca cao toàn tỉnh và sản lượng chiếm hơn 94% sản lượng
ca cao của toàn tỉnh. Không gian nghiên cứu của các tác nhân trong chuỗi giá trị được
mở rộng theo phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007).
Phạm vi thời gian: Tập trung vào năm vừa kết thúc tại thời điểm nghiên cứu, tức là năm
thu hoạch ca cao gần nhất. Thời gian nghiên cứu theo từng tác nhân sẽ được bố trí theo
phương pháp liên kết chuỗi giá trị.
Phạm vi nội dung: Đề tài sẽ nghiên cứu các tác nhân liên quan từ sản xuất đến tiêu thụ
ca cao ở Bến Tre, tập trung vào phân tích kinh tế chuỗi, phân tích hiệu quả sản xuất ca
cao của nông hộ và các chiến lược nâng cấp chuỗi. Trong phân tích chuỗi giá trị đề tài
chưa tiến hành phân tích lợi thế cạnh tranh vì không có thông tin về đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỔI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
Có nhiều phương pháp hay cách tiếp cận để phân tích chuỗi giá trị của các sản
phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt. Chẳng hạn cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn
cầu (GVC) được các tác giả Hartatri (2014) sử dụng trong nghiên cứu về chuỗi giá trị
toàn cầu của cà phê Indonesia; hay Nabhani et al (2015) áp dụng trong nghiên cứu tìm
hiểu lợi ích của nông dân trồng ca cao ở Indonesia từ chuỗi giá trị toàn cầu; Crespo
Stupková (2016), nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu trong sản xuất nông nghiệp xuất khẩu
và tác động kinh tế xã hội của nó ở Michoacán, Mexico; còn các phương pháp của FAO,
lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng SCM, phân tích SWOT được tác giả Anic và
Nusinovic (2005) sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị táo ở Croatia, hay tác giả Silva và
Trienekens (2007) đã ứng dụng để thực hiện đề tài phân tích chuỗi giá trị rau tươi tại
Thái Lan; các phương pháp này cũng được các tổ chức ứng dụng để phân tích chuỗi giá
trị như tổ chức DIMAT (2012), nghiên cứu về thị trường và bản chất của chuỗi giá trị
sắn ở Uganda; tổ chức Full Bright Consultancy (2008), trong nghiên cứu về chuỗi giá trị
xoài và chuối ở Nepal. Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky &Morris(2001) được Barry
(2006) áp dụng để thực hiện phân tích chuỗi giá trị của chôm chôm ở Sri Lanka; Việc sử
dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích SWOT được Mounjouenpou1et al
(2014), sử dụng để nghiên cứu chuỗi giá trị ca cao và xây dựng năng lực của phụ nữ
canh tác ca cao nhằm cải thiện bền vững sinh kế của họ: trường hợp ở Mbangassina và
Mbalmayo, Cameroon; Ugonna et al (2015) sử dụng để nghiên cứu chuỗi giá trị cà chua
ở Nigeria; việc sử dụng kết hợp cách tiếp cận GTZ ValueLinks, và M4P được Trần
Công Thắng và cộng sự (2006) áp dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè
2


Việt Nam, Leahu et al (2011) sử dụng để thực hiện nghiên cứu về chuỗi giá trị táo ở
Moldova. Sử dụng kết hợp chuỗi hàng hóa toàn cầu GCC, Kaplinksy 2000, 2001, SCP
có tác giả Melle et al (2007) sử dụng trong nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị xoài ở
Benin. HUANG et al (2009) áp dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị lê ở Trung Quốc; sử

dụng kết hợp lý thuyết Kaplinsky và Morris (2000), chuỗi giá của Recklies (2001) và
phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Eschborn GTZ (2007) và M4P (2007), phân tích
SWOT có các tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011) sử dụng trong
phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo. Võ Thị
Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011) sử dụng để phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) sử dụng
trong nghiên cứu giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị gạo đặc sản “ST5” tỉnh Sóc Trăng.
Nguyễn Thị Minh Hòa, Nguyễn Trọng Dũng (2012) sử dụng để phân tích chuỗi giá trị
nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Áp dụng cách tiếp
cận của tổ chức ACDI/VOCA có tác giả Henry Panlibuton và Frank Lusby (2006) trong
nghiên cứu về chuỗi giá trị hạt ca cao ở Indonesia; áp dụng kết hợp các cách tiếp cận
GTZ, ACDI/VOCA, M4P, phân tích ngành hàng của FAO (2005), Kaplinsky
&Morris(2001), phân tích ma trận SWOT có Trần Tiến Khai và cộng sự (2011) áp dụng
trong nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre; Đỗ Minh Hiền và cộng sự (2006)
sử dụng để phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp; áp dụng mô
hình năm động lực của Michel porter được Mohammed et al (2012) sử dụng để nghiên
cứu chuỗi giá trị ca cao ở Ghana; sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính và
phân tích SWOT có tác giả Coulter và Abena (2010), trong nghiên cứu về chuỗi giá trị
ca cao và cà phê ở Cameroon; phân tích hiệu quả tài chính có Kleeman (2011) nghiên
cứu về chuỗi giá trị sản phẩm khóm hữu cơ ở Ghana; Putri et al (2015), nghiên cứu để
cải thiện chuỗi giá trị ngành công nghiệp ca cao tại Indonesia; Krepl et al (2016), thực
hiện nghiên cứu chuỗi giá trị hạt điều xuất khẩu ở Tanzania.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỔI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
Có nhiều phương pháp hay cách tiếp cận để phân tích chuỗi giá trị của các sản
phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi. Ứng dụng lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng
SCM có Vorst (2007) đề cập trong chuỗi thịt lợn ở Trung Quốc; cách tiếp cận chuỗi giá
trị theo Kaplinsky và Morris (2001), GTZ (2007) có Rich et al (2009) áp dụng để thực
hiện phân tích chuỗi giá trị gia súc ở các nước đang phát triển; ứng dụng cách tiếp cận
của Kaplinsky (2000), Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) và M4P (2007) có Võ

Thị Thanh Lộc (2009) trong phân tích chuỗi giá trị cá tra ở Đồng bằng sông cửu Long,
Lê Xuân Sinh (2012) đề cập trong phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng Sông Cửu
Long; Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị theo cách tiếp cận GTZ, tỷ số tài chính, phân
tích ma trận SWOT có Nguyễn Phú Son (2012) sử dụng để phân tích chuỗi giá trị các
sản phẩm Bò-Cừu-Dê tỉnh Ninh Thuận; Áp dụng phân tích mô hình “5 lực lượng cạnh
tranh của Porter”, phân tích SWOT, phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị theo cách tiếp
cận GTZ, phân tích hiệu quả tài chính được Nguyễn Phú Son (2014) ứng dụng để phân
3


tích chuỗi giá trị sản phẩm Bò thịt, Heo đen và lúa gạo huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận; sử dụng kết hợp cách tiếp cận của Kaplinsky và Morris (2000, 2001), GTZ,
M4P, phân tích SWOT có Rich et al (2009) đã ứng dụng để thực hiện phân tích chuỗi
giá trị gia súc ở các nước đang phát triển; Chuỗi giá trị theo khung khái niệm của Porter,
Kaplinsky &Morris(2000); GTZ Valuelink (2007), M4P(2007), Kaplinsky
&Morris(2001), SWOT cũng được Nguyễn Phú Son (2014) sử dụng để phân tích chuỗi
giá trị sản phẩm Bò thịt, Heo Móng cái và Gà của huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Sử
dụng phương pháp thống kê mô tả và sơ đồ chuỗi có Mafimesebi et al (2015), nghiên
cứu nâng cao giá trị gia tăng dọc theo chuỗi giá trị thịt bò ở các tỉnh miền nam của
Zambia.
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp tuy có nhiều bài viết nghiên
cứu về chuỗi giá trị cũng như chiến lược nâng cấp chuỗi. Nhưng nhìn chung các nghiên
cứu này thường tập trung vào phân tích hiệu quả tài chính, cũng như giá trị gia tăng của
các tác nhân tham gia chuỗi. Hầu hết các nghiên cứu này có điểm hạn chế là không tiếp
cận, phân tích chi tiết cách nông hộ sử dụng nguồn lực sẵn có, cũng như khả năng kết
hợp lượng đầu vào với giá cả đầu vào và đầu ra trong khi nông hộ là tác nhân rất quan
trọng là nơi tạo ra sản phẩm ban đầu cho các tác nhân tiếp theo trong toàn chuỗi, là
người luôn bỏ ra nhiều công sức nhưng lại là tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất trong chuỗi.
Đây là “khe hổng” trong nghiên cứu chuỗi giá trị của các ngành hàng nông nghiệp ở

nước ta.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.1. Số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất và thị trường ca cao của
thế giới được thu thập từ website của Tổ chức ca cao thế giới (ICCO), Tổ chức lương
thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAOSTAT), Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Số
liệu thứ cấp về thị trường ca cao ở Việt Nam được thu thập từ các bài nghiên cứu có liên
quan đến ca cao từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế - xã hội, diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng ca cao ở tỉnh Bến Tre được
thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Ủy
ban nhân dân tỉnh; thông tin về thị trường ca cao trên cổng thông tin điện tử Bến Tre; các
tạp chí khoa học có liên quan.
3.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia
chuỗi giá trị ca cao. Tổng số là 367 quan sát mẫu được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi soạn sẵn. Chi tiết cơ cấu quan sát mẫu và phương pháp chọn mẫu được mô tả
trong bảng sau:
4


