Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Sự thể hiện trang phục thời Lê – Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------

Nguyễn Thị Thu Hà

SỰ THỂ HIỆN
TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH
TRÊN SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
------------

Nguyễn Thị Thu Hà

SỰ THỂ HIỆN
TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH
TRÊN SÂN KHẤU VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
Mã số: 62 21 02 21

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Lâm Biền

Hà Nội - 2016


1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ nghệ thuật Sự thể hiện trang phục thời Lê Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, do nghiên cứu sinh thực hiện và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh


2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1
MỤC LỤC ......................................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .....................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU TRONG LUẬN ÁN ...............................................4
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................5
NỘI DUNG ...................................................................................................................17
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................17
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................17
1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt và trang phục các vở diễn

về đề tài lịch sử .........................................................................................................27
Tiểu kết .........................................................................................................................63
Chương 2. TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH QUA DI SẢN VẬT THỂ VÀ
TRANG PHỤC THỜI LÊ - TRỊNH TRONG MỘT SỐ VỞ DIỄN VỀ ĐỀ TÀI
LỊCH SỬ.......................................................................................................................64
2.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể .............................................64
2.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong một số vở diễn về đề tài lịch sử ................102
Tiểu kết .......................................................................................................................110
Chương 3. DI SẢN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆTTRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ........................................................113
3.1. Di sản trang phục trong sự sáng tạo của nghệ thuật sân khấu ......................113
3.2. Những vấn đề đặt ra từ trang phục của vở diễn về đề tài lịch sử...................117
3.3. Bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản trang phục truyền thống Việttrong
nghệ thuật sân khấu ...............................................................................................121
Tiểu kết .......................................................................................................................133
KẾT LUẬN ................................................................................................................134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ...................................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................139
PHỤ LỤC ...................................................................................................................148


3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1.

ANCL: An Nam chí lược

2.


CTQG: Chính trị quốc gia

3.

BAVH: Bulletin des Amis du Vieux Hue(Những người bạn cố đô Huế)

4.

ĐH: Đại học

5.

ĐVSK tiền biên: Đại Việt sử ký tiền biên

6.

ĐVSKTT: Đại Việt sử ký toàn thư

7.

ĐVSK tục biên: Đại Việt sử ký tục biên

8.

GS: Giáo sư

9.

HN: Hà Nội


10. HLNTC: Hoàng Lê nhất thống chí
11.

HVLL: Hoàng Việt luật lệ

12.

KĐĐNHĐSL: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

13.

KHXH: Khoa học xã hội

14.

KVTL: Kiến văn tiểu lục

15.

LTHĐ: Lê triều hội điển

16.

LTHCLC: Lịch triều hiến chương loại chí

17.

NCS: Nghiên cứu sinh

18.


NSND: Nghệ sĩ nhân dân

19.

NSƯT: Nghệ sĩ ưu tú

20.

Nxb: Nhà xuất bản

21.

QTHL: Quốc triều hình luật

22.

QTCLTC: Quốc triều chiếu lệnh thiện chính

23.

SKĐA: Sân khấu, điện ảnh

24.

TK: Thế kỷ

25.

TKMT: Thiết kế mỹ thuật


26. TKKS: Thượng kinh ký sự
27.

TKTP: Thiết kế trang phục

28.

TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh

29.

VHDT: Văn hóa dân tộc

30.

VHNT: Văn hóa nghệ thuật

31.

VHTT: Văn hóa Thông tin

32.

VHTTDL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

33.

VTTB: Vũ trung tùy bút



4
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU TRONG LUẬN ÁN
1. Bảng 01. So sánh đặc trưng trang phục sân khấu truyền thống và hiện đại
2. Bảng 02. So sánh đặc trưng trang phục sân khấu tuồng, chèo, kịch
3. Bảng 03. Các đời vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn, thế kỷ XVII
4. Bảng 04. Đặc trưng nghệ thuật hệ thống tượng thờ trong di tích
5. Bảng 05. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng vua và Long bào
Hoàng đế thời Nguyễn (thế kỷ XIX, XX)
6. Bảng 06. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng vua thời Lê sơ và
Hoàng bào vua Lê Dụ Tông (thế kỷ XVI, XVII)
7. Bảng 07. So sánh hệ thống họa tiết trang trí trên bia tại lăng công thần thời
Lê - Trịnh và bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (thế kỷ XVII).


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã có nhiều vở diễn liên quan đến đề tài
lịch sử, với hình tượng trung tâm là những nhân vật lịch sử. Đặc biệt trong dịp Đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các vở diễn sân khấu về đề tài lịch sử đã
xuất hiện tập trung, với những nhân vật lịch sử được tái hiện sống động, phongphú và
đa dạng trên sàn diễn. Đông đảo công chúng đã được thưởng thức những câu chuyện
lịch sử của đất nước, tái hiện lại tầm vóc và diện mạo của con người Việt Nam.
Vẫn biết một vở diễn sân khấu thành công chủ yếu từ nội dung sâu sắc, hấp dẫn;
nghệ thuật đạo diễn và diễn xuất đạt trình độ chuyên nghiệp, cùng tài năng của những
người tham gia sáng tạo trực tiếp trên sàn diễn. Nhưng trang phục biểu diễn nếu không đạt
được hình thức, giá trị tương xứng với nhân vật được tái hiện về tính lịch sử, tính thẩm mỹ
sẽ phần nào làm hạn chế niềm tin, sức thuyết phục đối với công chúng, đồng thời đặt một
câu hỏi về sự tiếp nhận, phát huy văn hoá truyền thống từ góc nhìn văn hoá đương đại.

Việc xây dựng trang phục sân khấu lịch sử đương đại theo sát với thực tế hay tinh thần
thực tế mà vẫn thấm đậm bản sắc dân tộc Việt là việc cấp thiết đối với các đơn vị biểu
diễn sân khấu, nhất là trong hoàn cảnh không có một đơn vị biểu diễn sân khấu nào có
người nghiên cứu và sáng tạo trang phục biểu diễn riêng, đặc biệt là trang phục cho tác
phẩm sân khấu có đề tài lịch sử. Công việc này cần có những nhà nghiên cứu, những họa
sĩ thiết kế trang phục được đào tạo một cách cơ bản và chuyên nghiệp.
Từ năm 2001, khoa Thiết kế Mỹ thuật của trường Đại học Sân khấu - Điện
ảnh Hà Nội đã mở chuyên ngành đào tạo Họa sĩ thiết kế trang phục nghệ thuật
(trọng tâm là thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh), nhưng trong cơ cấu thành
phần sáng tạo nghệ thuật một vở diễn vẫn thường xuyên thiếu vắng vai trò của Họa
sĩ thiết kế trang phục sân khấu, công việc này thường do Họa sĩ thiết kế mỹ thuật
đảm nhận luôn. Điều này có khác với Nghệ thuật Điện ảnh Việt Nam hiện nay, các
bộ phim truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình đã có riêng chức danhHọa sĩ
phục trang hoạt động như một thành phần sáng tạo độc lập, nhưng luôn có sự phối
hợp với các thành phần sáng tạo chủ yếu khác của bộ phim. Gần đây, với những vở
diễn sân khấu lịch sử có quy mô lớn thì vai trò Họa sĩ thiết kế trang phục sân khấu
mới được đề cập tới, và giải pháp thường được chọn là những nhà Thiết kế thời
trang. Tuy đã có nhiều dụng công, nhưng do bản chất sáng tạo của nghề thiết kế


