Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.94 KB, 23 trang )

Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

I – THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin
trong dạy học và quản lý ở trường Mầm non .......................
2. Tác giả:
STT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Mai Thanh
Ngọc

11/07/1980

Nơi công tác

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn


Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc
tạo ra sáng
kiến

Trường Mầm
non ...............

Phó Hiệu
trưởng

Đại học sư
phạm mầm
non

100%

a. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao hiệu quả ứng
dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý ở trường Mầm
non ......................................................
b. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
c. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/10/2015
II – MÔ TẢ SÁNG KIẾN
A. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
1. Các bước thực hiện sáng kiến:
1.1. Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có nội dung liên quan đến việc
ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDMN nói riêng.
Trong quyết định số 81/2001/QĐ – TTg (24/05/2001) về việc phê duyệt
Chương trình hành động do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành, để triển khai Chỉ
thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 20012005, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục và
đào tạo (GD&ĐT) nguồn nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày
1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020 cũng đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong
quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở
giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT.
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 1


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

Từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD&ĐT đã triển khai cuộc vận động "Năm
học ứng dụng CNTT trong giảng dạy" ở tất cả các cấp trường từ đại học, cao
đẳng cho đến THPT, THCS,TH và cả bậc học mầm non.
Năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 5454/BGD&ĐTGDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN),
trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng GDMN;
và có các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT từng năm học tiếp theo;
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp chính nhằm từng bước khắc
phục những hạn chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục quốc
dân. Trong đó có nhiệm vụ đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục, đẩy mạnh
ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý giáo dục.
Những văn bản trên cho thấy sự quan tâm và chú trọng đến công tác ứng
dụng CNTT vào giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao,

đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ hội nhập.
1.2. Xác định đối tượng và phạm vi thực hiện sáng kiến:
- Đối tượng: Cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên của trường mầm
non ....................................
- Phạm vi: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ở trường mầm
non ...............................................
1.3. Rà soát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và
quản lý tại trường mầm non ..........................
Thực

tế

các

trường

mầm

non

nói

chung



trường

mầm


non ............................................. nói riêng việc ứng dụng CNTT mới chỉ là
những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân đầu tiên là do kiến thức,
kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế. Vì vậy CNTT, dù đã
được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và
tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc,
nhiều khi lạm dụng nó. Mặt khác, các thiết bị phục vụ CNTT ở nhiều trường
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 2


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

mầm non, đặc biệt là các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn, nên
việc ứng dụng còn hạn chế.
1.3.1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Đội ngũ CBGVNV của trường đa số còn trẻ, nhiệt tình, trình độ chuyên
môn đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể như sau: Đại học: 10, Cao đẳng: 12, Trung
cấp: 06; tuổi cao nhất là 45 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi; Vì vậy, CBGV có khả năng
nhận thức và tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo Chương trình
GDMN, trong đó có hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý.
- Phòng GD&ĐT huyện luôn có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung, hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng.
- Địa bàn trường nằm ở trung tâm phía Bắc, là nơi giao thương khá tấp
nập của khu vực phía Bắc, trình độ dân trí và sự quan tâm tới giáo dục có sự
thuận lợi hơn so với các xã khác cùng khu vực.

- Ban giám hiệu và giáo viên đã nhận thức được và tích cực đẩy mạnh,
tăng cường các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Do đó cơ sở
vật chất dành cho ứng dụng CNTT còn hạn chế nhưng bước đầu nhà trường và
các cá nhân giáo viên cũng đã trang bị được những thiết bị cơ bản cần thiết nhất.
b. Khó khăn:
Đội ngũ GV trong những năm qua có nhiều thay đổi do sự luân chuyển
GV liên tục, nhiều GV mới vào nghề, nhiều GV nghỉ chế độ nên việc tổ chức các
hoạt động CS-GD trẻ, trong đó có vấn đề ứng dụng CNTT bị ảnh hưởng.
Hầu hết kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên đều mới ở
bước đầu, chưa thực sự thành thạo, đặc biệt là khả năng khai thác tài nguyên và
sử dụng phần mềm trình chiếu Power Point còn nhiều hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT của nhà trường
chưa đầy đủ nên việc tổ chức chưa thực sự đạt hiệu quả.
Thời gian của giáo viên mầm non vô cùng hạn hẹp nên thời gian việc
nghiên cứu, học hỏi còn ít.
1.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trước khi thực hiện sáng kiến
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 3


