Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai du thi cau chuyen phap[ luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.27 KB, 4 trang )

Tấm gương về giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới. Bằng nếp sinh hoạt
đời thường và lối làm việc giản dị, khoa học, Bác Hồ là tấm gương
sáng phản chiếu những điều tốt đẹp, là mẫu mực của sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tế, giữa giáo dục đạo đức với
thực hành đạo đức.
Một trong những vấn đề đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu
gương để toàn dân noi theo là chấp hành pháp luật.
Chuyện kể rằng, một lần trên đường đi, gặp đèn đỏ ở ngã tư, xe chở Bác
phải dừng lại. Một đồng chí bảo vệ định đến bục cảnh sát giao thông yêu
cầu bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Thấy vậy, Bác ngăn lại và nói:
“Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao
thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn
tôn trọng pháp luật, nhất mực tuân theo pháp luật cho dù mình đang
đứng ở cương vị nào. Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, trong việc xây
dựng Nhà nước kiểu mới, tấm gương đạo đức của các bậc lãnh đạo, của
các nhà cầm quyền có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhân dân sẽ noi theo
gương đó mà hành động, ứng xử. Đối với Người, địa vị càng cao, uy tín
càng lớn, thì việc chấp hành và thực hiện pháp luật phải càng nghiêm
chỉnh. Theo Người, pháp luật là sự thể chế hoá đường lối, chủ trương
của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, nên phải được thực hiện thống
nhất trong cả nước, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trong điều
kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống
và làm việc theo pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế
để làm trái pháp luật. Đó là những quan điểm rất tiến bộ của Người mà
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Là vị Chủ tịch nước, Người được hưởng nhiều quyền ưu tiên, nhưng
Người không sử dụng quyền ưu tiên ấy cho mình, để theo đuổi những giá
trị, những hành động cao đẹp. Đối với Người, việc gì nhỏ thì phải nghiêm


túc, việc gì lớn cần phải cẩn trọng. Lời nhắc nhở của Người không chỉ là
một bài học đắt giá cho người lái xe, mà còn là sự thể hiện một tâm hồn
cao thượng, trong sáng, giản dị nhưng cao cả, bình thường nhưng vĩ đại
của Người. Hành động ấy không chỉ là tấm gương cho những người bên
cạnh Bác lúc ấy noi theo, mà còn là tấm gương cho đời đời thế hệ sau
học tập.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc thực hành các giá trị đạo đức đồng
nghĩa với thực hành luật pháp một cách tự giác. Thực hiện luật pháp
không phải theo cách áp đặt, bắt buộc, mà Bác thực hiện theo nhu cầu tự
thân bên trong, thực hiện một cách thành tâm, chân thành. Bác cho rằng
tuân thủ luật pháp như vậy, thì đây cũng là một nét của văn hóa dân chủ,
ý thức được nghĩa vụ của mình, vì pháp luật là đại diện cho ý chí của
nhân dân, mình thực hiện luật pháp tức là mình tôn trọng ý chí của nhân
dân.
Chúng ta biết rằng, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN, tức là trong Nhà nước ấy pháp luật được đặt ở
vị trí tối thượng. Tất cả các cá nhân và tổ chức đều phải thực thi nghiêm
chỉnh mọi quy định của pháp luật, trong đó “mọi công dân được làm
những gì mà pháp luật không cấm”, còn “mọi cán bộ, công chức chỉ được
làm những việc mà pháp luật cho phép”. Tuy nhiên, một thực tế đáng
buồn là, thời gian qua đã có rất nhiều cán bộ, đảng viên lợi dụng chức
quyền để tham nhũng, xâm hại lợi ích của Nhà nước, của công dân… mà
minh chứng rõ ràng nhất chính là những vụ án “điểm”: Vụ “con bạc triệu
đô” Bùi Tiến Dũng, vụ “siêu lừa” Nguyễn Đức Chi, tiêu cực đất đai ở Gò
Vấp, Hóc Môn (TPHCM)… Những hành vi ấy không chỉ trái với quy định
của pháp luật, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Đảng và Nhà
nước, cản trở đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, làm mất
lòng tin trong nhân dân.
Qua câu chuyện kể, chúng ta cũng không thể vô cảm khi nghĩ đến tình
trạng vi phạm Luật giao thông và tình hình tai nạn giao thông ở nước ta.

