Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Độc học môi trường: hiện tượng cá chết và ddioxxin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.99 KB, 9 trang )

CÁ CHẾT
Sở Tài Nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế xác định, "nguyên nhân cá biển, cá nuôi
chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường
nước dẫn đến sự cố cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế".
Kết quả bước đầu cho thấy các thông số về tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản nhận định, tình trạng ô
nhiễm ở khu vực cá chết phải rất nặng.
Theo ông Tề, mức độ ô nhiễm nhẹ sẽ xuất hiện tình trạng tảo nở hoa giống như ở Ninh
Thuận, Bình Thuận năm 2001. Khi ấy, ô nhiễm làm tảo nở hoa ở một vùng dài 25 km,
rộng 5km gây ra tình trạng cá chết.
Ở trường hợp đang xảy ra tại vùng biển miền Trung, ô nhiễm phải rất nặng nên không
qua giai đoạn tảo nở hoa đã làm cá chết hàng loạt như thế.
"Vùng ven biển Bắc Trung Bộ có một dòng hải lưu nên theo tôi, nguồn ô nhiễm có thể
xuất phát từ một vị trí nào đó, chất độc sau đó trôi theo dòng hải lưu đi qua vùng biển
gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở một vùng biển rộng lớn, kéo dài như thế", ông Tề
nói.
“Được biết cá bắt đầu chết ở Hà Tĩnh lan đến Quảng Bình rồi Quảng Trị; Huế… như vậy
đây là một dòng chảy lớn. Và độc tố đi theo dòng chảy nên gây ra hiện tượng cá chết
hàng loạt với số lượng lớn như thế. Và nếu là chất độc, thì nó phải cực độc” – ông Lựu
nói.
Trong khi đó, TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản cũng đưa ra
nhận định, có 3 khả năng dẫn đến cá chết hàng loạt như vậy là nhiệt độ, tảo nở hoa và
chất độc xyanua.
Rất nguy hiểm nếu ăn cá nhiễm độc
Còn trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và
thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, hiện tượng cá chết hàng loạt ở
miền Trung là dấu hiệu có thể cho thấy nguồn nước đã nhiễm độc.
Đồng thời, đây là yếu tố sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.



Ông Thịnh cũng nhấn mạnh, cá chết dù bất kỳ nguyên nhân nào thì con người đều không
thể sử dụng bởi đó là nguồn lây bệnh nguy hiểm.
Thêm vào đó, nếu người dân nào vì mối lợi mà sử dụng cá chết này đem chế biến và bán
cho người tiêu dùng là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm.
Trước đó, theo đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đơn vị này đã cử đoàn vào thực tế để nắm bắt thông tin, lấy mẫu nước, mẫu cá để
phân tích đồng thời kiểm tra một số nguồn thải có khả năng gây ra sự cố trên.
Tổng cục Môi trường cũng tổ chức họp với một số chuyên gia để tìm hiểu vấn đề thủy
văn, công nghệ, báo cáo đánh giá tác động môi trường của một số dự án. Trên cơ sở phân
tích cả lý thuyết và thực tế phân tích để đưa ra nguyên nhân chính.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản gửi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng trị, Thừa Thiên - Huế chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp trước mắt sau:
Thông báo, tuyên truyền để người dân biết, không sử dụng cá chết để chế biến thực
phẩm, làm thức ăn chăn nuôi.
Triển khai các biện pháp quản lý, kiểm soát, xử lý đúng quy cách, không để xảy ra tình
trạng đưa cá chết ra tiêu thụ, buôn bán làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây ô
nhiễm môi trường.
‘Môi trường sống của dân phải đặt lên hàng đầu’
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã mạnh dạn khước từ các dự án đầu tư béo
bở hàng tỷ đôla, vì hiểu rõ những nguy cơ ô nhiễm môi trường kèm theo sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân trong tương lai. Họ chọn lựa một lối đi
khác văn minh hơn.
Điển hình là Đà Nẵng, TP này đã từng từ chối nhiều dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường để phụng sự cho mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một TP đáng sống.
Cụ thể, cuối năm 2007, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh và lãnh đạo TP khi
đó đã quyết định từ chối các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có số vốn lên đến gần 3 tỷ
USD gồm: dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép của liên doanh China Steel
Corporation (Đài Loan), Sumitomo Metal Industries Corp (Nhật) và dự án xây dựng nhà
máy sản xuất bột giấy của Nhật… khi các nhà đầu tư này ngỏ ý muốn đầu tư vào TP Đà

Nẵng.