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

+ CBQL sử dụng thành thạo máy vi tính và Internet: 03 (100%)
+ Giáo viên biết sử dụng máy vi tính và Internet: 28/28 GV (100%)
+ Giáo viên sử dụng khá thành thạo máy vi tính và Internet: 20/28 (71%)
+ Số CBQL, GV, NV có chứng chỉ về tin học: 30
+ Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã ứng dụng CNTT trong công

tác chuyên môn: 35/35 (100%)
+ 100% giáo viên đã thực hiện soạn bài trên máy tính, trong đó kỹ năng
thành thạo đạt 70%; Ngoài ra, việc soạn bài trên máy tính đã nảy sinh vấn đề các
cô giáo coppy bài soạn của người khác mà không xem xét kỹ, dẫn đến tình trạng
“râu ông nọ cắm cằm bà kia”, sự sáng tạo của giáo viên không được phát huy.
+ Một số giáo viên chưa thành thạo nên việc soạn bài trên máy tính, còn
chưa khoa học và tốn khá nhiều thời gian, công sức; ít sử dụng phần mềm trình
chiếu Power Point nên chưa khai thác được nhiều tính năng của phần mềm.
+ 100% giáo viên đã có máy tính cá nhân
Cơ sở vật chất của nhà trường tuy chưa đầy đủ nhưng đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu ứng dụng CNTT:
+ Máy tính để bàn của nhà trường: 05 cái (có nối mạng Internet)
+ Máy in của nhà trường: 05 cái; Máy chiếu: 1; Tivi: 15 cái
+ Máy tính xách tay cá nhân: 30 cái; Máy in cá nhân: 30 cái
+ Năm 2013 nhà trường đã mua 01 phần mềm giáo án điện tử, tổ chức cho
các giáo viên cài đặt trên máy tính cá nhân và đã áp dụng tương đối hiệu quả;
Ngoài ra còn có một số phần mềm quản lý như phần mềm kế toán MISA được
áp dụng hiệu quả trong nhiều năm, phần mềm SMAS, PMIS.
+ Nhà trường đã trang bị được máy chiếu, màn chiếu nên việc dạy học chủ
yếu tiến hành trên máy tính cá nhân của giáo viên kết nối với máy chiếu; tuy
nhiên một số CBGVNV sử dụng chưa thành thạo.
Trong công tác quản lý, nhà trường đã mua, mở tài khoản và sử dụng một
số phần mềm như: phần mềm phổ cập, phần mềm kế toán MISA, phần mềm
PMIS, EMIS, SMAS; hộp thư Gmail cũng đã được sử dụng thường xuyên và trở
nên không thể thiếu trong công tác nhận văn bản, gửi báo cáo; việc khai thác
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 4



Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

mạng Internet đã hỗ trợ rất nhiều trong việc tra cứu thông tin, tham khảo các tài
liệu chuyên môn, văn bản pháp luật … Tuy nhiên trong quá trình sử dụng một số
phần mềm đôi khi còn gặp khó khăn, các phiên bản của phần mềm thay đổi liên
tục, đôi khi bị lỗi, tuy nhà cung cấp có hỗ trợ nhưng chưa thực sự hiệu quả.
1.5. Tiến hành một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong dạy học và quản lý ở trường Mầm non ..................
Từ thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học của đơn vị, tôi
xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT như sau:
1.5.1. Khuyến khích học tin học
- Ban giám hiệu khuyến khích giáo viên tham gia những lớp bồi dưỡng tin
học do các trung tâm tin học hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên mở tại xã
hoặc trung tâm huyện, cả những giáo viên đã thành thạo và chưa thành thạo.
- Ban giám hiệu liên lạc với các lớp học về thời gian học, thời gian khai
giảng, địa điểm để thông báo cho giáo viên; Động viên giáo viên sắp xếp công
việc, thời gian, khắc phục khó khăn để tham gia học.
-

Nhà trường không có điều kiện hỗ trợ kinh phí cho giáo viên học tập, do đó giáo
viên phải tự nộp học phí cho mình; nhà trường có thể tạm ứng hỗ trợ một phần
đối với những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn
1.5.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên.
Đối với biện pháp này thì chủ yếu là chú trọng bồi dưỡng phầm mềm
Word, Power Point và cách truy cập, tìm tài nguyên trên mạng Internet. Để thực
hiện biện pháp này, cần làm các công việc sau:
- Phân công một giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo 2 phần mềm
trên để thực hiện bồi dưỡng cho các giáo viên khác.

- Yêu cầu 100% giáo viên phải tham gia học tập, kể cả những giáo viên đã
sử dụng tương đối thành thạo, để có thể trao đổi, học tập lẫn nhau.

-

Thời gian bồi dưỡng: 16h00 đến 17h00 thứ 6 hàng tuần, bởi vì nhà trường
thường cho phụ huynh đón trẻ sớm vào chiều thứ 6 để tổ chức họp hội đồng,
sinh hoạt chuyên môn, họp Công đoàn.