Bảng 3.1 Phân phối các đối tượng khảo sát
Đối tượng
1. Nông hộ

Huyện Châu Thành
Huyện Mỏ Cày Nam
Huyện Mỏ Cày Bắc
Huyện Giồng Trôm


2. Điểm thu gom – sơ chế

Phương pháp thu thập thông
Số quan
sát
tin
160 Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu
50 nhiên có điều kiện.
50
40
22 Phương pháp theo liên kết chuỗi

3. Công ty thu mua hạt

3 Phương pháp theo liên kết chuỗi

4. C.ty chế biến xuất khẩu

1 Phương pháp theo liên kết chuỗi

5. Công ty xuất khẩu

2 Phương pháp theo liên kết chuỗi

6. Cơ sở bánh kẹo

5 Phương pháp theo liên kết chuỗi

7. Điểm bán lẻ/siêu thị


30 Phương pháp theo liên kết chuỗi

8. Nhà hỗ trợ chuỗi

4 Phỏng vấn KIP

Tổng

367
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2014

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối được sử dụng để
mô tả tình hình sản xuất và thị trường ca cao trong ngoài nước, mô tả thông tin tổng quát
của các tác nhân tham gia chuỗi, các khoản chi phí, đánh giá rủi ro, diện tích sản xuất,...
Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả phân phối và hiệu quả sử dụng chi phí, từ đó xác định những nút thắt trong việc
sử dụng nguồn lực đầu vào của nông hộ trồng ca cao. Đồng thời, phương pháp hồi qui
tuyến tính được sử dụng để xác định các yếu tố thuộc về nguồn lực nông hộ ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất ca cao. Đây là cơ sở khoa học quan trọng của luận án để xây dựng
chiến lược và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông hộ tham
gia chuỗi giá trị sản phẩm ca cao.
- Lý thuyết chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2001), GTZ
(2007), M4P (2007) được sử dụng để phân tích chuỗi giá trị hiện tại ngành hàng ca cao ở
Bến Tre.
- Các công thức tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận và cách tính giá trị gia tăng
được sử dụng để phân tích kinh tế chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre.
- Từ phân tích thực trạng chuỗi giá trị ca cao, phân tích SWOT chuỗi ngành hàng
ca cao, phân tích thị trường ca cao trong và ngoài nước, phân tích hiệu quả sản xuất ca
cao, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia để đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá

trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre.
3.3 KHUNG NGHIÊN CỨU
Dựa vào cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), đặc biệt tác
giả tập trung vào việc vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của
5


Eschborn GTZ (2007) và “Thị trường cho người nghèo - công cụ phân tích chuỗi giá trị”
M4P (2007), kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, kết hợp với
mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả đề xuất khung nghiên cứu như sau:
Phân tích tình
hình sản xuất
và thị trường
ca cao trong
và ngoài nước

Phân tích kinh
tế chuỗi và
phân tích hiệu
quả sản xuất
ca cao

Phân tích
GTGT,
GTGTT của
các tác nhân

Phân tích mối quan hệ liên kết
trong chuỗi giá trị


Phân tích
phân phối
GTGT,
GTGTT của
các tác nhân

Phân tích rủi
ro chuỗi và
các chính sách
có liên quan

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức

Khe hổng trong sử dụng nguồn lực và trong liên kết
chuỗi giá trị hiện tại ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre

Hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị
ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre
Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 3.1: Khung nghiên cứu tổng quát

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CA CAO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
4.1.1. Thị trường ca cao trên thế giới
Bảng 4.1: Tình hình thị trường ca cao trên thế giới giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: triệu tấn hạt
2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Sản lượng

4,04

4,30

3,90

4,27

4,21


4,34

4,63

4,65

4,59

Nhập khẩu

2,99

3,10

3,12

3,07

3,05

2.87

3,32

3,04

2,94

Xuất khẩu


2,47

3,22

2,55

2,54

2,77

2,86

4,84

2,78

3,26

Nguồn: FAOSTAT, 2015 và USDA, 2015

Kết quả thống kê ở bảng 4.1 cho thấy: sản lượng hạt ca cao đạt cao nhất vào năm
2012 là 4,65 triệu tấn và đạt thấp nhất vào năm 2007 là 3,9 triệu tấn. Khối lượng hạt ca
cao nhập khẩu đạt cao nhất vào năm 2011 là 3,32 triệu tấn và đạt thấp nhất vào năm
2013 là 2,94 triệu tấn. Khối lượng hạt ca cao xuất khẩu đạt cao nhất vào năm 2011 là
4,84 triệu tấn và đạt thấp nhất vào năm 2005 là 2,47 triệu tấn.
6


Về giá cả, hạt ca cao có mức độ biến động giá giữa các năm tương đối lớn. Theo

thống kê của ICCO, giai đoạn từ cuối năm 2005 đến tháng 6 năm 2008 giá ca cao tăng từ
dưới 1.500 USD/tấn lên 3.022 USD/tấn. Sau đó giá ca cao lại giảm xuống dưới 2.100
USD/tấn vào tháng 11 năm 2008, sau đó lại tăng lên mức cao nhất khoảng 3.500
USD/tấn vào đầu năm 2010. Kể từ cuối năm 2010, giá ca cao lại giảm mạnh nhưng vẫn
dao động ở mức khoảng 2000 USD/tấn và kể từ năm 2013 về sau giá tăng trở lại.

Nguồn: ICCO, 2015

Hình 4.1: Giá ca cao trung bình hàng tháng giai đoạn 2005 – 2014
Theo dự báo của ICCO, sản lượng ca cao thế giới đến năm 2020 có thể thâm hụt
lên đến 200.000 tấn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước có
thế mạnh như Bờ Biển Ngà, Ghana và các nước trồng ca cao ở châu Á, đặc biệt là
Indonesia, quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất châu Á cũng giảm sản lượng và chất lượng.
4.1.2. Thị trường ca cao ở Việt Nam
Về sản lượng, đến cuối năm 2005, cả nước có khoảng 35 tấn hạt và đến hết năm
2010, sản lượng ca cao Việt Nam ước đạt 2.500 tấn hạt khô/năm. Tính đến cuối năm
2013 sản lượng ca cao ở Việt Nam ước đạt khoảng 2.890 tấn hạt.
Giá cả hạt ca cao tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2011 sau đó giảm mạnh vào
năm 2012 và tăng trở lại từ giữa năm 2013. Cụ thể năm 2005 giá mỗi kg hạt ca cao trung
bình khoảng 34.000 đồng đến năm 2011 giá trung bình khoảng 62.000 đồng/kg hạt.
Nhưng năm 2012 giá ca cao giảm mạnh còn trung bình khoảng 46.000 đồng/kg hạt. Tuy
nhiên, từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2014 giá hạt ca cao tăng trở lại và đạt trung bình
khoảng 64.000 đồng/kg hạt.
4.1.3. Thị trường ca cao ở Bến tre
Bảng 4.2 Sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2013
Huyện
Châu Thành
Mỏ Cày Nam
Mỏ Cày Bắc
Giồng Trôm

Bình Đại
Ba Tri

2010
13.734
1.050
1.310
5.209
141
72

Sản lượng ca cao (tấn trái)
2011
2012
2013
15.285
15.430
10.468
2.232
4.042
3.265
1.740
2.924
2.170
6.970
6.300
3.493
192
385
420

144
145
215

7

Chênh lệch
2012/2011
145
1.810
1.184
-670
193
1

Chênh lệch
2013/2012
-4.962
-777
-754
-2.807
35
70


TP. Bến Tre
Thạnh Phú
Tổng số

91

27
21.636

297
605
440
308
77
150
115
73
26.939
29.987
20.631
3.048
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, năm 2014