6
thời trang có khác với nghề thiết kế trang phục sân khấu, nên sẽ có những khoảng
cách giữa thời trang so với yêu cầu cụ thể của trang phục sân khấu có đề tài lịch sử,
đặc biệt là trang phục cho nhân vật lịch sử.
Có sự bất cập này bởi trong cơ cấu định biên của các đơn vị biểu diễn nghệ
thuật thường không có vị trí Họa sĩ phục trang. Trên thực tế, vị trí Họa sĩ phục trang
sân khấu, điện ảnh mới được sự ghi nhận chính thức bắt đầu từ Nghị định số
42/2010/NĐ - CP ban hành ngày 15/10/2010, được tiếp tục khẳng định tại Nghị định
số 89/2014/NĐ - CP quy định về việc xét tặng Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú tại:
“Chương I, Điều 2 - Đối tượng áp dụng, e/ Họa sĩ: Tạo hình con rối, động tác phim

hoạt hình, thiết kế trang trí sân khấu, hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền
hình”. Sự ghi nhận muộn màng này lý giải phần nào cho sự thiếu hụt về một khâu sáng
tạo rất quan trọng trong việc hình thành một vở diễn: nghệ thuật tạo hình nhân vật,
trong đó trang phục cho nhân vật là một trong những công việc đầu tiên cần được xác
định, đặc biệt đối với những vở diễn có đề tài lịch sử.
Do đặc điểm riêng của nghệ thuật biểu diễn sân khấu mang tính tượng trưng, ước
lệ, khái quát cao nên trang phục nhân vật không nhất thiết phải mô phỏng tuyệt đối với
trang phục cổ. Nhưng từ những tinh hoa trang phục truyền thống Việt đến sự xuất hiện
trên sàn diễn sân khấu có đề tài lịch sử, trang phục của cha ông xưa đã được bảo tồn,
sáng tạo và phát huy như thế nào là một vấn đề cần được sự quan tâm nghiên cứu đúng
với giá trị cần có.
Luận án dựa trên cơ sở thực tế về lịch sử trang phục truyền thống Việt, cho dù
đang được nghiên cứu từng bước, đối chiếu với những vở diễn có đề tài lịch sử tương
ứng để khảo cứu tương quan của sự thể hiện trang phục sân khấu hiện nay với cái gốc
lịch sử dưới góc độ trang phục.
Nếu giải quyết được từng phần, hy vọng luận án có thể giúp các đơn vị biểu
diễn sân khấu, các đơn vị đào tạo những chuyên ngành liên quan có thêm một số lý
luận, phương pháp cơ bản trong việc hệ thống hóa từng bước trang phục truyền thống
Việt từ trong quá khứ, giúp sức cho sự sáng tạo trang phục vở diễn về đề tài lịch sử
của nghệ thuật sân khấu Việt Nam hiện nay đạt hiệu quả về nội dung và hình thức hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với tinh thần “Dĩ cổ vi kim”, lấy tinh hoa truyền thống làm nền tảng trên con
đường bảo tồn, sáng tạo và phát triển cho văn hoá đương đại, nhằm góp một phần xây


7
dựng hình tượng con người Việt Nam trên sàn diễn sân khấu thật đẹp, thật hay, thật
phù hợp với tầm vóc và ý nghĩa của nhân vật lịch sử; mục đích nghiên cứu của luận án
nhằm tìm hiểumối quan hệ giữa hai đối tượng: trang phục thời Lê - Trịnh và sự thể
hiện trên sân khấu Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với hình tượng những nhân vật lịch

sử cùng thời đã từng được tái hiện trên sàn diễn.
Nghiên cứu trang phục thời Lê - Trịnh chính là nghiên cứu một khía cạnh văn
hoá của kho tàng văn hoá truyền thống. Xuất phát từ nhận thức đó, trên cơ sở coi trang
phục truyền thống Việt làm nền tảng, từ đó luận án mô tả, đánh giá, phần nào từng
bước giải mã và hệ thống những yếu tố lịch sử văn hoá, nghệ thuật của trang phục thời
Lê - Trịnh qua di sản vật thể trên các phương diện:
- Hình thức, kết cấu của trang phục.
- Hệ thống họa tiết trang trí của trang phục.
- Phong cách của trang phục.
Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu, đối chiếu với sự thể hiện trang phục sân
khấu hiện nay, tập trung vào hình tượng nhân vật lịch sử thời Lê - Trịnh để rút ra
những vấn đề để học tập, bảo tồn; những vấn đề để tiếp thu, sáng tạo và phát triển.
Do hướng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình nhân vật lịch sử thông
qua quá trình thiết kế trang phục, vì vậy đề tài nghiên cứu trên những di sản văn hóa
vật thể của cha ông để lại,hiện còn lưu giữ được nhằm có cơ sở thực tế cho nghiên cứu
mang nhiều tính thực tiễn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể
Tìm hiểu trang phục xưa qua hình tượng con người trong di tích lịch sử - văn
hoá (trong luận án xin gọi là di tích), đồng thời tham khảo một số di vật trang phục
thời Lê - Trịnh (tập trung trong thế kỷ XVII) có sự so sánh đối chiếu với trang phục
của nhà Nguyễn, hiện đang được bảo tồn.
3.1.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam
hiện nay
Tìm hiểu trang phục sân khấu có đề tài lịch sử hiện nay, tập trung vào trang phục
hình tượng những nhân vật lịch sử trên sàn diễn của ba loại hình nghệ thuật biểu diễn
sân khấu: chèo, tuồng và kịch nói có đề tài gắn với thời Lê - Trịnh, trọng tâm từ 1995



8
đến nay. Đồng thời có sự tham khảo với trang phục nhân vật lịch sử trong các loại hình
nghệ thuật khác…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các di tích được phân bố rộng rãi trên khắp các vùng, miền của Việt Nam. Như
vậy, phạm vi nghiên cứu sẽ trở nên rất rộng đối với NCS và nội dung bản luận án. Do đó
việc nghiên cứu trên hầu hết các di tích có chỉ dấu về trang phục Việt xưa là không thể
đối với một cá nhân, cho dù đó cũng là điều lý tưởng có được cho đề tài. Và, dù rằng rất
mong muốn, nhưng người viết cũng chưa thể quay lại các thời kỳ trước Công nguyên,
hay ngàn năm Bắc thuộc. Những kết quả nghiên cứu đi trước đã chỉ cho NCS thấy sự
tiếp cận với di sản văn hoá của thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, qua phần tạo hình
tuy có nhưng không nhiều, thậm chí có những giai đoạn thật sự rất hiếm hoi.
Chỉ từ thời Mạc trở đi, văn hoá dân gian có sự phát triển mạnh mẽ, hình tượng con
người cùng với trang phục đương thời được xuất hiện phong phú tự nhiên và đa dạng hơn.
Theo khảo sát của NCS, từ thời Lê - Trịnh về sau có bảy nguồn tham khảo chính:
- Phù điêu đình làng.
- Tượng thờ trong di tích.
- Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Vũ Di, tranh thờ miền núi.
- Một số ít trang phục thật qua công tác khai quật mộ cổ (mộ vua Lê Dụ Tông, mộ
bà Phạm Thị Nguyên Chân…).
- Tranh vẽ do các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam (Pháp, Hà Lan...).
- Ảnh do người Pháp chụp (từ cuối thế kỷ XIX).
- Những ghi chép, khảo tả khá tỉ mỉ của người nước ngoài khi tới Việt Nam.
Về mặt tạo hình mỹ thuật truyền thống, chúng tôi thấy từ cuối thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVII là một giai đoạn nghệ thuật tạo hình gắn với hình tượng con người cao
nhất. Trước thời Lê - Trịnh rất hiếm có tranh, tượng cổ còn đến ngày nay.
Bẵng đi một thời kỳ, trong thế kỷ XVIII, ít thấy hình tượng con người trong di
tích ngoài tượng mồ và tượng đền. Đến thời Nguyễn, hình tượng con người mới quay
trở lại mạnh mẽ, dưới một chiều hướng có phần khác.
Trong khuôn khổ một luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Sân khấu, với hướng

