Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài giảng Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.7 KB, 22 trang )

Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐIEZEL
2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu điezel
Bước 1 : Kiểm tra bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa nếu thiếu phải đổ thêm
- Các đường dẫn , mối ghép, đầu tuy ô
- Kiểm tra xem thùng chứa có bị dò rỉ nhiên lịêu không. Nếu có ta phải khắc
phục bằng cách :Xả hết nhiên liệu trong thùng chứa , rửa sạch sẽ rồi lau khô ,
hàn gắn chỗ dò rỉ
Bước 2 : Bảo dưỡng các đường ông dẫn nhiên liệu đường ống
- Bằng trực giác quan sát đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp và các chỗ nối nếu
thấy nhiên liệu chảy ra thì đường ống dẫn đó bị nứt và các mối ghép ren bị hở
- Quan sát xem các đường ống có bị móp , bẹp hay không
- Quan sát ta thấy bầu lọc có bị nứt vỡ không
Bước 3 : Kiểm tra bảo dưỡng bơm chuyển nhiên liệu
- Kiểm tra bơm có bị nứt , vỡ không
- Kiểm tra hiện tượng dò rỉ của bơm
- Kiểm tra áp suất của bơm . Thông thường áp suất của bơm từ 1 đến 6 KG/cm2
- Kiểm tra khả năng lọt khí
Bước 4 : Bảo dưỡng bầu lọc nhiên liệu
- Kiểm tra độ kín của bầu lọc khi chưa tháo rời các chi tiết
- Kiểm tra xem bầu lọc có bị nứt vỡ, do rỉ nhiên liệu không
- Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa đường ống với bầu lọc xem có lỏng hoặc trờn
ren không
- Kiểm tra chất lượng lọc của bầu lọc thông qua nút xả dầu. Nếu thấy có nhiều
cặn bẩn thì phải tháo ra rửa lại bầu lọc
Bước 5: Bảo dưỡng bơm cao áp
- Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa bơm cao áp với các đường ống cao áp


- Kiểm tra áp suất bơm cao áp ( thông thường áp suất từ 80 đến 600 KG/cm2 ).
Đặc biệt có một số loại từ 1.500 đến 2.500 KG/cm2


- Kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu bằng cách : Cho động cơ làm việc rồi quan
sát khí xả .Nếu khí xả có màu đen thì chứng tỏ lượng nhiên liệu cung cấp là thừa
Bước 6: Kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun vòi phun
Ta tháo vòi phun ra, sau đó tiến hành bảo dưỡng vòi phun và kiểm tra áp suất, độ
kín khít, chùm tia phun


BÀI 3: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM
CHUYỂN NHIÊN LIỆU
1. Nhiệm vụ và yêu cầu
- Nhiệm vụ: Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa
đẩy qua bầu lọc để cung cấp cho bơm cao áp
- Yêu cầu
+ Đảm bảo 1 lượng cần thiết cung cấp cho động cơ làm việc. Ngoài ra nó còn
phải đảm bảo một lưu lượng cần thiết để làm mát bơm cao áp
+ áp suất nhiên liệu do bơm cung cấp thường đạt giá trị lớn và giao động trong
khoảng giá trị tương đối rộng từ (1,5- 6)kg/cm
- Phân loại
+ Bơm phiến gạt
+ Bơm con lăn
+ Bơm Piston
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu
* Cấu tạo
- Sơ đồ cấu tạo

Hình 3.1. Bơm nhiên liệu thấp áp kiểu pít tông.