-165
-35
-9.356

Kết quả thống kê ở bảng 4.2 cho thấy sản lượng ca cao toàn tỉnh tăng trong giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và đạt cao nhất 29.987 tấn trái vào năm 2012. Cụ thể
năm 2012 so với năm 2011 sản lượng ca cao toàn tỉnh tăng 3.048 tấn trái. Trong đó,
huyện Mỏ cày Nam có mức tăng lớn nhất 1.810 tấn, kế đến là huyện Mỏ cày Bắc tăng
1.184 tấn, Thành phố Bến tre tăng 308 tấn, Bình Đại tăng 193 tấn, Thạnh phú tăng 73
tấn, Ba Tri chỉ tăng 1 tấn. Riêng huyện Giồng Trôm lại giảm 670 tấn do nước mặn xâm
nhập nên làm cây chết. Sang năm 2013 sản lượng ca cao giảm 9.356 tấn trái so với năm
2012. Trong đó, huyện Châu Thành có sản lượng ca cao giảm nhiều nhất 4.962 tấn, kế
đến là huyện Giồng trôm giảm 2.807 tấn, huyện mỏ cày Nam giảm 777 tấn, Mỏ cày Bắc

giảm 754 tấn, Thành phố Bến Tre giảm 165 tấn, huyện Thạnh Phú giảm 35 tấn. Nguyên
nhân là do diện tích thu hoạch năm 2013 giảm xuống.
4.1.4 Tiêu thụ ca cao ở Bến Tre
4.1.4.1 Sản phẩm chủ yếu:
Nông hộ trồng ca cao thu hoạch trái tươi chủ yếu bán cho các điểm thu gom-sơ chế,
sau khi lên men và làm khô hạt điểm thu gom-sơ chế sẽ bán hạt khô lại cho các công ty
thu mua hạt, công ty xuất khẩu hay công ty chế biến và xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm
chủ yếu là hạt ca cao phần lớn được thu mua để xuất khẩu (Công ty Cargill, Grand
Place,…). Tuy nhiên, một lượng ít hạt ca cao khô được công ty chế biến mua về và sản
xuất ra các thành phẩm như bột nhão, bơ ca cao hoặc chế biến ra sản phẩm thực phẩm
tiêu dùng nội địa như: rượu, so-co-la, bột ca cao, bánh, kẹo, sữa,… (Công ty TNHH ca
cao Phạm Minh).
4.1.4.2 Chất lượng hạt
Nghiên cứu của Tiến sĩ Lambert, đến từ Công ty Mars - chuyên về sản xuất các sản
phẩm từ hạt ca cao và theo ý kiến của các công ty, chuyên gia được khảo sát năm 2014
cho biết: hiện nay một số vấn đề phát sinh mà cây ca cao của Việt Nam cũng như Bến tre
gặp phải là độ lên men thấp và không đồng đều, mùi đặc trưng không rõ ràng, độ a xít
còn cao, hạt ca cao bị nhiễm khói, có mùi lạ do quá trình phơi sấy chưa tốt…Theo
Lambert và các chuyên gia, trong quá trình sản xuất ca cao, phương pháp lên men rất
quan trọng, nông dân khi thu hoạch cần phải hái những trái đã chín, quá trình trữ trái để
lên men là từ 7-9 ngày. Tuy nhiên, tại nhiều nơi do đặc điểm vườn ca cao ở xa nhà,
nhiều người sợ mất trộm nên đã hái trái ca cao sớm dẫn đến chất lượng ca cao bị giảm
đi. Ngoài ra, Lambert cho rằng, độ a xít cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hạt ca
cao cũng phải đủ lớn để có đủ nhiệt trong quá trình lên men (Lambert, 2013).
4.1.4.3 Thị trường mua bán
Giá hạt ca cao tăng nhanh trong thời gian qua, từ giá 25.000-30.000 đồng/kg năm
2006, từ niên vụ 2010 đến cuối năm 2013 giá mua biến động từ 47.000 – 65.000 đồng/kg
8



hạt khô. Ngoài ra, khi nông dân sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ sẽ được cộng giá
thưởng 200-300 đồng/kg hoặc trên 700 đồng/kg đối với ca cao hữu cơ.
4.1.4.4 Các công ty thu mua
Các công ty thu mua hạt trong nước như: Phạm Minh, Phú Bình, Hương Việt… và
các công ty nước ngoài như: Cargill, Grand Place, … Chính sự tham gia thu mua của
các công ty đã tạo nên thị trường cạnh tranh, góp phần tạo tâm lý an toàn cho người sản
xuất tại địa bàn nghiên cứu.
Nhìn chung tình hình tiêu thụ ca cao trên địa bàn tỉnh ở các tác nhân không gặp
nhiều khó khăn do nguồn cung không đủ cầu, nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Tuy
nhiên, khó khăn mà các tác nhân này chủ yếu gặp phải là giá cả không ổn định, thời gian
vừa qua giá liên tục giảm. Nguyên nhân giá giảm là do Bờ Biển Ngà – quốc gia trồng
nhiều ca cao nhất đã xuất khẩu trở lại (trước đó do tình hình chính trị trong nước nên
không xuất khẩu) dẫn đến nguồn cung ca cao tăng trở lại (Theo tinkinhte.com).
4.2. SƠ ĐỒ CHUỖI VÀ MÔ TẢ CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre
Dựa trên tỷ trọng phân phối sản phẩm đến các đối tượng đầu ra của từng tác nhân,
tỷ lệ lưu lượng sản phẩm tương ứng sẽ được thể hiện lên sơ đồ chuỗi giá trị, đảm bảo tỷ
lệ ở tác nhân đầu vào của chuỗi (nông hộ) và đầu ra của chuỗi (người tiêu dùng) đều
bằng 100% sản lượng của toàn chuỗi.

Công ty xuất khẩu

64,86%

Nhà cung cấp
đầu vào:
-Cây giống
- Phân

87,80%


22,94%

Nông hộ
trồng ca cao

100%

Điểm thu
gom – sơ
chế

- Thuốc

22,94%

12,20%

Xuất
khẩu

Công ty mua hạt
1,48%

Công ty chế biến
và xuất khẩu
2,18%

8,54%


Cơ sở bánh,
kẹo

8,54%

Người bán
lẻ/siêu thị

10,72%

Tiêu
thụ nội
địa

- Hội nông dân
- Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư
- Chương trình/Dự án
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Ban điều phối ca cao quốc gia (VCC)

- Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương
- Ngân hàng thương mại

9 sát thực tế, 2014
Nguồn: Khảo
Hình 4.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ca cao tỉnh Bến Tre, Ghi chú: giá trị được tính trên 1kg hạt ca cao


4.2.2 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre

Chuỗi giá trị ca cao Bến Tre được vận hành nhờ vào các tác nhân chính tham gia
như: Nhà cung cấp đầu vào (cây giống, phân, thuốc); nông hộ trồng ca cao; điểm thu
gom – sơ chế; công ty xuất khẩu; công ty thu mua hạt; công ty chế biến và xuất khẩu; cơ
sở sản xuất bánh kẹo; điểm bán lẻ/siêu thị. Bảng 4.3 sau đây sẽ trình bày các tác nhân
tham gia chuỗi cũng như nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của từng tác nhân.
Bảng 4.3 Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ca cao
STT Tác nhân
Nguyên liệu đầu vào
Sản phẩm đầu ra
1
2
3
4
5
6
7

Nông hộ trồng ca cao
Điểm thu gom-sơ chế
Công ty xuất khẩu
Công ty mua hạt
Công ty chế biến và
xuất khẩu
Cơ sở sản xuất bánh
kẹo
Điểm bán lẻ/siêu thị

Cây giống, VTNN
Trái ca cao
Hạt ca cao khô

Hạt ca cao khô
Hạt ca cao khô
Sản phẩm từ ca cao
Sản phẩm bánh kẹo có ca
cao

Trái ca cao
Hạt ca cao khô
Hạt ca cao khô
Hạt ca cao khô
Sản phẩm: ca cao nhão, bơ ca
cao, socola nhảo,…
Sản phẩm bánh kẹo có ca cao
Sản phẩm bánh kẹo có ca cao

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, năm 2014

4.2.3. Các kênh thị trường trong chuỗi giá trị ngành hàng ca cao
Từ hình 4.2 ta thấy chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến Tre có 5 kênh thị trường gồm 3
kênh thị trường xuất khẩu và 2 kênh thị trường nội địa. Trong đó kênh 1 và kênh 2 là hai
kênh xuất khẩu chính trong chuỗi giá trị. Đối với kênh xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu để
xuất khẩu là hạt ca cao khô. Đối với kênh nội địa, sản phẩm chủ yếu là thành phẩm chế
biến từ hạt ca cao.
Kênh 1: Nông hộ trồng ca cao
Xuất khẩu

Điểm thu gom – sơ chế

Công ty xuất khẩu


Kênh này là kênh phân phối chính của chuỗi chiếm tới 64,86% lượng hạt của toàn
chuỗi dùng cho xuất khẩu. Đầu tiên nông hộ trồng ca cao mang 100% trái ca cao bán cho
các điểm thu gom – sơ chế, sau đó các điểm thu gom – sơ chế sẽ tiến hành cắt lấy hạt, ủ,
lên men, phơi sấy cho ra hạt ca cao khô, 100% lượng hạt này sẽ phân phối 64,86% cho
công ty xuất khẩu, 22,94% cho công ty thu mua hạt, và 12,20% cho công ty chế biến và
xuất khẩu.
Kênh 2: Nông hộ trồng ca cao
Điểm thu gom – sơ chế
Công ty xuất khẩu Xuất khẩu.

