Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

quy trinh nghiem thu cac cong tac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.75 KB, 10 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ THI CÔNG MÓNG MỐ TRỤ CẦU
Đề bài: Quy trình nghiệm thu các công tác:





Đào đất hố móng
Cọc ( đóng, khoan nhồi, ép )
Lắp dựng cốt thép mố trụ
Bê tông, ván khuôn

Bài làm:



Đào đất hố móng:

Mặt bằng thi công phải rộng rãi để tập kết vật liệu máy móc. Trước khi đào đất hố
móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa,
nước ao, hồ, cống, rãnh...) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào
mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch... tùy theo điều kiện địa hình và tính chất công


trình. Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải bảo đảm thoát
nhanh lưu lượng nước mưa và các nguồn nước khác, bờ mương rãnh và bờ con
trạch phải cao hơn mức nước tính toán là 0,1 m trở lên.
Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và
thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm
trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố trí hệ thống rãnh tiêu


nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn
thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước
và làm ngập hố móng.
Tùy vào khối lượng và điều kiện thi công mà ta chọn máy móc cho phù hợp
Sau khi đã đào xong hố móng ta sẽ tiến hành nghiệm thu hố móng đo đạc lại vị trí
tim hố móng , mép hố móng xác định các cao độ đúng với thiết kế hay chưa
Sau đó 2 bên sẽ lập biên bản nghiệm thu cùng với giấy tờ liên quan



Quy trình nghiệm thu cọc đóng và ép cọc:




- Nghiệm thu mặt bằng thi công


- Trước khi đóng cọc ta còn phải nghiệm thu cọc :
Kích thước hình học, vật liệu, kiểm tra các mối hàn của cọc liên kết các đoạn cọc
- Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép
nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu
nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc
- Trong quá trình đóng cọc liên tục kiểm tra đặc biệt với cọc đóng xiên kiểm tra
đúng độ xiên không
- Lập biên bản nghiệm thu theo mẫu có.
- Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết
kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang
đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn
tranh chấp.

- Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải
kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần
tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên
vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm động biến dạng lớn (PDA) để xác định nguyên
nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
- Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc
đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi...,
Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
- Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
Hồ sơ thiết kế được duyệt;
Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương
phẩm;
Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;
Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các
cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;


Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng (đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);
Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng
nhỏ (PIT) theo quy định của Thiết kế;
Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc theo TCVN 9393:2012.
- Nhà thầu cần tổ chức quan trắc trong khi thi công hạ cọc (đối với bản thân cọc,
độ trồi của các cọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh...).
- Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các quy định hiện hành. Hồ
sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.
( Tham khảo tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 )





-

-

Quy trình nghiệm thu cọc khoan nhồi:

Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào
mẫu biên bản được thống nhất giữa các bên tham gia nghiệm thu, tham khảo
Kiểm tra dung dịch khoan
Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ
lớn, pha với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa
chất công trỡnh và địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ
thành hố khoan trong suốt quá trỡnh thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép,
ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lừi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp
ống đổ bê tông và sàn công tác... Bề dày lớp cặn lắng đáy cọc không quá trị
số sau:
Cọc chống: không quá 5 cm;
Cọc ma sát + chống: không quá 10 cm.


