Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CAU CHUYEN PHAP LUAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.6 MB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH BÌNH

INCLUDEPICTURE " />oh=42b48abfe6bd6b0b62a6d405dd0c3ced&oe=587E3244" \* MERGEFORMATINET

Bài dự thi
CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT
“ SỐNG ĐẸP – SỐNG CÓ ÍCH”
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIỀN GIANG
NĂM HỌC 2016 - 2017

TẬP THỂ LỚP:12A9

Tên tình huống: “Giáo dục nhân cách, đạo đức, pháp luật cho học sinh”


Trường THPT Long Bình nằm ở vùng nông thôn, nơi hoạt động kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp. Chính bởi đặc thù kinh tế làm nông, nên hoàn cảnh của đa số
người dân nơi đây thường khó khăn. Vì lẽ đó, một bộ phận lớn gia đình phải chăm
lo đồng áng, vất vả sớm hôm nên thiếu điều kiện ở bên cạnh, quan tâm và chăm
sóc con cái, thậm chí là hoàn cảnh cha mẹ ly hôn, mồ côi sống với ông bà dẫn đến
sự tha hóa đạo đức nơi các em. Mặt khác, các bậc cha mẹ chỉ chú tâm chăm lo vật
chất mà quên đi nhu cầu về tinh thần, tình cảm gia đình.
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục (GD) nhân cách, đạo
đức học sinh thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp GD tiên
tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”. Để đạt được mục đích GD, ta
cần phải biết đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,… những
năm gần đây, nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân
được nâng lên. Công tác GD đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong
nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của


công tác GD đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên
cạnh những thành tựu của ngành GD và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, chăm
ngoan vẫn nhiều… đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực
hiện mục tiêu của Ngành: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân
tài” cho đất nước. Tuy nhiên còn một số em chưa ngoan, theo thống kê các mặt
như sau:
NĂM HỌC

TỔNG SỐ HS

HS KỶ LUẬT

THCS

THPT

THCS

THPT

2012 – 2013

1024

562

05

05


2013 – 2014

1037

529

37

05

2014- 2015

1054

525

80

07

932

618

37

21

2015 – 2016
(17/8 - 28/11/2015)



Biểu đồ biểu diễn số lượng HS ra HĐKL trường THPT Long Bình giai đoạn
2012 – 28/11/2015

Xếp loại
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015
NĂM HỌC

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

(%)
77,84
85,85
83,38

(%)
21,43
13,16
13,02


(%)
0,72
0,86
2,87

(%)
00
0,07
0,73

TỔNG SỐ HS

THCS

THPT

THCS

THPT

HỘ
NGHÈO

MỒ CÔI

2012 - 2013

1024

562


107

03

67

01

2013 - 2014

1037

529

76

05

56

02

2014 - 2015

1054

525

68


08

43

04

2015 – 2016 (17/8
- 28/11/2015)

932

618

49

13

36

07

HỘ
NGHÈO

MỒ CÔI

Dù diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì mọi hoạt động và giao lưu
trong nhà trường đều góp phần hình thành nhân cách đạo đức của học sinh. Bởi
vậy, hơn ai hết chúng ta là những thầy giáo cô giáo, người đi đầu trong phong trào

“Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Hơn nữa,
chúng ta cần nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy
đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để GD một thế hệ


trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng
gió trong cuộc đời, góp sức mình xây dựng đất nước, giúp cho các em có khả năng
tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại
những biểu hiện lệch lạc về lối sống.
Chính vì thế, ngành GD - ĐT cần phải xây dựng lại chương trình, nội dung
giảng dạy, tích hợp nội dung môn học, nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới GD,
giảm tải chương trình, tạo điều kiện học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa phát
triển năng lực, sở trường riêng. Ba đặc điểm nổi bật của phương pháp GD đạo đức
bao gồm sự linh hoạt trong phương pháp và nội dung giảng dạy của giáo viên, nội
dung phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý theo độ tuổi của học sinh, và GD gắn
liền với thực hành và đời sống qua các hoạt động ngoại khóa. Điều này khiến
chúng ta đặt câu hỏi liệu môn giáo dục công dân giảng dạy có hiệu quả khi thiếu
các hoạt động thực hành, nội dung chương trình quá nặng chưa phù hợp với lứa
tuổi học sinh thay đổi cho phù hợp để áp dụng nâng cao hiệu quả cho việc giảng
dạy bộ môn này.
Chúng ta biết rằng môn GDCD về thực chất là GD con người, GD tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Ngày nay, GDĐĐ cho HS là hiếu với dân, yêu
quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính trực.
Những năm gần đây hiện tượng HS vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhà
trường ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy mà GD toàn diện học sinh từ
khi trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành phải đảm bảo đạt được những yếu tố: đức,
trí, thể, mĩ và văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có quan điểm biện chứng về tài
và đức: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”.
Nếu Ban Giám Hiệu, Ban Quản lí học sinh, mọi thành viên trong nhà trường

và tất cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức Đoàn thể
trong xã hội đều thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích của công tác GD đạo đức
học sinh trong sự nghiệp trồng người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lòng đồng
sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẽ đem lại nhiều thành tích hơn nữa cho
nhà trường, sẽ có nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội cũng bớt đi trẻ em hư hỏng, cuộc


sống sẽ tốt đẹp và lành mạnh hơn, và là điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhà trường đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong
trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” , bằng nhiều hình thức sinh hoạt phong phú,
đa dạng như: báo cáo các chuyên đề sinh hoạt dưới cờ đầu năm (giới tính, giáo dục
pháp luật, an toàn giao thông, ma túy, kỹ năng sống …)
Vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần học tập và rèn
luyện những phẩm chất cần có, là người đi đầu trong phong trào “học để biết, học
để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Hơn nữa, chúng ta cần
nhìn vào tình hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy đang cám dỗ
giới trẻ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để GD một thế hệ trẻ có đạo đức,
có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc
đời.
Tóm lại, để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành
và phát triển đạo đức, nhân cách, pháp luật cho học sinh là trọng trách của nhà
trường, gia đình và xã hội. Thành công của quá trình này tùy thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó trách nhiệm, tài năng, bản lĩnh sư phạm và lương tâm của người thầy
và sự tự ý thức của học sinh là quan trọng nhất. Sau một thời gian thực hiện, tôi
nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu đó là: Nâng cao vai trò giáo viên chủ
nhiệm lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh và tỉ lệ đầu vào ở
trường. Tôi hy vọng rằng Trường THPT Long Bình sẽ khắc phục được tỉ lệ học
sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu ở các năm học tiếp theo.



Sau đây là hình ảnh các hoạt động ngoại khóa của học sinh


Họ tên: Trần thị Lan Đài
Nghề nghiệp: Giáo viên trường THPT Vĩnh Bình
Địa chỉ: Khu 3 – Thị trấn Vĩnh Bình, Huyện Gò Công tây, Tỉnh Tiền Giang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×