Công ty mua hạt

Kênh 2 cũng là kênh xuất khẩu chiếm 22,94% sản lượng hạt của toàn chuỗi. Trong
kênh này sau khi nông hộ thu hoạch sẽ bán 100% trái cho thu gom – sơ chế, sau đó thu
gom – sơ chế sẽ sơ chế ra hạt khô và bán 22,94% sản lượng hạt cho công ty thu mua hạt
và công ty này mang toàn bộ hạt mua được bán cho công ty xuất khẩu để đóng thành
10


container xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. So với kênh 1 thì kênh 2 có thêm tác
nhân công ty thu mua hạt nhằm giúp cho công ty xuất khẩu không cần tốn nhiều thời
gian mua với số lượng nhỏ từ nhiều thu gom – sơ chế.
Kênh 3: Nông hộ trồng ca cao
xuất khẩu xuất khẩu

Điểm thu gom – sơ chế

Công ty chế biến và

Kênh 3 này sẽ xuất khẩu 1,48% sản lượng hạt của toàn chuỗi. Xuất phát từ nông hộ

trồng ca cao sau khi thu hoạch sẽ bán 100% trái cho thu gom – sơ chế, sau đó thu gom –
sơ chế sẽ sơ chế thành hạt ca cao rồi phân phối 12,20% sản lượng hạt cho công ty chế
biến và xuất khẩu, sau đó công ty này sẽ dùng 1,48% sản lượng hạt mua được xuất khẩu
theo các đơn đặt hàng nhỏ lẻ và không thường xuyên. Công ty này chủ yếu là chế biến
hạt thành các sản phẩm cung cấp cho cơ sở sản xuất bánh kẹo hay người bán lẻ nhằm
phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
Kênh 4: Nông hộ trồng ca cao
Điểm thu gom – sơ chế
Công ty chế biến và
xuất khẩu Cơ sở sản xuất bánh kẹo Điểm bán lẻ/siêu thị thị trường nội địa
Kênh này là kênh phân phối nội địa chiếm 8,54% sản lượng hạt của toàn chuỗi.
Kênh này cũng xuất phát từ nông hộ, sau khi thu hoạch 100% trái sẽ bán cho điểm thu
gom – sơ chế. Sau công đoạn sơ chế, thu gom – sơ chế sẽ bán 12,20% cho cho công ty
chế biến xuất khẩu, ngoài 1,48% dùng cho xuất khẩu, phần còn lại 10,72% lượng hạt
trong toàn chuỗi được công ty chế biến xuất khẩu sẽ sử dụng để chế biến ra các sản
phẩm như: bơ ca cao, ca cao nhão,… phần sản phẩm tương ứng với 8,54% lượng hạt ca
cao trong toàn chuỗi bán cho cơ sở sản xuất bánh kẹo để sản xuất bánh kẹo, sau khi cơ
sở sản xuất bánh kẹo sản xuất ra các sản phẩm có chứa ca cao sẽ cung cấp cho các điểm
bán lẻ/siêu thị phục vụ cho tiêu dùng nội địa.
Điểm thu gom – sơ chế
Kênh 5: Nông hộ trồng ca cao
xuất khẩu Điểm bán lẻ/siêu thị Thị trường nội địa

Công ty chế biến và

Ở kênh thị trường này, các sản phẩm từ hạt ca cao sau khi phân phối cho cơ sở
bánh kẹo, phần còn lại tương ứng với 2,18% lượng hạt ca cao trong toàn chuỗi sẽ phân
phối cho người bán lẻ/siêu thị để tiêu dùng nội địa. Cũng tương tự như các kênh khác,
nông hộ sau khi thu hoạch sẽ bán 100% trái cho thu gom – sơ chế, thu gom – sơ chế sẽ
sơ chế thành hạt ca cao và bán 12,20% hạt cho công ty chế biến và xuất khẩu, kế đến

công ty chế biến và xuất khẩu sẽ sản xuất ra các sản phẩm như: bột ca cao, bơ ca cao, soco-la thanh… số sản phẩm tương ứng với 2,18% sản lượng hạt của toàn chuỗi sẽ phân
phối cho các điểm bán lẻ hay siêu thị để tiêu dùng trong nước.
4.2.4. Hỗ trợ chuỗi
Trong sơ đồ chuỗi giá trị ca cao hình 4.2, bên cạnh các tác nhân chính tham gia
còn có các tổ chức hỗ trợ chuỗi như sau:
- Hội nông dân, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh: đứng ra tổ chức các lớp
tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông hộ trồng ca cao, tập huấn kỹ thuật sơ chế cho thu
gom – sơ chế. Tổ chức các buổi tham quan các mô hình ca cao điển hình, mô hình mẫu
11


và phổ biến những thông tin có liên quan đến ca cao. Ngoài ra, nơi đây cũng tập trung
cây giống do chương trình/dự án hỗ trợ cho nông hộ mang về trồng. Bên cạnh đó, hội
nông dân còn hỗ trợ đầu ra cho các nông hộ bằng cách thu mua trái chín và mang về sơ
chế.
- Chương trình/Dự án: Bến Tre có nhiều dự án phát triển ca cao trước hết phải kể
đến là Dự án phát triển ca cao bền vững (ACDI/VOCA) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, sau
đó là dự án phát triển mở rộng 10.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là dự án Phát
triển ca cao chứng nhận UTZ được tài trợ bởi Tổ chức Helvetas Thụy Sỹ và dự án trồng
và thâm canh ca cao do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ. Các chương trình hay
dự án này hỗ trợ cho nông hộ giống, phân, thuốc, kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao,
cung cấp thông tin về ca cao, tham quan các mô hình ca cao mẫu, mô hình ca cao điển
hình.
- Trường Đại học Nông Lâm TPHCM: nghiên cứu lai tạo các loại giống ca cao, tập
huấn cho cán bộ khuyến nông, nông hộ trồng ca cao kỹ thuật sản xuất.
- Ban điều phối ca cao quốc gia (Vietnam Cocoa Committee – VCC): tham mưu
cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về các vấn đề giúp phát triển ca
cao ở Việt Nam như định hướng, kế hoạch, giải pháp, nghiên cứu, đào tạo, học tập, tham
quan.
- Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương: phối hợp với các chương trình dự án

đề ra các chính sách hỗ trợ phát triển ca cao bền vững, hỗ trợ giá cây giống cho người
trồng. Hỗ trợ cho các công ty ca cao về thủ tục hành chính đơn giản, dễ dàng.
- Các công ty xuất khẩu, công ty thu mua hạt: hỗ trợ cho các điểm thu gom – sơ chế
thùng ủ, dàn phơi, hướng dẫn kỹ thuật sơ chế.
- Ngân hàng thương mại: hỗ trợ tài chính cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi khi
có nhu cầu.
4.3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO CỦA NÔNG HỘ
Từ kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả sử dụng
chi phí của nông hộ trồng ca cao bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, Kết quả
ước lượng được trình bày trong bảng 4.4
Bảng 4.4: Phân phối số hộ theo giá trị hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ tỉnh Bến Tre
Giá trị hiệu quả
1,000
0,900 – 0,999
0,800 – 0,899
0,700 – 0,799
0,600 – 0,699
0,500 – 0,599
0,400 – 0,499
0,300 – 0,399

Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả phân phối
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số hộ
Số hộ
(%)
(%)
18

6,00
1
0,33
34
11,33
0
0,00
73
24,33
2
0,67
37
12,33
8
2,67
55
18,33
81
27,00
48
16,00
42
14,00
32
10,67
82
27,33
3
1,00
66

22,00

12

Hiệu quả chi phí
Số hộ

Tỷ trọng (%)

1
0
1
1
7
59
40
45

0,33
0,00
0,33
0,33
2,33
19,67
13,33
15,00


0,200 – 0,299
< 0,199

Trung bình
Thấp nhất
Cao nhất
Độ lệch chuẩn

0
0
0,727
0,377
1,000
0,171

0,00
0,00

18
0
0,496
0,203
1,000
0,138

6,00
0,00

138
8

46,00
2,67

0,361
0,168
1,000
0,143

Nguồn: kết quả ước lượng mô hình DEA từ số liệu khảo sát, 2014

Kết quả phân tích bao dữ liệu thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy
Hiệu quả kỹ thuật (TE): Giá trị hiệu quả TE trong trường hợp qui mô không ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất (CRS-DEA) nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu hộ sản xuất
ca cao có giá trị hiệu quả bằng 1, nghĩa là hộ đó đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Nếu hộ sản
xuất ca cao có giá trị hiệu quả nhỏ hơn 1, nghĩa là hộ đó chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối
ưu. Kết quả bảng 4.4 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất ca cao ở Bến tre
tương đối tốt. Giá trị hiệu quả trung bình của 300 hộ là 0,727, giá trị thấp nhất là 0,377
và cao nhất là 1. Kết quả này cho thấy các nông hộ trồng ca cao chỉ đạt 72,70% so với
mức cao nhất có thể đạt được ứng với lượng đầu vào hiện tại. Điều này cũng cho thấy
các nông hộ còn tiềm năng nâng cao thêm năng suất 27,30% nếu sử dụng đầu vào tốt
hơn. Tuy nhiên, cũng có 18 hộ chiếm 6% đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu, nghĩa là những
hộ trồng ca cao này đã sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào. Chênh lệch giữa giá trị hiệu
quả thấp nhất (0,377) và cao nhất (1) là khá lớn, điều này cho thấy chênh lệch về kỹ
thuật trồng ca cao của nông hộ là khá lớn. Chứng tỏ việc tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới
có thể mang lại sự khác biệt lớn trong hiệu quả của các nông hộ.
Hiệu quả phân phối (AE): hiêu quả phân phối sẽ cho biết liệu các nông hộ có lựa
chọn được lượng đầu vào tối ưu dựa trên các mức giá đầu vào cho trước hay không. Kết
quả bảng 4.4 cho thấy hiệu quả phân phối của các nông hộ sản xuất ca cao ở tỉnh Bến tre
là khá thấp, giá trị hiệu quả trung bình là 0,496. Giá trị hiệu quả AE của nông hộ phần
lớn tập trung trong khoảng 0,200 đến 0,699 chiếm 96%. Số hộ đạt giá trị hiệu quả AE
cao là rất thấp, chỉ có 1 hộ (0,33%) đạt hiệu quả phân phối tối ưu. Cũng giống như hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối của các hộ phân tán trong khoảng rất rộng (0,203-1).
Điều này cho thấy sự khác biệt lớn trong kỹ thuật canh tác và khả năng lựa chọn đầu vào