nghiên cứu về trang phục truyền thống Việt trong sự thể hiện trên sân khấu hiện nay, thiên
về yếu tố tạo hình mỹ thuật trang phục, đề tài trình bày hệ thống tư liệu nghiên cứu với
trọng tâm là Sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay qua
di sản vật thể và trang phục biểu diễn sân khấu, có sự đối chiếu với di sản văn bản.


9
3.2.1. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể
Trong phạm vi đề tài, NCS bước đầu khảo sát trước theo các nguồn di sản cụ
thể sau:
3.2.1.1. Trang phục trên tượng người được thờ trong di tích
Chúng tôi tập trung vào một số mẫu vật được coi là tiêu biểu:
- Tượng thờ vua Lê Thần Tông và sáu bà hoàng, chùa Mật Sơn, Đông Vệ,
Thanh Hóa (thế kỷ XVII).
- Tượng thờ hoàng tộc nhà Lê - Trịnh, chùa Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh
(thế kỷ XVII, XVIII)
- Tượng thờ tại chùa Sổ, chùa Bối Khê, chùa An Khoái (Hà Nội), chùa Bút
Tháp (Bắc Ninh), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX)
3.2.1.2. Trang phục trên tượng người hầu trong di tích
- Tượng người hầu tại lăng các vị vua thời Lê sơ, Lam Kinh, Thanh Hóa (thế kỷ
XV, XVI).
- Tượng lính hầu tại lăng Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi, lăng Đăng
Quận công Nguyễn Khải, lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa, (Thanh Hóa), lăng
Dĩnh Quận công Phạm Huy Đĩnh (Thái Bình), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).
- Tượng người hầu tại chùa Sổ, chùa Bối Khê, chùa An Khoái (Hà Nội), chùa
Bút Tháp (Bắc Ninh), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).
- Tượng người hầu tại lăng Phương Quận công Ngọ Công Quế (lăng họ Ngọ,
Bắc Giang), lăng Quận công La Quý Hầu (lăng Dinh Hương, Bắc Giang), lăng Quốc
công Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên), (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).
- Tượng quan, lính hầu tại lăng các vị vua triều Nguyễn, Thừa Thiên - Huế (từ

thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX).
3.2.1.3.Trang phục trên hình tượng con người qua các phù điêu trong di tích
- Phù điêu đình làng.
3.2.1.4. Một số trang phục xưa đã được nghiên cứu và lưu giữ
- Trang phục thờ tại đền thờ Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi (1525 - 1595).
- Trang phục triều Nguyễn: nguyên bản và phục dựng (thế kỷ XIX, XX).
3.2.2. Trang phục thời Lê - Trịnh trong sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam
hiện nay
- Trang phục các nhân vật trong triều đình.


10
- Trang phục người hầu, quân lính.
- Trang phục các tầng lớp nhân dân.
Hệ thống trang phục sân khấu tại các đơn vị biểu diễn cùng sự tham khảo, đối
chiếu với phác thảo trang phục cho các vở diễn có đề tài lịch sử đã được dàn dựng.
Lựa chọn những vở diễn có thời gian lịch sử tương ứng với đề tài, nghiên cứu trang
phục sân khấu có đề tài lịch sử hiện nay, tập trung vào trang phục hình tượng những
nhân vật lịch sử trên sàn diễn của ba loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu: chèo,
tuồng và kịch nói có đề tài thời Lê - Trịnh, trọng tâm từ 1995 đến nay. Hội diễn Sân
khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995 đã đánh dấu sự thành công sau 10 năm nghệ thuật
sân khấu Đổi mới cùng đất nước.
Lập bảng so sánh về hình thức, kết cấu, họa tiết trang trí và phong cách nghệ thuật
của trang phục sân khấu cùng đặc thù riêng của ba thể loại sân khấu đã được lựa chọn
nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu trang phục sân khấu của các nhân vật lịch sử có sự đối
chiếu, tham khảo trang phục điện ảnh, tranh truyện lịch sử, tượng đài danh nhân…
4. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết khoa học
4.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận án
Là một công trình nghiên cứu trang phục truyền thống Việt thời Lê - Trịnh dưới
góc độ nghiên cứu về hình thức và nghệ thuật của trang phục; nghiên cứu so sánh về

sự tiếp nối di sản trang phục truyền thống trên sân khấu Việt Nam hiện nay trong một
số vở diễn có đề tài lịch sử, đặc biệt với hình tượng nhân vật lịch sử, nên NCS lựa
chọn một số luận điểm, lý thuyết làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu, đó là:
- Luận điểm về sự Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xã
hội Việt Nam đương đại qua nghiên cứu về sử học, nhân học, dân tộc học, văn hóa
học, xã hội học nghệ thuật, mỹ thuật Việt truyền thống… của những tác giả đi trước
như Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Trần Lâm
Biền, Trịnh Sinh, Phan Hồng Giang, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Chí Bền, Trần Ngọc
Thêm, Bùi Hoài Sơn, Lê Văn Tạo, Phan Cẩm Thượng, Phan Thanh Bình…
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc,
là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao
lưu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị di


11
sản văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao
gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.” [7, tr. 62].
- Luận điểm về sự Sáng tạo nghệ thuật có tính khoa học, phát huy giá trị di sản
văn hóa truyền thống trong nghệ thuật sân khấu đương đạivới những sáng tạo và
nghiên cứu của các tác giả - nghệ sĩ như Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Nguyễn
Đình Hàm, Nguyễn Hồng, Hoàng Chương, Trần Trí Trắc, Trần Đình Ngôn, Dân Quốc,
Đoàn Thị Tình, Trịnh Quang Vũ, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Văn Thành, Đinh
Quý Thêm, Trịnh Bách, Hoàng Song Hào, Trần Quang Đức…
Luật Di sản Văn hóa (năm 2001) cũng khẳng định: “Bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa là nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng tăng của
nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. ”
[7, tr. 62].

