Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

TỔNG QUAN CÁC TRỞ NGẠI CỦA ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 67 trang )

TỔNG QUAN CÁC TRỞ NGẠI CỦA ĐẤT
GV: TS.Tất Anh Thư
Nhóm thực hiện:
1/ Bùi Văn Động
2/ Nguyễn Tuấn Khanh
3/ Nguyễn Thái Trọng
4/ Võ Thuận Thành
5/ Ngô Trường An
6/ Nguyễn Tấn Đại
7/ Trịnh Minh Đầy
8/ Nguyễn Thành Đủ
9/ Phạm Minh Nhất
10/ Đổng Kim Thoa
11/ Châu Thị Yến Lê
Khoa NN & SHƯD

3118335
HG09035
HG09043
HG09041
3113610
3113622
3113624
3113626
3113659
3113675
3118345


Nội Dung
I.


II.
III.

Tổng quan về các trở ngại đất (Thế Giới,
Việt Nam, ĐBSCL).
Những suy giảm về mặt vật lí, hóa học, sinh
học của đất.
Các yếu tố đưa đến suy thoái đất.


I. Tổng Quan Về Trở Ngại Đất
Thế Giới
 Nhu cầu lương thực gia tăng theo dân số, sự thâm canh
hóa cây trồng tiến hành trong nhiều năm (cuộc cách
mạng xanh). Dẫn đến suy thoái môi trường, đất về mặt
dinh dưỡng và lý hóa học.
 Diện tích đất cho canh tác nông nghiệp thu hẹp do quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Ở Tây Đức trong 30
năm đã có khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp và đất tự
nhiên chuyển sang cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa.


I. Tổng Quan Về Trở Ngại Đất
 Trong 1.5 tỉ ha đất sử dụng nông nghiệp trên thế giới có
khoảng 1/3 diện tích này đã bị suy thoái do sử dụng quá
độ.
 Ở Châu Phi phải đối mặt với tình trạng đất kiệt quệ dinh
dưỡng.
 Chính sách quốc gia về bảo tồn đất và kiểm soát đất đã được

thực hiện ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.


I. Tổng Quan Về Trở Ngại Đất
 Việt Nam
 Việt Nam là nước đang phát triển với tổng diện tích đất
tự nhiên khoảng hơn 33 triệu hecta trong đó đất nông
nghiệp chiếm 21%.
 Đất đai Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới mưa nhiều, nhiệt
độ không khí cao do đó các tiến trình khoáng hóa, rửa
trôi, xói mòn,…xảy ra khá mạnh đặc biệt đất ở vùng đồi
núi và ĐBSCL.
 Tốc độ đô thị hóa tăng, dân số tăng, nhu cầu lương thực
tăng,… tác động đến tài nguyên đất.


I. Tổng Quan Về Trở Ngại Đất
ĐBSCL
 ĐBSCL là vùng đất sản xuất nông-ngư nghiệp quan
trọng của cả nước.
 Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng
qua nhiều thế hệ. Do canh tác đất không hợp lí (sử dụng
phân bón vô cơ mất cân đối, khai thác tầng canh tác
đưa đến tầng đất mặt canh tác mỏng dần, giảm khả
năng sản xuất của đất) cùng với các tiến trình tự nhiên
như rửa trôi, xói mòn,…dẫn đến suy thoái đất.
 ĐBSCL có diện tích đất phèn là chủ yếu. Ngoài ra có đất
xám bạc màu, đất giồng cát, đất cát đồi núi, đất than bùn
và đất mặn.



KẾT LUẬN
 Tóm lại,các trở ngại chính của đất ở VN
chủ yếu là hiện tượng tự nhiên: phèn
hoá,sa mạc hoá,nhiễm mặn và mặn
hoá,xói mòn,…đồng thời do tác động của
con người : ô nhiễm do chất thải,do ô
nhiễm hoá chất và thuốc trừ sâu và do
canh tác quá độ.


II. Những suy giảm về mặt vật lí,
hóa học, sinh học của đất
 Vật lí:
 Do ảnh hưởng thiên nhiên như gió, mưa,… dẫn
đến hiện tượng rửa trôi, trực di, xói mòn làm
giảm chất dinh dưỡng trong đất, thay đổi hình
dạng bề mặt lớp đất, làm mỏng dần canh tác,
đất trở nên bạc màu, nghèo chất mùn, độ xốp,
tính giữ nước, điều hòa nhiệt độ giảm, đất nén
dẻ, mất cấu trúc.


II.

Những suy giảm về mặt vật lí,
hóa học, sinh học của đất

Hóa học:
 Rễ cây tiết ra ion H+ để trao đổi với môi trường làm cho


pH đất giảm dần. Mặt khác rễ cây hô hấp cần nhiều O2 và
thải CO2 vào vùng rễ, góp phần làm giảm pH đất.
Sự phân giải chất hữu cơ trong đất ở điều kiện yếm khí
cũng là nguồn sinh ra các acid hữu cơ làm giảm pH đất.
Khi sử dụng thường xuyên các loại phân chua sinh lý
(phân đạm gốc Anomonium) cũng dẫn đến sự chua hóa.
Sự oxy hóa phèn tiềm tàng sẽ tạo nên trong đất một
lượng lớn H+.