hợp lý ứng với giá thị trường giữa các nông hộ. Mức chênh lệch hiệu quả phân phối lớn
có thể là tiềm năng lớn cho việc cải thiện nó nếu các hộ có hiệu quả thấp được tập huấn
kỹ thuật, được cung cấp thông tin về giá cả thị trường và được hướng dẫn lựa chọn đầu
vào tối ưu. Ngoài ra, hiệu quả phân phối của các nông hộ trồng ca cao chênh lệch lớn là
do giá cả đầu vào không ổn định, mỗi nông hộ mua các yếu tố đầu vào với giá cả khác
nhau.
Hiệu quả chi phí (CE) hay kinh tế (EE): số liệu trong bảng 4.4 cho thấy, hiệu quả
chi phí của nông hộ trồng ca cao là rất thấp và mức độ phân tán lớn. Giá trị hiệu quả
trung bình CE chỉ bằng 0,361, giá trị hiệu quả thấp nhất của CE là 0,168 và cao nhất là
1. Giá trị hiệu quả chi phí trung bình (CE=0,361) này thấp hơn nhiều so với giá trị hiệu
quả trung bình của (TE=0,727). Điều này cho thấy mặc dù nông hộ trồng ca cao đã sử
dụng khá hợp lý các yếu tố đầu vào, nhưng việc kết hợp chưa hợp lý giữa lượng đầu vào
13


và giá của nó nên dẫn đến hiệu quả phân phối khá thấp làm cho hiệu quả chi phí cũng
thấp theo. Theo kết quả khảo sát năm 2014, hầu hết nông hộ trồng ca cao lựa chọn lượng
đầu vào dựa vào kinh nghiệm của họ và ít có sự điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi
của giá cả nên khó đạt hiệu quả chi phí tối đa. Hơn nữa, giá cả thường thay đổi mà đó là
yếu tố các nông hộ trồng ca cao không thể kiểm soát được, cũng làm cho hiệu quả chi
phí thấp. Nhìn vào bảng kết quả phân tích chúng ta còn thấy có 138 nông hộ trồng ca cao
có giá trị hiệu quả chi phí thấp từ 0,200 – 0,299 chiếm 46% tổng số hộ. Thậm chí có 8
hộ có giá trị hiệu quả chi phí nhỏ hơn 0,199. Sở dĩ có giá trị hiệu quả thấp như vậy là do
những hộ này trồng ca cao với chi phí quá cao nhưng lại sử dụng các yếu tố đầu vào
không hiệu quả. Chỉ có 1 hộ chiếm 0,33% có giá trị hiệu quả chi phí tối ưu CE=1. Kết
quả phân tích ở bảng 4.4 cũng chỉ rằng, tổng chi phí sản xuất ca cao của nông hộ có thể
giảm xuống 63,90% ứng với năng suất như hiện tại. Tóm lại, giá trị hiệu quả của chi phí
(CE) thấp là do các hộ trồng ca cao kết hợp lượng đầu vào theo giá đầu vào và đầu ra
chưa hợp lý.
4.4 LƯỢNG LÃNG PHÍ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

Với sản lượng đầu ra như hiện tại, kết quả ước lượng DEA thể hiện ở bảng 4.5 cho
thấy lượng đầu vào thực tế các nông hộ sử dụng nhiều hơn lượng các yếu tố đầu vào
được đề xuất từ mô hình DEA dẫn đến một lượng lãng phí đầu vào trong việc trồng ca
cao của nông hộ ở Bến tre, đặc biệt là lượng lãng phí về cây giống, phân bón. Thực vậy,
trong quá trình khảo sát việc canh tác ca cao tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, hầu hết
nông hộ trồng ca cao sử dụng lượng các yếu tố đầu vào (lượng cây giống trồng xen với
dừa, lượng phân bón) chủ yếu theo suy nghĩ chủ quan của người trồng, do đó sẽ có sự
lãng phí các nhập lượng này là tất yếu. Từ đó, đặt ra vấn đề cần tăng cường kỹ thuật sản
xuất ca cao cho các nông hộ.
Bảng 4.5: Lượng đầu vào theo thực tế khảo sát và theo kết quả đề xuất từ mô
hình DEA cho nông hộ trồng ca cao
Đầu vào
Cây giống (cây/1.000m2)
Phân đạm (kg/1.000m)
Phân lân (kg/1.000m)
Phân kali (kg/1.000m2)
Thuốc BVTV (lít/1.000m2)
Lao động (ngày công/1.000m2)
Nhiên liệu (kwh/1.000m2)

Thực tế sử
dụng
Đề xuất từ mô hình
48,65
33,13
20,06
11,34
19,96
11,34
11,92

8,38
4,83
1,08
10,81
7,23
5,80
2,57

lượng lãng phí
15,52
8,72
8,62
3,55
3,75
3,58
3,23

Nguồn: kết quả ước lượng mô hình DEA từ số liệu khảo sát, 2014

4.5. HIỆU SUẤT SẢN XUẤT THEO QUI MÔ
Theo kết quả ước lượng DEA ở bảng 4.6, giá trị trung bình hiệu suất sản xuất theo
qui mô của nông hộ trồng ca cao ở địa bàn nghiên cứu là khá cao. Điều này chứng tỏ
rằng, hộ sản xuất ca cao ở Bến Tre có quy mô sản xuất tương đối hợp lý. Hầu hết các hộ
14


sản xuất ca cao đang trong khu vực tăng hiệu suất theo quy mô (IRS) chiếm 91,67%. Số
hộ có hiệu suất không đổi theo qui mô (CRS) chiếm 6,33%. Số hộ cần giảm quy mô đầu
tư (DRS) để tăng hiệu suất sản xuất chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 2%. Những hộ cần tăng quy
mô đầu tư có thể gia tăng thêm các yếu tố đầu vào trên diện tích ca cao sẵn có, đồng thời

kết hợp với phân bổ theo giá hợp lý nhằm tăng năng suất, sản lượng, từ đó gia tăng hiệu
suất sản xuất. Những hộ đang nằm trong khu vực giảm hiệu suất theo quy mô có thể
giảm quy mô đầu tư (giảm lượng cây giống, giảm lượng phân bón, lượng lao động,..)
nhằm đạt mức hiệu suất sản xuất tối ưu.
Bảng 4.6: Hiệu suất sản xuất theo qui mô của nông hộ trồng ca cao
Hiệu quả sản xuất theo quy mô
Hộ có hiệu quả tăng theo quy mô (IRS)
Hộ có hiệu quả giảm theo quy mô (DRS)
Hộ có hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS)
Tổng số hộ sản xuất ca cao
SE trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất

Số hộ
275
6
19
300

Tỷ trọng (%)
91,67
2,00
6,33
100,00
0,754
0,377
1,000

Nguồn: kết quả ước lượng mô hình DEA từ số liệu khảo sát, 2014


4.6. PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA TĂNG, GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẦN GIỮA
CÁC TÁC NHÂN
Phân tích sự phân phối GTGT và GTGTT (lợi nhuận) giữa các tác nhân để thấy
được sự phân bổ lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi nhằm làm cơ sở để đánh giá
hiệu quả của kênh phân phối và xác định kênh phân phối mang lại lợi ích cao nhất cho
chuỗi. Tình hình phân bổ GTGT và GTGTT của các tác nhân tham gia vận hành chuỗi
cung ứng ca cao trên địa bàn tỉnh Bến tre được phân tích qua bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7 Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân
Giá trị gia tăng
Chỉ tiêu

Số tiền
(đồng/kg hạt)

Giá trị gia tăng thuần

Tỷ lệ (%)

Kênh 1: Nông hộ - Thu gom sơ chế - công ty xuất khẩu
Nông hộ
37.888
71,77
Thu gom - sơ chế
7.436
14,09
Công ty xuất khẩu
7.464
14,14
Tổng

52.788
100,00
Kênh 2: Nông hộ - Thu gom sơ chế - công ty thu mua hạt - công ty xuất khẩu
Nông hộ
37.888
71,77
Thu gom - sơ chế
5.905
11,19
Công ty thu mua hạt
2.597
4,92
Công ty xuất khẩu
6.398
12,12
Tổng
52.788
100,00
Kênh 3: Nông hộ - Thu gom sơ chế - công ty chế biến và xuất khẩu
Nông hộ
37.888
71,77