-

-

-

-

Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung

dịch trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường
dung trọng nên đạt tới độ chính xác 0,005 g/cm³. Các thí nghiệm kiểm tra
dung dịch bentonite tiến hành theo quy định tại Bảng 1 cho mỗi lô bentonite
trộn mới. Việc kiểm tra, nghiệm thu dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và
độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc. Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra
mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0,5 m từ đáy lên có khối lượng riêng vượt
quá 1,25 g/cm³, hàm lượng cát lớn hơn 8 %, độ nhớt quá 28 s thỡ phải cú
biện phỏp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc.
Kiểm tra lỗ khoan
Kiểm tra tình trạng lỗ khoan
Kiểm tra cốt thép
Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc
Bê tông trước khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho ba phần, đầu,
giữa và mũi cọc, mỗi tổ 3 mẫu.
Cốt liệu, nước và xi măng được thử mẫu, kiểm tra theo quy định cho công
tác bê tông. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc.
Phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng nhỏ...và
các phương pháp thử không phá hoại khác được dùng để đánh giá chất
lượng bê tông cọc đó thi cụng, tuỳ theo mức độ quan trọng của công trinh,
thiết kế chỉ định số lượng cọc cần kiểm tra. Khi cọc có chiều sâu lớn hơn 30
lần đường kính (L/D > 30) thỡ phương pháp kiểm tra qua ống đặt sẵn là chủ
yếu. Nếu cũn nghi ngờ khuyết tật cần kiểm tra bằng khoan lấy mẫu để khẳng
định khả năng chịu tải lâu dài của cọc trước khi có quyết định sửa chữa hoặc
thay thế. Quyết định cuối cùng do Thiết kế kiến nghị, Chủ đầu tư chấp
thuận. Thí nghiệm siêu âm tiến hành theo TCVN 9396:2012. Thí nghiệm
động biến dạng nhỏ tiến hành theo TCVN 9397:2012.
Phương pháp khoan kiểm tra tiếp xúc đáy cọc với đất tiến hành trong ống
đặt sẵn, đường kính từ 102 mm đến 114 mm cao hơn mũi cọc từ 1 m đến 2
m, số lượng ống đặt sẵn để khoan lừi đáy cọc theo quy định của Thiết kế,
tham khảo Bảng 5. Khi mũi cọc tựa vào cuội hũn lớn, cú thể bị mất nước xi

măng ở phần tiếp xúc đáy cọc - cuội sỏi, cần thận trọng khi đánh giá chất
lượng bê tông cọc.
Kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn


-

Sức chịu tải của cọc đơn do thiết kế xác định. Tuỳ theo mức độ quan trọng
của công trỡnh và tớnh phức tạp của điều kiện địa chất công trỡnh mà thiết
kế quy định số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải.
Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn
thiện công nghệ của Nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng
của công trỡnh, nhưng tối thiểu là mỗi loại đường kính 1 cọc, tối đa là 2 %
tổng số cọc. Kết quả thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc.
Phương pháp kiểm tra sức chịu tải của cọc đơn chủ yếu là thử tĩnh (nén tĩnh,
nhổ tĩnh, nén ngang) theo tiêu chuẩn hiện hành. Đối với các cọc không thể
thử tĩnh được (cọc trờn sụng, biển...) thỡ dựng phương pháp thí nghiệm
động biến dạng lớn (PDA), Osterberg, Statnamic ...
Tiến hành thử tĩnh cọc có thể trước hoặc sau khi thi công cọc đại trà. Để xác
định phương án thiết kế có thể tiến hành thử tĩnh cọc ngoài móng công trỡnh
đến phá hoại trước khi thi công đại trà; để chấp nhận chất lượng thi công có
thể tiến hành thí nghiệm khi thi công xong. Đầu cọc thí nghiệm phải cao hơn
mặt đất xung quanh từ 20 cm đến 30 cm và có ống thép dày từ 5 mm đến 6
mm, dài khoảng 1 m bao để đảm bảo không bị nứt khi thí nghiệm và phản
ánh đúng chất lượng thi công. Thí nghiệm nén tĩnh tiến hành theo TCVN
9393:2012.
Nghiệm thu cọc khoan nhồi

-


Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:

-

-

-

-

Hồ sơ thiết kế dược duyệt;
Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và
các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;
Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;


Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng
các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đó được chấp thuận;
Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến
dạng nhỏ (PIT)...) theo quy định của Thiết kế;
Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.

