Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp khai thác thị trường trung quốc phục vụ tiến trình hội nhập của việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.38 KB, 14 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==============***==============
NHÓM TÁC GIẢ
Nhóm 4 – Lớp KT14A
TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
PHỤC VỤ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM.
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. NGUYỄN THƯỜNG LẠNG
HÀ NỘI - 2006
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là những vấn đề được các nhà
khoa học, các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp... quan tâm và bàn luận ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Đề tài này bàn về việc khai thác thị trường Trung Quốc phục vụ
cho tiến trình hội nhập ở Việt Nam.
I. YÊU CẦU CỦA TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP.
Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, công nghệ thông tin
và vì lợi ích của chính mình, các nước phát triển đã phát động toàn cầu hóa. Vì
vậy toàn cầu hoá là đòi hỏi khách quan, các nước phát triển dù đang đối mặt với
rất nhiều khó khăn cũng buộc mình phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, nếu
không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và bị phân biệt đối xử. Nhận thức được bản chất
của toàn cầu hoá, các quốc gia đã chủ động tham gia vào quá trình này. Vì vậy
hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan trong nhận thức và hành động của
từng quốc gia.
Về hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta cũng đã vạch ra đường lối trong các
kỳ đại hội.
Trước những thay đổi to lớn về kinh tế thế giới, cách mạng khoa học kỹ
thuật và sinh học, sự tan rã của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu..., từ Đại hội
VII Đảng đã chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong


cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.” Theo tinh thần
đó, năm 1992 chúng ta đã nối lại được quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7
năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham
gia diễn đàn hợp tác Á- Âu, với tư cách là thành viên sáng lập. Tháng 11 năm
1998 Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC. Tháng 12 năm
2
1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và đang nỗ lực đàm phán để có
thể tham gia nhập WTO trong năm 2006.
Nghị quyết đại hội IX đã đánh giá và dự báo “toàn cầu hóa kinh tế là xu
thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và “chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường”.
Điều đáng ghi nhận nhất của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế là đã đạt được cộng đồng quốc tế biết đến như một đất nước kiên trì thực hiện
đường lối đổi mới và đã đạt được nhiều thành thành tựu kinh tế. Những thành tựu
đã đạt được cho ta thấy được mặt tích cực của hội nhập, nhưng quá trình này
cũng có những thách thức của nó vể mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội và môi trường. Đặc biệt về mặt kinh tế, thách thức hàng đầu đó là tính cạnh
tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào
bảo hộ, cả thuế quan và phi thuế quan, cũng như các chính sách ưu đãi đã đang
dần bị loại bỏ. Các ngành công nghiệp như cơ khí, ôtô, xe máy, điện tử... bị o ép
quyết liệt từ công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ cao. Do
vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá hình thức xúc tiến thương mại và khuyến
khích tư nhân tham gia xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ra các nước cá
sức tiêu thụ hàng mạnh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Một trong
những thị trường tiềm năng rất lớn của Việt Nam đó là thị trường Trung Quốc.
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM.
3
Trung Quốc với 1,2 tỷ dân là một thị trường quan trọng của Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam có những lợi thế về vị trí, truyền thống quan hệ sự
tương đồng về văn hoá... Trước hết ta thấy Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế thuận
lợi cho việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường các tỉnh Tây
Nam.
Cơ cấu hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc tuy một mặt có tính cạnh tranh,
mặt khác có sự bổ sung cho nhau. Hiện nay Việt Nam đang có thế mạnh xuất
khẩu nguyên liệu thô sang thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng ba mặt hàng: dầu
thô, than đá và cao su đã chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Một số mặt hàng tiêu dùng Việt Nam đã thâm nhập thị trường Trung Quốc như:
giầy dép bitis, nông sản nhiệt đới, thủy sản... do đó chúng ta có thể tiến tới đa
dạng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc gồm cả xuất khẩu thành phẩm chứ không
phải tập trung vào nguyên nhiên liệu thô như hiện nay.
Khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc là nơi có thể tiêu thụ hàng
hoá của Việt Nam tốt nhất, thuận lợi nhất vì gần Việt Nam. Trình độ tiêu dùng
của dân cư ở đây phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. Đây là thị trường
rộng lớn gồm 10 tỉnh của Trung Quốc. Các khu vực này được Nhà nước Trung
Quốc khuyến khích phát triển kinh tế, nên cơ hội cạnh tranh chiếm thị trường của
hàngViệt Nam đang rất thuận lợi. So với khu vực duyên hải miền Đông Trung
Quốc thì sức mua và tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật ở khu vực này thấp hơn, hoàn
toàn phù hợp với hàng hoá của Việt Nam.
Sau khi là thành viên của WTO Trung Quốc đã sửa đổi bổ sung và ban
hành nhiều chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp với quy
định của WTO, đồng thời Trung Quốc cũng dành cho các nước ASEAN trong đó
có Việt Nam được hưởng ngay lập tức và đầy đủ MFN (ưu đãi tối huệ quốc), về
thuế quan và chuẩn mực WTO mà Trung Quốc đã cam kết bao gồm: thương mại
hàng hoá (thuế quan và phi thuế quan), dịch vụ... Hiện có 6 nhóm mặt hàng của
4

Việt Nam được xuất khẩu sang TQ với số lượng và giá trị cao (từ 30 triệu USD
trở lên và được tiêu thụ thường xuyên) là: dầu thô, cao su, thuỷ hải sản, hạt điều,
than đá. Thông qua chương trình hợp tác xúc tiến thương mại, Việt Nam đề nghị
Trung Quốc tăng hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam lên 120.000 –
150.000 tấn; đồng thời đề nghị nước bạn tăng mức nhập khẩu từ Việt Nam các
mặt hàng: than đá, dầu thực vật, thuỷ hải sản, rau quả nhiệt đới.
III. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC.
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CƯ, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, đường biên giới giáp 6 tỉnh phía
Bắc nước ta, thông thương qua 2 cửa khẩu chính ở Lạng Sơn và Móng Cái. Việt
Nam và Trung Quốc là hai nước làng giềng hữu nghị, nhân dân hai nước vốn có
mốt tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Hơn nửa thế kỷ qua, trong cuộc đấu tranh
cách mạng lâu dài và sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nhân dân hai nước
đã ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.
3.1.2. Đặc điểm về dân cư.
Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc là thị trường mơ ước của nhiều
doanh nghiệp nhiều quốc gia. Cơ cấu dân cư có nhiều tầng lớp khác nhau với
mức thu nhập chênh lệch khá rõ. Mỗi tộc người Trung Hoa có địa bàn phân bố,
phong tục, tập quán riêng. Nhưng nhìn chung, có nhiều nét tương đồng về văn
hoá với Việt Nam, đều mang đậm phong cách Á Đông.
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ.
3.2.1. Đặc điểm về chính trị
Ngày 1/10/1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân
dân các dân tộc Trung Hoa đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại,
5

×