Mục đích nghiên cứu của luận án này nhằm tìm hiểu mối quan hệ của hai đối
tượng: trang phục truyền thống Việt và trang phục sân khấu có đề tài lịch sử, đặc biệt đối
với hình tượng những nhân vật lịch sử đã từng được tái hiện trên sàn diễn.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu vàgiả thuyết khoa học của đề tài luận án
4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Từ trong quá khứ cho tới nay, phần lớn các nghiên cứu về lịch sử trang phục
Việt đều theo phương pháp khảo tả, các hình vẽ nếu có cũng chưa có sự sắp xếp theo
một hệ thống (thời gian, không gian, đẳng cấp xã hội) cùng sự so sánh, phân tích đánh
giá sự biến chuyển của trang phục Việt theo dòng chảy lịch sử.
Theo sử sách và theo nghiên cứu của những người đi trước, NCS nhận thấy
chúng ta hầu như mới chỉ bước đầu “dịch” từ “chữ” sang “hình”, hoặc “hình” sang
“hình” (nếu có), vậy khi trong tư liệu “chữ ” hay “hình” khuyết phần nào, dường như
cũng khó để tạo hình trang phục còn thiếu tư liệu. Mặt khác, những chỉ dấu dường như
ít liên quan trực tiếp tới trang phục như các yếu tố địa lý, văn hóa, các di sản vật thể về
văn hóa, nghệ thuật cổ truyền được truyền giữ qua đời sống lao động, đời sống tâm
linh của nhiều thế hệ người Việt còn ít được quan tâm đối chiếu. Trong quá trình thực
hiện đề tài, NCS đã luôn tự hỏi: đồ vải lưu giữ được là quá hiếm hoi, sử sách thi
thoảng mới lưu lại vài dòng, các pho tượng thờ luôn tồn tại dấu hỏi dai dẳng về tính
hiện thực của trang phục được thể hiện trên tượng (mang tính thờ cúng, lễ nghi, không


12
hẳn là trang phục trong đời sống). Vậy có con đường nào dẫn dắt người nghiên cứu
tìm thấy trang phục truyền thống Việt đã từng tồn tại trong lịch sử.
Trang phục truyền thống Việt ngoài cách bảo tồn tĩnh như hiện có (lưu giữ
trong các bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân, các công trình nghiên cứu), theo suy nghĩ
của người viết, còn có một cách bảo tồn động thông qua trang phục biểu diễn nghệ
thuật trong những vở diễn về đề tài lịch sử. Hình tượng những nhân vật lịch sử, con
người Việt Nam xưa được tái hiện trên sàn diễn, giúp cho những thế hệ khán giả mới
cảm nhận văn hoá truyền thống một cách sống động thông qua nghệ thuật thị giác,

nghệ thuật hình ảnh với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ.
Từ vốn cổ trong văn hoá trang phục Việt ngàn năm, qua sự sáng tạo của tác giả,
nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, trang phục truyền thống Việt được tái tạo lại có điều gì cần
bảo tồn, có điều gì cần được kế thừa và phát huy? Từ bản sắc văn hoá truyền thống tới
văn hoá đương đại, trong trang phục biểu diễn, có những vấn đề nào cần nghiên cứu,
phân tích và đánh giá? Giải mã những chỉ dấu người xưa để lại qua các di sản văn hóa
(không chỉ riêng trang phục) cũng là những câu hỏi dẫn dắt đề tài nghiên cứu này.
4.2.2. Giả thuyết khoa học
Từ câu hỏi luôn đi theo NCS trong công tác giảng dạy, sáng tạo, đặc biệt trong
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, NCS mạnh dạn đưa vào trong luận án một giả
thuyết về sự sáng tạo phục trang sân khấu đương đại. Giả thuyết Trang phục không chỉ
là tấm áo manh quần, trang phục là sự kết tinh văn hóa từ trong lao động, cuộc sống
xã hội đương thời. Vậy ngoài vật liệu vải dễ bị hủy hoại bởi thời gian và khí hậu khắc
nghiệt có độ ẩm cao, còn rất nhiều di sản vật thể khác sẽ cho chúng ta những chỉ dấu
quý giá, mang giá trị lịch sử, hiện thực và thẩm mỹ để dựng lại diện mạo trang phục
Việt một thời đã lùi sâu vào quá khứ.
Luận án bước đầu tìm hiểu và có sự so sánh đối chiếu với một số hình thức
trang trí trên bia đá bởi tính bền vững của chất liệu tạo tác và niên đại tuyệt đối của các
tấm bia, đã được sự công nhận rộng rãi của giới chuyên môn.
Hệ thống bia khảo sát được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề
tài, bao gồm một số bia tại các di tích lịch sử, văn hóa: lăng mộ các vị vua thời Lê sơ,
Lam Kinh, Thanh Hóa (thế kỷ XV), lăng mộ các vị công hầu thời Lê - Trịnh (thế kỷ
XVII, XVIII), bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ
XIX), lăng mộ các vị vua thời Nguyễn, Thừa Thiên - Huế (thế kỷ XIX, XX).


13
Xuất phát từ công việc thực tiễn, luôn biết “cá tính sáng tạo” của người nghệ
sĩ trong nghệ thuật luôn mạnh mẽ. Nhưng cũng chính từ thực tiễn nghề nghiệp, NCS
nhận thấy một nhu cầu bức thiết: vốn trang phục Việt truyền thống cần được tập hợp,

nghiên cứu, hệ thống hoá một cách khoa học bằng cả văn bản và hình ảnh với tất cả vẻ
đẹp của văn hóa Việt cổ truyền, giúp cho di sản trang phục Việt hiện ra đầy đủ hơn,
sắc nét hơn dưới góc độ khoa học và nghệ thuật, để công việc thiết kế trang phục nghệ
thuật biểu diễn thực sự có cơ sở lý luận và phương pháp khoa học.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc: đặt đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh thời
gian lịch sử và không gian sinh tồn của nó.
Trên cơ sở quan điểm và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, NCS xem xét, đánh giá các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa,
xem xét đối tượng nghiên cứu là sự tiếp nối di sản nghệ thuật trang phục truyền thống
Việt trên sàn diễn sân khấu Việt Nam, NCS đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể văn
hóa với tư tưởng chính trị và đạo đức của thời đại, với hệ thống các khái niệm khoa học
và nhãn quan triết học ở từng thời kỳ để giải quyết vấn đề khoa học của luận án.
5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án
5.2.1. Phương pháp điền dã, khảo tả phục vụ nghiên cứu
Đối tượng được áp dụng trong phương pháp điền dã, khảo tả bao gồm:
* Đối tượng thứ nhất
Tìm hiểu trang phục xưa qua hình tượng con người trong di tích văn hoá, nghệ
thuật, kiến trúc. Đồng thời tham khảo một số di vật trang phục thời Lê - Trịnh, thế kỷ
XVII, có sự so sánh đối chiếu với trang phục của nhà Nguyễn, hiện đang được bảo tồn.
* Đối tượng thứ hai
Hệ thống tư liệu trang phục sân khấu lịch sử đương đại được tìm hiểu, ghi chép,
khảo tả bao gồm trang phục tại các đơn vị biểu diễn sân khấu.
Việc tìm hiểu trang phục sân khấu lịch sử đương đại đồng thời có sự tham khảo
với trang phục nhân vật lịch sử trong nghệ thuật điện ảnh, hệ thống tranh truyện, hệ
thống tượng đài danh nhân…



