Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tổng hợp các câu hỏi môn quản lý tổng hợp vùng đới bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.66 KB, 33 trang )

QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ (Câu 1-28)
1. Anh (chị) hãy trình bày sự phân chia về vùng, lãnh thổ trên biển và các qui định

của UNCLOS. Vẽ và trình bày sự phân chia các vùng và lãnh thổ trên biển của
Việt Nam. Các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982
(UNCLOS)?
Toàn bộ đại dương trên thế giới được chia thành 2 bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất (phần cột nước chia thành nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa): là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước ven
biển.
+ Bộ phận thứ 2 là các vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế.
a. Vùng biển quốc tế

- Là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ đường cơ sở
- Là vùng biển chung, tàu bè tự do lưu thông qua lại, khai thác và NCKH. Tuy nhiên, khi

thực hiện các quyền tự do này, các nước phải tôn trọng lợi ích của các nước khác cũng
như phải tuân thủ các quy định liên quan của Công ước Luật Biển năm 1982 như bảo vệ
môi trường biển, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, an toàn hàng hải, hợp tác trấn áp cướp
biển v.v… Đảm bảo mục đích hoà bình:
.Các nước phải tôn trọng các quyền và lợi ích của các nước ven biển liên quan các đàn cá
vừa sinh sống ở vùng đặc quyền kinh tế vừa sinh sống ở vùng biển quốc tế.
.Các nước có nghĩa vụ định ra những biện pháp cần thiết để áp dụng đối với công dân
mình nhằm bảo tồn tài nguyên sinh vật ở vùng biển quốc tế hoặc hợp tác với các nước
khác trong hoạt động này.
.Các nước phải hợp tác với nhau trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển.
Trong những trường hợp cần thiết các nước lập ra các tổ chức đánh bắt phân khu vực
hoặc khu vực.
.Các nước có thể quy định khối lượng đánh bắt và thi hành các biện pháp khác để bảo tồn
các tài nguyên sinh vật ở vùng biển quốc tế. Khi làm việc này, các nước phải dựa vào
những số liệu khoa học đáng tin cậy nhất, tính đến một loạt yếu tố như duy trì và khôi


phục các loài đang được khai thác, các yếu tố sinh thái và kinh tế, nhu cầu đặc biệt của


các nước đang phát triển, phương pháp đánh bắt và chú ý đến những tác động của những
biện pháp này.
b. Đường cơ sở

Đường cơ sở thông thường: Là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển
Đường cơ sở thẳng: đi theo xu hướng chung của bờ biển và không được cách xa bờ
Luật biển Việt Nam xác định đường cơ sở Việt Nam là đường cơ sở thẳng với 11 đoạn
được nối qua 12 điểm (đảo, mũi,…) men theo bờ biển (từ Cồn Cỏ-Bình, Trị, Thiên-Vịnh
Bắc Bộ đến Hòn Nhạn-Kiên Giang), để tính chều rộng lãnh hải (q.đảo Hoàng Sa và
Trường Sa)
c. Vùng lãnh hải

Theo luật biển quốc tế những năm 60 của thế kỷ 20, chiều rộng của lãnh hải chỉ
có 3 hải lý. Điều 3 của UNCLOS 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý, là
vùng nằm ngoài chạy song song và cách đường cơ sở 12 hải lý. Được quy định của
pháp luật VN (Trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ
quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh
chống ô nhiễm, như quốc gia đó tiến hành trên lãnh thổ của mình), tất cả tàu thuyền qua
lại đều tuân thủ luật VN, được tự do qua lại nhưng k đc làm gì xâm hại đến lãnh thổ
VN, nếu xâm phạm thì xử lí theo luật VN.
Chủ quyền giành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên
các vùng nước nội thủy do các tàu thuyền tự do qua lại mà không gây hại của tàu thuyền
trong lãnh hải. Nếu là tàu chiến thì quốc gia phải yêu cầu tách rời khỏi lãnh hải. Tầu
ngầm đc quyền đi qua không gây hại, đi ở trạng thái nổi và phải treo cờ quốc tịch. Các
phương tiện đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy, đi qua lãnh hải để vào nội thủy hoặc

-


rời nội thủy ra biển phải là liên tục và nhanh chóng.
d. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, từ đường cơ sở ra 24 hải lí.
Nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, không phải là một vùng biển thuộc chủ quyền quốc
gia, tại đó quốc gia không có quyền hoàn toàn mà chỉ có những quyền và quyền lợi do
UNCLOS quy định. Mọi sự trục vớt các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ từ đáy biển
thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển, đều được coi là

-

vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó.
e. Vùng đặc quyền kinh tế
Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, là vùng biển mở rộng cách đường cơ sở 200 hải lý.
+ Quyền chủ quyền về kinh tế: khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật
(năng lượng nước, hải lưu, gió,…) của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển. Cho đến nay, khai thác chủ yếu là tôm, cá. Mọi tổ chức, cá nhân nước


ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và
đồng ý của quốc gia ven biển.
+ Quyền tài phán: quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển;
quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường. Các nước khác có quyền tự
do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp, ống dẫn ngầm tại vùng đặc quyền kinh tế.
f. Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải,
nếu thềm lục địa ra biển quá 200 hải lí thì nước đó có quyền khai thác thềm lục địa ra tối
đa 350 hải lí hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Tuy nhiên, để mở
rộng thềm lục địa quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển liên quan phải trình cho Ủy ban
Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về

địa chất và địa mạo của vùng đó. Sau đó, Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc sẽ xem
xét và ra khuyến nghị, khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý, quốc gia ven
biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982, thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây
thiệt hại đến hàng hải. Bên ngoài 200 hải lí đc coi như biển Q.tế.
Thềm lục địa là phần từ ranh giới dưới của vùng triều đến khi gặp 1 cái rãnh (Cái rãnh
-

sâu nhất là Mariala 11.300m)
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm
dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình (bao gồm các tài nguyên phi sinh vật và
các tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư), không ai có quyền tiến hành các hoạt động
như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia ven biển.
g. Nội thủy
Điều 8 của UNCLOS 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển
và nằm phía trong đường cơ sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn
và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Đọc thêm:
United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS)
1 hải lí = 1,852km
Năm 1994, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn UNCLOS. QĐ/158-TTgCP ký ngày
10/2007 phê duyệt đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng
quát:“Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi
trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý
tổng hợp vùng ven biển”


Công ước đã dành trọn vẹn phần XII về "Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển", gồm
có 46 điều, chú ý nội dung MT và bảo vệ MT