Ngày 5/12/2011, cũng chính ông Nguyễn Bá Thanh trong cuộc làm việc với Hiệp hội Các
nhà kinh doanh châu Á đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng, đã thông tin TP Đà Nẵng
đang hướng tới một đô thị sạch, kiểu mẫu nên đã từ chối hai nhà đầu tư nước ngoài xin
xây dựng hai dự án thép và sản xuất bột giấy có tổng vốn lên đến 4 tỷ USD.
Mới đây nhất, cuối tháng 3/2015, TP Đà Nẵng cũng thông tin đã xin được từ chối dự án
lớn về dệt nhuộm, vì lo sợ ảnh hưởng đến môi trường. Cụ thể, một tập đoàn dệt may của
Hong Kong đã đến khảo sát tại Đà Nẵng và ngỏ ý muốn xây dựng một nhà máy khoảng
200 triệu USD tại đây, và một công ty của Hàn Quốc cũng đặt vấn đề cần đến 30 ha đất
để làm khu liên hợp dệt nhuộm. Tuy nhiên, do hai dự án có công đoạn nhuộm có khả
năng gây ô nhiễm môi trường nên TP đã từ chối hai dự án này.
Theo ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng, đối với các
dự án có thể làm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn như sắt thép thì chúng tôi tham mưu
cho lãnh đạo TP không nên tiếp nhận. “Vì cái được trước mắt chúng ta đều biết là giải
quyết việc làm, tạo nguồn thu nhưng hậu quả về sau này sẽ rất khó khắc phục” - ông
Dương nói.
Trao đổi với Pháp Luật TP HCM, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay:
“Chủ trương của TP là xây dựng TP môi trường, xanh-sạch-đẹp nên không thể chấp nhận
đánh đổi những dự án ảnh hưởng đến môi trường của TP”.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Anh, không chỉ hiện nay TP không “mặn mà” với các dự án
có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường mà nhiều vị lãnh đạo tiền nhiệm cũng đã xác định
như vậy. “Có một số dự án lên cả mấy tỷ USD nhưng TP vẫn từ chối vì thấy nguy cơ ảnh
hưởng đến môi trường quá. Để họ đầu tư cũng được nhưng vấn đề môi trường sống của
người dân, hậu quả sau này do nó gây ra sẽ xử lý sao đây? TP luôn cân nhắc điều đó” ông Anh nói.
Ông Anh nhấn mạnh môi trường sống của người dân phải đặt lên hàng đầu. “Định hướng
chính của TP là muốn du lịch, dịch vụ phát triển trước tiên là phải có môi trường tốt. Nếu
môi trường không tốt, ô nhiễm thì khách làm sao tới Đà Nẵng. Lãnh đạo TP chúng tôi có
quan điểm như vậy. Khách tới Đà Nẵng để nghỉ dưỡng, ăn uống và đi du lịch mà TP ô

nhiễm, bụi bẩn thì không thể chấp nhận được. Đó cũng là lý do mà lãnh đạo TP từng từ
chối một số dự án lớn có ảnh hưởng đến môi trường” - ông Anh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho rằng,
kết luận một trong hai nguyên nhân gây cá chết ở miền Trung do thủy triều đỏ là thiếu


thuyết phục. tiến sĩ Nguyễn Tác An, cho biết, thủy triều đỏ đầu tiên là làm thay đổi màu
sắc, cả mặt biển nhuộm đỏ hoặc sẫm và mắt thường có thể nhìn thấy. Vệ tinh hoàn toàn
ghi được hình ảnh. Mặt khác khi có hiện tượng này thì nước biển bốc mùi hôi thối do tảo
chết.
Theo ông, nếu xảy ra hiện tượng này thì thời gian qua chính quyền lẫn người dân miền
Trung đã nhìn thấy được. Đằng này, họ chưa nhìn thấy biển biến đổi màu; đồng thời chưa
ai phản ánh mùi hôi thối của loài tảo chết.
Ngoài ra, thủy triều đỏ gây chết cá ở tầng mặt biển chứ không thể gây chết cá ở tầng đáy.
Trong khi, thực tế thời gian qua, cá ở tầng đáy các tỉnh miền Trung chết dạt vào bờ hàng
loạt.
"Cơ quan chức năng cho rằng thủy triều đỏ là một trong hai nguyên nhân gây cá chết ở
vùng biển miền Trung thì cơ sở khoa học rất yếu", ông An nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nhận định, nhiều khả năng cá tầng
đáy chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung vừa qua là do thiếu oxy, tác hại của độc tố
hoặc xây dựng các công trình ngầm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Còn tiến sĩ Dư Văn Toán, Trưởng phòng Nghiên cứu Biển và Biến đổi khí hậu (Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam), cho biết, thức ăn của cá theo chuỗi, ấu trùng ăn tảo, cá con
sống tầng nổi ăn ấu trùng, cá lớn ở tầng nước sâu ăn cá con…
Do đó, chỉ khi biển tích lũy độc tố trải qua thời gian dài, lan ra diện rộng thì loài cá lớn
sống ở tầng đáy mới chết đồng loạt dạt vào bờ biển Trung Bộ như vậy.
Có thể bây giờ lấy mẫu chưa chắc đã phát hiện ra chất gì, nhà máy xả thải đã bị đánh
động rồi sẽ không dại mà xả tiếp. Việc cần thiết bây giờ là phải thành lập một đội nghiên
cứu khảo sát tình trạng sức khỏe của nhân dân ở các vùng bị nhiễm độc để làm số liệu