14
5.2.2. Phương pháp xử lý tư liệu
Các chức năng thể hiện của phần mềm là một công cụ hữu hiệu cho công tác
sắp đặt, lưu trữ và quản lý tư liệu. Hệ thống tư liệu hiện vật sẽ được sử dụng phần
mềm Corel Draw đạc họa hiện trạng di vật hiện có về hình thức và các đồ án trang trí
trên di vật, cung cấp dữ liệu nghiên cứu mới.
Kết hợp cùng với những nghiên cứu, phân tích, so sánh, biện luận…chứng cứ
trên các bản đạc họa đã góp phần quan trọng làm sáng rõ các luận điểm nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp liên ngành văn hóa học
Đề tài của luận án chú trọng đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh xã hội,
chính trị, lịch sử văn hóa, nghệ thuật…trong từng giai đoạn, do vậy việc sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành là một lựa chọn không thể bỏ qua đối với NCS và
cũng là những điểm mới cho luận án khi được soi sáng bởi một phương pháp nghiên
cứu đang phổ biến tại Việt Nam trong khoảng thời gian vài thập niên gần đây.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành là sự phát triển biện chứng trong tiến trình lịch
sử phát triển của tư duy khoa học. Phương pháp liên ngành là sự kết hợp giữa khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội, giữa các ngành khoa học xã hội với nhau, sử dụng các phương
pháp dân tộc học, xã hội học nghệ thuật, khảo cổ học, mỹ thuật học, sân khấu học ...
5.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Luận án nghiên cứu là một con đường tiếp cận lịch sử về nghệ thuật trang phục
truyền thống Việt được tái hiện trên sàn diễn sân khấu hôm nay tất yếu phải sử dụng
tới phương pháp so sánh, đối chiếu.
Khối tư liệu phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu phục vụ luận án
được sắp xếp theo một hệ thống bảng biểu tương ứng thích hợp, đáp ứng tính khoa
học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các luận điểm của đề tài.
5.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sự vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp cũng giúp cho luận án từng bước
có thể hệ thống hoá tiến trình phát triển và định hình của trang phục thời Lê - Trịnh
cũng như sự kế thừa, tiếp nối qua những thành tựu, tồn tại trong công tác sáng tạo

trang phục nhân vật lịch sử bằng cả hình ảnh và văn bản
5.2.6. Phương pháp đồng đại và lịch đại trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp đồng đại và lịch đại là phương pháp cần thiết cho NCS khi tiến
hành nghiên cứu đề tài vốn bao hàm một tiến trình lịch sử của đất nước, do vậy


15
phương pháp đồng đại và lịch đại đem lại cách nhìn khách quan, khoa học trong quy
trình hoàn thiện luận án.
Dựa trên những phương pháp lý thuyết nghiên cứu mang đậm tính chuyên
ngành lịch sử văn hóa, nghệ thuật như lý thuyết tiếp nhận văn hóa, phương pháp liên
ngành/xuyên cành, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp,
đồng đại và lịch đại… NCS hy vọng đề tài nghiên cứu về Sự thể hiện trang phục thời
Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam hiện nay sẽ dẫn tới một kết quả khả quan (dù còn
nhiều điều chưa được như mong muốn), hỗ trợ một phần công tác sáng tác trang phục
những vở diễn về đề tài lịch sử, giúp cho những thế hệ khán giả mới cảm nhận văn hoá
truyền thống một cách sống động thông qua nghệ thuật thị giác, nghệ thuật hình ảnh từ
một loại hình nghệ thuật tổng hợp như sân khấu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu về vấn đề trang phục Việt truyền thống là một vấn đề lớn, đòi hỏi tâm
sức một đội ngũ chuyên gia đông đảo, chuyên biệt. Đồng thời đề tài cũng cần có một thời
gian tương ứng phù hợp với sự quan tâm dành cho vấn đề. Hiện nay, ngành Thiết kế Mỹ
thuật Sân khấu, Thiết kế Mỹ thuật Điện ảnh chưa có sự quan tâm đầy đủ về vấn đề này.
Đáp ứng những quan tâm và nhu cầu từ thực tiễn, NCS xin chọn ra một phần
nhỏ trong lịch sử trang phục Việt Nam, với mong muốn được đóng góp vào việc thể
hiện trang phục truyền thống Việt trên sân khấu và điện ảnh hiện nay.
Đề tài tập trung trong thế kỷ XVII là thời kỳ các tư liệu khảo sát trên di sản văn
hóa vật thể với hệ thống tượng người, hình tượng con người trên các mảng chạm khắc
trong di tích đã thể hiện khá đa dạng, phong phú về các tầng lớp trong xã hội phong kiến
còn được lưu giữ. Tuy nhiên, với năng lực của một NCS, luận ándừng lại với trang phục

của tầng lớp trên vì ít nhiều dễ gần gũi với đề tài các tác phẩm sân khấu, điện ảnh liên
quan tới thời kỳ có nhiều biến động cùng các nhân vật lịch sử, chủ yếu trong cung đình
(theo chủ quan của người nghiên cứu). Bên cạnh đó, luận án vẫn quan tâm đến những
tầng lớp khác trong xã hội để bổ sung và làm rõ hơn về giới hạn đề tài đã chọn.
6.1. Đối với trang phục thời Lê - Trịnh
Nghiên cứu sinh mong muốn tiếp nối những người đi trước đã có những quan
tâm và dày công nghiên cứu về lĩnh vực trang phục truyền thống Việt. Từ lĩnh vực
thực tiễn, NCS hy vọng sẽ từng bước hệ thống hoá tiến trình phát triển và định hình
của trang phục truyền thống Việt bằng cả hình ảnh và văn bản, đóng góp vào công tác


16
đào tạo các chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Thiết kế Trang phục
Nghệ thuật cùng các chuyên ngành mỹ thuật có liên quan. Đồng thời người viết hy
vọng luận án cũng góp phần giúp các đơn vị biểu diễn sân khấu một vài nét về lý luận
cần thiết hỗ trợ công tác sáng tạo, thiết kế, thực hiện trang phục cho vở diễn về đề tài
lịch sử, tạo dựng hình ảnh cụ thể xứng đáng với tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của hình
tượng nhân vật lịch sử khi được tái hiện.
6.2. Đối với sự thể hiện trang phục thời Lê - Trịnh trên sân khấu Việt Nam
hiện nay
Kết quả nghiên cứu cũng cố gắng trình bày theo một hệ thống về những thành
tựu và tồn tại trong công tác sáng tạo trang phục nhân vật lịch sử, phần nào giúp định
hình hình tượng nhân vật lịch sử thông qua trang phục, hình thức nhân vật đã thực hiện
được bao nhiêu tinh thần lịch sử đối với yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của vở diễn,
và khả năng phục dựng trang phục đã đạt đến mức nào, hy vọng kết quả được coi như
bài học trực quan sinh động cho những cá nhân muốn theo đuổi công việc sáng tạo đầy
khó khăn nhưng rất hấp dẫn này.
Nhưng những gì lịch sử để lại chưa bao giờ có thể đáp ứng được đầy đủ sự
mong mỏi được nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh về trang phục truyền thống Việt.
Hy vọng, mỗi một tấm lòng, mỗi một nỗ lực nghiên cứu sẽ làm dày hơn vốn hiểu biết