-

Địa điểm học: Phòng Hội đồng, sử dụng máy chiếu.
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 5


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

-

2016

Trong quá trình học tập cụ thể cần có sự theo dõi, đánh giá và đưa việc học tập
của từng cá nhân vào việc xét thi đua hàng tháng. Điều nhằm mục đích giúp họ
tham gia học tập đầy đủ, tích cực và mang lại hiệu quả.
Một buổi tập huấn CNTT tổ chức tại trường
(Hình ảnh)
1.5.3. Phát động phong trào chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Tận dụng thời gian trong các giờ sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao

đổi, học tập lẫn nhau
- Giáo viên thường tập trung tại phòng hội đồng có 01 máy chiếu và các
máy tính cá nhân có kết nối Internet nên việc trao đổi sẽ được thống nhất

-

Khuyến khích giáo viên chia sẻ, giúp đỡ nhau hàng ngày, giải quyết những
vướng mắc khi thực hiện CNTT trên lớp. Điều này có hiệu quả cao bởi vì sự tiếp
thu sẽ được áp dụng ngay vào các giờ dạy hàng ngày
Đây là biện pháp bồi dưỡng diễn ra thường xuyên nhất và hiệu quả nhất
đồng thời kiến thức trao đổi cũng rộng nhất. Đồng thời nâng cao tinh thần đoàn
kết, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Sau đây là một số kinh nghiệm, kỹ năng có thể cùng nhau chia sẻ:
* Cách soạn bài và trình chiếu Power Point
- Trước hết giáo viên cần lựa chọn bài dạy phù hợp, sau đó soạn ra tiến
trình của bài dạy, từ đó xác định đầy đủ những đồ dùng cần chuẩn bị, thứ tự của
từng đồ dùng để sử dụng một cách trôi chảy, tránh lẫn lộn.
- Tìm kiếm trên mạng Internet những hình ảnh tĩnh, động, video liên quan
đến nội dung bài dạy, lưu ý chọn những chi tiết đặc trưng nhất, hình ảnh rõ ràng
nhất và tránh ôm đồm.
- Khi đã có đủ tư liệu thì tiến hành thiết kế và trình bày trên cửa sổ Power
Point: Cần có tên của từng Slide, hình ảnh trong 1 Slide không quá nhiều; các
hiệu ứng cần thiết kế đúng thứ tự, không lạm dụng hiệu ứng; mỗi Slide không
nên trang trí rườm rà, rối mắt; màu chữ, phông chữ thống nhất, màu nền không
nên lòe loẹt; không nên dùng quá nhiều Slide, cần trình bày ngắn gọn mà đầy đủ.
- Nên thiết kế các trò chơi đơn giản trên máy tính để trẻ có thể tham gia,
hoặc hoạt động xen kẽ để tránh việc cô giáo trình chiếu và nói từ đầu đến cuối.
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 6



Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

- Khi đã thiết kế xong thì cần trình chiếu thử từ đầu đến cuối, tương ứng
với việc tập giảng kết hợp trình chiếu;
- Trước khi giảng cần kiểm tra máy tính, máy chiếu (nếu có), các ổ cắm
điện, các dây cáp kết nối, âm thanh của loa.
Ví dụ về bài giảng ứng dụng CNTT:
- Ví dụ 1: Tên bài: Kể chuyện “Cây táo” (Lứa tuổi NT 24 – 36 tháng)
+ Bước 1: Tìm kiếm các dữ liệu về hình ảnh cần thiết cho câu chuyện:
Hình ảnh cây táo nhỏ và to, lá, hoa, quả táo, mặt trời; ảnh động: trời mưa, ông,
em bé, gà trống đang bước đi, bướm đập cánh; Các dữ liệu tìm được sẽ lưu trong
1 thư mục riêng đặt tên là “Truyện Cây táo” để dễ tìm kiếm.
+ Bước 2: Mở cửa sổ Microsoft Office PowerPoint; Lựa chọn kiểu nền,
thiết kế Slide 1 gồm: tên bài, lứa tuổi, tên giáo viên
+ Bước 3: Thiết kế các Slide minh họa cho câu chuyện:
Chọn Insert -> Picture -> tìm thư mục Truyện Cây táo để thêm các hình
ảnh phù hợp theo tiến trình của câu chuyện; Sắp xếp vị trí và độ lớn các hình ảnh
cho phù hợp;
Sau đó chọn Animation -> Custom Animation -> Add Effect để thêm các
hiệu ứng hoạt hình cho từng hình ảnh
VD: Chọn hiệu ứng Entrance -> Zoom với tốc độ vừa cho các hình ảnh
hoa và quả táo để tạo hình ảnh cây táo ra hoa, kết quả;
Chọn hiệu ứng Entrance -> Motion Path -> Left or Right để chọn đường đi
vào cho các hình ảnh động em bé, ông, gà trống, bươm bướm…);
Lưu ý sắp xếp thứ tự các hiệu ứng sao cho đúng với tiến trình câu chuyện;
nên chọn các hiệu ứng kích chuột thay vì tự động, điều đó sẽ tạo sự chủ động

cho giáo viên khi kể chuyện.
+ Bước 4: Hoàn thiện và chạy thử để đảm bảo khi dạy trẻ sẽ hạn chế
vướng mắc ngoài ý muốn.
- Ví dụ 2: Tên bài: Làm quen với Toán “Nhận biết mối quan hệ hơn
kém trong phạm vi 6 (Lứa tuổi Mẫu giáo lớn – Chủ đề Bản thân)