15

Số tiền (đồng/kg
hạt)

Tỷ lệ (%)


10.788
3.226
5.537
19.551

55,18
16,50
28,32
100,00

10.788
1.695
2.332
4.471
19.286

55,94
8,79
12,09
23,18
100,00

10.788

61,82


Thu gom - sơ chế
7.230
13,70

3.020
Công ty chế biến và xuất khẩu
7.670
14,53
3.642
Tổng
52.788
100,00
17.450
Kênh 4: Nông hộ - Thu gom sơ chế - công ty chế biến xuất khẩu-cơ sở bánh kẹo- bán lẻ
Nông hộ
37.888
35,88
10.788
Thu gom - sơ chế
7.230
6,85
3.020
Công ty chế biến và xuất khẩu
36.770
34,82
8.671
Cơ sở sản xuất bánh kẹo
7.427
7,03
6.817
Điểm bán lẻ
16.290
15,43
15.975

Tổng
105.605
100,00
45.271
Kênh 5: Nông hộ - Thu gom sơ chế - công ty chế biến xuất khẩu - bán lẻ
Nông hộ
37.888
29,88
10.788
Thu gom - sơ chế
7.230
5,70
3.020
Công ty chế biến và xuất khẩu
38.444
30,32
6.593
Điểm bán lẻ
43.226
34,09
42.911
Tổng
126.788
100,00
63.312

17,31
20,87
100,00
23,83

6,67
19,15
15,06
35,29
100,00
17,04
4,77
10,41
67,78
100,00

Nguồn: kết quả khảo sát, năm 2014

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.7 cho thấy sự phân bổ GTGT và GTGTT của các
tác nhân cụ thể qua từng kênh như sau:
Kênh 1: Nông hộ trồng ca cao
Xuất khẩu

Điểm thu gom - sơ chế

Công ty xuất khẩu

Phân phối giá trị gia tăng: tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 1 đạt 52.788
đồng/kg, trong đó nông hộ trồng ca cao tạo ra 71,77% giá trị gia tăng cho chuỗi (37.888
đồng/kg). Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 7.436 đồng/kg hạt (chiếm 14,09% giá trị gia
tăng của chuỗi). Công ty xuất khẩu tạo ra 7.464 đồng/kg hạt (chiếm 14,14% giá trị gia
tăng của chuỗi).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi ở kênh này
là 19.551 đồng/kg hạt. Trong đó nông hộ trồng ca cao nhận được 10.788 đồng/kg giá trị
gia tăng thuần của chuỗi (chiếm 55,18%); Điểm thu gom – sơ chế nhận được 3.226

đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 16,50%); Công ty xuất khẩu nhận được 5.537
đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 28,32%).
Qua phân tích ta thấy được việc phân bổ giá trị gia tăng hay giá trị gia tăng thuần
khi sản xuất và xuất khẩu một kg hạt ca cao phần lớn thuộc về nông hộ trồng ca cao, còn
điểm thu gom sơ chế và công ty xuất khẩu mỗi chủ thể chỉ chiếm khoảng 20% về giá trị
gia tăng và khoảng 40% giá trị gia tăng thuần so với nông hộ trồng ca cao.
Kênh 2: Nông hộ trồng ca cao Điểm thu gom - sơ chế
Công ty xuất khẩu Xuất khẩu

Công ty thu mua hạt

Phân phối giá trị gia tăng: tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 2 đạt 52.788
đồng/kg, trong đó nông hộ trồng ca cao tạo ra 71,77% giá trị gia tăng cho chuỗi (37.888
đồng/kg). Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 5.905 đồng/kg hạt (chiếm 11,19% giá trị gia
tăng của chuỗi). Công ty thu mua hạt chỉ tạo ra 4,92% giá trị gia tăng cho chuỗi (2.597
đ/kg). Công ty xuất khẩu tạo ra 6.398 đồng/kg hạt (chiếm 12,12% giá trị gia tăng của
chuỗi).
16


Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi ở kênh này
là 19.286 đồng/kg hạt. Trong đó nông hộ trồng ca cao nhận được nhiều nhất 10.788
đồng/kg giá trị gia tăng thuần của chuỗi (chiếm 55,94%); xếp thứ hai là công ty xuất
khẩu nhận được 4.471 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 23,18%). Kế đến là Công ty
thu mua hạt nhận được 2.332 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 12,09%); xếp sau
cùng là điểm thu gom – sơ chế nhận được 1.695 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm
8,79%);
Qua phân tích ta thấy được việc phân bổ giá trị gia tăng hay giá trị gia tăng thuần
khi sản xuất và xuất khẩu một kg hạt ca cao thì nông hộ trồng ca cao vẫn chiếm nhiều
nhất.

Kênh 3: Nông hộ trồng ca cao
khẩu xuất khẩu

Điểm thu gom - sơ chế

Công ty chế biến và xuất

Phân phối giá trị gia tăng: tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 3 đạt 52.788
đồng/kg, trong đó nông hộ trồng ca cao tạo ra 71,77% giá trị gia tăng cho chuỗi (37.888
đồng/kg). Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 7.230 đồng/kg hạt (chiếm 13,70% giá trị gia
tăng của chuỗi). Công ty chế biến và xuất khẩu tạo ra 7.670 đồng/kg hạt (chiếm 14,53%
giá trị gia tăng của chuỗi).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi ở kênh này
là 17.450 đồng/kg hạt. Trong đó nông hộ trồng ca cao nhận được 10.788 đồng/kg giá trị
gia tăng thuần của chuỗi (chiếm 61,82%); Điểm thu gom – sơ chế nhận được 3.020
đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 17,31%); Công ty chế biến và xuất khẩu nhận được
3.642 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 20,87%).
Qua phân tích ta thấy được việc phân bổ giá trị gia tăng hay giá trị gia tăng thuần
khi sản xuất và xuất khẩu một kg hạt ca cao nông hộ trồng ca cao là tác nhân nhận được
nhiều nhất, kế đến là công ty chế biến và xuất khẩu và sau đó là điểm thu gom - sơ chế.
Kênh 4: Nông hộ trồng ca cao
Điểm thu gom - sơ chế
Công ty chế biến và
xuất khẩu Cơ sở sản xuất bánh kẹo Bán lẻ/siêu thị thị trường nội địa
Phân phối giá trị gia tăng: tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 4 đạt 105.605
đồng/kg, trong đó nông hộ trồng ca cao tạo ra 35,88% giá trị gia tăng cho chuỗi (37.888
đồng/kg). Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 7.230 đồng/kg hạt (chiếm 6,85% giá trị gia tăng
của chuỗi). Công ty chế biến và xuất khẩu tạo ra 36.770 đồng/kg hạt (chiếm 34,82% giá
trị gia tăng của chuỗi). Cơ sở sản xuất bánh kẹo tạo ra 7.427 đồng/kg hạt (chiếm 7,03%
giá trị gia tăng của chuỗi). Điểm bán lẻ tạo ra 16.290 đồng/kg hạt (chiếm 15,43% giá trị

gia tăng của chuỗi).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi ở kênh này
là 45.271 đồng/kg hạt. Trong đó nông hộ trồng ca cao nhận được 10.788 đồng/kg giá trị
gia tăng thuần của chuỗi (chiếm 23,83%); Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 3.020 đồng/kg
hạt (chiếm 6,67% giá trị gia tăng thuần của chuỗi); Công ty chế biến và xuất khẩu tạo ra
8.671 đồng/kg hạt (chiếm 19,15% giá trị gia tăng thuần của chuỗi); Cơ sở sản xuất bánh
17


kẹo tạo ra 6.817 đồng/kg hạt (chiếm 15,06% giá trị gia tăng thuần của chuỗi); Điểm bán
lẻ tạo ra 15.975 đồng/kg hạt (chiếm 35,29% giá trị gia tăng thuần của chuỗi)
Qua phân tích ta thấy được việc phân bổ giá trị gia tăng khi sản xuất và tiêu thụ một
kg hạt ca cao thì nông hộ trồng ca cao vẫn chiếm nhiều nhất 35,88%; xếp thứ hai là công
ty chế biến và xuất khẩu 34,82%; xếp thứ ba là người bán lẻ 15,43%, còn điểm thu gom
– sơ chế và cơ sở sản xuất bánh kẹo chỉ chiếm phần nhỏ lần lượt là 6,85%, và 7,03% giá
trị gia tăng của chuỗi. Còn việc phân bổ giá trị gia tăng thuần khi sản xuất và tiêu thụ
một kg hạt ca cao người bán lẻ chiếm nhiều nhất 35,29%, xếp thứ hai là nông hộ trồng
ca cao chiếm 23,83%; kế đến là công ty chế biến và xuất khẩu chiếm 19,15%; cơ sở sản
xuất bánh kẹo chiếm 15,06%; sau cùng là điểm thu gom – sơ chế chiếm 6,67% giá trị gia
tăng thuần của chuỗi.
Kênh 5: Nông hộ trồng ca cao Điểm thu gom - sơ chế
khẩu Bán lẻ/siêu thị Thị trường nội địa