2/ Vùng bờ là gì? Trình bày sự phân chia vùng bờ theo lý thuyết và trên thực tế. Cho ví
dụ.
Theo IUCN (1986), vùng bờ“là vùng mà ở đó lục địa và biển tương tác với nhau, với
ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến lục địa và ranh
giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng từ lục địa đến biển”.
Vùng bờ là 1 phần của đới bờ, có đặc tính tương tự như đới bờ, dựa theo các tiêu chí về địa
chất-địa hình, khí hậu-thủy văn, sinh thái-địa lí, sinh vật và quan hệ tương tác lục địa-biển, đới
bờ VN được chia làm 3 phụ đới bờ biển, 5 vùng bờ biển cái ni bó tay
Phụ đới t1 từ Móng Cái đến Mũi Hải Vân là nơi tương tác giữa phần lục địa thuộc miền Bắc
VN nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạng và phần biển thuộc Miền Bắc Biển Đông nhiệt đới gió
mùa. Phụ đới chuyển tiếp từ Hải Vân đến mũi Đại Lãnh là nơi tương tác giữa phần lục địa
thuộc miền Nam VN, xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm và phần biển thuộc miền Bắc biển
Đông nhiệt đới gió mùa. Phụ đới phía Nam, Mũi Đại Lãnh đến Hà Tiên là nơi tương tác giữa
phần lục địa thuộc miền nam VN xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm và phần biển miền
Nam biển Đông xích đạo gió mùa.
Vùng hình thành trong 4 quyển: khí, địa, thủy, sinh quyền và chịu tác động của các yếu tố địa
động lực, thủy động lực và lục địa.
Đặc trưng của vùng đới bờ việt nam:
1. Cận nhiệt đới xích đạo và nhiệt đới cận chí tuyến bắc, chế độ thủy triều, khí

tượng khí hậu, địa hình – địa mạo khác nhau đáng kể.
2. Bờ biển bị chia cắt bởi hệ thống sông dày đặc.
3. Cơ cấu tài nguyên đa dạng nhưng phân tán có giá trị sử dụng đa mục tiêu.
4. Đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái và nguồn gen cao song tương đối nhạy cảm và
5.
6.

dể bị tổn thương.
Phát triển KT – XH vùng ven biển với nhịp dộ ngày càng cao

Tại biến vùng ven biển đa dạng, gây nhiều tổn thương

3/ Quản lý tổng hợp vùng bờ là gì. Vì sao phải quản lý vùng bờ .
Quản lý tổng hợp vùng bờ là một chương trình tạo dựng nhằm quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường bờ biển, có sự tham gia liên kết của tất cả các ngành kinh tế bị tác động, các cơ
quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra các mục


tiêu, quy hoạch và quản lý hệ thống vùng bờ và tài nguyên, có xét đến các đặc điểm lịch sử,
văn hoá và truyền thống, mâu thuẫn lợi ích và sử dụng, là một quá trình động và liên tục, nhờ
đó các quyết định được đưa ra nhằm sử dụng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tài
nguyên bờ và biển, tiến tới sự cân bằng về các mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội, văn hoá và
nghỉ dưỡng, nằm trong phạm vi của quá trình tự nhiên.
Tổng hợp: Bao gồm tổng hợp hệ thống (tự nhiên), chính sách và tổng hợp chức năng (vùng bờ
là 1 hệ thống đa chức năng do đó cần xem xét để sử dụng phù hợp với chức năng và giới hạn
của nó) mang nghĩa hòa nhập, đa ngành, đa mục tiêu và đa lợi ích.
Quản lí:
+ Đối tượng: Tài nguyên, MT và các giá trị chung vùng bờ (HST, XH,…)
+ Vấn đề quản lí: Khai thác và sử dụng tài nguyên, MT và các giá trị chung đáp ứng PTBV
.ÔNMT
.Suy thoái tài nguyên
.Mâu thuẫn (tranh giành tài nguyên,..)
+ Hành động
.Sắp xếp tổ chức, củng cố luật pháp
. Khuyến khích thay đổi ý thức, lôi cuốn cộng đồng.
.Điều tra, tính toán, đánh giá, xây dựng chính sách đưa ra quyết định.
+ Quá trình:
.Lên kế hoạch
.Thực hiện
.Giám sát

Vì sao phải quản lý vùng bờ
-

Các quá trình tự nhiên phức tạp
Giàu tài nguyên


-

Đông dân cư
Phát triển mạnh (Hoạt động kinh tế xã hội đa dạng)
Mâu thuẫn sử dụng đa ngành, đa mục tiêu (vd có ở câu sau )
Nhiều vấn đề môi trường phức tạp

4. Anh (chị) hãy trình bày các quá trình tự nhiên ở vùng bờ.
a) Khí động lực học
Trong quá trình này, gió đóng vai trò trực tiếp bứt và vận chuyển các hạt cát. Năng lượng
để vận chuyển bùn cát phụ thuộc vào tốc độ gió và tương tác của gió với mặt biển, mặt đất.
Bề mặt và ma sát bề mặt làm thay đổi bản chất của dòng khí và quyết định tốc độ gió gần
lớp mặt.
Khi dòng khí đi ngang qua các cồn cát, phân bố tốc độ gió từ chỗ ổn định khi ở trên bãi
biển sẽ bị xáo trộn. Các thay đổi của địa hình làm tăng tốc độ gió trên đỉnh và mặt phía
biển, làm giảm tốc độ đó ở dưới chân cồn cát, cũng như mặt khuất gió của cồn cát. Tốc độ
gió dọc theo một mặt cắt sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tăng hay giảm của nó. Sự
thay đổi này có vai trò quan trọng đối với vận chuyển trầm tích do gió. Sự tăng hay giảm
tốc độ gió còn phụ thuộc cả vào hướng gió. Nếu gió vuông góc với cồn cát thì tác động
của địa hình lên dòng khí đạt giá trị cực đại, nếu gió tác động xiên góc với cồn cát thì tác
động của cồn cát lên dòng khí sẽ bị giảm và vì vậy ảnh hưởng của nó đến dòng khí sẽ nhỏ
hơn. Những cồn cát cao có thể làm cho dòng khí bị chuyển hướng tạo ra gióở gần chân cồn
cát và song song với nó.

Trường hợp này, vận chuyển cát vào phía đất liền bị giảm đáng kể.
b) Thủy động lực học
Các quá trình thuỷ động lực học có thể kể đến như sóng, thủy triều, dao động mực nước và
dòng chảy, v.v.
Dòng chảy là sự chuyển động có hướng của các hạt nước. Vận tốc của dòng chảy ngang
thường được biểu diễn bằng knot (knot = hải lý/giờ). Đối với các dòng chảy có vận tốc
nhỏ người ta sử dụng đơn vị hải lý/ngày. Dòng chảy làm vận chuyển các khối nước và làm
xáo trộn mạnh các lớp nước biển và đại dương. Căn cứ vào các lực gây nên dòng chảy, có
thể chia chúng thành 3 nhóm chính là:
- Dòng chảy gradien, là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của áp suất thuỷ
tĩnh xuất hiện khi mặt biển nằm nghiêng so với mặt đẳng thế. Nếu sự phân bố không đều
của mật độ nước biển chỉ là do sự phân bố không đều của nhiệt độ nước và độ muối gây
nên, thì dòng chảy sinh ra được gọi là dòng chảy nhiệt muối.