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 7


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

+ Bước 1: Tìm kiếm các dữ liệu về hình ảnh cần thiết cho bài dạy: Hình
ảnh quần, áo, các con số từ 1 – 6 được đặt trong khung hình vuông; Các dữ liệu
tìm được sẽ lưu trong 1 thư mục riêng đặt tên là “Số 6 tiết 2” để dễ tìm kiếm.
+ Bước 2: Mở cửa sổ Microsoft Office PowerPoint; Lựa chọn kiểu nền,
thiết kế Slide 1 gồm: tên bài, lứa tuổi, tên giáo viên

+ Bước 3: Thiết kế các Slide cho bài dạy:
Chọn Insert -> Picture -> tìm thư mục Số 6 tiết 2 để thêm các hình ảnh
quần, áo, chọn Copy để có 6 quần và 6 áo;
Chọn hiệu ứng Entrance -> Box cho lần lượt 6 cái áo và chữ số 6 xếp
thành 1 hàng ngang; sau đó làm tương tự với 5 cái quần, xếp tương ứng 1-1 ở
hàng ngang bên dưới; Chọn lần lượt các hiệu ứng Entrance -> Box và Exit ->
Box đối với 1, 2, 3 cái quần phía bên phải để tạo ra hành động thêm bớt, so sánh
quần với áo, đồng thời xen kẽ Entrance, Exit các chữ số khi thêm bớt;


Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 8


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

Lưu ý sắp xếp thứ tự các hiệu ứng sao cho đúng với tiến trình bài dạy; nên
chọn các hiệu ứng kích chuột thay vì tự động, điều đó sẽ tạo sự chủ động cho
giáo viên khi tiến hành.
+ Có thể thiết kế 1 trò chơi nhỏ trên máy tính như sau: Tạo ra các nhóm đồ
dùng của bé ở trong các khung tròn (quần, áo, khăn, giầy, dép….); các nhóm này
có số lượng ít hơn hoặc bằng 6, tương ứng với mỗi nhóm là 1 chữ số; Cô đưa ra
yêu cầu “Thêm mấy để có 6 cái áo?” hoặc “Bớt mấy để có 4 đôi giầy?”; Đối với
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 9


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

mỗi nhóm đồ vật, cô chọn các hiệu ứng Entrance, Exit để thêm bớt đồ dùng, sau
đó cho trẻ thao tác với chuột để thêm bớt đồ dùng;

+ Bước 4: Hoàn thiện và chạy thử để đảm bảo khi dạy trẻ sẽ hạn chế
vướng mắc ngoài ý muốn.

b. Cách sử dụng hộp thư điện tử

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 10


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

- Email không phải là phương tiện liên lạc cho mọi trường hợp mà chỉ nên
sử dụng khi nội dung liên lạc cần được lưu lại, không cần phải trả lời ngay lập
tức, việc trao đổi không đòi hỏi tranh luận liên tiếp
- Mở hộp thư và kiểm tra hàng ngày, hàng giờ để cập nhật kịp thời những
công văn do cấp trên gửi; những thư khẩn cần dành thời gian giải quyết ngay;
không tự ý xóa thư trong hộp thư đến;
- Nền của hộp thư không sử dụng màu mè sặc sỡ, dùng phông chữ Time
New Roman với bảng mã Unicode để tránh phông chữ bị lỗi ở phía người nhận.
- Địa chỉ email của cá nhân nên lấy tên mình, ngắn gọn, tránh lấy những
địa chỉ thiếu chuyên nghiệp và khó nhớ như sadlovestory.mp@, apple_tp@....
- Khi viết email cần viết ngắn gọn, ngôn ngữ đơn giản, viết đầy đủ bằng
tiếng Việt có dấu, tuyệt đối không dùng cách viết tuổi teen như: “có iu nghề
hông?”, “mún tjm hiểu muh hôg có thờj jan”, ...; đọc lại và sửa lỗi trước khi gửi.
- Cần viết chủ đề của thư (VD: Báo cáo chuyên đề trọng tâm; Danh sách
giáo viên tham gia tập huấn,...) để người nhận nhìn vào biết ngay nội dung thư.
- Tuyệt đối không sử dụng email của trường để làm việc riêng, tán dóc,
trêu chọc, bàn luận chính trị, phát tán nội dung bất hợp pháp hoặc gửi những
thông tin rất quan trọng, cần bảo mật.
c. Cách xử lý một số tình huống giáo dục liên quan đến ứng dụng CNTT