về trang phục Việt truyền thống, đem tới cho cuộc sống nghệ thuật đương đại chiều
sâu kiến thức văn hóa, là bệ đỡ cho đôi cánh sáng tạo được bay cao, bay xa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (tr.5 - tr.17), Kết luận (tr.134 - tr.137), Tài liệu tham khảo
(tr.139 - tr.147), Phụ lục (tr.148 - tr.241), đề tài chia thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và tình hình nghiên cứu (tr.17 - tr.63).
- Chương 2. Trang phục thời Lê - Trịnh qua di sản vật thể và trang phục thời Lê
- Trịnh trong một số vở diễn về đề tài lịch sử (tr.64 - tr.112).
- Chương 3. Di sản trang phục truyền thống Việt trong mối quan hệ với nghệ
thuật sân khấu (tr.113 - tr.133).


17
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nghệ thuật sân khấu với đề tài lịch sử
Nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam đã được hình thành và phát triển
trong dòng chảy lịch sử của toàn dân tộc. Từ trong lịch sử đầy đau thương mà quả
cảm, bất khuất của con người Việt Nam đã hun đúc nên hình hài, sắc thái, kết tinh nên
hồn Việt của sân khấu cổ truyền.Với một bề dày của quá trình hình thành và phát triển
như vậy, sự gắn bó giữa sân khấu và lịch sử là một vấn đề mang tính quy luật biện
chứng. Lịch sử luôn là nguồn đề tài vô tận và mới mẻ của sự sáng tạo văn học nghệ
thuật, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu. Điều này không phải là đặc điểm riêng của sân
khấu nước ta, nhưng do tính chất lịch sử của dân tộc, mà đề tài lịch sử trong nghệ thuật
sân khấu có những nét đặc thù.
Trong quá khứ, do sự hà khắc của chế độ phong kiến, với những luật lệ ngặt
nghèo theo đạo đức Nho giáo, cùng những kỵ, huý riêng của từng triều đại nên sân
khấu chèo thường “tránh né” chuyện cung đình, sân khấu tuồng lại nặng về “tuồng tích

Tàu”, ít tích lịch sử dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám lịch sử đã tạo nên một bước ngoặt cho sự phát triển của
nền sân khấu dân tộc: vừa bảo tồn, kế thừa những tinh hoa nghệ thuật của cha ông, vừa
phát huy, sáng tạo những giá trị nghệ thuật mới. Sân khấu nghệ thuật tuồng, chèo có một
lợi thế rất lớn khi dàn dựng đề tài mang tính lịch sử bởi bề dày truyền thống cũng như
hình thức nghệ thuật cổ truyền độc đáo, rất phù hợp. Với vận hội mới của đất nước, sự ra
đời của sân khấu cách mạng, các hình thức nghệ thuật truyền thống đã có thêm nội lực để
chuyển tải những nội dung mới trong đó lịch sử là một nội dung quan trọng. Sân khấu
kịch nói theo chân người Pháp du nhập cũng đã hoà nhập với văn hoá Việt Nam, tạo nên
một hình thức nghệ thuật sân khấu mới, có sức thu hút đông đảo người xem.
Việt Nam là một dân tộc có bản sắc văn hoá lâu đời, nhưng không phải một nền
văn hoá đóng kín, mà là một nền văn hoá mở. Trong từng chặng đường lịch sử nhất


18
định, sân khấu Việt Nam lại tiếp nhận được những yếu tố mới để nâng cao và làm giàu
cho bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc mình.
Qua nhiều thập kỷ, kể từ mùa thu 1945, sân khấu Việt Nam hiện đại đã có một
hệ thống tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử, được dàn dựng trong hầu hết các thể loại
như chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, kịch dân ca…Các tác phẩm tái hiện lịch sử đất
nước từ thời Hùng Vương dựng nước tới Hai Bà Trưng, Bà Triệu chống giặc ngoại xâm;
Ngô Quyền khôi phục nền độc lập tự chủ của quốc gia, tới các triều đại Đinh, Lê, Lý,
Trần; chiến thắng quân Minh lẫy lừng của Lê Lợi cùng Bình Ngô đại cáo bất hủ của
Nguyễn Trãi; hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến
dịch thần tốc đại thắng quân Thanh; triều Nguyễn với sự thống nhất bờ cõi từ Bắc tới
Nam của non sông Việt Nam, nỗi đau mất nước…Nhiều tác phẩm đã đạt những thành
tựu xuất sắc, để lại những dấu ấn khó phai mờ qua nhiều thế hệ khán giả.
Phần lớn những vở diễn có đề tài lịch sử đều mang tính chất sử thi, có sức hấp
dẫn với người xem với sự tái hiện hình tượng các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn
hóa nhằm ca ngợi truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, ca ngợi tinh thần kiên

cường bất khuất, tấm lòng yêu nước thương dân và tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của các
bậc tiền nhân.
Tuy khai thác đề tài lịch sử, nhưng các vở diễn đều đưa ra những thông điệp tư
tưởng mang tính thời sự. Vì vậy, nó đã có tác động tích cực, hiệu quả trong hai cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới, xây dựng
thành công đất nước trong thời đại mới. Những đóng góp của nghệ thuật sân khấu qua
các vở diễn mang đề tài lịch sử đã được Đảng, Nhà nước và công chúng ghi nhận.
Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp. Mỗi vở diễn mang đề tài lịch sử được dàn dựng
nghiêm túc về nội dung, hấp dẫn về hình thức biểu hiện sẽ là một bài học sống động về
văn chương, phong tục, ngôn ngữ, thẩm mỹ… qua từng chặng đường lịch sử. Các vở
diễn về đề tài lịch sử được tạo điều kiện đến với khán giả rộng rãi, sẽ góp phần:
- Giáo dục tri thức lịch sử.
- Giáo dục văn hoá truyền thống.
- Rút ra những bài học cho thời hiện tại.
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, luận án đề cập tới vấn đề trang phục một
số nhân vật trong các vở diễn về đề tài lịch sử trong thời gian qua, tập trung vào những
vở diễn tái hiện lại bối cảnh xã hội thời Lê - Trịnh.