II. Những suy giảm về mặt vật
lí, hóa học, sinh học của đất
 Đất mặn, đất phèn… là những đất chứa nhiều
độc chất chứa muối NaCl, Na2SO4, các muối clo
và sulfat cao, đất có pH cao.
 Khi đất bị nhiễm mặn, ion Na chiếm ưu thế trong
thành phần Cation trao đổi, có ảnh hưởng rất
xấu đến tính chất vật lí của đất.
 Trên đất phèn, pH thấp, hàm lượng Fe, Al hòa
tan cao gây độc cho cây trồng. Sự ngộ độc do
H2S cũng thường thấy trên đất ngập nước
thường xuyên.
 Ô nhiễm các độc chất kim loại như Cd, Ag, Hg,
Pb…và độc chất phóng xạ, dioxin, DDT.


II. Những suy giảm về mặt vật
lí, hóa học, sinh học của đất
 Sinh học:

 Do rễ cây hút chất dinh dưỡng (N, P, K, Ca,
Mg, S) trong đất làm lượng chất dinh dưỡng
trong đất suy giảm.
 Chế độ canh tác không hợp lí (làm đất, tưới
tiêu, bón phân, kiểu canh tác độc canh) đã tạo
điều kiện cho sự nhiễm mặn, làm giảm các
động vật và vi sinh vật có lợi trong đất.


III. SUY THOÁI ĐẤT
 Khái niệm

• Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá
trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng
hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.
• Suy thoái đất thường liên quan đến: Quá trình
xói mòn, rửa trôi đất và làm gia tăng: keo nhôm,
keo sắt, quá trình laterit hóa; Sự xáo trộn cấu
trúc đất làm tăng quá trình phèn hóa, axit hóa,
giảm pH của đất;


III. SUY THOÁI ĐẤT
 Nguyên nhân:
• Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng
qua nhiều thế hệ.
• Tiến trình lý-hóa-sinh học tự nhiên trong đất dẫn đến
những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn hóa, lý tính
kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và làm cho đất có tiềm
năng bạc màu.

• Tập quán, lối sống du canh du cư .
• Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu,...dư thừa quá nhiều .
• Hoạt động công nghiệp: Nước thải, chất thải rắn, chất thải
nguy hại không đem xử lý mà đổ trực tiếp lên mặt đất .


Xói mòn
Ô nhiễm chất hữu
cơ, nông dược

Bạc màu
Các yếu tố đưa đến
suy thoái đất

Sa mạc hóa

Mặn hóa
Phèn hóa


1. SA MẠC HOÁ
Khái niệm
• “Sa mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội
phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực
vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn
và bán ẩm ướt. Quá trình này xảy ra liên tục,
qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc
hủy hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng
của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh

sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn”
(FAO)


1. SA MẠC HOÁ
 Nguyên nhân:
• Tự nhiên: thay đổi khí hậu nóng, khô, gió trong
các thời kì địa chất, thay đổi khí hậu cục bộ theo
mùa: từ ẩm sang khô hạn, nóng. Tiến trình gây
sa mạc hóa cục bộ ven bờ biển.
• Hoạt động của con người:
• Áp lực gia tăng dân số lên nguồn TNTN.
• Thâm canh, tưới tiêu không hợp lí ở những
vùng khô hạn.
• Đốt phá rừng, chăn thả quá mức.


Thung lũng cát tại Minquin, Trung Quốc


Những cánh đồng ở xã Đức Giang, Hà Tỉnh đã biến mất


Ảnh hưởng của sa mạc hoá


1. SA MẠC HOÁ
 Những vùng có nguy cơ sa mạc hóa:
• Trên thế giới: sa mạc hóa tập trung nhiều nhất ở Châu
Phi, Trung Đông và Châu Mỹ La Tinh

• Ở Việt Nam:diện tích đã và đang chịu tác động mạnh bởi
sa mạc hóa khoảng 75.500.000 ha. Quá trình cát bay,
cát chảy xảy ra ở vùng duyên hải nơi có các cồn cát
hứng chịu gió biển, nguy cơ gây ra hoang mạc hóa cục
bộ tại miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Bình
Thuận...)
• Thảm thực vật chủ yếu những thực vật mọng nước như
xương rồng.


1. SA MẠC HOÁ
• Đồi núi đang bị sa mạc hoá
ở Điện Biên.

• Vùng đồi cát ven biển Bình
Thuận có nguy cơ sa mạc
hóa cao do khô hạn.


1. SA MẠC HOÁ
 Biện pháp khắc phục:
• Giảm tối đa nạn phá rừng vùng ven sa mạc, tăng cường
việc trồng rừng và phục hồi rừng các vùng ven sa mạc
để lấn dần diện tích đất rừng cho sa mạc.
• Áp dụng biện pháp che phủ nhằm giảm bay hơi nước và
các biện pháp tránh gây mặn thứ sinh trong tưới tiêu. Sử
dụng đất bị sa mạc hóa để trồng trọt chăn nuôi.
• Khai thác và tăng diện tích đất nông nghiệp trong vùng
khô hạn như dùng biện pháp tưới thấm hay tưới gốc để
trồng nho (Trung Đông, Israel).



Chống sa mạc trên đất dốc bằng
phương pháp trồng đậu xen sắn


Phủ xanh vừa chống hoang mạc hóa vừa giúp
hấp thụ cácbon trong không khí


2. PHÈN HOÁ
 Tình hình phèn hóa
• Trên thế giới có 12,6 triệu ha đất phèn hiện tại hiện diện
ở vùng Châu Á(6,7tr ha), Châu Phi(3.7tr ha)và Mỹ La
Tinh(2.1tr ha).
• Ở ĐBSCL diện tích đất phèn lên tới 1,6 triệu hecta (chiếm
41% tổng diện tích vùng)
• Phần lớn diện tích đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười,
Tứ Giác Long Xuyên, Bắc bán đảo Cà Mau, huyện Tân
Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An.
• Thực vật chỉ thị: ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nước.


×