- Tình huống 1: Trong một giờ học ứng dụng CNTT có Ban giám hiệu dự
giờ, giáo viên đang giảng dạy bằng những hình ảnh trình chiếu Power Point trên
máy tính, một cháu rất hứng thú và tiến đến gần máy tính để xem làm những trẻ
khác mất tập trung. Cô giáo ngừng nói để nhắc cháu: “Tùng Dương, quay lại chỗ
ngồi”. Trẻ nghe lời cô nhưng hứng thú bị giảm bớt.
Đối với tình huống trên, có thể giải quyết như cô giáo trên, tuy nhiên có
thể xử lý cách khác hiệu quả hơn như sau: Nếu thấy trẻ hứng thú như vậy, cô
giáo có thể hỏi: “Tùng Dương rất là thích hình ảnh này đúng không? Cháu đã
nhìn thấy hình ảnh này ở đâu? Cháu có thể về chỗ ngồi kể cho cả lớp được
không?” Cô gợi ý, dẫn dắt để quay lại nội dung bài học một cách nhanh nhất.

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 11


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

- Tình huống 2: Một giáo viên A được thông báo dự giờ ứng dụng CNTT
đã kiến nghị rằng ở nhà không có kết nối Internet, muốn tìm kiếm tài liệu tại
máy tính của trường nhưng không có thời gian vì đứng lớp cả ngày, mong muốn
được hoãn thời gian dự giờ.
Đối với tình huống trên, Ban giám hiệu không thể hoãn thời gian dự giờ
bởi vì việc sắp xếp công việc sẽ bị ảnh hưởng, có thể giải quyết bằng cách sắp
xếp một cô giáo ở lớp có 2 cô sang trông lớp cho cô A trong một khoảng thời
gian nhất định của 1, 2 buổi chiều để cô A tranh thủ tìm tài liệu tại máy tính của
trường, cần hướng dẫn để việc tìm kiếm được nhanh chóng và hiệu quả.
- Tình huống 3: Một giáo viên thường sử dụng máy tính để cho trẻ xem

hoạt hình vào giờ sinh hoạt chiều. Giáo viên thường cho trẻ xem từ lúc ăn phụ
xong đến khi trả trẻ, xem như vậy là quá nhiều, không có thời gian tổ chức hoạt
động khác cho trẻ, đồng thời trong thời gian đó giáo viên làm việc riêng.
Đối với tình huống trên, Ban giám hiệu cần nhắc nhở giáo viên đó hạn chế
việc lạm dụng máy tính và phim hoạt hình, có thể cho trẻ xem vào một số thời
điểm, tuy nhiên chủ yếu phải tổ chức các hoạt động giáo dục đầy đủ. Nếu tiếp
tục tái diễn thì cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn, như kiểm tra đột xuất,
lập biên bản, đánh giá thi đua tháng.
- Tình huống 4: Một giáo viên A còn hạn chế về kỹ năng soạn bài và trình
chiếu trên máy tính đã đề nghị sự giúp đỡ của một giáo viên B thành thạo hơn.
Tuy nhiên do công việc bận rộn, chưa thể trả lời được làmgiáo viên A hiểu lầm
rằng giáo viên B không nhiệt tình và không muốn chia sẻ.
Khi Ban giám hiệu nghe được những lời xì xào trên thì cần tìm hiểu rõ
ràng vấn đề và đề nghị các giáo viên giải thích với nhau, tránh gây mất đoàn kết.
Sau đó tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt và giải đáp những vướng mắc của giáo
viên đó trong việc ứng dụng CNTT.
1.5.4. Đưa CNTT vào tất cả các hoạt động có thể của trường
-

Yêu cầu 100% giáo viên soạn bài bằng máy tính, áp dụng kỹ năng hàng ngày, từ
đó dần thành thạo và soạn bài tốn ít thời gian và công sức hơn.

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 12


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

-


2016

Tổ chức thao giảng ứng dụng CNTT để giáo viên được dự giờ, học hỏi, rút kinh
nghiệm. Người thực hiện thao giảng là những giáo viên có năng lực tốt, đặc biệt
ứng dụng CNTT thành thạo.

-

Thường xuyên dự giờ có ứng dụng CNTT để giáo viên được thực hành và rút
kinh nghiệm

-

Yêu cầu mỗi giáo viên thiết lập một hộp thư điện tử của cá nhân để BGH gửi các
văn bản, biểu mẫu, thông báo cần thiết cho giáo viên qua hộp thư điện tử thay vì
in ra rồi phát đến tay. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí in ấn mà còn nâng
cao kỹ năng sử dụng hộp thư điện tử của giáo viên.

