Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tai lieu thuyet minh dinh than thang tam vung tau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.51 KB, 3 trang )

Rất vui mừng chào đón thầy và các bạn đến thăm khu di tích lịch sử Đình Thần Thắng
Tam. Đình thần Thắng Tam là ngôi đình rất linh thiêng và nổi tiếng nhất ở Thành phố Vũng Tàu,
quần thể di khu tích đình thần Thắng Tam tọa lạc bên đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành
phố Vũng Tàu. Theo truyền ngôn, Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ thời vua Minh
Mạng( 1820-1840) gồm ba di tích : đình thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành và lăng Ông Nam
Hải, nơi đây được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia năm 1991. Hàng năm nơi đây diễn ra rất nhiều lễ hội lớn, đặc sắc thu hút rất nhiều du khách
đến đây hành hương cầu bình an và cầu may mắn. như: lễ hội vía bà, lễ hội nghinh ông….
Kính thưa thầy và các bạn, nơi mà chúng ta đang nhìn thấy chính là cổng tam quan- Lối
đi chính để vào đình. Trên mái cổng là hình “Lưỡng long tranh châu”, phần cổng bao quanh đình
được đính trang trí bốn bức phù điêu Long chầu, Hổ phục, Bát tiên quá hải, Lý ngư hóa long.
Nhìn từ cổng Tam quan ta có thể thấy được đình thần nằm ở trung tâm khu di tích, còn bà miếu
Ngũ hành và lăng Ông Nam Hải ở hai bên đình Thần. Xin mời thầy và các bạn ta qua cổng tam
quan vào tham quan ngôi đình:
Kiến trúc Đình thần thắng tam theo lối nối tiếp. Đó là một nhà lớn gồm bốn ngôi nhà nối
liền nhau: Ngôi Tiền Hiền – Hội Trường – Chánh điện – sân khấu võ ca. Đình thần mà chúng ta
đang xem ban đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá, mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng
tu mới như hiện nay, Trong đình bài trí nhiều đồ lễ, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng
lẫy. Qua cổng Tam quan vào bên trong đình thần đầu tiên ta nhìn thấy là Ngôi Tiền Hiền. Nội
thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ: Trang thờ 13 đạo sắc phong Thần, bàn thờ Thổ công- Thần
Tài, Tiền Hiền và Hậu Hiền, Tiền Vãng và Hậu Vãng ( tức thờ thổ công, tiền hiền và hậu hiền,
dân làng đến trước đến sau). Qua ngôi Tiền Hiền là Hội Trường, Hội trường là nơi sinh hoạt của
Hội viên thuộc hội đình. Tiếp sau phần hội trường là ngôi chánh điện có cấu trúc tương tự ngôi
tiền hiền. Ngôi chánh điện là nơi thờ Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thượng Đẳng Thần-là
các vị thần cai quản lòng sông, của biển. Thành Hoàn Chi Thần được vua Thiệu Trị và Vua Tự
Đức phong 4 đạo sắc phong thần. Theo truyền thuyết Đình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba
người đã có công xây dựng nên ba làng thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và
Ngô Văn Huyền. Chuyện kể rằng: thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa
sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hoá, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Để
bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái ba đội quân đi trên ba chiếc
thuyền. Mỗi đội quân do một viên xuất đội thống lĩnh. Đổ bộ lên bán đảo Vũng tàu, họ đã lập


trại và đặt tên cho doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng. Ba đội quân vừa làm việc
nước – bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống.
Trong vòng mấy năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại chẳng dám sách
nhiễu thương thuyền nữa. Năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm
cho đội quân, cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá. Từ ba vị trí của ba
đội quân dần dần hình thành nên ba làng thắng. Làng thứ nhất gọi là làng Thắng Nhất do Ông cai
đội Phạm Văn Dinh chỉ huy. Làng Thắng Nhì do Ông cai đội Lê Văn Lộc chỉ huy. Làng Thắng
Tam do Ông cai đội Ngô Văn Huyền chỉ huy. Dân các làng Thắng vừa làm ăn sinh sống vừa bảo


