Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CÒN GÌ THÚ VỊ HƠN MỘT TÌNH YÊU ÊM ĐỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.16 KB, 6 trang )

CÒN GÌ THÚ VỊ HƠN MỘT TÌNH YÊU
ÊM ĐỀM?
rubi | September 3, 2016 | Tình Cảm, Giới Tính | No Comments

Mãi kiếm tìm những đam mê tột đỉnh có thể khiến bạn đánh mất tình yêu của mình.

Anh khiến em bùng cháy mỗi khi hôn em. mỗi khi ôm em thật chặt, mỗi buổi
sáng và cả mỗi buổi tối nữa.” – Peggy Lee
Một tình yêu lãng mạn thường đi kèm với những cảm xúc mãnh liệt, nhiều người vẫn nghĩ vậy. Bản
thân tôi lại tin rằng trong xã hội ngày nay, êm đềm là một dạng tình yêu lãng mạn mới.
Cách lãng mạn hình thành

Tình yêu đích thực không phải là một cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội và bùng cháy.
Ngược lại, nó mang dáng hình của sự sâu lắng và bình yên khi hai người ở


cạnh nhau. Nó vượt xa hơn các yếu tố về hình thể bên ngoài, là sự thu hút của
cả hai đối với vẻ đẹp tâm hồn của đối phương. Tình yêu đích thực đó rất bình
dị và tồn tại vĩnh cửu.” – Ellen G. White
Cảm xúc của mỗi người thường được ví như cơn bão lớn hoặc ngọn lửa bập bùng: dữ dội và không
ổn định như để phản ánh những đam mê mãnh liệt và tức thời. Cảm xúc thường nảy sinh khi ta đón
nhận những thay đối lớn trong cuộc sống hay những bước ngoặt trên đường đời (Ben-Ze’ev, 2000).
Những cảm xúc này khiến ta cảm thấy các tình huống đang phải đối mặt quan trọng, từ đó thôi thúc
ta tìm ra hướng giải quyết.
Chính đặc điểm này cũng hé lộ một phần thế nào là tình yêu lãng mạn. Như Betsy Prioleau đã từng
nói “Tình yêu sẽ lắng xuống trong hồ nước yên tĩnh. Nó cần được khuấy động với những thử thách
và chông gai xuất hiện một cách bất ngờ”, vì vậy,“Những gì bạn có là những gì bạn muốn”. Chúng
ta thường nghĩ rằng tình yêu hoàn hảo phải được tạo nên bởi sự hào hứng liên tục, rằng tình yêu
không cần bất kì sự thay đổi gì và không bao giờ bị tổn thương.
Những đặc điểm trên hoàn toàn đúng khi ta đề cập đến một loại cảm xúc cụ thể – những cảm xúc
mạnh mẽ và thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng những thay đổi rồi sẽ


được chúng ta thích nghi và xem nó là bình thường.
Liệu bạn có duy trì được cảm xúc như thế này 365 ngày mỗi năm, trong suốt những năm còn lại của
cuộc đời?
Thế nhưng bên cạnh đó, có những cảm xúc âm ỉ sâu thẳm có thể kéo dài cả một đời người. Những
cảm xúc này sẽ định hình thái độ cũng như hành vi của chúng ta. Một cơn nóng giận có thể tồn tại
trong một khoảng thời gian, thế nhưng nối đau mất mát người ta yêu lại có thể kéo dài mãi mãi, gây
ảnh hưởng đến tâm trạng, cách ta cư xử và cả ý niệm của ta về không gian-thời gian. Tình yêu
chung thủy của một người đàn ông dành cho vợ tuy có thể ít ảnh hưởng đến cảm xúc hàng ngày
của anh ta, nhưng sẽ có ảnh hưởng to lớn đến thái độ và cách đối xử của anh ấy đối với vợ mình và
những người khác.
Không phải cảm xúc bộc phát nào cũng có thể trở thành những cảm xúc âm ỉ sâu thẳm, nhưng tình
yêu lãng mạn có thể. Trong tình huống này, ta phân biệt giữa tình yêu bộc phát mãnh liệt và tình yêu
thật lòng có nền tảng lâu dài. Một tình yêu bộc phát là một trải nghiệm về một khoảnh khắc của tình
yêu, nó thường gắn liền với những đam mê và khao khát về thể xác. Nó tồn tại trong một thời gian
ngắn, nhưng lại không đóng góp gì nhiều cho sự phát triển trong tình yêu của cả hai. Trong khi đó
một tình yêu thật lòng lại thể hiện trong những kỉ niệm đang diễn ra giữa cả hai, bao gồm cả những