-

Các phiếu đánh giá trẻ, báo cáo của cá nhân của giáo viên nộp lên BGH yêu cầu
đánh máy thay vì viết tay.
1.5.5. Dự kiến kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học mới
- 100% giáo viên soạn bài bằng máy tính và ngày càng thành thạo.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có kỹ năng sử dụng máy vi
tính và khai thác tài nguyên trên mạng Internet, áp dụng có hiệu quả vào công
tác quản lý nhà trường và chăm sóc giáo dục trẻ
- 100% giáo viên có hộp thư điện tử và biết sử dụng
- Thực hiện nội dung ứng dụng CNTT trong chương trình bồi dưỡng

thường xuyên giáo viên mầm non
- Tiếp tục duy trì việc tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm, chú
trọng vào các giờ dạy ứng dụng CNTT; Học sinh quen thuộc với máy vi tính và
bước đầu được tiếp xúc, tương tác trên máy vi tính.
- Dự kiến các hoạt động có thể thực hiện
Tên hoạt
động
Tổ chức thao
giảng có ứng
dụng CNTT

Kết quả
cần đạt
GV được dự giờ
và nhận biết
được cách thức
tiến hành một giờ
dạy ứng dụng
CNTT
Dự giờ ứng GV biết khai thác
dụng CNTT
tài nguyên trên
của giáo viên
Internet, biết
hàng tháng
trình chiếu trên
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Người tổ
chức

BGH, các
giáo viên

Điều kiện
Hướng khắc
Khó khăn
thực hiện
phục
- Tạo điều - Mỗi lớp chỉ Dồn lớp và
kiện cho
có 1 cô nên sắp xếp giáo
giáo viên việc sắp xếp
viên thay
dự giờ
dự giờ gặp nhau trông lớp
khó khăn
và thay nhau
dự giờ
Ban giám - Các nhóm - Một số giáo
- Khuyến
hiệu và
lớp
viên còn hạn khích học hỏi
giáo viên - Máy tính
chế về kỹ
lẫn nhau, chủ
cá nhân, loa năng ứng
động luyện
Page 13



Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

Power Point
Chú trọng nội
GV nắm bắt
Tổ chuyên - Chuẩn bị
dung ứng dụng được một số kỹ môn, các
nội dung
CNTT trong
năng khai thác, giáo viên
sinh hoạt
sinh hoạt CM thiết kế và trình
chuyên
chiếu
môn
Thực hiện nội Nắm được nội Tổ chuyên - Thực hiện
dung ứng dụng dung của Môđun môn, các
kế hoạch
CNTT trong ứng dụng CNTT, giáo viên BDTX của
chương trình được dự giờ rút
trường,GV
BDTX của
kinh nghiệm cho
- Cung cấp
giáo viên
môđun đó
tài liệu

2016


dụng CNTT tập thiết kế và
trình chiếu
- Thời gian tổ Tham mưu
chức hạn hẹp
với Hiệu
trưởng trong
việc sắp xếp
thời gian
- Nhiều giáo Khuyến khích
viên mới vào tinh thần học
nghề, kỹ năng hỏi, kèm cặp
còn hạn chế, giữa các giáo
kết quả
viên
BDTX chưa
cao

Mỗi biện pháp trên đều có thể thực hiện trong nhà trường, tuy nhiên để đạt
được hiệu quả cao, phát huy ưu điểm của từng biện pháp, cần thực hiện phối
hợp, khắc phục các khó khăn trong thực hiện. Điều chủ yếu là mỗi giáo viên cần
nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học hỏi thì mới thành công.
1.6. Tổng kết, đánh giá:
Từ các tư liệu, thông tin đã thu thập được và các hoạt động đã thực hiện,
tiến hành phân tích, tổng hợp, sắp xếp tìm ra các giải pháp tối ưu và hệ thống
hóa lại cả quá trình để hoàn thành bài viết.
2. Điều kiện thực hiện sáng kiến:
+ Cần có các trang thiết bị cần thiết: máy vi tính, ti vi, mạng Internet.
+ Cán bộ quản lý và giáo viên cần có những kỹ năng sử dụng máy tính cơ
bản cũng như các kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng Internet.

+ Cần bố trí thời gian để thực hiện các hoạt động như: tập huấn máy tính,
kiểm tra, dự giờ...
3. Một số kết quả đạt được sau khi thực hiện sáng kiến
3.1. So sánh trước và sau khi thực hiện sáng kiến:
Sau khi thực hiện sáng kiến, thực trạng ứng dụng CNTT tại trường đã có
sự thay đổi tích cực, cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện sáng kiến
+ CBQL sử dụng thành thạo máy vi tính và
Internet: 03 (100%)
+ Giáo viên biết sử dụng máy vi tính và
Internet: 28/28 GV (100%)
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Sau khi thực hiện sáng kiến
+ CBQL sử dụng thành thạo máy vi tính
và Internet: 03 (100%)
+ Giáo viên biết sử dụng máy vi tính và
Internet: 28/28 GV (100%)