nền đưa vào một cơ sở dữ liệu. Để những năm sau tiếp tục điều tra so sánh và nếu thấy
tình trạng bệnh tật tăng lên khác thường, đặc biệt là các bệnh lý do ngộ độc thì mới có
bằng chứng để có các biện pháp y tế và khởi kiện công ty xả thải. Đồng thời phải có
những hoạt động truyền thông ngay tức thời hướng dẫn người dân xử lý cá chết như thế
nào cho an toàn để loại trừ nguy cơ làm khô cá chết rồi bán đi nới khác như cá khô bình
thường thì mối nguy hiểm bị lọt ra khỏi vòng kiểm soát.
Bài học đau xót từ thảm họa Minamata vẫn còn đó, như là minh chứng tiêu biểu nhất của
việc phát triển kinh tế đưa tới những tác hại xấu về môi trường cho con người. Khẩn thiết
mong các lãnh đạo, các cơ quan có thẩm quyền phải hành động ngay để cứu biển và
người dân, đừng để Việt Nam đi lại vết xe đổ của Minamata!


Theo các tài liệu quốc tế, căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1956 tại vùng
vịnh Minamata (Nhật Bản). Nguyên nhân được đề cập là do lượng thủy ngân hữu cơ rất
độc được thải ra vùng biển này từ các nhà máy hóa chất. Tuy nhiên, phải tới năm 1968,
Chính phủ Nhật Bản mới công nhận bệnh nhiễm thủy ngân là bệnh phát sinh do người
dân địa phương ăn phải cá nhiễm độc, độc tính đó tác động đến hệ thần kinh trung ương”.
Thống kê của tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho thấy, đến cuối năm 2000 số bệnh nhân
Minamata ở Nhật Bản đã lên tới 2.955 người, trong đó chỉ còn lại 849 người sống sót.
Minamata là căn bệnh gây ra do con người ăn cá và sò từ vùng biển bị ô nhiễm nặng nề
bởi công ty Chisso thải methyl thủy ngân ra biển. Cùng thời gian đó, sự xung đột và thù
địch giữa người với người trong cộng đồng cũng bung phát. Mọi công dân của Minamata
nhận ra rằng, nước và thức ăn là rất cần thiết cho cuộc sống, và là vô giá. Ngành xây
dựng và công nghiệp không thể được cho phép tàn phá môi trường. Sự sản xuất hàng
loạt, tiêu thụ hàng loạt làm cho cuộc sống của chúng ta thuận tiện hơn, thịnh vượng hơn,
nhưng cũng sinh ra hàng loạt rác thải. Tuy nhiên môi trường và sức khỏe của chúng ta
phải chịu đựng với những cột khói thải khổng lồ, phân hóa học trong nông nghiệp, những
hóa chất bảo quản và hàng loạt những hóa chất độc hại khác. Chúng ta không thể chỉ nghĩ
đến cuộc sống vật chất giàu có đơn thuần của chúng ta mà không tham khảo đến mối liên
quan với các nước khác. Bệnh Minamata cho chúng ta thấy rằng con người vừa là thủ

phạm vừa là nạn nhân. Bệnh Minamata còn cho chúng ta thấy rằng, để cùng tồn tại với tự
nhiên, dựa trên quan điểm chúng ta phải sống đền đáp lại thiên nhiên, nghĩ về mối quan
hệ với mọi người, sông hồ, biển, về những loại thức ăn an toàn, giảm bớt rác thải ở nhà
và rác thải công nghiệp, phải phát triển kĩ thuật tái chế, và giải quyết các vấn đề của địa
cầu.
ĐIOXIN
Đà Nẵng được xác định là một trong những “điểm nóng” dioxin tại Việt Nam sau chiến
tranh. Sân bay Đà Nẵng đã từng là kho chứa chất độc hóa học/dioxin lớn nhất, chiếm 35%
tổng số lượng chất dioxin được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân sống lân
cận khu vực này bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng và có dấu hiệu phơi nhiễm dioxin
- Cần phải có những nghiên cứu bổ sung để đánh giá chính xác và đầy đủ các điểm ô
nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ tại một số sân bay quân sư khác và lựa chọn
phương án xử lý tập trung số đất bùn bị nhiễm dioxin có nồng độ vượt quá ngưỡng cho
phép.