phút giây mãnh liệt và những cảm xúc sâu thẳm, những thứ sẽ giúp vun đắp cho tình yêu và mối
quan hệ của cả hai ngày càng phát triển và khăng khít. Những tình yêu như thế được vun đắp bởi
những hành động ý nghĩa, bao gồm những kỉ niệm cả hai cùng nhau trải qua và cùng nhau chia sẻ
cảm xúc của mình. Thời gian là một yếu tố có lợi và góp phần xây dựng cho tình yêu thật lòng thêm
bền vững, trong khi đó nó lại là một yếu tố bất lợi đối với những tình yêu bộc phát.

NHỮNG CẢM XÚC BÌNH YÊN XUẤT PHÁT TỪ TÂM
HỒN
Sự nhiệt tình là niềm hứng thú được thắp lên bởi cảm hứng, động lực và một
chút sáng tạo” – Bo Bennett
Loại năng lượng mà tôi hấp thu chính là sự bình yên” – Julia Roberts
Chúng ta có thể nói rằng sự hứng thú không hẳn là một niềm đam mê thoáng qua, nó có thể là một

phần của một tình yêu thật lòng. Nếu sự hứng thú về một người bao gồm việc muốn tìm hiểu về
người ấy và muốn được ở cạnh cùng chia sẻ mọi thứ với người ấy, thì có lẽ rằng khoảng thời gian
này có thể tăng thêm niềm hứng thú muốn ở cạnh nhau của cả hai. Sự thu hút, sự hứng thú lâu dài,
sâu đậm giữa cả hai có thể xuất phát từ một đam mê, khát khao cháy bỏng của cả hai trong giai
đoạn đầu. Chúng ta có thể phân biệt được những cảm xúc nhất thời, thực dụng, cháy bỏng với
những cảm xúc nhẹ nhàng, bình yên nhưng vô cùng sâu đắm giữa hai người.
Đôi khi cảm giác bình yên có thể gây nên những tác dụng ngược, vì thế tôi muốn nói rõ một chút:
Bình yên là một cảm giác không có sự có mặt của những kích động. Khi từ “bình yên” được sử
dụng trong dự báo thời tiết, nó miêu tả một trạng thái không có bão, gió mạnh hay sóng to. Bình yên
là một trạng thái khi đó không có sự xuất hiện của các yếu tố tiêu cực như kích động, rối loạn, quấy
rối hay đau đớn tột cùng; nó cũng không hẳn nói đến việc bị động hay không có những hành động
tích cực hay những cảm xúc tích cực. Trên thực tế, bình yên là một yếu tố quan trọng trong sự
thăng hoa của chúng ta. Bỡi lẽ những cảm xúc bình yên luôn đi kèm với sức mạnh bên trong, nó vô
cùng mạnh mẽ và bền vững.
Khi nghiên cứu những đặc điểm điển hình của cảm xúc và tâm trạng, hai yếu tố cơ bản luôn hiện
diện khi nói đến cảm giác – yếu tố thức tỉnh và yếu tố dễ chịu – đều có liên quan. Robert Thayer
(1996) đề nghị chia yếu tố thức tỉnh thành 2 loại – một loại trải dài từ tràn đầy năng lượng đến mệt
mỏi và loại còn lại từ căng thẳng đến bình tĩnh. Ngoài ra, chúng ta có bốn tâm trạng cơ bản: bình
tĩnh – tràn đầy năng lượng, bình tĩnh – mệt mỏi, căng thẳng – tràn đầy năng lượng và căng thẳng –
mệt mỏi. Mỗi loại này có thể đi kèm với một trạng thái cụ thể của sự dễ chịu. Ngoài ra, Thayer còn
cho rằng bình tĩnh – tràn đầy năng lượng là trạng thái dễ chịu nhất, và căng thẳng – mệt mỏi là
trạng thái khó chịu nhất. Thayer nêu ra rằng đa phần mọi người không thể phân biệt được giữa bình