1- Cần đẩy; 2- lò xo; 3- cần đẩy; 4- pít tông; 5- lò xo bơm; 6- đường đẩy dầu; 7thân bơm; 8- van đẩy; 9,10- đường dầu; 11- viên bi ; 12- xi lanh bơm tay; 13- tay
bơm; 14- pít tông bơm tay; 15- van hút; 16- đường hút; 17- lỗ thoát dầu;

* Nguyên lý làm việc
+ Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý bơm chuyển nhiên liệu
Bơm chuyển nhiên liệu thực hiện quá trình hút và bơm nhiên liệu trong 2
hành trình:
+ Hành trình chuyển tiếp:
Khi cam lệch tâm tác dụng vào con đội con lăn, qua đũa đẩy sẽ làm cho Piston
chuyển động ép lò xo lại
Lúc này thể tích trong khoang hút bị giảm, áp suất tại đây tăng lên làm van nạp
đóng lại, van xả mở ra
Đồng thời khi Piston chuyển động làm cho thể tích khoang áp lực tăng lên, áp
suất ở đây giảm xuống vì thế hầu như toàn bộ lượng nhiên liệu bị đẩy ra từ
khoang hút sẽ bị hút vào khoang áp lực qua lỗ khoan chéo trong thân bơm
Như vậy lượng nhiên liệu qua đường ra đến bơm cao áp gần như bằng 0


- Hành trình làm việc
Khi cam lệch tâm thôi tác dụng lên con đội con lăn, lò xo hồi vị Piston sẽ đẩy
Piston về vị trí ban đầu làm thể tích ở khoang hút tăng lên, áp suất tại đây giảm
sẽ đóng van xả và van nạp mở ra
Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào khoang hút qua van nạp
Đồng thời khi Piston dịch chuyển sẽ đẩy hiên liệu từ khoang áp suất qua rãnh
khoan chéo ra ngoài đường xả để đi đến bơm cao áp
Như vậy trong hành trình làm việc của Piston, bơm thực hiện đồng thời hai quá
trình hút và đẩy nhiên liệu
Trên thân bơm còn lắp thêm bơm tay kiểu Piston. Khi khởi động cơ cần phải sử
dụng bơm tay để cung cấp nhiên liệu đủ nạp đầy khoang thấp áp của bơm cao áp
và xả không khí ra khỏi hệ thống cung cấp nhiên liệu
Lúc này Piston của bơm chuyển nhiên liệu đứng yên nên quá trình của bơm tay

được thực hiện như một bơm Piston thông thường với hai van nạp và xả


2.2. Bơm cung cấp nhiên liệu kiểu cánh gạt
- Cấu tạo của bơm
Bơm cánh gạt được bố trí trên trục truyền chính trong thân bơm phân phối nó
gồm Roto được lắp cố định trên trục bằng then. Trên Roto có 4 rãnh lắp 4 cánh
gạt

Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo bơm cánh gạt
- Nguyên lý làm việc
+ Khi trục chuyển động quay, Roto được lắp cố định ở trên trục sẽ quay theo,
nhờ lực li tâm cánh gạt sẽ văng ra, nhiên liệu từ đường dầu vào đến cửa nạp của
bơm
+ Do cấu tạo vòng lệch tâm nên cánh gạt của bơm sẽ văng ra lớn nhất
nguyên liệu vào trong khoảng không gian cánh gạt, Roto, vòng lệch tâm . Roto
tiếp tục quay làm cánh gạt tiếp xúc với vòng lệch tâm ,dầu ngày càng thu hẹp lại,
do vòng lệch tâm dầu bị nén lại tạo áp suất
+ Khi Roto tiếp tục quay khoang nhiên liệu bị nén đến cửa xả và theo lỗ
xả đến đường dẫn đi vào khoang phía trong của bơm để cung cấp cho Piston chia


3. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu
- Phương pháp kiểm tra
+ Tháo rời và rửa sạch các chi tiết để kiểm tra
+ Quan sát các chi tiết: Kiểm tra thân bơm xem có hiện tượng nứt vỡ
không, kiểm tra vết xước trên piston, xilanh,. Kiểm tra các van, lò xo…
+ Sử dụng đồng hồ xo, panme, để xác định độ mòn của các chi tiết như
Piston và xi lanh, thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm
+ Kiểm tra chiều cao lò xo van nạp và van xả