19
1. 1.2. Trang phục truyền thống Việt trong sự thể hiện trên sân khấu Việt Nam
1.1.2.1. Trang phục sân khấu truyền thống
Dưới thời phong kiến, do ít có điều kiện để lưu giữ những hình ảnh cụ thể về
một vở diễn, dù là dân gian hay cung đình. Do vậy, ngày nay, chúng ta chỉ còn nhìn
thấy được những hình ảnh quý giá ấy qua một số ảnh chụp hiếm hoi hay bản vẽ, tranh
khắc gỗ ít ỏi có được từ thế kỷ XVII. Thời gian trước đó nữa ta chỉ được biết qua vài
dòng văn bản cổ có đề cập tới nghệ thuật sân khấu. Qua những hình vẽ cảnh diễn
tuồng dân gian những năm cuối thế kỷ XVIII , hầu hết các loại trang phục đều đơn sơ,
kể cả võ phục, ngay những bộ xiêm y của ba nữ diễn viên đang múa cũng giản đơn.
Trong bức ảnh chụp, các diễn viên cung đình cuối thế kỷ XIX cũng cho thấy hình thức

trang trí rất giản dị, các diễn viên đều đi chân đất.
Trang phục sân khấu chèo cổ có nhiều nét gần gũi, gắn bó với trang phục đời
thường, ít cách điệu, tuy đã được ước lệ, mỹ lệ hoá để phù hợp với vai diễn và yêu cầu
hấp dẫn của sân khấu nên đã đẹp hơn nhiều so với trang phục lao động thường ngày
của người nông dân châu thổ Bắc bộ. Màu sắc của trang phục trong chèo cổ là những
gam màu đồng quê của bức tranh dân gian nông thôn, với những sắc hồng hoa đào, sắc
nâu gần gũi quen thuộc, ấm áp, hồn nhiên xanh hoa lý v.v…
Trang phục sân khấu tuồng truyền thống giàu tính tượng trưng, biểu tượng
thông qua những hình thức, màu sắc có ý nghĩa rõ ràng với những gam màu rực rỡ, đối
lập nhau: đen - đỏ; trắng - đen, v.v… Nhưng do sử dụng “tuồng tích Tàu”, lịch sử
không cụ thể, nên trang phục thiên về hướng định hình khuôn mẫu, thiếu đi tính chân
thực lịch sử. Chuyện Cung đình triều Nguyễn đã truyền lại: Thái hậu Từ Dũ, mẹ vua
Tự Đức là người có học vấn, đọc nhiều, biết rộng, đã từng nói về trang phục cho đoàn
tuồng Cung đình rằng: “… Cứ triều ta ta làm” từ đó, trang phục sân khấu tuồng cung
đình Việt Nam đã sử dụng nguyên mẫu trang phục cung đình Huế (đặc biệt là của vua,
hoàng hậu). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (yêu cầu nghệ thuật hoá, kinh phí ngặt
nghèo, thuận tiện cho diễn xuất, do phải kiêng kỵ…) nên trang phục tuồng truyền
thống cũng không rập khuôn theo đúng nguyên mẫu, dầu vậy vẫn giữ được những
đường nét, màu sắc cốt lõi, cơ bản… của những quy định nghiêm ngặt về hình dáng,
chất liệu, màu sắc cho từng loại mũ, áo, xiêm, hia, đai v.v… theo lễ chế, phẩm trật của
hệ thống quan lại văn, võ mà triều đình đã quy định.


20
1.1.2.2. Một số đặc trưng của trang phục sân khấu truyền thống và trang phục
sân khấu hiện đại
Trang phục sân khấu là toàn bộ những yếu tố nhìn thấy được trên người diễn
viên trong một vở diễn, cho phép phân biệt ở những mức độ khác nhau, những nhân
vật mà diễn viên diễn tả: quần áo, mái tóc, trang phục như đồ trang sức; các bộ phận
giả như: tóc giả… và cả mặt nạ. Từ nhu cầu phát triển của trang phục sân khấu, hình

thành nên một đội ngũ sáng tạo và chế tác trang phục cho vai diễn trên sân khấu.
Trang phục trên sân khấu, không chỉ như một tín hiệu của nghệ thuật sân khấu, mà nó
cũng tạo nên một sự giao tiếp giữa diễn viên và công chúng. Hình thức (trang phục,
hoá trang) luôn thể hiện nội dung (nội tâm, tính cách) một cách thống nhất, hài hòa.
Trang phục sân khấu là một trong những nhân tố sáng tạo của ngôn ngữ sân
khấu, góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật và tính hấp dẫn của nó. Nghệ thuật sân
khấu là một loại hình nghệ thuật mang tính ước lệ và tượng trưng cao, các thành tố
nghệ thuật tạo nên vở diễn đều có sự phối hợp hài hoà trong tổng thể mang tính đặc
trưng này. Trang phục sân khấu về cơ bản bắt nguồn từ đời sống sinh hoạt của con
người, nhưng là trang phục đã cách điệu và ước lệ, giàu tính biểu tượng.
Trong thời gian qua, tuy sân khấu hiện đại đã xây dựng thành công nhiều hình
tượng nhân vật lịch sử, nhưng đáng tiếc là trang phục và nghi lễ của vua chúa, quan
lại, tướng lĩnh, hoàng hậu… các thời đại thiếu sự khác nhau. Về nhân vật nam có thể
thấy, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ ăn vận tương tự nhau. Về nhân vật
nữ, chiếc khăn vành dây to bản, nhiều lớp (chỉ mới có từ thời Hoàng hậu Nam
Phương, nhưng độ lớn phụ thuộc phép tắc nghiêm ngặt của triều đình),lóng lánh kim
sa, kim tuyến đã uy nghi trên mái tóc của các bậc vương hậu từ Thái hậu Dương Vân
Nga tới Lý Chiêu Hoàng, từ Nguyên phi Ỷ Lan tới Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung...
Riêng với bản thân NCS, năm lên 9 tuổi (1978) sau khi được xem vở cải lương
Thái hậu Dương Vân Nga, với lòng yêu thích và ấn tượng từ đêm diễn đã vẽ lại một
bức tranh nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga và Hiệu uý Kỳ Hoa trong trang phục sân
khấu hoàn toàn xa lạ với lịch sử cùng chiếc khăn đóng trang trí cầu kỳ trên đầu.
Kỷ niệm nhỏ này đã luôn nhắc nhở NCS nhận thức rõ vấn đề ấn tượng thị giác
khi thưởng thức nghệ thuật là vô cùng quan trọng, giá trị hơn nữa nếu đó là những ký


21
ức về lịch sử dân tộc. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về giá trị giáo dục và giá trị
thẩm mỹ đối với các thế hệ khán giả Việt Nam.
Với vở diễn mang đề tài lịch sử, người xem thường đặt ra vấn đề chân thực. Vậy