- Dòng chảy gió và dòng chảy trôi: Dòng chảy trôi do tác động kéo theo của gió
gây nên, còn dòng chảy gió thì do tác động của nguyên nhân nói trên và độ nghiêng
mặt biển tạo nên dưới tác dụng trực tiếp của gió và sự phân bố lại mật độ do dòng chảy
trôi.
- Dòng triều là dòng chảy do lực tạo triều gây nên.
Sóng tạo ra gió địa phương và lừng là hiệu ứng của các quá trình nhiễu loạn trong biển.
Khi sóng đã truyền càng xa khỏi nguồn (nơi tạo sóng) thì độ dốc của nó sẽ giảm. Lúc đó,
sóng trở nên thấp và bước sóng khá dài (bước sóng lớn gấp 30 – 500 lần độ cao) và được
gọi là sóng lừng.
Sóng triều được tạo bởi lực hút của mặt trăng và mặt trời. Sóng triều thuộc loại sóng có
bước sóng rất dài được hình thành từ đại dương và có thể truyền vào vùng biển nông khiến
mực nước biển dâng và rút một hoặc hai lần trong ngày (còn gọi là thủy triều). Mực triều
khác nhau đáng kể ở các nơi khác nhau trên trái đất.
Thủy triều là sự vận động vận động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước
Và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, xã hội, kinh tế của con người và

đối với sự sinh sản và phát triển của các loại sinh vật; nó làm đa dạng hóa các hệ sinh
thái và đa dạng sinh học vùng ven biển.
c) Địa động lực học
Các quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất như sụt lún, nâng lên của mặt
đất, động đất, hóa lỏng và trượt lở.
Sụt lún đất là hiện tượng rất nguy hại cho đời sống xã hội của loài người và phá vỡ sự cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, 2/3 số
châu thổ lớn trên thế giới, nơi cư ngụ của gần nửa tỉ người, đang có nguy cơ bị lún hoặc sẽ
bị nước biển nhấn chìm và con số này sẽ tăng lên rất lớn trong thế kỷ này nếu mực nước
biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân chính gây lên hiện tượng sụt lún đất cơ bản là do hoạt động của con người
như khai thác khoáng sản, dầu mỡ, nước ngầm, xây đập ngăn nước. Ngoài ra, nó còn do
địa chấn nên làm thay đổi cấu trúc lòng đất và gây nên hiện tượng sụt lún.
Đất trồi, hay còn gọi là sự nâng lên của bề mặt đất, xuất hiện nhiều ở những khu vực băng
tan nhiều. Hiện tượng này được giải thích là: khi khối lượng băng nặng đè lên mặt đất, làm
đất bị lún xuống, sau khi băng tan ra do khả năng tự đàn hồi của đất, đất được nâng lên và
dù mực nước biển tăng lên do băng tuyết tan ra, nhưng mức độ nước dâng thấp hơn mức


độ đất trồi.
Động đất là hiện tượng do những địa mảng nằm kề cận và di chuyển theo những phương
hướng khác nhau với những vận tốc vài cm mỗi năm. Khi di chuyển, chúng có thể đâm
xéo vào nhau, một mảng sẽ chìm vào bên dưới mảng kia, hoặc chúng có thể di chuyển
chèn ép bên nhau. Ranh giới hay mặt tiếp xúc giữa hai địa mảng chính là nơi động đất xảy
ra..
Hiện tượng động đất xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, phá hủy các công
trình nhân tạo và ít nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường.
Bên dưới vỏ lục địa Á châu về phía bờ Tây là nơi ghi nhận nhiều hoạt động địa chấn cũng
như núi lửa hiện nay
d) Sinh thái động lực học

Các quá trình sinh thái động lực học mô tả những thay đổi xảy ra trong hệ sinh thái do các
quá trình như: quá trình khí động lực học (như tương tác khí quyển - biển hoặc sự vận
chuyển bùn cát do gió); quá trình thuỷ động lực học; quá trình hình thái động lực học (như
tương tác giữa vận chuyển bùn cát và các thay đổi địa hình đáy biển và hình thái đường
bờ); quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất (như sụt lún, nâng lên của
mặt đất, động đất, hoá lỏng và trượt lở).
5/ Theo Cicin-Sain (2002) vùng ven biển chỉ chiếm 20% bề mặt trái đất nhưng đóng vai
trò quan trọng đối với cuộc sống con người trên hành tinh chúng ta. Hãy chứng minh.
Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa biển và lục địa, chịu tác động của sự tương tác
giữa thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển và khí quyển, hình thành nên sự đa dạng về tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và giàu khoáng sản.
- Khoảng 50% dân số thế giới sinh sống trong phạm vi 200km vùng ven biển
- Mật độ dân số trung bình ở vùng ven biển vào khoảng 80 người/km2 gấp đôi mật độ
dân số trung bình trên toàn thế giới (UNEP 2002)
- Trên 70% các thành phố đông dân nhất thế giới (hơn 8 triệu dân) nằm ở vùng ven biển
(IOC 1999).
Các hệ sinh thái ven bờđóng góp 90% sản lượng thủy sản thế giới, sản sinh ra 25% năng
suất sinh học, vàđóng góp gần 80% trong tổng số 13.200 loài cá biển. Thực sự các hệ sinh thái
đang gánh trách nhiệm làm sạch và bảo vệ môi trường vùng ven biển trước các hoạt động kinh
tế của con người. Do đó, vùng ven biển là quan trọng đối với các quốc gia có biển, trở thành


tiền đề cho sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, trong đó có thuỷ sản, du lịch, hàng hải, dầu
khí...
6. Anh (chị) hãy phân loại các dạng tài nguyên tự nhiên theo các tiêu chuẩn khác nhau
Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con người, cũng như
các yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho chính
sự phát triển của họ.
Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu hoặc quản lý mà người ta có thể phân loại tài nguyên tự
nhiên theo các tiêu chuẩn khác nhau như:

- Theo nguồn gốc của tài nguyên: Bao gồm tài nguyên sinh vật (cây cối, cá tôm, cua, v.v)
và tài nguyên phi sinh vật (dầu khí, khí ga, nước, không khí, v.v).
- Theo bản chất tồn tại: Bao gồm tài nguyên tái tạo (sinh vật, nước ngọt, đất. v.v) và tài
nguyên không tái tạo (Khoáng sản, nguồn gen của một loại động vật nào đó nếu bị khai
thác đến mức tuyệt chủng, v.v)
- Theo mức độ sử dụng; Bao gồm tài nguyên nguyên khai và tài nguyên bị khai thác.
- Theo bản chất khai thác: Bao gồm tài nguyên tiêu hao (các loài khoáng sản) và tài
nguyên không tiêu hao (năng lượng mặt trời, không khí).
- Theo công dụng kinh tế: Bao gồm tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài
nguyên du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên đất, v.v
Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh như; tôm cá, táo, động
vật phù du... Ngược lại với tài nguyên sinh vật là tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các dạng vật
chất của thế giới vô sinh như: quặng kim loại, đất, đá, dầu khí, vật liệu xây dựng, năng lượng
biển, du lịch, tiềm năng phát triển cảng, và tiềm năng vị thế.
Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi
được sử dụng quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái
tạo có thể bị suy thoái đến mức nghiêm trọng và không thể tái tạo được. Ví dụ: nước có thể bịô
nhiễm; đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn; tài nguyên thủy sản có thể bị khai thác cạn
kiệt và một số loài sinh vật bị tuyệt chủng v.v. Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn
tại hữu hạn trong một khoảng thời gian nào đó, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng.
Chẳng hạn, các loại tài nguyên khoáng sản có thể cạn kiệt sau khi khai thác như than, dầu khí,
thiếc, sắt, v.v
Tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác


để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu
năm. Vì thế, các tài nguyên này khi khai thác cạn kiệt thì không phục hồi được. Tài nguyên có
khả năng phục hồi như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí thì độ phì
nhiêu của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật
cũng có thể được tái tạo và phát triển nếu được khai thác và quản lý tốt.

Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước… Không khí và
nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được.
Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên trái đất nhiều vùng đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước sạch.
7/ Các dạng tài nguyên vùng ven biển
-

Tài nguyên tự nhiên
Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp từ ảnh hưởng phần đất liền sang ảnh hưởng của
biển. Phân hệ hữu sinh nơi đây bao gồm các HST và quần xã thích nghi với điều kiện
sống tại vùng chuyển tiếp nên vô cùng đa dạng và năng suất sinh học nổi trội. hai phần
ba hệ sinh thái đại dương tập trung ở vùng ven biển và ba phần tư tổng năng suất sinh
học (gC/m2) sơ cấp cũng tập trung ở đây.
Các hst đặc trưng: rạn san hô, Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái cỏ biển, Hệ
sinh thái vùng cửa sông và đầm phá, Hệ sinh thái đầm lầy nước mặn, Hệ sinh thái bãi
thủy triều, Hệ sinh thái bãi biển.

-

Tài nguyên nước ngọt
Nước có vài trò rất quan trọng. Có tổng số 1385 triệu km2 nước trên trái đất, trong đó
97,5 % nước mặn và 2.5% nước ngọt. Trong đó, 90% chưa trong băng 2 cực, 0.26%
dùng cho con người và sinh, 0.014% sử dụng cho uống. Sử dụng nước ngọt cho mục
tiêu công nghiệp, nông nghiệp và uống lần lượt chiếm 69%, 23% và 8%.
Nhìn chung, ở vùng ven biển nguồn nước ngọt khá dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nước này
cũng đang bị suy giảm đáng kể, do ô nhiễm nguồn nước và sự xâm nhập của nước mặn.

-

Tài nguyên khoáng sản – dầu mỏ

Khoáng sản: Hầu hết khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng
của quốc gia Do vậy phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và
có hiệu quả.
Bao gồm: Khoáng sản kim loại, Khoáng sản phi kim loại, Khoáng sản cháy.
Ở Việt Nam, nguồn tài khoáng sản rất phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình,


trong đó có cả khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và cả các loại
khoáng sản phi kim. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất và tìm kiếm khoáng sản,
nước ta có hơn 3.500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản khác nhau, trong
đó chúng ta đã khai thác được 270 mỏ và điểm quặng
Dầu mỏ: Dầu mỏ là nguồn tài nguyên có giá trị hàng đầu, góp phần to lớn vào sự phát
triển kinh tế của các quốc gia. Sự phân bố dầu khí trên thế giới không đều ở các nước và
các vùng địa lý, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển.
-

Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn là tất cả các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng quá
trình phát triển bao gồm: truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác.

8/ Anh (chị) hãy trình bày các hoạt động vùng ven biển
a) Về kinh tế - xã hội
-

Vùng ven biển có chức năng tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của tất cả các
quốc gia có biển và không có biển, cung cấp tài nguyên, địa thế, môi trường phát triển
cho các ngành kinh tế.
Các hoạt động ở vùng bờ trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP

của quốc gia.

-

Song song với khả năng phát triển kinh tế, việc làm dồi dào, thu hút lao động, dân số
tăng cao, thu nhập và mức sống cao đòi hỏi các ngành khác như giáo dục –đào tạo, y tế,
dịch vụ, văn hóa, giải trí, điều dưỡng, v.v không ngừng phát triển. Do vậy, vùng ven
biển thực sự năng động và đầy đủ các loại hình dịch vụ phát triển.
Ví dụ: Sri Lanka, vùng ven biển chỉ chiếm 20% diện tích đất cả nước, nhưng đãđóng góp
40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ởđây.

b) Cảng biển - Giao thông
- Các thành phố ven biển thường kết hợp với những cảng biển lớn, tập trung của các cửa
sông, sông ngòi, luồng lạch, vũng vịnh.
- Vì thế nó cho lợi thế về giao thông đường thủy cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ để giao
thương giữa các nền kinh tế trên thế giới, với lợi ích kinh tế rất lớn thông qua chuyển vận
hàng hóa, hành khách, thu hút được các ngành công nghiệp đầu tư và phát triển
c) Khai thác khoáng sản và dầu mỏ


- Hầu hết các mỏ dầu khí, khí đốt tập trung ở đới bờ. Đây là loại kháng sản quý giá phục vụ
phát triển nền kinh tế đất nước và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thế giới. Ngoài ra, đới bờ
cũng chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý giá khác
- Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền kinh tế khác. Môi trường vùng ven biển là thành
phần chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là
các sự cố do khai thác dầu khí gây ra.
d) Du lịch và giải trí
- Ngành công nghiệp du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng trưởng và phần lớn tập
trung vào khu vực ven bờ.