+ Kiểm tra độ kín của van nạp, van xả ta làm như sau:
Bịt đầu ra của bơm chuyển nhiên liệu, Cho bơm tay hoạt động, nếu van nạp
nhiên liệu bị mòn thì bơm tay vẫn hoạt động bình thường. Nếu van xả bị mòn thì
nhiên liệu bị rỉ khi bơm tay ngừng hoạt động.
- Sửa chữa
+ Các van mòn lệch để rò rỉ nhiên liệu thì dùng bột mịn rà lại (với van phi
kim loại thì mài lại). Mòn hỏng nhiều thì thay van mới.
+ Chiều dài lò xo van nạp và van xả phải bằng nhau, nếu lò xo nào thấp
hơn thì phải lắp thêm vòng đệm nếu thấp quá thì phải thay mới. Lực ép lò xo
phải đúng quy định nếu nhỏ hơn phải thay lò xo mới (lực ép lò xo quy định từ
0,3 - 0,6 kg/cm2).
+ Piston mòn thì thay piston mới Xi lanh mòn xước thì doa lại. Khe hở lắp
ghép giữa piston và xi lanh là 0,015 ÷ 0,035mm. Khe hở lắp ghép lớn hơn
0,1mm thì thay mới cả cặp
+ Thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép là 0,01mm..
+ Bơm tay mòn hỏng thì thay bơm mới.


BÀI 4: SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp
1.1. Nhiệm vụ
+ Tạo áp suất cao để phun nhiên liệu vào buồng đốt qua kim phun nhiên liệu
+ Bơm nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm và đúng lượng cần thiết theo
yêu cầu của các chế độ làm việc của động cơ.
+ Cung cấp nhiên liệu thống nhất giữa các kim phun theo đúng thứ tự nổ của
động cơ
1.2. Yêu cầu
- Chỉ tiêu kĩ thuật
+ Dầu DIEZEl cung cấp cho động cơ phải sạch
+ Thời điểm bắt đầu phun dầu phải chính xác, thời điểm kết thúc phải dứt

khoát để tránh hiện tượng phun nhỏ giọt
+ Lượng nhiên liệu phun phải kịp thời, đúng thời điểm quy định và đồng
đều giữa các Xilanh của động cơ.
+ Áp suất phun phải đảm bảo để nhiên liệu phun ra ở dạng sương mù và
bảo đảm độ phun xa tới các góc của buồng cháy
- Chỉ tiêu về kinh tế
+ Hoạt động lâu bền, có độ tin cậy cao
+ Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Dễ chế tạo, giá thành hạ.
1.3. Phân loại
- Theo đặc điểm kết cấu chung có thể phân thành
+ Bơm cao áp phân phối VE
+ Bơm cao áp tập chung (bơm dãy) PE
+ BCA - Vòi phun kết hợp
+ BCA trên động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử


- Theo phương pháp điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình
gồm:
+ BCA không thay đổi hành trình pít-tông
+ BCA thay đổi hành trình pít-tông
- Theo phương pháp điều khiển có thể chia thành 4 loại:
+ Điều khiển cơ khí
+ Điều khiển điện-cơ khí
+ Điều khiển thủy lực
+ Điều khiển điện tử
2. Cấu tạo nguyên lý làm viêc của bơm cao áp
2.1. Cấu tạo nguyên lý làm việc của bơm cao áp tập chung PE
- Sơ đồ cấu tạo


N - Nguyên lý làm việc guyên lý làm việc của một phân bơm

- Khi cam khụng tác dụng lên con đội, piston dịch chuyển đi xuống dưới tác
dụng của lò xo hồi vị .Van cao áp đóng. Khi piston mở lỗ nạp, nhiên liệu từ
trong buồng nhiên liệu sẽ chiếm đầy vào xilanh bơm.Quá trình nạp nhiên liệu
vào xilanh kéo dài cho đến khi piston đi xuống vị trí thấp nhất
- Khi cam lệch tâm bắt đầu tác dụng vào con đội piston sẽ dịch chuyển lên
trên và đồng thời lò xo bị ép lại .Trong giai đoạn đầu trước khi đỉnh piston đóng
kín lỗ nạp