tĩnh – tràn đầy năng lượng và căng thẳng – tràn đầy năng lượng vì họ tin rằng mỗi khi họ tràn ngập
năng lượng, thì luôn luôn có một mức độ căng thẳng nào đó trong tình huống mà họ đang đối mặt.
Thayer cũng nói thêm rằng ý tưởng về trạng thái bình tĩnh – tràn đầy năng lượng là một ý tưởng khá
xa lạ đối với nhiều người ở phương Tây, nhưng ngược lại ở một số nền văn hóa. Ông trích dẫn một
câu nói của Shunryu Suzuki – một thiền sư đắc đạo:
Bình yên không có nghĩa là bạn dừng mọi hoạt động của bạn lại. Bình yên đích thực có thể được

tìm thấy trong chính mỗi hoạt động của ta. Rất dễ dàng để ta tìm thấy cái tĩnh lặng, bình yên khi bất
động, nhưng tìm thấy cái tĩnh trong cái động mới là bình yên đích thực.”
Dạng bình yên này có thể tìm thấy ở những hành động xuất phát từ tâm hồn, vốn là những thứ sẽ
giúp một mối quan hệ thêm thăng hoa. Vì những hành động khá thú vị, chúng ta sẽ đề cập đến các
cảm xúc bình yên xuất phát từ tâm hồn.

SỰ TRƯỞNG THÀNH VÀ CẢM XÚC BÌNH YÊN
Tôi chợt nhận ra chúng ta đang hành động như thiếu niên, chúng ta không thể ít nhất cư xử như
những người trưởng thành sao? Tôi cảm thấy như mình đang ở tuổi hai mươi vậy” – Một người phụ
nữ đã kết hôn thốt lên (cả cô và chồng đều đang ở độ tuổi năm mươi).
Sự trưởng thành dường như là một yếu tố làm giảm cảm giác mới lạ và sự hứng thú ở mỗi người;
những người trẻ thường là những người có nhiều cảm xúc hơn những người lón tuổi. Những mối
tình chóng vánh mãnh liệt thường liên quan đến những yếu tố hình thể bóng bấy bên ngoài, trong
khi những tình yêu sâu đậm thường dựa trên nền tảng những yếu tố đồng điệu giữa hai tâm hồn.
Tình yêu chớm nở thường xoay quanh những cảm xúc mãnh liệt, còn tình yêu về sau lại thường
xoay quanh sự bình yên (sự thanh thản, thanh bình khi ở cạnh nhau), thường liên quan đến sự
trưởng thành (Mogilner)
Dựa trên những điểm khác nhau này, ta có thể thấy rằng việc cho rằng “niềm vui giảm dần theo tuổi”
là một điều sai lầm. Ngược lại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi thật ra vui vẻ và
hài lòng hơn với cuộc sống của họ hơn là giới trẻ. Một nguyên nhân có thể giải thích được điều này
có thể là khi chúng ta nhận ra tuổi tác chỉ là những con số, chúng ta thay đổi cách nhìn của mình và
thường tập trung vào những trải nghiệm tốt đẹp đang diễn ra. Trong những trường hợp này, cảm
xúc của chúng ta thường bao gồm cả sự bình yên. Sonja Lyubomirsky, để tổng kết những phát hiện
này, đã nói rằng đối với đa số mọi người, những năm tháng tuyệt vời nhất là nửa sau cuộc đời của
họ. Người ta đã phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hơn đối xử nhẹ nhàng với bạn đời của họ
hơn khi tranh cãi hay khi làm chung và thường hài lòng với hôn nhân của họ hơn. Những cặp đôi
lớn tuổi có ít bất đồng hơn những cặp trẻ tuổi, dù rằng họ có ít mối quan tâm tình dục về nhau hơn.


Tình yêu trong sáng, vốn xuất phát từ tình bạn, dường như là một yếu tố quan trọng trong hôn nhân

của họ. Trên hết, sự thân mật đối với các cặp đôi khi về già thường đồng điệu và thỏa mãn hơn.