- Ở Việt Nam, dọc bờ biển và các hải đảo, nhiều nơi có tiềm năng bảo tồn thiên nhiên, và
có hơn 125 bãi biển có thể phát triển du lịch, trong đó có trên 20 bãi biển đạt quy mô và
tiêu chuẩn quốc tế như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú
Quốc,...
- Rất nhiều nước đang phát triển coi du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, nhưng lại
thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững và quản lý tốt nền
công nghiệp này.
e) Nông nghiệp
- Vùng ven biển là nơi sinh sống lý tưởng cho con người và vì thế nơi đây cũng là môi
trường tốt để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp.
- Việt Nam chúng ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu tập trung ở các đô thị
vàđồng bằng duyên hải. Chính vì thếđã thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển khá nhanh,
cung cấp nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị cao
- Đặc biệt, sản lượng lúa gạo, từ một nước thiếu lương thực chúng ta đã trở thành nước
đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
f) Thủy sản
Vùng ven biển có nhiều thế mạnh để phát triển, trong đó ngành thủy sản không thể tồn tại và
phát triển nếu không có đới bờ. Ngành thủy sản đóng góp một phần quan trọng trong phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển, cũng như cung cấp lượng thực phẩm dinh dưỡng và
protein cần thiết cho con người
g) Khai thác các nguồn tài nguyên khác
- Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản ven biển có tiềm năng lớn nhất với trữ lượng


dự đoán hàng trăm tỷ tấn. Các mỏ cát thủy tinh lớn và quan trọng như Vân Hải, Ba Đồn,
Nam Ô, Thủy Triều, Hòn Gốm,...
-

Muối là nguồn thực phẩm tối cần thiết trong cuộc sống và là nguyên liệu điều chế các
hóa phẩm công nghiệp khác


-

Năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều có thể thu để làm nguồn năng lượng
phục vụ đời sống con người.

-

Tài nguyên khác:đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng,...

9/ Anh (chị) hãy trình bày môi trường và ô nhiễm môi trường vùng ven biển
a) Môi trường ven biển

Môi trường ven biển bao gồm cả môi trường tự nhiên và chức năng của nó: “Khả
năng của môi trường tự nhiên cung cấp hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con
người một cách bền vững”. Các chức năng như: môi trường sống cho các loài; duy trì
và phát triển đa dạng sinh học; điều hòa môi trường, thời tiết và khí hậu; bảo vệ bờ biển
khỏi xói mòn, thiên tai.
Dải ven biển chính là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền và biển cả, đặc trưng bởi hệ
sinh thái đa dạng như các rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi biển, cồn cát và các vùng đất
ngập nước, nhiều chức năng được thực hiện trên một khu vực nhỏ. Sự tập trung các
chức năng cùng với vị trí không gian làm cho dải ven biển và đảo nhỏ trở thành địa
điểm thu hút người dân tới sống tại đó.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của con người, chức năng và tầm quan trọng của
vùng bờ đang chịu nhiều tác động. Ngoài ra còn chịu tác động của các yếu tố tự nhiên:
song thần, núi lửa, lũ lụt,..
b) Ô nhiễm môi trường

Theo UNEP khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ các hoạt động
phát triển ở vùng đất liền, bao gồm cả vùng ven bờ và vùng nội địa. Các chất thải, rác

thải đô thị, công nghiệp và nông nghiệp chảy tràn cũng như sự lắng đọng ô nhiễm trong
không khí, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh học của môi trường biển. Các chất ô
nhiễm có thể kể đến như: thuốc trừ sâu, kim loại nặng, độ đục do phù sa và những rác
thải công nghiệp độc hại khác


Theo Công ước Luật biển năm 1982, dựa vào nguồn gốc có thể phân loại các nguồn gây
ô nh
iễm như sau:
- Các chất thải có nguồn gốc lục địa: 37%

37 + 33=70%

- Các chất xuất phát từ hoạt động hàng hải :33%
- Các chất thải do sự cố tràn dầu và khai thác dầu khí: 14%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%
10/ Anh (chị) hãy trình bày vấn đề suy thoái tài nguyên và thiên tai vùng ven biển
a) Suy thoái tài nguyên

Suy thoái tài nguyên chính là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của tài nguyên thành
phần, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người, sinh vật và thiên nhiên.
Tài nguyên được chia làm 2 loại gồm :
+ TN tái tạo: như đất, nước, thủy triều, gió, năng lượng mặt trời, nguồn lợi, hệ sinh thái
Do con người khai thác quá mức, thải ra chất độc hại làm làm cho chúng bị cạn kiệt, không
có khả năng phục hồi hoặc phục hồi chậm và do thiên tai, sóng thần, lũ lụt làm cho các loại tài
nguyên này bị ảnh hưởng đáng kể hay bị ô nhiễm, tác động của biến đổi khí hậu
Đặc biệt là sự suy thoái các HST nhạy cảm: rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn
Trong những năm gần đây rừng ngập mặn đã bị suy thoái nghiêm trọng, do chặt phá làm ao
đầm nuôi trồng thủy sản, lấy gỗ, lấy đất sản xuất nông nghiệp... Hậu quả là nơi sinh sôi của

nhiều loài sinh vật biển bị hủy hoại, khí hậu vùng lân cận biến đổi theo hướng xấu, bờ biển bị
xói lở. Điều đó tác động đến môi trường và các hệ sinh thái liên quan.
Rạn san hô cũng đang bị suy thoái ở nhiều nơi do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường,
cùng những tácđộng tiêu cực của du lịch biển.
+ TN không tái tạo: như khoáng sản, dầu mỏ.
Do khai thác quá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
b) Thiên tai


Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở một địa
phương, một vùng, một đất nước, một khu vực hoặc cho toàn thế giới.
Vd: Động đất, núi lửa phun, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, lũ bùn, trượt đá, dịch bệnh, mất cân
bằng sinh thái,…
Đới bờ là nơi tập trung đông đúc dân cư cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai. Bởi vì
các hệ sinh thái ven biển có khả năng chống đỡ thiên tai rất lớn, nếu chúng ta phá hủy hay làm
giảm các hệ sinh thái ven biển thì khả năng chống đỡ của chúng sẽ giảm xuống. Hậu quả là
con người và chính các hệ sinh thái đó bị tổn thương năng nề nhất.
 Vì vậy để bảo tồn các tài nguyên sinh thái cần duy trì các hệ thống tự nhiên vốn có chống

lại thiên tai.
11/ Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết về sự cố môi trường vùng ven biển
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường.
12/ Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết về biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng
-

-

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ

quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng
triệu năm.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không
bao gồm triều, nước dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao
hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của
đại dương và các yếu tố khác.
Biển đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu
cực, bao gồm cả việc tần xuất lớn hơn của các dòng nước nóng; tăng cường độ
các trận bão, lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phân tán nhanh hơn
của các bệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lên của mực nước biển gây nên
mối đe doạ nghiêm trọng có các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và
các hoạt động kinh tế ởcác khu vực ven biển. Trong báo cáo đánh giá thứ nhất,
IPCC dự báo, theo kịch bản “kinh doanh hoạt động như hiện nay”, mực nước
biển của thế giới sẽ tăng trung bình 3-10c/thập kỷ trong thế kỷ tới
(WarricknOerrlemans, 1990). Hầu hết mức gia tăng này là do sự giãn nở vì nhiệt
của đại dương (43cm), sau đó là do núi, sông băng tan (18cm) và lớp băng
Greenland vùng cực (10cm).
Mực nước biển gia tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và kinh tế xã hội ở


vùng ven biển. Tác động của sự gia tăng mực nước biển đối với hệ thống cơ sở
hạ tầng là (Tsyban và cộng sự, 1990):
+
Làm ngập và chiếm chỗ đất ngập nước và vùng đất thấp;
+
Xói mòn bờ biển;
+
Làm trầm trọng nạn ngập lụt do bão ở bờ biển;
+