Công ty chế biến và xuất

Phân phối giá trị gia tăng: tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường 5 đạt 126.788
đồng/kg, trong đó nông hộ trồng ca cao tạo ra 29,88% giá trị gia tăng cho chuỗi (37.888
đồng/kg); Điểm thu gom – sơ chế tạo ra 7.230 đồng/kg hạt (chiếm 5,70% giá trị gia tăng
của chuỗi); Công ty chế biến và xuất khẩu tạo ra 38.444 đồng/kg hạt (chiếm 30,32% giá
trị gia tăng của chuỗi); Điểm bán lẻ tạo ra 43.226 đồng/kg hạt (chiếm 34,09% giá trị gia

tăng của chuỗi).
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của chuỗi ở kênh này
là 63.312 đồng/kg hạt. Trong đó nông hộ trồng ca cao nhận được 10.788 đồng/kg giá trị
gia tăng thuần của chuỗi (chiếm 17,04% giá trị gia tăng thuần của chuỗi); Điểm thu gom
– sơ chế nhận được 3.020 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 4,77%); Công ty chế
biến và xuất khẩu nhận được 6.593 đồng/kg giá trị gia tăng thuần (chiếm 10,41%); Điểm
bán lẻ nhận được giá trị gia tăng thuần cao nhất 42.911 đồng/kg giá trị gia tăng thuần
(chiếm 67,78%).
Qua phân tích ta thấy được việc phân bổ giá trị gia tăng khi sản xuất và tiêu thụ
một kg hạt ca cao điểm bán lẻ, công ty chế biến xuất khẩu là hai tác nhân nhận được
nhiều nhất và nhì tương ứng với 34,09% và 30,32%, kế đến là nông hộ trồng ca cao cũng
nhận được không kém chiếm 29,88%, nhận được ít nhất là điểm thu gom – sơ chế chỉ
chiếm 5,70%. Còn về phân phối giá trị gia tăng thuần phần lớn lợi nhuận trong kênh này
thuộc về điểm bán lẻ chiếm tới 67,78%, kế đến là nông hộ trồng ca cao chiếm 17,04%,
xếp tiếp theo là công ty chế biến và xuất khẩu với 10,41%, nhận được ít nhất là điểm thu
gom – sơ chế chỉ chiếm 4,77%.
Qua việc phân tích phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác
nhân trong 5 kênh thị trường của chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre cho thấy
kênh tiêu thụ nội địa tạo ra giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần lớn hơn gấp đôi kênh
xuất khẩu. Nhưng trong cả 5 kênh thị trường đều có sự mất cân đối trong sự phân phối
giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân.
18


4.7. CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CA CAO
TỈNH BẾN TRE
4.7.1. Giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre
Các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre góp
phần nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi được đề xuất dựa trên cơ sở
khoa học được hệ thống từ kết quả phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phân tích chuỗi

giá trị hiện tại ngành hàng ca cao, tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực này, các
giải pháp chiến lược được trình bày như sau:
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề xuất chiến lược
Một số vấn đề phát hiện qua nghiên cứu
Các đề xuất giải pháp chiến lược
1. Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả
nước (APCC, 2014), cây ca cao là loại
thực vật thích bóng râm (Phạm Hồng Đức
Phước, 2009) nên thích hợp trồng dưới
những tán lá dừa. Điều kiện tự nhiên đất
đai thời tiết phù hợp, cây ca cao dễ trồng,
dễ chăm sóc, nông hộ có kinh nghiệm sản
xuất (kết quả khảo sát, 2014). Bên cạnh
đó, nhu cầu thị trường cao, sản lượng ca
cao lại sụt giảm ở các nước Tây Phi
(ICCO, 2015). Ngoài ra, nông hộ và thu
gom sơ chế còn được sự hỗ trợ của địa
phương, dự án và công ty (cây giống,
phân, thuốc, thùng ủ...). Hơn nữa, qui mô
sản xuất càng mở rộng thì hiệu quả kinh tế
càng cao (kết quả ước lượng mô hình hồi
qui từ số liệu điều tra, 2014)
2. Do sự lãng phí trong việc sử dụng các
yếu tố đầu vào, sự kết hợp chưa hợp lý
giữa lượng đầu vào với giá cả đầu vào và
đầu ra (kết quả ước lượng mô hình DEA),
trong khi giá cả vật tư cao
Bên cạnh nông hộ có kinh nghiệm sản
xuất thì giá cả vật tư lại cao, dịch bệnh hại
cao và xâm nhập mặn sâu xảy ra vào mùa

khô (kết quả khảo sát, 2014).
Nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
không có kế hoạch chung, giá cả vật tư lại
cao (kết quả khảo sát, 2014)
3. Nông hộ có kinh nghiệm sản xuất, yêu
cầu về chất lượng ngày càng cao (kết quả
khảo sát, 2014)
Hạt ca cao giảm chất lượng do sơ chế trái
thối, trái chưa chín và chất lượng ca cao
được yêu cầu ngày càng cao (Lambert,

(1) Duy trì, mở rộng diện tích, qui mô trồng
ca cao nhằm tận dụng lợi thế về qui mô

(2) Thay đổi tập quán canh tác, giảm các yếu
tố nhập lượng

(3) Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất
mới để giảm chi phí sản xuất và tăng năng
suất
(4) Tăng cường liên kết giữa nông hộ với
nhau nhằm giảm chi phí đầu vào nhờ mua
với số lượng lớn
(5) Nâng cao chất lượng ca cao thông qua
việc trồng theo các tiêu chuẩn
(6) Xây dựng liên kết ngang giữa các điểm
thu gom – sơ chế, liên kết dọc giữa các công
ty với điểm thu- gom sơ chế nhằm nâng cao
19



2013)
4. Khả năng sơ chế ca cao còn hạn chế đặc
biệt trong mùa mưa, chất lượng hạt không
cao, được sự hỗ trợ của địa phương, dự án,
công ty (cây giống, phân, thuốc, thùng
ủ...). (kết quả khảo sát, 2014)
Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước,
thích hợp để trồng xen ca cao, điều kiện tự
nhiên đất đai phù hợp, nhưng tình hình sâu
bệnh, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp
do thời tiết khí hậu thay đổi và rủi ro do
thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến
nông hộ trồng ca cao (kết quả khảo sát,
2014).
5. Phần lớn hạt được dùng để xuất khẩu,
rất ít lượng ca cao được chế biến trong
nước, trong khi sản phẩm chế biến là các
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, mối liên
kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, nhu
cầu thị trường cao, được sự hỗ trợ của địa
phương, dự án (kết quả khảo sát, 2014).
6. Qua kết quả khảo sát thực tế năm 2014
và ý kiến của chuyên gia, người hiểu biết
rõ về ca cao ở Bến Tre.

chất lượng
(7) Tận dụng sự hỗ trợ của địa phương, dự án
và công ty để đầu tư công nghệ, nâng cao
năng lực sơ chế

(8) Lai tạo giống thích ứng với xâm nhập
mặn, chống chịu sâu bệnh

(9) Tổ chức lại hệ thống phân phối

(10) Cần hỗ trợ nâng cấp chuỗi

Nguồn: tổng hợp của tác giả

4.7.2 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
Trên cở sở phân tích thị trường ca cao trong và ngoài nước, phân tích chuỗi giá trị
hiện tại ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre từ đó tiến hành phân tích SWOT toàn ngành
hàng ca cao là các cơ sở để đề ra các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành
hàng ca cao tỉnh Bến Tre. Các giải pháp chiến lược này thuộc về các chiến lược nâng
cấp chuỗi sau:
4.7.2.1 Chiến lược cắt giảm chi phí
Trong khi giá cả vật tư cao, dịch bệnh hại cao và giá ca cao biến động thì chiến
lược này được thực hiện nhằm mục đích tăng thu nhập cho nông hộ. Việc cắt giảm chi
phí có thể thực hiện thông qua giảm các yếu tố đầu vào và giảm chi phí mua vật tư nông
nghiệp, tận dụng lợi thế nhờ trồng với qui mô lớn hơn.
Các giải pháp chiến lược bao gồm:
(1) Duy trì, mở rộng diện tích, qui mô trồng ca cao nhằm tận dụng lợi thế về qui mô
Bến tre có điều kiện tự nhiên đất đai thời tiết phù hợp trồng ca cao, có vườn dừa
lớn nhất nước và ca cao phát triển tốt dưới tán lá dừa, hơn nữa cây ca cao dễ trồng, dễ
chăm sóc, nông hộ lại có kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường cao, sản
lượng ca cao sụt giảm ở các nước Tây Phi. Ngoài ra, nông hộ và thu gom sơ chế còn
20