– Cần có kế hoạch quan trắc định kỳ và lâu dài tại các vùng ô nhiễm nặng đã và chưa
được xử lý, lưu ý quan trắc dioxin và Asen trong nước ngầm, vì trong một số chất diệt cỏ
đã được sử dụng có chứa Asen.
– Phải có chương trình kiểm soát toàn diện dioxin có nguồn gốc khác, đặc biệt tại các lò
đốt rác công nghiệp và rác thải sinh hoạt; loại bỏ các lò đốt rác có công nghệ lạc hậu;
xem xét bổ sung và điều chỉnh ngưỡng dioxin cho phép tại các nguồn phát thải khác
nhau.
– Tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn công nghệ xử lý dioxin phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
– Đối với con người, việc chăm sóc sức khoẻ và điều trị cho những người phơi nhiễm
dioxin luôn luôn được coi trọng; tiếp tục theo dõi diễn biến nồng độ dioxin và tình hình
bệnh tật của những người bị phơi nhiễm; bổ sung các nghiên cứu về biến đổi gene, miễn
dịch, hormone để có những biện pháp phù hợp; tổ chức điều trị giải độc không đặc hiệu
cho những người bị phơi nhiễm ở quy mô lớn hơn.

– Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã có quy định về quản lý ô nhiễm dioxin. Cần có những
văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện quy định này
2/ Giải quyết,quản lý các chất độc dioxin tồn tại ở Việt Nam
Từ hơn một nửa thể kỷnay, dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm, bàn luận, nghiên cứu, xử lý vì tính
chất phức tạp và hậu quả nặng nề của nó đối với môi trường và con người ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, dioxin có nguồn gốc từ công nghiệp, từ xử lý rác thải và từ các nguồn khác
đang ngày càng được quan tâm vì việc phát thải dioxin thuộc nhóm này và phơi nhiễm ở
con người đang có xu hướng tăng.
Vì vậy, ở Việt Nam, dioxin đã trở thành một gánh nặng “kép” đối với việc quản lý ô
nhiễm dioxin.
Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình
triển khai thực hiện kế hoạch hành động, tuy nhiên, việc phối hợp, thông tin và thực hiện
chế độ báo cáo giữa các đơn vị, địa phương còn nhiều hạn chế. Vì những lý do khách


quan và chủ quan mà nhiều giải pháp khắc phục hậu quả CĐHH được tỉnh xác định chưa
được tác động, thúc đẩy và thực hiện như:
(1) xây dựng chương trình hợp tác với các tổ chức khoa học trong nước và nước ngoài
nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trong vấn đề tẩy độc, kiểm soát,
giải pháp trong việc phòng, chống, điều trị cho các nạn nhân bị nhiễm CĐHH/đioxin.
(2) Tổ chức điều tra xã hội học, trạng thái tâm lý xã hội của các nạn nhân.
(3) Tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ để xác định các giải pháp chăm sóc sức
khỏe nạn nhân.
(4) Tổ chức điều tra, đánh giá toàn diện tác hại và hậu quả lâu dài của CĐHH/đioxin tại
vùng ô nhiễm tại tỉnh Quảng Trị.
(5) Xây dựng các chương trình quan trắc, phân tích, kiểm soát ô nhiễm, xử lý và phục hồi
môi trường ở vùng bị ô nhiễm CĐHH/đioxin thông qua các chỉ tiêu môi trường rừng, đất,
nước, trầm tích, đa dạng sinh học.
(6) Xây dựng các chương trình phục hồi môi trường và các vùng bị suy thoái do ảnh

hưởng của CĐHH/đioxin.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành địa phương,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các tổ chức quốc tế, tổ chức
chính phủ và phi chính phủ nước ngoài. Các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH cũng
phải được tiến hành một cách hệ thống, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có sự chỉ đạo
thống nhất và phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Sở đề nghị Ban chỉ đạo
33 quan tâm hơn nữa đầu tư vào các hoạt động: thông tin, tuyên truyền; cung cấp các tài
liệu liên quan đến KHHĐ quốc gia; thống nhất thực hiện các Chương trình/Dự án trọng
yếu trong danh mục chương trình/dự án của KHHĐ: Tổ chức điều tra, đánh giá bổ sung
và khoanh vùng ô nhiễm CĐHH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; xây dựng và quy hoạch các
mô hình phục hồi chất lượng môi trường dựa vào cộng đồng tại các khu vực ô nhiễm
CĐHH trọng điểm của tỉnh Quảng Trị; thực hiện thu gom, xử lý và tiêu hủy CĐHH còn
tồn lưu.
3)


Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và các thiết bị hiện đại và đào tạo đội ngũ cán bộ tại
các bệnh viện, Trung tâm y tế quận/huyện nhằm nâng cao công tác phát hiện, can thiệp
sớm dạng tật ở thai nhi;xây dựng Trung tâm Chẩn đoán sớm dị tật thai nhi tại Đà Nẵng;
+ Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sàng lọc khuyết tật
ở trẻ sơ sinh, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trước mang thai, hỗ trợ công tác giám sát và
phòng ngừa ung thư tại cộng đồng
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện học nghề tại các cơ sở
đào tạo nghề để hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam;
+ Đầu tư xây dựng, hỗ trợ các trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy trẻ
khuyết tật hoà nhập cho các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, hỗ trợ học
bổng cho trẻ khuyết tật tiếp tục đến trường...;
+ Hỗ trợ trực tiếp cho NKT thông qua việc hỗ trợ phương tiện làm ăn, sửa chữa
nhà ở, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ công cộng nhằm đảm bảo điều kiện, môi trường
sống, ổn định vươn lên hoà nhập cộng đồng;

+ Hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và
các cơ sở bảo trợ xã hội khác trên địa bàn thành phố
4.
1.Trình bày con đƣờng chuyển hóa chất độc vào cơ thể con ngƣời:
- Chất độc trong không khí vào cơ thể người lao động :Nhiều nhất là qua đường hô hấp. Tiếp
theo qua da và qua đường tiêu hóa (cả miệng và mũi). Một phần qua mắt.

Đường đi và ảnh hưởng của độc chất vào cơ thể
2. Ảnh hưởng độc chất dioxin lên sức khỏe con ngƣời:
Biểu hiện nhiễm độc cấp (khi nhiễm lưọng nhỏ): đau bụng nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, song
các triệu chứng này sẽ qua nhanh chóng, mối nguy hiểm thực sự là để lại hậu quả lâu dài.


Tác hại lâu dài: khi một lượng dioxin đủ lớn 9100pg/kg) vào cơ thể sẽ tác động lên nơtron
thần kinh, tạo một xung tín hiệu bất thường đối với hệ thần kinh trung ương, dẫn đến
chóng mặt, nhức đầu, mệt. Dioxin còn tác động lên hệ tiêu hoá, phá huỷ và làm biến đổi men
tiêu hoá, tác động lên các tế bào có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong thành ruột, làm
cho người nhiễm bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Về lâu dài, dioxin tích tụ trong cơ thể, tồn lưu trong các mô mỡ, các cơ quan nội tạng, các
nguyên tử chất lượng trong phân tử dioxin sẽ tác động lên cấu trúc nhiễm sắc thể và hệ gen
gây đột biến gen, phá huỷ cấu trúc nhiễm sắc thể và cấu trúc di truyền, sinh quái thai và dị tật
bẩm sinh. Ngoài ra tác động vào hệ gen, dioxin còn làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
3. Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật lên sức khỏe con người:
- Định nghĩa thuốc BVTV: là những hợp chất hóa học những phế phẩm sinh học, những chất
có nguồn gốc thực vật,động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự
phá hại của những sinh vật gây hại.
- Tác hại và hóa chất bvtv với con ngườiiệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con
người. tác động đến mô, tế bào của cây trồng, gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân làm giảm năng
suất và chất lượng sản phẩm. việc dung thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc.
- Ảnh hưởng lên con người: trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào

trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông
sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe
- Những biểu hiện cấp tính của việc nhiễm độc thuốc trừ sâu bao gồm: tê dại,cảm giác kim
châm, thiếu khả năng phối hợp hoạt động, đau đầu, chóng mặt, rung mình, cảm giác buồn
nôn, đau bụng, đổ mồ hôi, mờ mắt, khó thở, suy hô hấp hay giảm nhịp đập của tim.
- Những ảnh hưởng mãn tính của việc tiếp xúc thuốc trừ sâu trong một thời gian dài bao gồm:
suy giảm trí nhớ và sự tập trung , mất phương hướng, sự trầm cảm nghiêm trọng, nổi cáu, rối
loạn, đau dầu, khó khăn trong giao tiếp, phản xạ chậm, ác mộng, mộng du, ngủ gà hay mất
ngủ.



×