Page 14


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

+ Giáo viên sử dụng khá thành thạo máy vi
tính và Internet: 20/11 (27%)
+ Số CBQL, GV, NV có chứng chỉ về tin
học: 30
+ Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
đã ứng dụng CNTT trong công tác chuyên

môn: 35/35 (100%)
+ Máy tính để bàn của nhà trường: 05 cái
(có nối mạng Internet)
+ Máy in của nhà trường: 05 cái
+ Máy chiếu: 1; Tivi: 15 cái
+ Máy tính xách tay cá nhân: 30 cái
+ Máy in cá nhân: 30 cái
- Có khoảng 100% giáo viên thực hiện soạn
bài trên máy tính, việc soạn bài còn mắc
nhiều lỗi như căn chỉnh, chính tả, copy.
- Có khoảng 70% giáo viên sử dụng máy
tính trong các hoạt động giáo dục trẻ.
- Đa số chỉ sử dụng máy tính để chiếu hình
ảnh đơn giản và cho trẻ nghe nhạc.
- Năm học 2014 – 2015 nhà trường mới chỉ
trang bị được 15 chiếc ti vi có thể kết nối
với máy vi tính cho 2 nhóm lớp.
- Hộp thư điện tử chỉ sử dụng chủ yếu
trong công tác quản lý.

2016

+ Giáo viên sử dụng khá thành thạo máy
vi tính và Internet: 25/11 (27%)
+ Số CBQL, GV, NV có chứng chỉ về tin
học: 35
+ Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
đã ứng dụng CNTT trong công tác
chuyên môn: 35/35 (100%)
+ Máy tính để bàn của nhà trường: 06 cái

(có nối mạng Internet)
+ Máy in của nhà trường: 05 cái
+ Máy chiếu: 1; Tivi: 15 cái
+ Máy tính xách tay cá nhân: 35 cái
+ Máy in cá nhân: 35 cái
- Có 100% giáo viên thực hiện soạn bài
trên máy tính, kỹ năng soạn bài được cải
thiện, các lỗi được giảm đáng kể.
- 100% giáo viên sử dụng máy tính trong
các hoạt động giáo dục trẻ.
- Hầu hết giáo viên đã biết soạn các bài
giảng điện tử với các hiệu ứng trong
phần mềm Power Point.
- Năm học 2015 – 2016 có 100% nhóm
lớp được trang bị ti vi.
- Hầu hết giáo viên đều có hộp thư điện
tử cá nhân.

3.2. Kết quả sử dụng các phần mềm:
STT
1
2
3
4
5

Tên phần mềm
Phần mềm kế toán
MISA
Phần mềm PMIS

Phần mềm EMIS
Phần mềm phổ cập
Phần mềm giáo án
điện tử

6

Phần mềm SMAS

7

Phần mềm quản lý
thiết bị trường học

8

Các phần mềm khác

Ứng dụng
Dùng trong công tác quản lý tài
chính, tài sản
Thống kê và quản lý nhân sự
Thống kê và quản lý học sinh
Dùng trong công tác phổ cập
Ứng dụng trong hoạt động giáo
dục trẻ
Thống kê về cơ sở vật chất, đội
ngũ CBGVNV và trẻ
Thống kê tất cả các tài sản, thiết
bị của nhà trường

Hộp thư điện tử Gmail, Bộ
office, điều khiển từ xa, ...

Hiệu quả sử dụng
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Tốt
Khá
Tốt

3.3. Kết quả trong việc nâng cao tay nghề và chất lượng CS-GD trẻ
Trước hết có thể khẳng định việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản
lý có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống, do đó chất lượng
chăm sóc – giáo dục được nâng cao

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 15


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

- So với năm học trước, số giáo viên tự trang bị máy tính cá nhân tăng,
100% giáo viên soạn bài bằng máy tính, kỹ năng soạn thảo văn bản và thiết kế
bài giảng có nhiều tiến bộ; Một số giáo viên thiết kế được những giáo án điện tử

được Ban giám hiệu đánh giá khá cao.
- Phần mềm giáo án điện tử được sử dụng khá thường xuyên; tuy nhiên,
giáo viên vẫn phải tự tìm kiếm, khai thác tài nguyên trên mạng Internet bởi có
nhiều bài dạy cần những video mà trong phần mềm chưa cung cấp.
- Trẻ trở nên quen thuộc với máy tính, được tạo điều kiện tiếp xúc nhiều
với máy tính, nhất là trẻ 5 tuổi. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia vào
các hoạt động; các hình ảnh, video trên máy tính giúp trẻ nắm bắt kiến thức dễ
dàng và hứng thú hơn, tạo nền tảng tốt cho trẻ, nhất là trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
- Đội ngũ giáo viên ngày càng ham muốn khám phá và sáng tạo nhiều giáo
án điện tử có chất lượng cao để vận dụng vào một số hoạt động của trẻ và trao
đổi học tập kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học đã góp phần làm cho chất lượng
chăm sóc và giáo dục trẻ ngày một nâng cao, kiến thức về CNTT của cả cô và
cháu ngày một phát triển. Các thao tác với máy dễ dàng hơn, trẻ hứng thú hơn
trong các hoạt động nhất là các hoạt động có ứng dụng CNTT.
- Giáo viên ngày một hứng thú trong việc đưa bài giảng điện tử vào tiết
dạy, kỹ năng soạn và giảng dạy bằng máy ngày một cao, tiết kiệm thời gian cũng
như công sức trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Trong năm học 2015 – 2016, nhà trường tăng cường tổ chức và dự giờ các
hoạt động giáo dục ứng dụng CNTT với tổng số giờ là 58 (mỗi giáo viên được
dự Trung bình 02 tiết có ứng dụng CNTT) và kết quả đạt được như sau:
- Xếp loại Xuất sắc: 05
- Xếp loại Giỏi: 15
- Xếp loại Khá: 50
- Xếp loại Trung bình: 08
- Không có giờ xếp loại yếu kém
3.4. Kết quả trong việc nâng cao chất lượng quản lý nhà trường
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 16



Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

- Việc sử dụng hộp thư điện tử được duy trì thường xuyên và không ngừng
phát huy hiệu quả trong sử dụng;
- Các phần mềm sử dụng trong quản lý tài chính, tài sản, nhân sự, trẻ em,
quản lý thiết bị trong nhà trường được sử dụng thường xuyên và tạo sự thuận
tiện khi theo dõi, thống kê, báo cáo cấp trên.
Trên cơ sở những kết quả đạt được khi triển khai các giải pháp trên, có thể
rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Hiện tại nhà trường tương đối đầy đủ về trang thiết bị để ứng dụng
CNTT, mỗi giáo viên đều đã trang bị máy tính cá nhân, mỗi lớp học đều được
trang bị ti vi, vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo
viên là vấn đề cần ưu tiên giải quyết.
- Nguồn tài chính của nhà trường còn hạn hẹp, việc mua sắm máy tính cho
cho phòng học của trẻ em chưa thể thực hiện ngay được, chính vì vậy, trước mắt
cần khuyến khích giáo viên tích cực tham khảo tài liệu, học hỏi lẫn nhau và tổ
chức nhiều giờ học ứng dụng CNTT để trau dồi kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo
án điện tử, sử dụng tối đa hiệu quả của những thiết bị sẵn có.
B – KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến có khả năng ứng dụng cao trong đơn vị cũng như một số trường
mầm non trên địa bàn huyện bởi có các điều kiện sau:
- Tại đơn vị, 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có máy tính cá
nhân, nhà trường máy chiếu, có kết nối mạng Internet có dây và không dây;
- Ban giám hiệu nhận thức tốt về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT nên
có sự chỉ đạo sát sao, tăng cường thăm lớp dự giờ, đổi mới sinh hoạt chuyên môn

nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên; Đội ngũ giáo viên của
nhà trường còn trẻ, có tinh thần học hỏi, nắm bắt tương đối nhanh.
- 100% các trường mầm non trong địa bàn huyện đều có kết nối Internet,
số lượng giáo viên có máy tính cá nhân tương đối lớn; ngoài ra một số trường
còn trang bị tivi màn hình lớn, có thể kết nối máy tính nên việc ứng dụng CNTT
càng thuận lợi và hiệu quả hơn.
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 17


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

2. Đánh giá lợi ích thu được và dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến:
2.1. Theo ý kiến của tác giả:
+ Kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng Công nghệ thông tin của cán bộ
quản lý và giáo viên được nâng cao;
+ Trẻ em hứng thú trong các giờ học ứng dụng Công nghệ thông tin, từ đó
chất lượng các hoạt động giáo dục được nâng cao;
+ Công tác quản lý có nhiều thuận lợi và hiệu quả hơn;
2. Theo ý kiến của cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
+ Trẻ em trong lớp hứng thú và nhận thức tốt hơn với các hình ảnh trực
quan, sinh động và các bài tập thực hiện trên máy tính;
+ Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên;
- Danh sách cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
ST
T


1

Họ và tên

Triệu Thị
Dung

Ngày
tháng năm
sinh
22/06/1987

Nơi công tác

Trường Mầm
non ...............

Chức
danh
Giáo
viên

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc áp dụng


Đại học sư
phạm
mầm non

Áp dụng trong
việc tổ chức các
hoạt động giáo
dục trẻ lớp Mẫu
giáo 5 tuổi.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
................., ngày 06 tháng 05 năm 2016
Tác giả

Xác nhận của đơn vị chủ trì

Mai Thanh Ngọc

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 18


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

Phụ lục: Hình ảnh một số phần mềm đang sử dụng
tại đơn vị

Phần mềm kế toán Misa

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 19


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

Phần mềm quản lý nhân sự PMIS

Phần mềm quản lý học sinh EMIS

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 20

2016


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

Phần mềm quản lý nhà trường SMAS

Phần mềm phổ cập
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 21

2016



Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

Phần mềm quản lý thiết bị trường học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 22

2016


Giải pháp ứng dụng CNTT trong trường mầm non

2016

[1] Quản lý trường mầm non – PGS.TS Trần Ngọc Giao – NXB Giáo dục
Việt Nam 2013
[2] Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục (04/11/2013)
[3] Một số văn bản khác về vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục

Mai Thanh Ngọc – Mầm non ....................

Page 23




×