được sự hỗ trợ của địa phương, dự án và công ty (cây giống, phân, thuốc, thùng ủ...) nên

cần thực hiện việc Duy trì và mở rộng diện tích, qui mô trồng ca cao nhằm tận dụng
lợi thế về qui mô. Việc duy trì diện tích trồng nên được ưu tiên thực hiện do nông hộ
đốn bỏ hàng loạt cây ca cao vì giá hạt giảm mạnh từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013.
Bên cạnh đó, cần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng ca cao nhằm
làm tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích như vậy mới tiến hành mở rộng diện
tích, qui mô trồng ca cao.
(2) Thay đổi tập quán canh tác, giảm các yếu tố nhập lượng
Trong khi tập quán canh tác của các hộ sản xuất là sử dụng lãng phí các nhập lượng, việc
kết hợp giữa lượng đầu vào và giá cả đầu vào, đầu ra chưa hợp lý (kết quả ước lượng từ
mô hình DEA) thì giá cả vật tư lại tăng cao nên cần thay đổi tập quán canh tác, giảm
các yếu tố nhập lượng.
(3) Tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí sản
xuất
Trong khi nông hộ có kinh nghiệm trong sản xuất ca cao thì giá cả vật tư lại cao, dịch
bệnh hại cao và xâm nhập mặn sâu xảy ra thường xuyên vào mùa khô nên cần tăng
cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
(4)Tăng cường liên kết giữa nông dân với nhau để giảm chi phí đầu vào
Trong điều kiện nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có kế hoạch chung mà giá
cả vật tư lại cao nên việc cần làm là tăng cường liên kết giữa nông dân với nhau để
giảm chi phí đầu vào
4.7.2.2 Chiến lược nâng cao chất lượng
Khi yêu cầu về chất lượng hạt ca cao trên thế giới ngày càng cao nhưng chất lượng
hạt ca cao trong nước có xu hướng giảm thì nâng cao chất lượng ca cao là điều cần thiết.
Để thực hiện chiến lược này, đầu tiên cần phải khuyến khích và hỗ trợ người trồng ca
cao trồng theo tiêu chuẩn như tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn hữu cơ... Ngoài ra các công ty
ca cao cần chủ động thiết lập liên kết mạng lưới với các điểm thu gom - sơ chế và người
trồng ca cao để có thể kiểm soát và nâng cao về chất lượng.
Các giải pháp chiến lược bao gồm:
(5) Nâng cao chất lượng ca cao thông qua việc trồng theo các tiêu chuẩn
Trong khi nông hộ có kinh nghiệm sản xuất và yêu cầu về chất lượng ca cao trên

thị trường ngày càng cao nên cần thực hiện việc Nâng cao chất lượng ca cao thông qua
việc trồng theo các tiêu chuẩn.
(6) Xây dựng liên kết ngang giữa các điểm thu gom – sơ chế, liên kết dọc giữa các công
ty với điểm thu- gom sơ chế nhằm nâng cao chất lượng
Với thực trạng kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết điểm thu gom – sơ chế thường
có qui mô nhỏ lẻ làm cho chất lượng hạt không đồng đều thậm chí chất lượng hạt ca cao
21


có xu hướng giảm do sơ chế trái thối, trái chưa chín trong khi yêu cầu về chất lượng trên
thị trường ngày càng cao nên cần xây dựng liên kết ngang giữa các điểm thu gom – sơ
chế, liên kết dọc giữa các công ty với điểm thu- gom sơ chế nhằm nâng cao chất
lượng.
4.7.2.3 Chiến lược đầu tư công nghệ
Do hạn chế về quy mô sản xuất, Bến tre cần chú trọng các giải pháp khoa học công
nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng ca cao, và bảo đảm chất lượng ca cao cho chế
biến và xuất khẩu. Các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ có thể là: i) lai tạo giống ca cao; ii)
khuyến khích trồng đúng mật độ để tăng tuổi thọ khai thác và ổn định năng suất ca cao;
iii) áp dụng đúng kỹ thuật bón phân, chăm sóc và bảo vệ thực vật để tăng năng suất.
Ngoài ra, cũng cần đầu tư công nghệ cho hoạt động tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng
để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, hoặc có giá thành
sản xuất thấp hơn.
Các giải pháp chiến lược bao gồm:
(7) Tận dụng sự hỗ trợ của địa phương và công ty để đầu tư công nghệ, nâng cao năng
lực sơ chế
Trong điều kiện khả năng sơ chế ca cao còn hạn chế đặc biệt trong mùa mưa dẫn đến
chất lượng hạt không cao. Tuy nhiên, nông hộ trồng ca cao, điểm thu gom – sơ chế lại
được sự hỗ trợ của địa phương, dự án, công ty (cây giống, phân, thuốc, thùng ủ...) nên
cần tận dụng sự hỗ trợ của địa phương và công ty để đầu tư công nghệ, nâng cao
năng lực sơ chế.

(8) Lai tạo các loại giống thích ứng với xâm nhập mặn, chống chịu sâu bệnh
Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất cả nước rất thích hợp để trồng xen ca cao. Hơn
nữa, điều kiện tự nhiên đất đai phù hợp để trồng ca cao. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh,
xâm nhập mặn diễn biến phức tạp do thời tiết khí hậu thay đổi và rủi ro do thời tiết khí
hậu ảnh hưởng rất lớn đến nông hộ trồng ca cao nên cần lai tạo các loại giống thích
ứng với xâm nhập mặn, chống chịu sâu bệnh.
4.7.2.4 Chiến lược tổ chức lại hệ thống phân phối
Qua khảo sát thực tế và kết quả phân tích giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần cho
thấy kênh thị trường nội địa (4 và 5) tạo ra giá trị gia tăng và có giá trị gia tăng thuần cao
hơn gấp đôi so với 3 kênh xuất khẩu còn lại nhưng chỉ có 10,72% sản lượng ca cao của
tỉnh được tiêu thụ qua kênh nội địa này (tức chỉ có 10,72% lượng ca cao của tỉnh được
chế biến tại công ty chế biến và xuất khẩu), con số này khá khiêm tốn so với năng lực
chế biến của công ty và nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân là do công ty chế biến
hình thành sau, mối liên kết giữa công ty chế biến với các điểm thu gom-sơ chế và nông
dân còn khá lỏng lẻo trong khi công ty xuất khẩu đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài với
các công ty mua hạt và điểm thu gom - sơ chế. Vì vậy địa phương cần tổ chức lại hệ
22


thống phân phối theo hướng xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt
trong khuôn khổ tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa công ty chế biến và
công ty xuất khẩu về phân vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo cân đối nguồn nguyên liệu
cho hoạt động chế biến của ngành công nghiệp chế biến ca cao và xuất khẩu nguyên liệu
thô.
Các giải pháp chiến lược bao gồm:
(9) Tổ chức lại hệ thống phân phối
Do tình hình hiện nay ca cao được xuất khẩu dưới dạng hạt thô chiếm tỷ trọng lớn,
lượng ca cao được chế biến và sử dụng nội địa thấp, mối liên kết giữa các tác nhân còn
lỏng lẻo, nhưng nhu cầu thị trường cao và được sự hỗ trợ của địa phương, dự án nên cần
tổ chức lại hệ thống phân phối.

Ngoài chín giải pháp chiến lược thuộc bốn chiến lược nâng cấp chuỗi, ứng với mỗi
giải pháp chiến lược luận án còn đưa ra các hoạt động để thực hiện các giải pháp nêu
trên.
4.7.2.5 Hỗ trợ nâng cấp chuỗi giá trị
Để ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre phát triển bền vững, ngoài yếu tố thị trường rất
cần sự nỗ lực của các tác nhân chính tham gia trong chuỗi. Bên cạnh đó, ngành hàng này
cũng rất cần sự đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp, các trường
đại học, viện nghiên cứu, các chương trình dự án, các ngân hàng thương mại và ban điều
phối ca cao quốc gia.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Bến tre có điều kiện tự nhiên đất đai thời tiết phù hợp trồng ca cao, có vườn dừa lớn
nhất nước và ca cao phát triển tốt dưới những tán lá dừa. Thêm vào đó, ca cao là loại cây
dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư ban đầu thấp nên có tiềm năng phát triển. Tuy
nhiên, trong quá trình canh tác nông hộ cũng gặp phải một số khó khăn như tình hình sâu
dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra vào mùa khô do
thời tiết khí hậu thay đổi. Hơn nữa, do sự lãng phí trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào,
cũng như sự kết hợp chưa hợp lý giữa các yếu tố đầu vào và giá cả đầu vào đầu ra làm
cho lợi nhuận thấp. Mặt khác, do giá ca cao sụt giảm mạnh từ giữa năm 2012 đến giữa
năm 2013 nên người trồng ở tỉnh Bến Tre đã chặt bỏ gần phân nửa diện tích. Tuy nhiên,
qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu ca cao của thế giới rất lớn nhưng nguồn
cung lại khan hiếm, cộng với sự sụt giảm sản lượng ca cao ở các nước chủ lực khu vực
Tây Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana. Đây cũng là cơ hội cho việc phát triển ngành hàng ca
cao của tỉnh trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến Tre có 5 kênh thị trường,
3 kênh xuất khẩu và 2 kênh nội địa. Trong đó kênh 1 và kênh 2 là hai kênh xuất khẩu
chính trong chuỗi giá trị. Đối với kênh xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu là hạt
23



×