-

-




Quy trinh nghiệm thu lắp dựng cốt thép mố trụ:
Kiểm tra chủng loại, số hiệu, đường kính sản xuất,
Cách bố trí mối nối, đường hàn lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế
Thép làm cốt phải đáp ứng nhu cầu thiết kế
Kiểm tra xem tại các vùng chịu kéo kiểm tra không cho đặt cốt thép trơn
cùng với cốt thép có gai hoặc cốt thép mác khác nhau
Bề mặt sạch sẽ không gỉ không bẩn, dầu mỡ, ….
Kiểm tra lắp đặt cốt thép trụ thỏa mãn yêu cầu khả năng chịu lực
Đối với trụ nếu trụ quá cao người ta sẽ phân đoạn đổ khi bố trí thép tại
các điểm dừng thi công tránh vị trí chịu lực lớn đặc biệt là chịu kéo lớn
Cốt thép lắp dựng xong đảm bảo chắc chắn, không xê dịch khi đổ bê tông
Vật dùng khống chế khoảng cách và lớp bảo vệ cốt thép phải khống chế
được, không bịvỡ, không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông, nếu
nằm luôn trong bê tông thì không được làm ảnh hưởng tới cường độ bê
tông, chống thấm, khả năng rỉ cốt thép.
Cốt thép khi lắp dựng xong phải có trục tim thẳng,sai số về chiều dày lớp
bảo vệ như sau: + Bê tông khối lớn (chiều dày > 1m): 20mm
Móng: 10mm + Cột, vách, dầm, vòm, bản: 5mm
Quy trình nghiệm thu công tác ván khuôn:




-

Đảm bảo độ cứng và ổn định không biến hình khi đổ bê tông
Kiểm tra xem ván khuôn ghép đã kín chưa đmả bảo không làm mất nước
hay bê tông chảy ra trong quá trình đổ
Đảm bảo hình dạng kích thước theo thiết kế
Đảm bảo khi lắp đặt cốt thép cũng như đổ bê tông được thuận lợi không

vướng không khó thi công
Gỗ, thép làm ván khuôn đảm bảo theo tiêu chuẩn sạch sẽ không bẩn
Đối với móng kiểm tra ván khuôn không được đặt trên nền nún hoặc có
khả năng xuất hiện nún quá mức
Đối với trụ những thanh giằng chống và những cấu kiện khác để cố định
ván khuôn phải chắc chắn đồng thời không gây trở ngại khi đổ bê tông



-

-

Bề mặt ván khuôn phải sạch và phải được quét chất bôi trơn tránh dính
vào bê tông
Kiểm tra,định vị lại hệ thống tim, trục bằng các phương pháp thủ công
(quả dọi, căng dây) hay máy thủy bình….
Quy trình nghiệm thu công tác bê tông (trước khi đổ)
Vật liệu sản xuất bê tông phải đạt yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn( được
quy định trong 14 TCN 59-2002 mục 3.3) và yêu cầu của thiết kế. - Chất
lượng các thành phần vật liệu hỗn hợp bê tông. - Sự làm việc của các
thiết bị cân đong, nhào chộn, các dụng cụ thi công, phương tiện vận
chuyển hỗn hợp bê tông và toàn bộ khu vực sản xuất bê tông nói chung. Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông trong các giai đoạn sản xuất, vận
chuyển: + Kiểm tra niêm chì, nhiệt độ, đúc mẫu, và đo độ sụt. (trong
bảng dưới) + Sai số với độ sụt ghi trong bảng cho phép sai số với ± 1
+Phụ gia giảm nước là phụ gia hóa dẻo hoặc phụ gia siêu dẻo. + Độ sụt
của hỗn hợp BT vận chuyển bằng băng chuyền không vượt quá 6cm, vận
chuyển bằng máy bơm BT tùy theo yêu cầu của từng bộ phận công trình
phải ≥ 10cm. + Độ sụt của hỗn hợp BT đổ qua máy dung có thể lấy trong
phạm vi 5 ÷ 8cm. + Khi đổ qua vòi voi có máy rung thì độ sụt lấy từ 3 ÷

6cm.
Sau khi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu xong các bước trên đạt ta tiến
hành đổ BT.
Trong quá trình đổ bê tông kiểm tra khống chế chiều cao đổ bê tông
<1,5m tránh phân tầng



×