Làm tăng độ mặn của vùng cửa sông vàđe doạ tầng nước ngọt; làm giảm
chất lượng nước;
+
Làm thay đổi phạm vi thuỷ triều ở các sông và vịnh;
+
Làm thay đổi kiểu lắng đọng bùn cát;
+
Làm giảm lượng ánh sáng chiếu xuống đáy nước.
Những tác động này dẫn đến những hậu quả tiếp theo đối với các hệ sinh thái và
cuối cùng ảnh hưởng đến các hệ thống kinh tế - xã hội ở vùng ven biển. Người ta
thấy rằng, những tác động này không giống nhau trên thế giới và mỗi khu vực bị
tác động khác nhau. Các khu vực này là các vùng đồng bằng thủy triều và đồng
bằng ven biển thấp, các bãi cát, các đảo chắn sóng, vùng đất ngập nước ven biển,
vùng cửa sông và đầm phá, rừng ngập mặn và rạn san hô. Các đảo nhỏ là trọng tâm
cần quan tâm vì một số dự báo cho rằng các đảo san hô vàđảo san hô vòng thấp sẽ
hoàn toàn biến mất hoặc sẽ không có sinh vật ở, do sự di dân ở một số quốc gia
đảo nhỏ (Roy an Connell,1991).
Nói chung, phản ứng của bất cứ hệ sinh thái ven biển nào với sự gia tăng mực
nước biển phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi nó đối với sự thay đổi. Các áp
lực khác ngoài nguyên nhân liên quan đến khí hậu, như khai thác quá mức tài
nguyên, ô nhiễm và sự cạn kiệt bùn cát, đã tác động bất lợi đến khả năng phục hồi
của hệ sinh thái, gia tăng áp lực lên hệ sinh thái.
Các phát hiện chính ở khu vực Đông Á
Đông Á sẽ bịảnh hưởng rất lớn bởi mực nước biển dâng cao (SLR- Sea Level
Rise). Tại mức SLR 5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong
các khu vực của các nước đang phát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR,
dân số bị ảnh hưởng là 2% đến 8.6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2.09% đến
10.2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bịảnh hưởng rất nghiêm trọng
bởi SLR.
Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi SLR: khoảng 16% tổng

diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR, làm cho


quốc gia này trở thành nước thứ hai sau Bahamas trong số các nước được phân
tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt
động kinh tế nằm ở vùng đồng bằng của hai con sông này, 10.8% dân số Việt
Nam sẽ bịảnh hưởng khi mực SLR ở mức 1 mét. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số
84 quốc gia (tiếp theo là Ai Cập với 10.56%). Dân số Việt Nam sẽ bịảnh
hưởng đến 35% với SRL ở mức 5 mét. Ảnh hưởng của SLR đến GDP của Việt
Nam khoảng 37%.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt
Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với
biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở VN sẽ sẽ mất 5% diện tích
đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu
nhập quốc nội GDP. Nếu mực nước biển dâng lên là 3-5m thì điều này đồng
nghĩa với "có thể xảy ra thảm họa" ở Việt Nam.


13/ Anh (chị) hãy trình bày các mục tiêu của quản lý tổng hợp vùng bờ
Mục đích chung của chương trình quản lý tổng hợp là đảm bảo việc sử
dụng bền vững nhất tài nguyên vùng ven biển, duy trì ở mức cao sự đa dạng
sinh học, và bảo vệ thực sự các sinh cảnh đang bị đe dọa. Mục tiêu cụ thể của
quản lý tổng hợp bờ có thể bao gồm hỗ trợ nghề cá, bảo vệ cộng đồng trước
thiên tai, thu hút du lịch, khuyến khích lợi ích công cộng, duy trì sản lượng từ
rừng ngập mặn và bảo tồn rạn san hô.
Mục tiêu chủ yếu của QLTHVB là điều phối việc tiến hành nhiều lĩnh vực
kinh tế khác nhau (ví dụ như vận tải thuỷ, nông nghiệp, nghề cá) hướng đến
nền kinh tế xã hội tối ưu lâu dài, bao gồm cả giải quyết mâu thuẫn giữa các
thành phần kinh tế và sắp xếp để đạt đến cân bằng về lợi nhuận. Theo hướng

này, cách tiếp cận đa thành phần có thể hướng hoạt động của các ngành kinh tế
mũi nhọn tuân theo một hệ thống qui hoạch và quản lý hiệu quả vùng ven
biển.
Các mục tiêu chung:
- Phát triển bền vững các vùng ven biển trên cơ sở chấp nhận phát triển đa ngành.
- Giảm nguy cơ đe doạ vùng ven biển do các thiên tai.
- Bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ thống hỗ trợđời sống các
loài (gồm cả loài người) vàđa dạng sinh học ở vùng ven biển.
Các mục tiêu cụ thể:
- Bảo vệ, bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái vùng ven biển
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng ven biển trong quản lý tài nguyên bờ
- Thúc đẩy sinh kế bền vững và các hệ thống công nghệ
- Tăng cường các giải pháp quản lý liên ngành nhằm duy trì chất lượng môi
trường và tài nguyên bờ
- Thực hiện khuôn khổ QLTHVB ở các khu vực nghiên cứu tình huống/trọng
điểm và phổ biển những kết quả đó.


- Xúc tiến phân vùng chức năng vùng ven biển và phân bổ tài nguyên bờ một
cách công bằng, cũng như những giải pháp giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong việc
sử dụng đa ngành.
14/ Các giai đoạn chính của một chu trình Quản lý tổng hợp vùng bờ
(PEMSEA).

-

-

Giai đoạn 1: Chuẩn bị: hình thành cơ cấu tổ chức, chuẩn bị nguồn lực, kế
hoạch, thông tin, dữ liệu ban đầu

Giai đoạn 2: Khởi động:đánh giá hiện trạng và rà soát các vấn đề tại vùng
bờ; nângcao nhận thức cộng đồng; tổ chức quản lý thông tin, dữ liệu và
xây dựng định hướng chung.
Giai đoạn 3: Xây dựng: xây dựng Kế hoạch hành động QLTHVB và các
nội dung ưu tiên của Kế hoạch.
Giai đoạn 4: Phê chuẩn: phê duyệt các kế hoạch công việc, đề cương các
hợp phần, các tổ chức và sản phẩm của Dựán.
Giai đoạn 5: Thực hiện: triển khai Chiến lược và KHHĐ QLTHVB và các


-

hoạt động khác đã được phê duyệt.
Giai đoạn 6: Sàng lọc và củng cố: hoàn thiện cơ chế quản lý Dựán, đánh
giá Dựán; đúc rút kinh nghiệm vàđề xuất chu trình QLTHVB thứ 2 cho
Thành phố.