chân thực với lịch sử nghĩa là gì? Quần áo phải đúng nguyên như trong sử sách đã ghi?
Có còn không sự sáng tạo nghệ thuật cho những bộ trang phục mang tính lịch sử? Lịch
sử được tái hiện trên sân khấu phải chăng vừa là sử, vừa là nghệ thuật, vừa là cuộc đời?
Nhưng giữa sân khấu truyền thống và sân khấu hiện đại có một nét khác biệt rất lớn: đó
là trên sân khấu tuồng, chèo cổ vẫn hiếm bóng những nhân vật lịch sử Việt Nam cụ thể.
Nhân vật trong sân khấu kịch hát truyền thống thường có tính khái quát, không
mang đặc điểm lịch sử cụ thể nên thường có tính cách định hình, do đó, trang phục
thường theo một mô hình, khuôn mẫu nhất định.
Sân khấu cách mạng đã thổi một luồng gió mới vào nội dung của sân khấu kịch
hát truyền thống. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc đã từng bước được tái hiện. Những
nhân vật lịch sử vốn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của mỗi người nay hiện diện ngay
trước mắt khán giả dưới ánh đèn sân khấu. Sự khác biệt này đòi hỏi rất nhiều công phu
tìm tòi của đội ngũ sáng tạo nghệ thuật trong đó có công tác thiết kế trang phục.
Trong sân khấu truyền thống, việc xử lý không gian ước lệ rất phát triển. Chính
vì diễn trên một sân khấu ba chiều (chợ, sân đình), nền phông trơn nên sân khấu truyền
thống tập trung mọi môtíp trang trí vào trang phục (đi liền với nghệ thuật biểu diễn)và
đạo cụ diễn xuất.
Khi xem mỗi vở tuồng, chèo cổ, chúng ta như được sống trong một thời đại xa
xưa với những vấn đề con người, xã hội, những phong tục tập quán đã cách chúng ta
nhiều thế kỷ. Tuồng, chèo cổ dường như đã đạt tới sự hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn
giữa nội dung và hình thức.
Tính cách nhân vật trên sân khấu truyền thống đã định hình nên trang phục thường
dùng màu mạnh, hay gọi là màu gốc để gây ấn tượng với khán giả từ phút đầu tiên.
Nghiên cứu sinh đã có những tìm hiểuvề một số điểm khác nhau cơ bản giữa
trang phục sân khấu kịch hát truyền thống và trang phục sân khấu kịch hát hiện đại
mang đề tài lịch sử.


22
Bảng 01. So sánh đặc trưng trang phục sân khấu truyền thống và hiện đại

Trang phục sân khấu

Trang phục sân khấu kịch hát

kịch hát truyền thống

hiện đại mang đề tài lịch sử

- Khái quát hoá.

- Cụ thể hoá.

- Tính ước lệ cao.

- Coi trọng tính chân thực lịch sử.

- Phục vụ cho một xã hội mang nặng tính - Phục vụ cho nhiều tầng lớp khán giả
truyền thống nên chú trọng tới tính trang

trong một xã hội hiện đại, coi trọng

trí có tính cổ truyền dân tộc theo những

tính sáng tạo cá nhân và những thay

quy ước, lề luật nhất định.

đổi, thể nghiệm.

- Chú trọng nghệ thuật biểu diễn với những - Chú trọng phần xem, ấn tượng thị giác

động tác, vũ điệu đã được cách điệu hoá cao.

là chính. Bởi lớp khán giả nay ít hiểu
về các quy tắc biểu diễn truyền thống.

- Nhân vật có tính cách định hình, có - Nhân vật có cá tính riêng, ít theo
khuôn mẫu, có tính hình thức nhất định

khuôn mẫu nên trang phục phải sáng

nên quy định nguyên tắc chặt chẽ trong

tạo phù hợp với tính cách nhân vật.

hình thức trang phục.
- Chất liệu truyền thống: vải mộc, lụa, vân, sa, - Phối hợp các chất liệu truyền thống và
đũi… Màu sắc dân gian, tuân theo những

hiện đại. Màu sắc kế thừa truyền

phong tục, luật lệ thời phong kiến. Tính cách

thống, nhưng mang dấu ấn sáng tạo

nhân vật là định hình nên trang phục thường

riêng của họa sĩ thiết kế trang phục.

dùng màu mạnh, màu gốc để gây ấn tượng
Riêng trang phục dành cho sân khấu kịch nói thiên về khuynh hướng chân thực

lịch sử. Bản thân kịch nói là một thể loại nghệ thuật sân khấu mới được du nhập vào
Việt Nam theo chân người Pháp, được tầng lớp nhân sĩ trí thức thời đó tiếp nhận và
phát triển, có một sinh khí mới mẻ. Trang phục sân khấu kịch nói gần gũi với đời sống,
mang nhiều thông tin; tính cách điệu, ước lệ không hẳn là thủ pháp chính bao trùm
toàn bộ phong cách thiết kế sân khấu và trang phục.
Ngoài những đặc điểm chung của trang phục sân khấu: đó là sự thống nhất với
đặc trưng cơ bản của nghệ thuật sân khấu: cách điệu và ước lệ, thì trang phục sân khấu
của mỗi thể loại khác nhau vẫn có những đặc điểm riêng biệt, vốn được hình thành và


23
phát triển cùng lịch sử của thể loại đó, tạo nên những hình thức biểu hiện đặc thù cho
nghệ thuật tuồng, chèo và kịch nói cũng như các thể loại khác.
Đề tài đã bước đầu lập bảng so sánh các cấp độ khác nhau trong hình thức trang
phục của ba thể loại nghệ thuật biểu diễn sân khấu: tuồng, chèo, kịch nói.
Bảng 02. So sánh đặc trưng trang phục trong ba thể loại sân khấu
TUỒNG

CHÈO

Hình thức - Khái quát hoá.
- Chắc,

khoẻ,

KỊCH

- Khái quát hoá.
vững - Mềm


chãi, cô đọng.

mại,

- Cụ thể hoá.
duyên - Gần với hiện thực.

dáng, gần với đời sống. - Tính cách điệu và

- Khoa trương, cách - Tính cách điệu và

ước lệ không mạnh

điệu mạnh mẽ.

ước lệ không mạnh mẽ

mẽ như nghệ thuật

- Mô phỏng hình thức

như nghệ thuật tuồng.

tuồng, xen lẫn với tính

trang phục của tầng lớp - Mô phỏng tầng lớp

Màu sắc

chân thực.


cao nhất trong xã hội

trung lưu và bình dân - Thể hiện hầu hết các

phong kiến: vua, quan

trong xã hội phong kiến.

tầng lớp trong xã hội.

- Tương phản mạnh - Tươi sáng, rực rỡ - Cụ thể hoá, điển
mẽ, thường dùng gam

nhưng hồn nhiên, mộc

hình hoá hiện thực.

màu nóng, chắc, khoẻ

mạc, giản dị

- Kế thừa các màu sắc

(bởi tính bạo liệt trong - Gam màu ngũ sắc

trong nghệ thuật sân

ngôn ngữ biểu diễn: ca


của hệ thống tranh dân

khấu

từ, vũ đạo, diễn xuất).

gian truyền thống: cánh

nhưng đã chuyển sang

- Các

chính:

sen, vàng chanh, hồ

cách biểu đạt hiện

xanh, đỏ, vàng, đen,

thuỷ, hoa lý, đen hạt

thực, độ rực rỡ tương

trắng và một số màu

na, nâu sồng, gụ….

phản không mạnh như


màu

phụ, ít màu dân gian.

truyền

thống

tuồng, chèo.

Họa tiết

- Các loại hoa, linh vật - Sử dụng các mẫu hoa - Vận dụng các môtip

trang trí

quý, biểu tượng của

lá, linh vật trong dân

trang trí dân gian quen

triều đình và sự sang

gian, đã được ước lệ để

thuộc, nhưng thường

trọng:


tạo sựđơn giản, dễ

chắt lọc, điển hình hoá.

long-ly-quy

-

phượng, hoa mẫu đơn,

nhận biết, bút pháp nhẹ - Cách thể hiện chân

lan, cúc… các loại mây,

nhàng, mềm mại.

thực


×