vệ an ninh bờ biển. Sau khi ba đội Ông chết, Triều đình ban sắc phong thần cho ba ông. Trong
Đình bài trí bàn thờ Tứ Vị Thượng Đẳng Thần, Thành Hoàn, Thần Nông, Tả Ban, Hữu Ban, Liệt
Vị-Trương Thiên Sư, Ngũ Đức Thánh Phi, La Liệt, Lang Lại Nhị Đại Tướng Quân, Ngũ Thổ
Ngũ Tự, ngoài ra còn có Học Trò Lễ, Miếu Thỉnh Sanh, Miếu Ông Hổ…Khác với nhiều nơi,
thần nông được thờ ngoài trời, ở đình thần thắng tam, thần nông được thờ bên trong. Sân khấu võ
ca là nơi diễn tuồng, hát bội khi đình thần có lễ. Hàng năm Đình Thần Thắng Tam đều có tổ
chức lễ hội cầu an trong 4 ngày, từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Tham quan xong chánh điện đình
thần, em xin mời thầy và các bạn đi tham miếu Bà Ngũ Hành, Miếu Ngũ Hành nằm bên trái khu
Đình Thần Thắng Tam. Qua tên gọi ấy thể hiện được các vị thần được thờ cúng trong miếu.
Tương truyền miếu bà được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đầu nó chỉ là ngôi nhà tranh
vách lá do ngư dân Thắng Tam xây dựng để thờ Ngũ Hành, tức năm yếu tố vật chất: Kim, Mộc,
Thuỷ, Hoả, Thổ. Miếu Bà được kiến trúc theo lối một gian hai chái. Trên mái có hình Lưỡng
Long Tranh Châu. Bên trong có 8 bàn thờ. Bàn giữa chính điện thờ 5 bà Ngũ Hành và hai vị
Thượng Đẳng Thần. Trên có bày tượng 5 Bà và bộ ngũ sự, hai bên có thờ 5 Cô, 5 Cậu, hai vị
Thượng Đẳng thần không có tượng. Tiếp theo bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và
Châu Xương là những bậc trung nghĩa và sẵn sàng cứu hộ những người đi biển khi họ gặp
chuyện không may. Bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và
bàn thờ những người giàu lòng nhân ái, độ lượng trong làng. Hàng năm, Miếu Bà lễ hội vào ba
ngày từ 16 đến 18 tháng 10 âm lịch. Thăm quan xong Miếu ngũ hành, xin mời thấy và các bạn ta
cùng qua thăm lăng cá ông- nơi lưu giữ thời cúng bộ xương cá ông khổng lồ hàng trăm năm tuổi.

Nằm trong khu Đình Thần Thắng Tam phía bên phải.
Lăng Cá Ông được xây dựng cùng thờ kỳ với Miếu Bà, khoảng cuối thế kỷ XIX. Hiện nay trong
lăng thờ bộ xương Cá Ông khổng lồ dài khoảng 18m do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100
năm trước đây. Lăng Cá ông Thắng Tam có tới 3 sắc phong do vua ban tặng. Lăng Cá ông có
kiến trúc theo lối cổ xưa. Bên trong bày ba tủ kính lớn đựng xương tương xứng với nó là ba bàn
thờ. Hai bên tả, hữu có thêm hai bàn thờ của Bà Sáu (Thần Rùa) và tổ nhạc. (Ngư dân Vũng Tàu
quan niệm rằng mỗi khi có Cá ông chết tấp vào bờ, người nào trông thấy đầu tiên thì được xem
như con trưởng của Cá ông. Khi làm lễ an táng, người đó phải chịu tang và thực hiện các nghi lễ
tang ma như là đám cho cha đẻ mình vậy.) Lễ hội Nghinh Ông được diễn ra 3 ngày từ ngày 1618/8 hằng năm.
Khu di tích Đình Thần Thắng Tam, bao gồm cả Miếu Bà và Lăng Cá ông ẩn chứa những giá trị
văn hóa quý báu của cư dân miền biển Vũng Tàu. Những nét đẹp về phong tục tập quán dường
như được “hóa thân” trong từng chi tiết kiến trúc của di tích, của phong cách sinh hoạt tổ chức lễ
hội. Khu di tích Đình Thần Thắng Tam và những lễ hội liên quan của nó đã bảo lưu được những
di sản qúy giá. Đến với Đình thần Thắng Tam ta có thể hiều được văn hóa tín ngưỡng và phong
tục tập quán của ngư dân miền biển. Hiện nay, không kể các ngày lễ hội là những ngày có rất
đông du khách hành hương mà những ngày thường khu Đình Thần Thắng Tam cũng chào đón
rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm viếng. Cảm ơn thầy và các bạn đã đến


thăm Khu di tích Đình Thần Thắng Tam, chúc thầy và các bạn có chuyến thăm quan vui vẻ và
đầy ý nghĩa. Em xin chào.
Chú thích:
Đình thần là nơi thờ phụng Thành Hoàng – người có công khai phá dựng làng, dựng nước tại địa
bàn sở tại
Tiền hiền và hậu hiền – những người tiếp nối đến mở đất dựng làng, dựng nước.
Đình làng còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá và tinh thần của cư dân trong một cộng đồng
được xác định bởi một đơn vị hành chính cơ sở.
Ngói âm dương là loại ngói dùng cho việc xoay chùa, đình các công trình tính ngưỡng.
Sơn son thiếp vàng: (đồ vật) được phủ sơn màu đỏ và được thếp vàng trên hoa văn, chữ viết, v.v.




×