Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Tài liệu Rầy nâu hại lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.98 KB, 21 trang )

Second level
Third level
Fourth level
Fifth level

BÀI TẬP NHÓM
MÔN:CÔN TRÙNG

ĐỀ TÀI: RẦY NÂU

HẠI LÚA

SVTH: Đinh Thị Thuý Hoa
Võ Hoàng
Lớp:KHCT47A
GVHD: Ts.Nguyễn Thị Thu Thuỷ


BỐ CỤC:

I.Đặt
vấn đề

II.Nội
dung

III.Kết
luận


I.ĐẶT VẤN ĐỀ:


• Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới.
Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính,
25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày.
Như vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế
giới (Giáo trình cây lương thực).
• Cây lúa bị rất nhiều loài sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục
thân, rầy nâu, chuột , trong đó rầy nâu là một trong những đối tượng gây
hại nguy hiểm nhất vì ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp, rầy nâu còn
là môi giới truyền bệnh virus cho lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá…


Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong những năm 1999 - 2003, diện tích lúa bị hại
do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra trong cả nước là 408.908,4 ha trong đó miền Bắc là
213.208,8 ha, miền Nam là 195.699 ha. Năm 2006 tại các tỉnh thành phía Nam, tổng
diện tích nhiễm rầy nâu toàn vụ là 200.039 ha chiếm 12,8% diện tích gieo trồng. Như
vậy, diện tích lúa bị hại và hại nặng do rầy nâu gây ra xếp hàng thứ ba trong chín loài
dịch hại lúa chủ yếu.
đây đa số các giống đang gieo trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta.
Để khắc phục tình trạng trên việc đi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại thân và tìm ra
biện pháp phòng chống chúng hợp lý, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ thực vật
đạt hiệu quả cao, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu
giống cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực
vật và lượng thuốc độc trên đơn vị diện tích là việc cần thiết.


Lúa bị rầy nâu hại


II NỘI DUNG



RẦY NÂU (MUỘI NÂU)
Nilaparvata lugens Stal
Họ muội nâu: Delphacidae
Bộ cánh diều: Homoptera


1. Phân bố
• - Rầy nâu là một trong những loài sâu hại lúa quan
trọng ở các vùng trồng lúa nhiệt đới : Việt Nam, Thái
lan, Philipin…Ở nước ta thì rầy nâu hại nặng khắp cả
nước, đặc biệt là các tỉnh ở phía Nam. Hằng năm có
hàng ngàn ha lúa bị cháy rầy.


2. Ký chủ
• Ngoài hại lúa thì rầy nâu còn hại trên ngô, kê,
cỏ gấu, lồng vực..

Ruộng lúa bị cháy rầy


3. Triệu chứng gây bệnh
• Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích
vào thân cây lúa để hút dịch cây.
• Bị hại nhẹ, các lá dưới có thể bị héo, bị hại nặng
gây hiện tượng ‘cháy rầy’, cả ruộng bị khô héo.
Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ
một vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện
thuận lợi ‘cháy rầy’ lan tỏa rất nhanh ra một đến

vài ha hoặc cả khu đồng trong 1 - 2 tuần.


4. Đặc điểm hình thái:
• - Rầy trưởng thành có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2
dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn.
- Trứng: Hình bầu dục hơi cong giống hình quả chuối, cuối quả trứng
hơi thon, nắp quả trứng tựa hình thang, trứng mới đẻ có màu trắng
sữa, sau biến thành màu vàng xám, trước khi nở 3 - 5 ngày phía đầu
có điểm mắt màu nâu đỏ.
- Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có
màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm. Rầy non
có 5 tuổi.


Hình thái các giai đoạn phát triển của rầy nâu
hại lúa


Vòng đời của rầy nâu



5. Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh
gây hại
• Rầy non có 5 tuổi, ít di động th­ờng tập trung hút dịch ở phần d­ới khóm lúa. Rầy
tr­ởng thành th­ờng tập trung thành đám ở trên thân cây lúa để hút nhựa. Ban
ngày rầy tập trung ở d­ới gốc lúa, chiều tối bò lên phía trên thân để gây hại. Khi lúa
chín (thân khô) rầy tập trung lên phía trên và hoạt động cả ban ngày. Rầy tr­ởng
thành (cánh dài) có xu tính với ánh sáng mạnh. Nhiệt độ 20­30ᵒC, ẩm độ 80­85% là

điều kiện thích hợp cho rầy sinh tr­ởng, phát triển. Tỷ lệ rầy cái, đực, cánh ngắn,
cánh dài biến động phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn. Rầy thư­ờng sinh tr­
ởng, phát triển mạnh ở các ruộng lúa trũng, đất tốt


5. Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh
gây hại
• Hàng năm rầy phát sinh 7­8 lứa trong đó có 4 lứa quan
trọng là:
• Lứa 2 và 3: Gây hại mạnh vào tháng 4 và 5
• Lứa 5 và 6: Gây hại mạnh vào tháng 7 và 9


6.Biện pháp phòng trừ:
• Áp dụng chương trình IPM một cách triệt để là biện
pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy
nâu một cách lâu bền, các biện pháp cụ thể bao gồm:
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy
- Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK.
Có thể thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy
- Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch của rầy phát
triển


6.Biện pháp phòng trừ:
- Trên ruộng lúa có nước, có thể sử dụng biện pháp rắc cát có
tẩm dầu kèm theo khua động làm cho rầy “giả chết” rơi xuống
nước, khi bò lên dầu vít lỗ thở của chúng làm cho chúng bị chết
- Khi rầy vượt qua ngưỡng phòng trừ có thể sử dụng các loại

thuốc có tác động chọn lọc và áp dụng chiến lược thay
thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng gồm: Chersieu 50WG, Apta
30WP, Babsax 600EC, Penalty gold 50EC, Victory 585EC,
Dragon 585EC, Chatot 600WG, Oshin 20WP, Actadan 750WP,
Actara 25WG,...


Một số thuốc trị rầy nâu trên thị trường
hiện nay


III KẾT LUẬN:
• Rầy nâu là một trong những mối nguy hại lớn, gây
bệnh trên diện rộng cho lúa,làm mất năng suất và
chất lượng sản.
• Tìm hiểu về rầy nâu là điều vô cùng quan trọng và
cần thiết.
• Cần kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ,theo từng
cấp độ bệnh để góp phần phòng trừ bệnh nhanh
chóng, kịp thời góp phần tăng năng suất, chất lượng
cây trồng.


Cảm ơn cô và các bạn đã
chú ý lắng nge



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×