- Quá trình nén sẽ bắt đầu khi đỉnh piston đóng kín lỗ nạp. Khi áp suất
nhiên liệu trong xilanh đủ lớn, thắng được sức cang lò xo van cao áp và áp suất
dư của nhiên liệu trong đường ống cao áp, nâng van lên phía trên mở cho nhiên
liệu trong xilanh đi vào đường ống cao áp tới vòi phun và phun vào buồng cháy
của động cơ.
- Piston tiếp tục đi lên đến khi rãnh vát (gờ xả của rãnh chéo) mở lỗ xả, do
chênh lệch về áp suất nên nhiên liệu từ không gian phía trên đỉnh piston sẽ thoát
ra cửa xả do rãnh khoan đứng làm cho áp suất ở đường nhiên liệu giảm xuống
đột ngột, lò xo sẽ đóng van cao áp đồng thời kim phun sẽ đóng lại rất nhanh
ngừng cung cấp nhiên liệu cho buồng cháy. Dưới tác dụng của lò xo van cao áp
và áp suất dư trong đường ống cao áp, van cao áp sẽ được đóng kín và vòi phun
ngừng làm việc, kết thúc quá trình phun nhiên liệu. Piston bị dịch chuyển xuống
dưới và quá trình làm việc lại được lặp lại như cũ.


2.2. Cấu tạo nguyên lý làm viêc của bơm cao áp phân phối VE
Sơ đồ cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

Khi khởi động động cơ lúc đó bơm cung cấp nhiên liệu sẽ hoạt động và
hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu qua bộ tách nước, bầu lọc tới đường dầu vào
bơm cao áp rồi được đưa tới bơm cánh gạt. Nhiên liệu được cung cấp trực tiếp từ
bơm này vào trong khoang bơm.
Luợng nhiên liệu cần thiết sẽ được đưa vào buuồng trong của bơm phân
phối tại đó để làm mát và thường xuyên tự sả e cho bơm ,một lượng nhiên liệu
nhất định luôn chạy qua van dầu hồi trở về thùng nhiên liệu
Khi piston đi xuống, lúc này rãnh vát trên đầu piston mở cửa nạp. Nhiên
liệu trong khoang bơm sẽ qua đường nạp vào rãnh vát của piston chia tới khoang
cao áp của bơm phân phối. Piston bơm phân phối nhận chuyển động quay từ cam
và con lăn


Số vấu cam của đĩa cam hay số lần chuyển động lên xuống của con lăn
chính bàng số Xilanh mà động cơ có
Cam lăn mang chuyển động qua cam quay qua đó nó tác động thành
chuyển động tịnh tiến cảu đĩa cam và làm cho Piston vừa chuyển động tịnh tiến
vừa chuyển động quay
Sự cung cấp nhiên liệu đựơc thực hiện khi rãnh vát của piston chia đóng
cửa dầu vào và khi cửa xả trên piston trùng với đường xả trên đầu bơm
Dầu với áp suất cao được tạo ra sẽ thắng sức căng lò xo của van triệt hồi

khi đó van triệt hồi được nâng lên và nhiên liệu sẽ được bơm lên vào đường cao
áp phun vào động cơ qua kim phun
Quá trình cung cấp nhiên liệu kết thúc khi piston tịnh tiến lên mở van tiết
lưu qua đó nhiên liệu từ buồng áp suất cao được xả tự do trả lại khoang bơm
Khi công suất động cơ tăng nhiên liệu sẽ được phun vào sớm hơn thông
qua bộ điều chỉnh phun sớm bằng thủy lực
Khi tắt máy là ngừng cung cấp nhiêu liệu cho piston, xilanh bom cao áp ta


chỉ cần cắt điện của van điện từ khi đó van điện từ sẽ đóng đường nạp nhiên liệu
vào trong khoang cao áp lúc này do chuyển động quán tính của động cơ piston
vẫn vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến nhưng không có nhiên liệu
cung cấp nên động cơ sẽ ngừng làm việc
Như vậy việc cung cấp nhiên liệu cho mỗi xilanh của động cơ diezel 4
xilanh được thực hiện bằng 1/4 vòng quay đĩa cam và một lần chuyển động tịnh
tiến của píttông
Có thể chia quá trình cấp thành 3 thì:

-

Thì hút: Khi píttông đi xuống(chuyển sang trái), một trong 4 rãnh hút

trong pít tông bơm sẽ thẳng hỏng với cửa hút trong đầu phân phối. Do vậy, nhiên
liệu đợc hút vào buồng áp suất và đi vào trong pít tông


- Thì cung cấp:
+ Khi đĩa cam và pít tông quay, cửa hút của đầu phân phối đóng, cửa phân
phối của pít tông sẽ thẳng hμng với đường phân
+ Khi đĩa cam chạy trên con lăn, píttông đi lên (chuyển sang phải) và nén
nhiên liệu. Khi áp suất nhiên liệu đạt giá trị ấn định trớc, nhiên liệu sẽ được phun
ra qua vòi phun.
- Thì Kết thúc
+ Khi đĩa cam quay tiếp và pít tông đi lên (dịch chuyển sang phải), 2 cửa
trμn của píttông bị đẩy ra ngoài vành tròn. Khi đó, nhiên liệu có áp suất cao sẽ
quay trở lại thân bơm qua các cửa trμn
+ Kết qủa là áp suất nhiên liệu giảm đột ngột và kết thúc nạp nhiên liệu




3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp
3.1. Bộ đôi pitong xi lanh bơm dãy
3.1.1 Các hư hỏng thường gặp ở bộ đôi:
+ Hao mòn của piston: Hai vùng nhiều nhất vùng đối diện với lỗ nạp và
vùng mặt nghiêng đối diện với lỗ thoát
+ Hao mòn của xilanh: Ở lỗ nạp phần trên bị cào xước nhiều hơn phần
dưới chiều dài bị cào xước. Ở lỗ thoát vết hao mòn dịch về phía trái của mép lỗ
3.1.2. Nguyên nhân của những hư hỏng trên và tác hại
Nguyên nhân hao mòn do tích tụ các vết cào xước lâu ngày. Sự cào xước
là do những hạt bụi rắn lẫn trong dầu, trong quá trình làm việc, vừa có động năng
lớn do sự chuyển động của piston tạo ra. Nên những hạt bụi này bị chèn ép, mức
độ cào xước phụ thuộc vào tốc độ hạt bụi, mức độ tập chung và phương hướng
di chuyển của chúng.
+ Làm giảm áp suất, lượng nhiên liệu cung cấp.
+ Làm tăng hiện tượng dò dỉ nhiên liệu, chậm thời điểm phun.
+Do hiện tượng hao mòn không đều giữa các cặp piston-xilanh nên làm
tăng độ cung cấp không đều cho động cơ làm cho động cơ chạy không ổn định
nhất là ở tốc độ thấp.

3.1.3. Kiểm tra, khắc phục dạng sai hỏng thường gặp:
- Khắc phục theo phương pháp trước đây là dùng phương pháp mạ crom
sau đó rà lại bằng bột rà mịn
- Khắc phục theo phương pháp hiện nay: Để đảm bảo hiệu quả kinh tế
trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa. Trong quá trình kiểm tra nếu bộ đôi pistonxilanh nào không đạt tiêu chuẩn như trong sổ tay bảo dưỡng thì tiến hành thay
mới.
- Kiểm tra dạng hao mòn thường gặp:
+ Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng.



 Dựa vào sổ tay sửa chữa, bảo dưỡng và dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra áp
suất, lượng dầu được cung cấp vào vòi phun. Từ đó có thể xác định được mức độ
hao mòn và có phương hướng khắc phục cụ thể.
+ Kiểm tra bằng kinh nghiệm:

450
Hình 48-3

 Rửa sạch piston-xilanh bằng dầu sạch.
 Lắp piston vào xilanh 1/3 chiều dài.
 Đặt xilanh-piston nghiêng 450 so với phương thẳng đứng(có loại đặt 600).
Nếu piston tụt xuống từ từ do trọng lượng của bản thân thì cặp piston-xilanh này
còn dùng được.
 Kiểm tra vùng mòn, vị trí mòn và mức độ mòn dùng kính lúp để quan sátTừ đó đánh giá được mức độ mòn hỏng(chú ý: Trước khi quan sát, rửa sạch, xì
khô).