15/ Anh (chị) hãy trình bày sự suy giảm các nguồn lợi ven biển ở Việt
Nam.
 Các hệ sinh thái duyên hải:

Các hệ sinh thái vùng duyên hải chiếm một diện tích lớn của vùng ven biển Việt
Nam nhưng chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam. Chúng bao gồm các bãi biển và
vùng đất thấp ven bờ biển giữa lúc thuỷ triều lên và xuống, ở đó mỗi năm hàng
nghìn tấn thức ăn biển được dồn lại chủ yếu từ nhuyễn thể, giáp xác (tôm, cua),
giun nhiều tơ, v.v...
Bên cạnh đó, có hơn 200.000 ha diện tích ao nuôi thuỷ sản nước lợ được ngăn
khỏi vùng đất thấp bị ảnh hưởng của thuỷ triều (kể cả vùng đất thấp chịu ảnh hưởng
thuỷ triều cao và thấp) để nuôi tôm, cua, nhuyễn thể, cá và rong câu. Phần lớn các
ao nuôi thuỷ sản đều rất gần với các cửa sông, các vịnh và đầm phá ven biển, ở đó

trữ lượng tự nhiên và thức ăn có sẵn và tầng đất cát rất phùhợp. Phương pháp nuôi
quảng canh là phương pháp phổ biến nhất vì sử dụng phương pháp bán thâm canh
còn hạn chế. Phương pháp thâm canh được áp dụng ở qui mô nhỏ do hạn chế về
công nghệ.
 Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái ven biển phong phú
và được xem là nguồn hỗ trợ quan trọng cho cuộc sống gắn chặt với các cộng đồng
ven biển. Năm 1943, rừng ngập mặn của Việt Nam ước tính là 400.000 ha. Nó bị
giảm đi 50% (200.000 ha) năm 1990 do bị tàn phá bởi chiến tranh và do sự chặt phá
quá mức làm củi, sự khai hoang và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Rừng có giá trị cho nền kinh tế, sinh thái và môi trường ở các hình thức cung cấp
trực tiếp củi để đun hoặc xây dựng và nguyên liệu dược phẩm. Rừng ngập mặn còn


hỗ trợ nuôi dưỡng ong mật; các bãi đẻ và chim nước (đặc biệt chim di cư Phương
Bắc) và các sản phẩm thuỷ sản khác. Về mặt sinh thái, rừ ng ngập mặn còn làm hài
hòa vi khí hậu, kiềm chế lũ lụt, góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sự xói mòn, v.v...
 Hệ sinh thái đá ngầm san hô

Hệ sinh thái đá ngầm san hô là hệ sinh thái phong phú nhất ở vùng ven biển Việt
Nam. Nó bao trùm một diện tích khoảng 17.000 km2 (Sorokin, 1990), hiện đang là
các vùng sinh thái chính. Vùng ven biển phía Tây của vịnh Bắc bộ bao gồm khoảng
200 loài san hô, vùng ven biển miền Trung và Đông Nam bộ có 500 loài, và vùng
đảo ven biển Tây Nam bộ 250 loài. Năng suất cá ở hệ sinh thái đá ngầm san hô
trước kia được tính là 1.950 kg/ha (Nguyen Huy Yet, 1994). Bên c ạnh thuỷ sản và
san hô, quần thể rạn san hô cũng bao gồm nhuyễn thể, giáp xác, động vật da gai, bò
sát, rùa biển, cá nược, trùng có lỗ, tảo, cỏ biển,v.v..., trong các loài đó có nhiều loài
có giá trị rất lớn.
 Hệ sinh thái đầm phá


Ven biển miền Trung Việt Nam là một vùng nghèo nguồn lợi tự nhiên, được phú
cho một hệ sinh thái đầm phá có giá trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
vùng ven biển. Miền Trung Việt Nam có 12 đầm phá lớn ven biển, ở vị trí vĩđộ Bắc
11o - 16o, với tổng diện tích 447,8 km2, trong đó cóđầm pháđặc trưng thứ hai. Đầm
phá ven biển Tam Giang- Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên – Huế) làđầm phá lớn nhất (216
km2) và thuộc tỉ lệ lớn của thế giới, ởđầm phá hệđộng vật và thực vật gồm có 742
loài, không kể 73 loài chim nước. Nó đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội ven biển của tỉnh Thừa Thiên – Huế, từđầm phá khoảng 4.500 – 5.000 tấn
sản phẩm thuỷ sản trước kia được khai thác mỗi năm trong thời gian trước năm
1975 và sau này chỉ là 2.000 – 2.500 tấn/năm. Các sản phẩm chính này là cá, tôm,
nhuyễn thể, rong câu, chưa kểđến hàng nghìn tấn cỏ biển (Hydrophytes) để làm
phân bón và thức ăn cho gia súc. Đầm phá lớn khác ở tỉnh Bình Định có tên làđầm
Thị Nại có 686 loài hệđộng vật và thực vật.


16/ Anh (chị) hãy trình bày hiểu biết cơ bản về hiện trạng tài nguyên vùng bờ ở Việt
Nam ( các hệ sinh thái vùng bờ, tài nguyên khoáng sản dầu mỏ và tài nguyên nhân
văn).
Hệ sinh thái rạn san hô:
Rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống. Các rạn san hô
thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước cóít hoặc không có
dinh dưỡng.
Hệ sinh thái rạn san hô là tầng canxicacbonat lớn được hình thành qua nhiều thế
kỷ từ san hô, tảo và các sinh vật tiết ra canxicacbonat khác. Điều kiện thuận lợi để phát
triển rạn san hô là nhiệt độ nước trên 180C, độ sâu nhỏ hơn 50 m, độ mặn ổn định
36‰, nồng độ bùn cát thấp, nguồn nước không bịô nhiễm và có nền đáy tương đối
cứng.
Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn nhất thế giới, cóđiều kiện tự nhiên
nói chung là thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn. Tuy nhiên, chín phần mười
trong số hơn 1000 km2 rạn san hôở Việt Nam đang ở tình trạng nguy cấp, 96% san hô

bịđe dọa, trong đó 75% bịđe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (Bộ Tài nguyên
và Môi trường).
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn sinh trưởng và phát
triển, đặc biệt là vùng ven biển đồng bằng Nam bộ. Trước chiến tranh, rừng ngập mặn
ở nước ta chiếm diện tích tương đối lớn, khoảng 400.000ha (Maurand, 1943), Đến nay hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta đã bị phá hủy nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là
khai thác quá mức, phá rừng làm ao nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp,
khu dân cư.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài là nơi cư trú, cung cấp thcuws ăn còn là bộ máy lọc
nước khổng lồ…
Hệ sinh thái cỏ biển