SỰ BÌNH YÊN TRONG NHỮNG HÀNH ĐỘNG LÃNG
MẠN
Sự lãng mạn thường bộc phát. Còn tình yêu thường bình yên” – Mason Cooley
Tình yêu thật lòng thường bao gồm những hành động ý nghĩa, vốn phát xuất từ sự thăng hoa của
mỗi người cũng như khi họ đi cùng nhau. Sự thật lòng thường đi kèm với sự phức tạp. Để yêu một
ai đó thật lòng thường bao gồm sự tinh ý để có thể nhận ra những hành động ý nghĩa, đầy yêu
thương và phức tạp của người mình yêu. Một thái độ thiển cận, thực dụng đối với ai đó thường dẫn
đến một tình yêu thực dụng, bỏ qua những đặc điểm, tính cách tiềm ẩn của đối phương. Thật lòng
yêu ai đó có thể chống lại việc sụt giảm sự mãnh liệt dành cho đối phương theo thời gian. Khi yêu ai
đó thật lòng, những hành động lãng mạn đều trở nên bình yên mà vẫn thú vị. Sự bình yên thường đi
kèm với sự thật lòng trong một mối quan hệ; sự hứng thú được thắp lên từ cảm giác mỗi người trở
nên tốt hơn nhờ người kia.
Những ý kiến trên dường như đã giải quyết tình trạng khó xử mà mọi người thường gặp phải khi họ
muốn một mối quan hệ vừa thú vị vừa ổn định. Mọi người muốn tình yêu của mình phải thật thú vị,
họ muốn cảm thấy mình đang sống thực sự và vô cùng hứng thú. Khẩu hiệu của một phòng chat
tên “Kết hôn và tán tỉnh” đó là “Kết hôn, chứ không phải chết” – phòng chat này cho phép thành viên
của nó “cảm thấy đáng sống một lần nữa”. Thế nhưng cảm giác hứng thú giả tạo này không bao
gồm sự nhiệt tình, sự đồng tình hay muốn tìm hiểu về một người khác. Trong tình yêu thật lòng, bạn
có thể đánh mất một số niềm vui thực dụng, nhưng lại có được sự bình yên lâu dài bao gồm việc
hiểu và giao tiếp với đối phương.

BẠN CHỌN KIỂU HỨNG THÚ NÀO?
Tôi phát hiện ra điều kì diệu của tình yêu (mới, hoàn toàn mới) và phát hiện
về sự thanh thản trong tâm hồn là những thứ đang đâm chồi nảy lộc trong
tôi. Tất cả là sự yên tĩnh, bình lặng, không hề căng thẳng và sợ hãi” – Yehuda
Ben-Ze’ev
Trong một xã hội hoạt động không ngừng với nền tảng là tốc độc và hiệu năng, chúng ta tràn ngập
trong những niềm hứng thú giả tạo. Những người chậm rãi và sống thật với chính mình thường bị

xem thường, trong khi những người nhanh nhạy và thực dụng lại được coi trọng hơn. Mạng xã hội
khiến cho mọi người kết nối với nhau nhanh chóng hơn và ít thật lòng hơn, từ đó làm sụt giảm


những tình yêu thật lòng và làm gia tăng sự cô đơn, vốn không phải do thiếu sự kết nối với xã hội,
mà là do sự thiếu vắng của những mối quan hệ xã hội thật lòng và có ý nghĩa.
Xã hội hiện tại đưa ra cho chúng ta khá nhiều những sự hứng thú giả tạo và rất ít những niềm vui
thật sự. Con đường thực dụng hấp dẫn hơn và giúp ta có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Đuổi theo
những xúc cảm bộc phát thường là cốt lõi của vấn đề và không phải là giải pháp. Khi những điều
này xảy ra quá thường xuyên, nó có thể trở nên nhàm chán và đáng thất vọng.
Tôi không hề phủ định những giá trị của những cảm xúc bộc phát và thú vị, thường rất dễ chịu đối
với chúng ta. Tôi cũng không phủ định rằng có mối liên quan giữa niềm vui thực dụng và tình yêu
thật lòng, tuy nhiên, không hề có sự liên quan giữa cảm xúc mãnh liệt và sự vô cảm. Lựa chọn của
chúng ta hoặc là những niềm vui thực dụng, rời rạc và ngắn hạn hoặc là những đam mê thật lòng
khi cùng nhau trải qua nhiều kỷ niệm khác nhau.
Khi chúng ta già đi, và xã hội đưa ra cho ta những trải nghiệm thú vị giả tạo, giá trị của những niềm
vui bình yên sâu thẳm trong tâm hồn tăng lên một cách đáng kể. Để vui hơn mỗi ngày, chúng ta
không cần những trải nghiệm vui vẻ một cách giả tạo. Thay vì đó, ta cần tận hưởng, duy trì và phát
huy những niềm vui bình yên đơn sơ thật lòng. Trong nhiều trường hợp, chúng ta nên xem sự thật
lòng và sự bình yên là sự lãng mạn mới.



×