3.2. Kiểm tra, sửa chữa van triệt hồi:
3.2.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại chủ yếu của van triệt hồi:
- Van triệt hồi mòn ở các vị trí như: Bề mặt đậy kín, vành đai triệt hồi, phần dẫn
hướng, mặt tựa ở đế van. (Hình 48-4)
Hư hỏng
- Mòn bề mặt làm việc

Nguyên nhân
- Do va đập với đế van

Tác hại
- Chất lượng đậy kín


tạo thành vết lõm, có

lâu ngày trong suốt quá

kém.

thể sâu

trình hoạt động.

- Lượng nhiên liệu phun

đến(0,4÷0,5)mm.

giảm, không đồng đều ở

- Trên ở đặt van cũng

các máy khác nhau.

hư hỏng tương tự.
- Mòn, xước vành triệt

- Gây hao tốn nhiên liệu
- Nhiên liệu phun không

- Hoạt động lâu ngày.

hồi.Vành triệt mòn dạng - Trong dầu có lẫn các hạt rứt khoát, gây hiện
hình côn, phía dưới mòn bụi cơ học rắn.


tượng phun rớt.

nhiều hơn phía trên.

- Do xói mòn của dòng

- Làm chậm thời điểm

nhiên liệu có áp suất cao

phun.

khi làm việc.
- Do hoạt động lâu ngày.

- Nếu mòn nhiều làm

- Mòn phần dẫn hướng.

cho van chuyển động
- Mặt ống trụ đế van bị

- Do hoạt động lâu ngày.

không ổn định.
- Làm tăng khe hở lắp

mòn


- Cào xước do lẫn bụi cơ

ghép với van triệt hồi.

- Lò xo van giảm đàn

học trong dầu.
- Do hoạt động lâu ngày.

- Làm giảm áp suất

tính

phun.
- Phun không rứt khoát.

3.2.2. Kiểm tra, sửa chữa:


a. Kiểm tra:
- Kiểm tra vết tiếp xúc, vết mòn, cào xước dùng kính lúp sau khi đã rửa sạch,
xì khô.
* Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng.
 Dùng dụng cụ chuyên dùng kiểm tra độ đậy kín của van và khe hở vành
triệt hồi.

1
a
n
h

m
ò
n

Vị trí mòn

3
a
n
h
b

m
ò
n
4

2

Hình 3

Chú thích:
Gá lắp riêng để kiểm tra độ kín của van triệt hồi.
1- Thân; 2- Van kiểm tra; 3- Đai ốc; 4- Vít đẩy

* Kiểm tra bằng kinh nghiệm.
♦ Trước khi kiểm tra van phải được
rửa sạch trong dầu Diesel.
 Kéo van lên, bịt lỗ dưới của đế van
bằng ngón tay, khi thả van ra nó phải

tụt nhanh và dừng ở vị trí mà vành triệt
hồi đóng ở lỗ đế van
 Bịt lỗ dưới của đế van bằng ngón tay đưa van vào đế van và ấn nó xuống
bằng ngón tay, khi thả ngón tay ra van phải được nâng lên ở vị trí ban đầu.
( Hình 48-7)


- Van phải đóng hoàn toàn bởi trọng lượng của bản thân.( Hình 48-8)

♦Nếu một trong những điều trên không thoả mãn thì thay van mới.
b. Sửa chữa:
 Van và đế van bị mòn lõm, xước, đóng không kín có thể khắc phục bằng
cách dùng bột rà mịn, khi nào kiểm tra đạt tiêu chuẩn thì thôi.
 Lò xo van triệt hồi yếu thì thay mới.
 Sau khi kiểm tra, cụm van không đạt tiêu chuẩn so với sổ tay bảo
dưỡng, sửa chữa thì thay mới.