Ở Việt Nam, cỏ biển phân bố dọc theo bờ biển, từ Bắc cho tới Nam, vùng triều ven biển,
ven đảo, vùng cửa sông, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng, vịnh với diện tích ước tính
16.000ha.
Ngoài chức năng là môi trường sống, cung cấp thức ăn, lá cỏ còn giữ trầm tích, ngăn cản
sự làm giảm dòng chảy, ổn định môi trường, bảo vệ rạn san hô bằng cách lên kết trầm
tích, làm sạch nước. Tuy nhiên, cỏ biển đang bị hủy hoại dần dần bởi các chất dinh dưỡng
và trầm tích do con người đổ ra biển, tàu bè,…
Hệ sinh thái vùng cửa sông và đầm phá
Môi trường cửa sông vàđầm phá là những ví dụđiển hình của những hệ sinh thái kết hợp,
cân bằng giữa các thành phần vật lý và sinh học. Hệ thống này bao gồm nhiều hệ thống
con liên kết với nhau do chu trình thủy triều và dòng nước theo chu trình thuỷ văn.
Cả hai cung cấp năng lượng hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống này. Cửa sông là môi trường
không ổn định cho hỗn hợp của nước ngọt và nước mặn biến đổi. Do các điều kiện vật
lýở cửa sông hay thất thường, tính đa dạng loài ởđây tương đối thấp. Tuy nhiên, điều kiện
thức ăn rất thuận lợi và do đó cửa sông giàu về sinh khối. Cửa sông và đầm phá có mức
năng suất cao. Năng suất thay đổi theo vĩđộ, mùa và một số yếu tố vật lý và hoá học quan

trọng của hệ sinh thái.
Hiện nay vùng này chịu tác động của hoạt động sản xuất gây ô nhiễm (rác, nước thải),
hoạt động thủy điện làm mở rộng vùng cửa sông về phía biển,…
Hệ sinh thái đầm lầy nước mặn
Các đầm lầy nước mặn ven biển là môi trường nằm giữa khu vực thuỷ triều lên và xuống,
là nơi chất nền phần lớn là bùn và có nhiều thực vật nước mặn.
Sự xuất hiện các vùng đầm lầy nước mặn do điều kiện địa lý tự nhiên vùng ven biển chi
phối, vì môi trường bùn chỉ có thể tích luỹở nơi hoạt động sóng hạn chế. Do vậy, các bãi
bùn và vùng đầm lầy thường thấy ở các vũng, vịnh, cửa sông bị che chắn, ở chỗ khuất
của các đảo và mũi đất.
Các loài cỏ thường là sinh vật sản xuất sơ cấp ưu thế, dùđôi khi có các loại thực vật cây
bụi thấp thay thế cỏ.


Vùng đầm lầy cùng với bãi thuỷ triều và rừng ngập mặn là nơi dừng chân đối với các loài
chim di trú kể cả chim nước. Vùng đầm lầy nước mặn cũng hỗ trợ cho nghề đánh cá
ngoài khơi và là vùng lưu giữ vật chất trôi nổi do bão.
Hệ sinh thái bãi thủy triều
Bãi thuỷ triều là vùng không có thực vật vì thuỷ triều lên xuống theo chu kỳ bao gồm
nhật triều, bán nhật triều và hỗn hợp triều. Thủy triều là yếu tố quan trọng nhất tác động
lên các sinh vật bãi thủy triều.




-

Dựa trên thành phần cấu tạo nền đáy, độ mặn, chế độ thuỷ triều cũng như những sinh
vật đặc trưng có thể phân loại bãi triều cửa sông phía bắc thành các kiểu :
Bãi triều lầy cửa sông, chủ yếu ở các vùng cửa sông có rừng ngập mặn phát triển

Bãi triều rạn đá, hay gặp ở khu vực Quảng Ninh, vùng biển Trung Bộ và ven các đảo
lớn;
Bãi triều tùng áng, thường gặp ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long;
Bãi triều san hô chết, hay gặp ở các đảo ven bờ.
Các loài sinh vật nơi nơi đây đang ngày càng suy giảm do ô nhiễm, diện tích ngày
càng bị thu hẹp do hoạt động kinh tế vùng bờ,...

 Tất cả các hệ sinh thái này đều cung cấp thức ăn, nơi cư trú, điều hòa khí hậu,
bảo vệ bwof biển,….
Hệ sinh thái bãi biển
Hệ sinh thái này đa dạng từ bãi cuội, sỏi chiếm ưu thế với số lượng hạn chế thực vật
vàđộng vật. Năng suất sinh học của hệ sinh thái này không cao do hạn chế số lượng vi
sinh vật sinh sống. Đây là vùng đặc biệt cóý nghĩa cho các loài rùa biển, nhạn biển và các
loài chim biển khác sinh sản và phát triển.
Tài nguyên khoáng sản-dầu mỏ
Khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên
khoáng vật, khoáng chất cóích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể
khai thác được. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai
thác lại, cũng là khoáng sản


Ở Việt Nam, nguồn tài khoáng sản rất phong phú về chủng loại vàđa dạng về loại hình,
trong đó có cả khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và cả các loại
khoáng sản phi kim. Theo kết quảđiều tra thăm dòđại chất và tìm kiếm khoáng sản, nước
ta có hơn 3.500 mỏ vàđiểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản khác nhau, trong đó chúng
ta đã khai thác được 270 mỏ vàđiểm quặng.
Dầu mỏ
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên có giá trị hà ng đầu, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh
tế của các quốc gia. Sự phân bố dầu khí trên thế giới không đều ở các nước và các vùng

địa lý, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển.
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được
vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào
khoảng 20 triệu tấn/năm. Qua tìm kiếm, thăm dò, các tính toán đã khẳng định tiềm năng
dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên nhiều hơn
dầu. Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn,
Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây... với trữ lượng khoảng 5-6 tỷ
tấn dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Khả năng khai thác mỗi năm từ 23-25 triệu tấn
dầu thô. Hiện nay, nước ta đang xây dựng vàđi vào hoạt động khu công nghiệp hóa dầu
Dung Quất (Quảng Ngãi). Vì thế, trong tương lai chúng ta có thể tựđáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng nhiên liệu lỏng và khíđốt. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xây dựng các ngành
công nghiệp hóa chất tạo ra các sản phẩm từ dầu khí do ngành công nghiệp hóa dầu cung
cấp nguyên liệu (Viện Dầu Khí ViệtNam).
• Tài nguyên nhân văn

Các di tích lịch sử văn hoá: Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra
bởi tập thể hoặc cá nhân con người trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá
(văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần) bao gồm: di tích khảo cổ, di tích
lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, v.v.
Các lễ hội: Lễ hội cầu ngư, lễ hội Long Chu, lễ vía Bà Thiên Hậu, lễ tế CáÔng (cá Voi),
lễ Xuân Thu, lễ hội cầu mùa, v.v.


×