Mặc dù Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm về an toàn giao thông, song tình
hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến hết sức phức tạp, bình quân mỗi
ngày trên đất nước ta có đến 37 người chết do tai nạn giao thông, hàng
chục người khác bị thương. Tai nạn giao thông đã để lại đau thương cho
biết bao gia đình, để lại hậu quả nặng nề đối với toàn xã hội.
Căn nguyên nào dẫn đến những tình trạng trên? Đó chính là sự tha hoá,
biến chất, không giữ được mình của những cán bộ, đảng viên; là bệnh
chủ nghĩa cá nhân; là sự thiếu hiểu biết pháp luật nhưng lại làm bậy, hiểu
biết rồi nhưng lại làm bừa…
Chính những điều đó đã đặt ra cho chúng ta cần phải có những cơ chế,
biện pháp đồng bộ nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ những hành vi vi phạm
pháp luật, đặc biệt là đối với những cán bộ, đảng viên – những công bộc
của nhân dân:
Một là, Nhà nước phải có những cơ chế để tạo điều kiện cho người dân
hiểu biết và chủ động sử dụng pháp luật để bảo vệ mình, bởi có hiểu biết
được luật thì mới thực hiện đúng luật. Những biện pháp tuyên truyền,
giáo dục pháp luật phải vừa mang tính phổ thông đại chúng, vừa hấp
dẫn, lôi cuốn theo phương châm: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Hai là, phải xây dựng được cơ chế vững chắc về pháp luật. Nói đến cơ
chế thì phải thưởng phạt kịp thời và nghiêm minh. Tôi muốn nhấn mạnh
chữ kịp thời, bởi hiện nay không có sự kịp thời. Có tội rành rành nhưng
vẫn không phạt, có công nhưng mãi chẳng được khen thưởng.
Ba là, cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của đạo đức, pháp luật
và sự kết hợp giữa chúng trong quản lý xã hội.
Trong tình hình hiện nay, nếu chỉ hô hào chung chung về lương tâm, đạo
đức mà không gắn với giáo dục và thực thi pháp luật, thì sẽ không thể
điều chỉnh, kiểm soát được mọi hành vi của con người. Khi có sự kết hợp
thống nhất biện chứng giữa đạo đức và pháp luật thì đạo đức với sự giáo
dục, thuyết phục sẽ tăng sức lan tỏa lâu bền, pháp luật với sức mạnh
cưỡng chế sẽ tạo nên xung lực mới.

Bốn là, bắt đầu ngay một lộ trình xây dựng và thực hiện pháp luật, như:
Chuyên nghiệp hóa hoạt động của cơ quan lập pháp - Quốc hội; trước khi
đưa vào cuộc sống các văn bản luật cần thông qua một cuộc trưng cầu
dân ý để điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết; phải bảo đảm tính
nghiêm minh tuyệt đối trong việc chấp hành pháp luật, bảo đảm được tính
minh bạch, công bằng trong cách xử lý mọi trường hợp…
Năm là, xây dựng lối sống, lao động và học tập theo pháp luật, xây dựng
ý thức tuân thủ pháp luật tuyệt đối - một nền pháp luật thấm đẫm những
giá trị của đạo đức theo tư tưởng và tấm gương mẫu mực: Hồ Chí Minh.
Đối với Bác Hồ, đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn, là khát vọng cho độc
lập, tự do, cho công bằng xã hội, cho hạnh phúc của nhân dân. Tư¬
tưởng của Bác về một nền pháp luật dân chủ, bình đẳng, về vai trò quan
trọng của pháp luật trong đời sống của xã hội, về sự cần thiết của việc
chấp hành nghiêm minh pháp luật… là một trong những giá trị to lớn cần
được kế thừa, phát triển trong sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững
của đất nước. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” không chỉ
là khẩu hiệu mà phải là nguyên tắc xử sự trong đời sống hàng ngày, phải
là phương châm hành động cụ thể của mọi cá nhân và tổ chức trong xã
hội, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×