Bài 5: SỬA CHỮA VÒI PHUN CAO ÁP
1. Nhiệm vụ và yêu cầu, phân loại
* Nhiệm vụ
- Phun nhiên liệu do bơm cao áp cung cấp vào xy lanh của động cơ dưới một áp
suất nhất định.
* Yêu cầu của vòi phun
- Đảm bảo độ phun tơi,độ phun xa,số lượng và cấu trúc tia phun nhiên liệu phù
hợp với hình dạng và kích thước buồng cháy.
- Cùng với bơm cao áp vòi phun đảm bảo quá trình phun nhiên liệu được bắt đầu
và kết thúc nhanh, dứt khoát
- Ngoài ra vòi phun còn phải đảm bảo có độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa,giá
thành thấp.

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun
* Sơ đồ cấu tạo


* Nguyên lý làm việc của vòi phun
Trong hành trình nén của piston bơm cao áp, nhiên liệu từ đường ống cao
áp sẽ được đi vào các đường nhiên liệu. Khi áp lực của nhiên liệu tác dụng lên
mặt côn nâng của kim phun lớn hơn áp lực của lò xo kim phun sẽ bị đẩy bật nên
mở cho nhiên liệu phun vào xy lanh qua lỗ phun.
Độ nâng kim phun bị giới hạn bởi khoảng cách tối đa giữa mặt phẳng
trên phần trụ dẫn hướng của kim phun với mặt phẳng dưới cùng của thân vòi
phun để giảm mức độ hao mòn do va đập giữa mặt côn đối với thân kim phun
cũng như đảm bảo độ kín khít lâu dài,độ này thường được giới hạn trong khoảng
0,3-0,5 mm.
Vào thời điểm sáng trong bộ đôi bơm cao áp áp suất nhiên liệu trong không
gian giảm xuống đột ngột áp lực lò xo qua chốt đẩy sẽ làm kim phun hạ xuống
rất nhanh. Khi mặt côn tựa áp khít mặt côn tựa của thân kim phun thì khoảng và
lỗ phun hoàn bị ngăn cách quá trình phun kết thúc.
Lượng nhiên liệu bị rò rỉ qua phần dẫn hướng của kim phun cũng như qua
mặt phảng tiếp xúc giữa bộ đôi kim phun và thân vòi phun vào khoảng chứa lò
xo sẽ được đưa đến đường dầu hồi nhiên liệu qua lỗ.
3. Hiện tượng nguyên nhâ hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa
chữa
* Hiện tượng nguyên nhâ hư hỏng
- Mòn bộ đôi kim phun và đế kim phun
+ Mòn kim phun và lỗ dẫn hướng do hoạt động lâu ngày hoặc nhiên liệu có cặn
bẩn, làm cho nhiên liệu hồi về không đảm bảo áp suất
+ Mòn mặt côn phía dưới do va đập vói đế kim phun làm kim phun không đóng
kín lỗ phun gây rò rỉ nhiên liệu
- Kẹt kim phun:

+ Kẹt ở trạng thái đóng có thể do nhiều muội than làm cho kim phun không nâng
lên được. Lỗ phun luôn bị đóng nhiên liệu không phun ra được


+ Kẹt ở trạng thái mở có thể do nhiều muội thanh hoặc lò xo mất tính đàn hồi
làm cho kim phun không đóng được. Lỗ phun luôn bị mở
- Mòn lỗ phun do dòng nhiên liệu chảy qua có chứa cặn bẩn hoặc do hoạt động
lâu ngày
- Mòn bề mặt lắp ghép thân vòi phun với đế kim phun do tháo lắp
- Lò xo vòi phun mất tính đàn hồi do hoạt động lâu ngày làm giảm áp suất phun
* Trình tự tháo bộ vòi phun
1. Tháo ống cấp nhiên liệu cho vòi phun
2. Tháo ống cấp nhiên liệu ra khỏi ống dầu hồi
3. Tháo các vòi phun ra khỏi động cơ
4. Tháo rời vòi phun
- Tháo nắp chụp
- Thao ốc hãm lò xo
- Tháo lò xo, thanh đẩy
- Tháo đai ốc
- Tháo kim phun và đế kim phun



×